Giải pháp rèn kỹ năng tập viết cho học sinh lớp 1 trường tiểu học và THCS Lập Chiệng huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình
Chương I
TỔNG QUAN
Chữ viết cũng là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Do vậy ở cấp Tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp 1 nói riêng việc dạy cho học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu cấp thiết hàng đầu.
Như chúng ta đã biết kĩ năng viết là một trong bốn kĩ năng (nghe, đọc, nói, viết) rất quan trọng của bậc Tiểu học. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 thì việc rèn kĩ năng tập viết cho học sinh là vô cùng quan trọng nó là nền móng cho chữ viết của học sinh ở những lớp trên.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIM BÔI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS LẬP CHIỆNG GIẢI PHÁP RÈN KỸ NĂNG TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS LẬP CHIỆNG HUYỆN KIM BÔI TỈNH HÒA BÌNH Tác giả: Bùi Thị Huế Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và THCS Lập Chiệng Kim Bôi, năm học: 2016 - 2017 Chương I TỔNG QUAN Chữ viết cũng là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Do vậy ở cấp Tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp 1 nói riêng việc dạy cho học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu cấp thiết hàng đầu. Như chúng ta đã biết kĩ năng viết là một trong bốn kĩ năng (nghe, đọc, nói, viết) rất quan trọng của bậc Tiểu học. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 thì việc rèn kĩ năng tập viết cho học sinh là vô cùng quan trọng nó là nền móng cho chữ viết của học sinh ở những lớp trên. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người . Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình ” . Mặt khác như ông cha ta đã dạy “ Nét chữ, nết người ”. Vì vậy chữ viết là yếu tố hàng đầu không thể thiếu được của người học sinh. Và để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thì một vấn đề rất quan trọng đó là xây dựng nề nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho học sinh nhất là học sinh lớp 1. Với những lí do trên, nên tôi đã chọn đề tài "Rèn kỹ năng Tập viết cho học sinh lớp 1" để muốn trao đổi một vài giải pháp, mong được lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp giúp bản thân tôi có phương pháp dạy học sinh lớp 1 rèn chữ viết tốt hơn . Năm học 2011 – 2012 tôi được nhà trường phân công dạy 1. Mỗi lần đến giờ tập viết tôi rất lo lắng vì nhiều học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp, cầm bút còn ngượng, tư thế ngồi viết chưa đúng, cá biệt còn một vài em không biết viết và đây lại là năm học đầu tiên tôi được phân công dạy lớp 1 nên có ít kinh nghiệm rèn chữ cho học sinh lớp 1. Đứng trước thực trạng như vậy, tôi đã nghiên cứu, tham khảo tài liệu, ghi chép những kinh nghiệm theo từng tiết dạy, trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp trong tổ, trong nhà trường. Tìm hiểu hứng thú của học sinh qua tiết Tập viết để có kinh nghiệm dạy Tập viết cho học sinh lớp 1 thật tốt. Năm học 2012 – 2013 tôi đã mạnh dạn đưa giải pháp " Rèn kỹ năng tập viết cho học sinh lớp 1" tại lớp 1A. Trường Tiểu học Lập Chiệng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. Tổng số học sinh: 16 em; 11 nữ, 05 nam. Dân tộc: 16 em. Năm học 2014 - 2015 tôi tiếp tục bổ sung những giải pháp thiết thực trong thực tế giảng dạy khi rèn chữ viết cho học sinh tại lớp 1 tại lớp1A Trường Tiểu học và THCS Lập Chiệng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. Tổng số học sinh:18 em; 08 nữ, 10 nam. Dân tộc: 18 em. Năm học 2015- 2016 tôi tiếp tục bổ sung thêm những giải pháp thiết thực trong nhiều năm giảng dạy khi rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 tại lớp1A Trường Tiểu học và THCS Lập Chiệng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. Tổng số học sinh:21 em; 05 nữ, 11 nam. Dân tộc: 20 em. Năm học 2016- 2017 tôi tiếp tục bổ sung thêm những giải pháp thiết thực trong nhiều năm giảng dạy khi rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 tại lớp1A Trường Tiểu học và THCS Lập Chiệng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. Tổng số học sinh: 19 em; 10 nữ, 09 nam. Dân tộc: 18 em. Chất lượng chữ viết đầu năm học: 2016 - 2017 Tổng số HS Viết đúng, đẹp Biết viết Chưa biết viêt 19 0 9 10 % 0% 44,5% 55,5% Chương II MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Nêu vấn đề của giải pháp. Nghiên cứu đúc rút ra những kinh nghiệm để dạy tốt kĩ năng viết cho học sinh lớp 1. Rèn chữ viết đúng và đẹp, bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1. Giáo dục ý thức học tập tốt, yêu thích môn học, giáo dục tính tỉ mỉ, cẩn thận trong viết chữ cũng như trong làm việc cho học sinh lớp 1. 2. Giải pháp thực hiện. Tôi nhận thấy rằng để giúp học sinh lớp 1 tập viết đúng, viết đẹp thì phải tuân theo một số biện pháp cụ thể như sau: Để nắm chính xác về khả năng viết của học sinh ngay từ khi bước vào đầu năm học, dựa trên hiểu biết của các em trong thời gian học tôi thấy những học sinh đọc tốt thì thường viết tốt. Bên cạnh đó những học sinh đọc ê - a, không thuộc mặt chữ thì viết yếu và xấu không đúng nét chữ, thậm chí không biết viết. Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bản thân các em. Tay cầm bút yếu, mồ hôi tay ra nhiều khi viết dẫn đến cầm bút trơn khó viết, hoặc cầm bút quá chặt vì sợ rơi bút, Ngay từ đầu năm học nhận lớp, tôi đã cho học sinh viết một bài chữ viết để phân loại chữ viết phát hiện ra những yêu điểm, nhược điểm về chữ viết của từng học sinh và ghi vào sổ tay chủ nhiệm. Xếp chỗ ngồi cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong giai đoạn học và tập viết âm giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thực hiện đúng quy định khi viết chữ như: - Tư thế ngồi viết: Tư thế lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25- 30cm nên cầm bút bằng tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch; hai chân để song song, thoải mái. - Cách cầm bút: Học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay ( ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa ) với độ chắc vừa phải ( không cầm bút chặt quá hay lỏng quá ); khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải; cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại, thoải mái. - Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn tạo thành một góc vuông 90 độ. Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn phải đúng mẫu và đẹp. - Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết; viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặc viết chòi ra mép vở không có dòng kẻ li; khi viết sai chữ không được tẩy xóa mà cần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại. Đối với học sinh lớp 1 thì những việc làm trên đòi hỏi phải tỉ mỉ, kiên trì và nhắc nhở thường xuyên. Phần dạy học sinh viết các nét cơ bản là phần rất quan trọng để học sinh viết thành thạo các chữ cái. Do đó giáo viên cần hướng dẫn kĩ để học sinh xác định được vị trí của các dòng kẻ; mỗi đơn vị dòng kẻ trong vở gồm có 5 dòng kẻ ngang ( dòng kẻ thứ nhất đậm hơn , 4 dòng kẻ sau được in nhạt hơn ). Ta ký hiệu các đường kẻ trên là đường kẻ số 1, các đường kẻ khác là 2, 3, 4, 5 kể từ dưới lên trên. Xác định rõ dòng kẻ dọc và các ô vuông trong khung chữ. Cần phải hướng dẫn kĩ hơn ở các kĩ năng: - Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét chữ trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên dòng kẻ ngang, hoặc không nằm trên dòng kẻ ngang. - Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên dòng kẻ ngang. - Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau. - Kỹ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết nối giữa các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết ( đầu ngòi bút, phấn ) không chạm vào mặt phẳng viết ( giấy, bảng ). - Kĩ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết ( đầu ngòi bút, phấn ) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. Ví dụ khi viết chữ p phải viết nét thẳng của chữ, sau đó không nhấc bút để viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc hai đầu. Sau khi đã hướng dẫn kĩ các thao tác trên giáo viên cần phải hình thành cho học sinh nắm chắc tên gọi và cách viết 13 nét cơ bản. Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu và đẹp không chỉ viết mẫu trong vở mà ở tất cả các tiết học ghi trên bảng. Không nên để phụ huynh viết mẫu cho con em mình viết theo, vì nhiều phụ huynh viết không đúng mẫu chữ quy định. Tổ chức phong trào thi giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong lớp hàng tháng, trong tổ hàng tuần. Luôn lưu ý học sinh khi viết phải giở cả cuốn vở, không gập đôi. Kê lên vở một tờ giấy để tránh dây bẩn ra vở, rửa tay sạch trước giờ vào lớp. Đối với những em mồ hôi tay ra nhiều phải có một chiếc khăn tay khô và sạch để lau tay thường xuyên khi viết. Trong lớp dành riêng một góc học tập để trưng bày bài viết đẹp của các em đạt giải hàng tháng để các em khác học tập và noi theo. 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng giải pháp. Sau một năm học, bằng cách kiên trì thực hiện theo các phương pháp trên, qua kiểm tra cho thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt về chữ viết. Chất lượng chữ viết cuối năm học: 2016 - 2017 Tổng số HS Viết đúng, đẹp Biết viêt Chưa biết viêt 19 10 19 0 % 55,5% 100% 0% Khi dạy học sinh lớp 1 tập viết, giáo viên phải hết sức kiên trì và tỉ mỉ. Phải dành nhiều thời gian và công sức cùng lòng nhiệt tình khi dạy các em luyện viết. Khi dạy tập viết, chữ của giáo viên phải đạt đến trình độ chuẩn cho học sinh noi theo. Thực hiện giải pháp này để rèn chữ viết cho học sinh khối lớp 1 trong trường và học sinh các khối lớp trên của trường Tiểu học và THCS Lập Chiệng. Chương III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Rèn tập viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 là một công việc rất công phu và tỉ mỉ nhưng cũng là một niềm vui, niềm say mê của người giáo viên nhằm giúp cho học sinh có khả năng viết đúng, viết đẹp. 2. Đề xuất, kiến nghị. Để phong trào rèn chữ giữ vở đạt kết quả tốt trước tiên Ban rèn chữ của nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, rõ ràng hơn. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, sát sao hơn. Đầu năm học tuyên truyền về lợi ích của việc rèn chữ, giữ vở cho phụ huynh và học sinh. Cho phụ huynh và học sinh đăng kí rèn chữ giữ vở. Trên đây là một số giải pháp và việc làm của tôi trong quá trình rèn cho học sinh lớp 1 viết đúng tiến tới viết đẹp, nhằm tạo tiền đề cho các em viết đẹp hơn ở các lớp trên. Rất mong được các đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm để quá trình dạy Tập viết cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Lập Chiệng, ngày 03 tháng 5 năm 2017 Người thực hiện Bùi Thị Huế ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÁC CẤP
File đính kèm:
- SKKN- HUE- 2017.doc