Giải pháp áp dụng phần mềm Netop School quản lý lớp học trong phòng máy, để giảng dạy môn Tin học lớp 4/1 ở trường tiểu học Trần Quốc Toản, xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải năm học 2017 - 2018
1. Tên sáng kiến: “Giải pháp áp dụng phần mềm Netop School quản lý lớp học trong phòng máy, để giảng dạy môn Tin học lớp 4/1 ở trường tiểu học Trần Quốc Toản, xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải năm học 2017-2018”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học
3. Mô tả bản chất của sáng kiến: “Giải pháp áp dụng phần mềm Netop School quản lý lớp học trong phòng máy, để giảng dạy môn Tin học lớp 4/1 ở trường tiểu học Trần Quốc Toản, xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải năm học 2017-2018”.
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:
Khi chưa áp dụng vào phần mềm Netop School để giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho học sinh, gặp rất nhiều khó khăn, do giáo viên giảng bài bằng thao tác sử dụng lời nói và học sinh quan sát qua máy chiếu, khi đó một số học sinh thì chú ý giảng, cũng có học sinh không quan tâm, đến lúc vào thực hành một số học quan tâm thì thao tác tốt còn học sinh không chú ý không làm được. Môn tin học chủ yếu là thực hành nhiều, lý thuyết thì ít.
Nội dung về sự cần thiết phải đổi mới và ý thức đổi mới của môn tin học cần phải trao dồi, kiến thức, năng lực của giáo viên về phương pháp dạy học. Chương trình, nội dung giảng dạy, khối lượng kiến thức truyền đạt còn nặng so với thời gian dạy học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Giải pháp áp dụng phần mềm Netop School quản lý lớp học trong phòng máy, để giảng dạy môn Tin học lớp 4/1 ở trường tiểu học Trần Quốc Toản, xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải năm học 2017-2018”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: “Giải pháp áp dụng phần mềm Netop School quản lý lớp học trong phòng máy, để giảng dạy môn Tin học lớp 4/1 ở trường tiểu học Trần Quốc Toản, xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải năm học 2017-2018”. 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới: Khi chưa áp dụng vào phần mềm Netop School để giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho học sinh, gặp rất nhiều khó khăn, do giáo viên giảng bài bằng thao tác sử dụng lời nói và học sinh quan sát qua máy chiếu, khi đó một số học sinh thì chú ý giảng, cũng có học sinh không quan tâm, đến lúc vào thực hành một số học quan tâm thì thao tác tốt còn học sinh không chú ý không làm được. Môn tin học chủ yếu là thực hành nhiều, lý thuyết thì ít. Nội dung về sự cần thiết phải đổi mới và ý thức đổi mới của môn tin học cần phải trao dồi, kiến thức, năng lực của giáo viên về phương pháp dạy học. Chương trình, nội dung giảng dạy, khối lượng kiến thức truyền đạt còn nặng so với thời gian dạy học Ưu điểm: Từ thực trạng về việc giảng môn tin học ở trường nhiều năm qua; Từ tháng 01 năm 2017 được sự quan tâm của phòng giáo dục trang bị thêm 25 bộ máy tính đầy đủ số lượng học sinh thực hành trên máy. Bản thân trăn trở làm cách nào để quản lý tất cả các máy của học sinh thực hành mà không cần đi đến từng học sinh để quan sát; từ đó qua tham khảo ý kiến một số đồng nghiệp có giảng dạy bộ môn tin học và một số đơn vị mà bản thân quen biết. Nhược điểm của giải pháp cũ: Khi chưa áp dụng vào phần mềm việc giáo viên làm mẫu tại vị trí máy tính giáo viên thì học sinh có thể không quan sát được chi tiết và đầy đủ. Khi giảng dạy thì giảng bằng phấn trắng, bảng đen mà không thể thực hiện 1 thao tác mẫu trên máy tính cho tất cả học sinh cùng xem được. Còn giáo viên tới từng máy thao tác mẫu thì tốn nhiều thời gian. Mặt khác việc giảng dạy môn tin học ở phòng máy có nhiều hoạt động mà máy chiếu không thể đáp ứng được, như không thể quan sát được học sinh đang thao tác gì. Vì thế tôi đã nghiên cứu, tìm tòi làm thế nào để đáp ứng được những vấn đề trên khi giảng dạy tin học ở phòng máy và tôi đã tìm ra giải pháp giải quyết tốt nhất vấn đề đó là sử dụng phần mềm Netop School để hỗ trợ cho việc giảng dạy. Việc quản lí theo dõi sự hoạt động của từng máy học sinh không chặt chẽ. Học sinh có thể không thực hiện đúng những yêu cầu mà giáo viên không kiểm soát hết được (ví dụ: Cuối giờ học sinh không tắt máy hoặc tắt máy không đúng theo quy định...). 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích của giải pháp: “Giải pháp áp dụng phần mềm Netop School quản lý lớp học trong phòng máy, để giảng dạy môn Tin học lớp 4/1 ở trường tiểu học Trần Quốc Toản, xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải năm học 2017-2018”. Nội dung giải pháp: Hiện nay cách dạy học mới là làm sao phát huy được tính tích cực của học sinh, ứng dụng kiến thức đã học vào thực hành. Để phát huy điều đó, người thầy cần phải mạnh dạn cải tiến phương pháp và giúp học sinh hiểu được vấn đề tốt hơn, áp dụng biện pháp giảng dạy có hiệu quả hơn. Vì thế trong kiến thức bộ môn tin học, giáo viên cần hướng dẫn kĩ về lý thuyết và thao tác trực quan cho học sinh thấy để các em hiểu và sâu sắc hơn, sau đó các em có thể thực hiện lại tốt hơn. Đã tạo ra một môi trường giảng dạy mang tính tương tác cao, khắc phục tình trạng “thầy đọc, trò chép”, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Phần mềm Netop school được phát triển bởi công ty Danware của Đan mạch chuyên về các phần mềm điều kiển từ xa thông qua máy tính. Netopschool là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy của học sinh và giáo viên. Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn. Giải pháp 1: Trình diễn bài giảng. Tính năng đặc biệt của Netopschool Teacher cho phép học sinh quan sát những gì giáo viên thực hiện trên máy. Các thao tác trên máy giáo viên sẽ được hiển thị trên các màn hình của máy học sinh. Chọn vào biểu tượng Details trên thanh công cụ bên trái màn hình à rê chuột chọn tất cả các máy của học sinh và nhấn vào biểu tượng Demonstrate. Để ngưng trình diễn thông tin từ máy giáo viên, nhấn vào nút lệnh End Session trên thanh điều khiển của Netop School Teacher. Giải pháp 2: Giám sát màn hình máy học sinh. Tính năng này giúp giáo viên có thể theo dõi các hoạt động học tập của học sinh từ máy giáo viên mà không cần đi giám sát từng máy. Để xem tổng quát tất cả các màn hình của các máy đang hoạt động, chọn Thumbnails trên thanh công cụ bên trái màn hình. Giải pháp 3: Điều khiển máy học sinh. Giáo viên sử dụng tính năng này để kịp thời giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn hoặc can thiệp vào máy của học sinh mà không cần đi đến tận nơi. Giáo viên có thể nhấp đúp chuột vào máy cần điều khiển cả ở hai chế độ Details và Thumbnails. Để kết thúc điều khiển máy học sinh, giáo viên nhấn nút End Session trên thanh điều khiển của Netop School Teacher. Giải pháp 4: Khóa máy con khi cần thiết. Giáo viên có thể nhanh chóng vô hiệu hóa mọi kết nối chỉ trong tích tắc máy tính của học sinh, khi học sinh làm việc riêng trong giờ thực hành tính năng này giúp ổn định lớp có thể khóa một số hoặc tất cả các máy như sau: Chọn máy cần khóa, nếu khóa tất cả thì không cần chọn máy nào thì nhấp vào nút lệnh Lock để khóa. Để mở khóa ta làm tương tự: Chọn máy cần mở, nếu mở tất cả thì không cần chọn máy nào thì nhấp vào nút lệnh UnLock để mở khóa. Giáo viên có thể tắt tất cả màn hình của học sinh với chức năng Blank All. Giải pháp 5: Khóa mạng Internet của máy con khi cần thiết. Quản lý việc truy cập Internet - Manage Student Internet Access Để tránh việc truy cập internet của học sinh trong giờ học giáo viên có thể khóa toàn bộ địa chỉ website chỉ định bằng cách nhấn vào nút lệnh Web Access trên thanh công cụ. Khi cần thông tin được truy cập từ internet hoặc các thông tin liên quan đến giảng dạy và học tập, giáo viên có thể mở mạng internet để tiện cho quá trình giảng dạy. Bằng cách nháy nút lệnh Co- Browse trên thanh công cụ. Giải pháp 6: Trò chuyện với máy con thông qua tin nhắn. Việc trao đổi giữa học sinh và giáo viên cũng rất thuận tiện. Giáo viên có thể sử dụng tính năng Message để truyền thông tin xuống máy học sinh, hoặc giáo viên và học sinh có thể dùng tính năng Chat hoặc Audio để đàm thoại trực tiếp với nhau. Chọn nút lệnh Communicate. Cách thực hiện: Chọn máy cần đàm thoại chọn Chat, Send a message hoặc Announce. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Khả năng áp dụng cho học sinh lớp 4/1 của trường năm học 2017-2018, đồng thời bước sang năm học mới sẽ áp dụng cho toàn trường sử dụng phần mềm này để giảng dạy và đưa vào những buổi tập huấn chuyên môn của nhà trường mà không cần máy chiếu; Có thể dễ dàng áp dụng hình thức giảng dạy bằng giáo án điện tử và còn khả năng áp dụng cho tất cả các môn học khác giảng dạy theo hình thức trên. 3.4. Hiệu quả, áp dụng giải pháp: Sau khi lựa chọn phần mềm Netop School vào trong giảng dạy và thực nghiệm. Quá trình thực nghiệm được tiến hành vào lớp, mỗi tuần 2 tiết và được áp dụng cho lớp 4/1 của trường năm học 2017-2018. Giúp giáo viên thực hiện tất cả mọi hoạt động chính trong quá trình lên lớp. Chất lượng giờ học được nâng cao rất nhiều, ý thức của học sinh tốt hơn vì tất cả học sinh làm giáo viên có thể nhìn thấy trên máy của giáo viên; Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng cho thấy đây là phần mềm ứng dụng trong giảng dạy đem lại kết quả rất cao, đáp ứng rất tốt các nhu cầu của giáo viên trong giảng dạy đặc biệt là đối với môn tin học. Đây là hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy có ý nghĩa hết sức to lớn trong điều kiện của trường có điều kiện trang bị máy chiếu cho phòng tin học. Đối với những phòng máy đã có máy chiếu thì giáo viên có thể sử dụng kết hợp với phần mềmNetop Schoolsẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Ngoài các chức năng đã trình bày thì phần mềm còn nhiều chức năng khác như: Trao đổi hai chiều giữa giáo viên và học sinh thông qua chức năng Chat hoặc gửi thư bằng hiệu lệnh Message. Cho học sinh thực hiện trắc nghiệm trực tuyến thông qua phần mềm này. Quay phim màn hình. Trình diễn video hoặc Audio trên máy học sinh.Tạo ra một phòng Lab với đầy đủ các tính năng chuyên nghiệp. Như một số tính năng khác là thời gian tổ chức lớp học: Chức năng này thông báo cho giáo viên biết thời gian tổ chức lớp học, vì vậy sẽ giúp ích cho việc quản lí thời gian giảng dạy của giáo viên bằng cách; nhấp đúp chuột lên biểu tượng trên Desktop để khởi động chương trình nhấp nút Start xuất hiện hộp thoại. Chọn thời gian kết thúc lớp học What time dose this Lesson finish Ok Kết quả so sánh trước và sau khi áp dụng sáng kiến: Chất lượng học kỳ I và cuối năm của lớp 4/1 năm học 2017-2018. Chất lượng Lớp Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Tỷ lệ Hoàn thành Tỷ lệ Chưa hoàn thành Tỷ lệ Học kì 1 4/1 26 11 42,31% 6 23,1% 7 26,9% Học kì 2 4/1 26 20 76,9% 6 23,1% Đồng thời, cách làm này còn giúp chúng tôi đỡ vất vả hơn trong việc quản lý và hướng dẫn học sinh học tập, tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh, giúp các em mạnh dạn phát huy hết khả năng của mình. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: không Lại Sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2018 Người mô tả Ngô Hoàng Linh
File đính kèm:
- Mo ta sang kien kinh nghiem Ung dung phan mem Netop School_12372850.doc