Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp hướng dẫn học sinh Lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài:

 1.1. Cơ sở lí luận:

 Môn Toán có vị trí rất quan trọng. Nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện chính xác. Việc dạy và giải các bài toán về tỉ số phần trăm ở Tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua dạy giải toán về tỉ số phần trăm giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn kỹ năng giải toán từ đó nâng cao chất lượng dạy toán Tiểu học. Cũng thông qua giải toán nâng cao có tác dụng thúc đẩy tư duy logic, rèn luyện khả năng sáng tạo toán học của học sinh.

 1.2. Cơ sở thực tiễn

 Muốn nâng cao chất lượng dạy học Toán cho học sinh thì trước hết phải xây dựng nội dung hợp lí, khoa học và có phương pháp giải phù hợp, phát triển khả năng tư duy sáng tạo và chủ động của học sinh.

 Qua thực tế giảng dạy môn toán lớp 5 nhiều năm, tôi thấy được một thực trạng:

+ Việc dạy của giáo viên còn nhiều vấn đề phải quan tâm, đó là:

Khi gặp những nội dung Toán mang tính trừu tượng, giáo viên ít tìm tòi, nghiên cứu tìm giải pháp hợp lí để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng, từ đó học sinh hình thành kĩ năng giải toán một cách chính xác.

Giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi cách tiếp cận bài toán theo hướng mới nhằm giúp học sinh dễ dàng nhận dạng bài toán.

Đối với những vấn đề, những trường hợp hay nhầm lẫn, giáo viên chưa chú ý chốt vấn đề cho học sinh một cách chu đáo.

Giáo viên ít chịu khó phân loại các dạng toán về tỉ số phần trăm để khái quát những dạng toán này một cách cụ thể.

+ Việc học của học sinh cũng đáng bàn:

 Học sinh chỉ rập khuôn theo những bài toán mẫu, ít chịu động não suy nghĩ để tìm ra nét riêng của từng bài toán cụ thể.

Học sinh còn quá phụ thuộc vào gợi ý của giáo viên, chưa biết tự phân tích đề và tự tìm hướng giải.

Học sinh hay nản khi gặp một đề toán hơi trừu tượng một chút.

Chính vì những nguyên nhân trên mà chất lượng dạy và học Toán chưa cao.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp hướng dẫn học sinh Lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột thực trạng:
+ Việc dạy của giáo viên còn nhiều vấn đề phải quan tâm, đó là: 
Khi gặp những nội dung Toán mang tính trừu tượng, giáo viên ít tìm tòi, nghiên cứu tìm giải pháp hợp lí để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng, từ đó học sinh hình thành kĩ năng giải toán một cách chính xác.
Giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi cách tiếp cận bài toán theo hướng mới nhằm giúp học sinh dễ dàng nhận dạng bài toán.
Đối với những vấn đề, những trường hợp hay nhầm lẫn, giáo viên chưa chú ý chốt vấn đề cho học sinh một cách chu đáo.
Giáo viên ít chịu khó phân loại các dạng toán về tỉ số phần trăm để khái quát những dạng toán này một cách cụ thể.
+ Việc học của học sinh cũng đáng bàn:
 Học sinh chỉ rập khuôn theo những bài toán mẫu, ít chịu động não suy nghĩ để tìm ra nét riêng của từng bài toán cụ thể.
Học sinh còn quá phụ thuộc vào gợi ý của giáo viên, chưa biết tự phân tích đề và tự tìm hướng giải.
Học sinh hay nản khi gặp một đề toán hơi trừu tượng một chút.
Chính vì những nguyên nhân trên mà chất lượng dạy và học Toán chưa cao.
 	2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
	2.1. Các biện pháp tiến hành
	- Sử dụng phương pháp luyện tập, làm mẫu và phân tích là chủ yếu. 
- Thống kê tình hình học sinh sai lầm khi giải loại toán này ở nhiều năm học. Sau khi áp dụng phương pháp giải toán theo kinh nghiệm của bản thân thì thống kê mức độ đạt được. 
	- Mô tả các dạng toán, thực trạng và phương pháp khắc phục. 
	- Nêu vấn đề cần giải quyết, phát huy tính tích cực sáng tạo và chủ động của học sinh.
	2.2. Thời gian tạo ra giải pháp
Đề tài được áp dụng từ năm học 2010- 2011 cho đến nay.
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
	Trong khuôn khổ của đề tài này, nhiệm vụ chính là củng cố kiến thức cơ bản các dạng toán liên quan đến tỉ số phần trăm, đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải toán có liên quan đến : “Tỉ số phần trăm”. Từ đó, giúp học sinh có kĩ năng, kĩ xảo khi giải các bài toán dạng này, học sinh có đủ các phương pháp giải tốt các loại toán về tỉ số phần trăm.
II. Giải pháp thay thế:
1. Thuyết minh tính mới:
	 Để học sinh nắm được phương pháp giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm, tôi làm như sau:
 	+ Tôi chia loại toán này thành 4 dạng toán nhỏ.
Ý nghĩa của tỉ số phần trăm
Tìm tỉ số phần trăm của hai số ( Hai đại lượng)
Tìm x% của một số.
Tìm một số khi biết a% của nó.
 	+ Nghiên cứu, đọc tài liệu, tìm phương pháp giải từng bài toán rồi sắp xếp các bài toán phù hợp với từng dạng 
 	+ Tìm các bài toán điển hình cho dạng đó để hướng dẫn các em tìm ra phương pháp giải chung.
 	+ Trên cơ sở học sinh đã hiểu, các em tự phân tích đề và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm một cách chính xác.
 	+ Tôi đi từ bài dễ đến bài khó để các em dễ nắm bắt kiến thức hơn.
	Cụ thể bản thân đã xây dựng từng giải pháp cho từng dạng toán như sau:
Giải pháp 1: Dạng toán “Ý nghĩa của tỉ số phần trăm”.
- Khi giải những bài toán mà đề bài cho tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm, học sinh thấy rất trừu tượng và lúng túng không định hướng được cách giải bài toán, vì học sinh không hiểu được bản chất của tỉ số phần trăm.
Bài toán 1: Một đám đất hình chữ nhật hình có chu vi 80m. Chiều rộng bằng 25% chiều dài. Tính diện tích đám đất.
- Khi phân tích bài toán này, học sinh biết: muốn tính diện tích đám đất hình chữ nhật thì phải có chiều dài và chiều rộng, học sinh cũng nhận ra tổng của chiều dài và chiều rộng là 80 : 2 = 40 ( m). Nhưng học sinh không nhận ra mối quan hệ giữa chiều dài và rộng nên không thể tìm được chiều dài và chiều rộng của đám đất đó.
Do đó ở dạng toán này, tôi cho học sinh hiểu bản chất của tỉ số phần trăm chính là tỉ số bình thường nhưng có mẫu số là 100.
Ví dụ: 15% chính là ; 30% chính là 
Khi hiểu được bản chất của tỉ số phần trăm, học sinh sẽ nhận dạng được bài toán trên là “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” mà các em đã học ở lớp 4.
Lúc đó: Tổng của chiều dài và rộng là: 40 m
 Tỉ số giữa chiều rộng và chiều rộng là: 25% = = 
Bài toán 2: Một lớp học có 24 học sinh nữ, số học sinh nam bằng 75% số học sinh nữ. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh?
Ở bài toán này, học sinh biết rằng số học sinh cả lớp chính là số học sinh nam cộng với số học sinh nữ. Nhưng học sinh không phân biệt được đâu là đại lượng đem ra so sánh và đại lượng chọn làm đơn vị so sánh dẫn đến kết quả tìm ra bị sai.
Chẳng hạn: 
Số học sinh nam là: 24 x 100 : 75 = 32 ( học sinh) ( Sai )
Mà phải là: 24 x 75 : 100 = 18 ( học sinh)
Ở trường hợp này, tôi nhấn mạnh cho học sinh phân biệt: Số học sinh nam so với số học sinh nữ là 75% có nghĩa là “ Nếu số học sinh nữ chia làm 100 phần thì số học sinh nam bằng 75 phần.”
Tóm lại: Ở dạng toán này, tôi chốt cho học sinh nắm chắc bản chất của tỉ số phần trăm là:
Tỉ số phần trăm là tỉ số bình thường nhưng có mẫu số là 100.
Đại lượng đem ra so sánh là tử số, đại lượng chọn làm đơn vị so sánh là mẫu số.
Giải pháp 2: Dạng toán “ Tìm tỉ số phần trăm của hai số ( Hai đại lượng)”.
Vấn đề 1: Cần cho học sinh nắm chắc các bước tính tỉ số phần trăm của hai số ( hai đại lượng, hai đối tượng).
Theo Sách giáo khoa toán 5, các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số là:
Tìm thương của hai số.
Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
Bài toán 3: Tìm tỉ số phần trăm của 325 và 600.
Cách trình bày bài giải trong sgk:
 Ta có: 315 : 600 = 0,525
 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
Hay gọn hơn: 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
Một số học sinh chỉ học thuộc quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số trong sgk một cách máy móc nên khi trình bày bài làm hay nhầm lẫn, dẫn đến sai lôgic toán học.
Cụ thể nhiều em trình bày như sau:
 315 : 600 = 0,525
	 = 0,525 x 100 = 52,5%
Ở đây 0,525 không thể bằng 0,525 x 100, do đó tôi đã chốt cho học sinh cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ( hai đại lượng, hai đối tượng) như sau:
Tìm thương của hai số.
Nhân nhẩm thương đó với 100. 
Viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
Lúc đó học sinh sẽ trình bày bài toán trên như sau:
 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
Vấn đề 2: Cần giúp học sinh phân biệt đại lượng nào so sánh với đại lượng nào. Có những bài toán mà các đại lượng yêu cầu tính tỉ số phần trăm rất rõ ràng thì học sinh sẽ nhận dạng và giải một cách nhanh chóng.
Bài toán 4: Lớp 5A có 40 học sinh, trong đó số học sinh nữ là 40 em. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp ?
Ở đây, ta thấy số học sinh nữ là 24 em so với số học sinh cả lớp là 40 em rất rõ ràng. Học sinh chỉ cần nắm vững các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số là giải được.
	Tỉ số phần trăm số học sinh nữ so với cả lớp là:
	24 : 40 = 0,6
	 = 60%
Còn những bài toán mà dữ liệu đưa ra, các đại lượng cần tính tỉ số phần trăm chưa rõ ràng thì học sinh rất lúng túng khi giải.
Bài toán 5: Một người bỏ ra 1 000 000 đồng mua hoa quả về bán. Sau khi bán hết số hoa quả, người đó thu được 1 080 000 đồng. Hỏi người đó lãi bao nhiêu phần trăm so với tiền vốn?
Tóm tắt:
	vốn: 1 000 000 đồng
	Bán: 1 080 000 đồng
	Lãi: . . . % ? so với vốn.
Trong trường hợp này, nhiều học sinh sẽ không phân biệt đâu là đại lượng đem ra so sánh và đại lượng chọn làm đơn vị so sánh nên đã lấy 1 000 000 đồng đem so với 1 080 000 đồng. Do đó tính ra tỉ số phần trăm số tiền lãi so với tiền vốn bị sai.
1 000 000 : 1 080 000 = 0,9259 = 92,59% ( Sai)
Hay nhiều em giải như sau:
Số tiền lãi là: 
 	1 080 000 – 1 000 000 = 80 000 ( đồng )
	Tỉ số phần trăm số tiền lãi so với tiền vốn là:
	80 000 : 1 080 000 = 0,074 = 7,4% ( sai)
Do đó, tôi đã phân tích và cung cấp cho học sinh hiểu mối quan hệ:
	Tiền bán = Tiền vốn + Tiền lãi
	Tiền bán = Tiền vốn - Tiền lỗ
Sau khi nắm được mối quan hệ trên, học sinh tìm ra được tiền vốn là bao nhiêu và tiền lãi là bao nhiêu. Đồng thời học sinh xác định được đại lượng đem ra so sánh và đại lượng chọn làm đơn vị so sánh, từ đó sẽ tìm tỉ số phần trăm số tiền lãi so với tiền vốn sẽ chính xác.
Bài giải:
Số tiền lãi là: 
 	1 080 000 – 1 000 000 = 80 000 ( đồng )
	Tỉ số phần trăm số tiền lãi so với tiền vốn là:
	80 000 : 1 000 000 = 0,08 = 8% 
	Đáp số: 8%
Giải pháp 3: Dạng toán “ Tìm x% của một số”.
Qua các bài toán mẫu, học sinh nắm được quy tắc: “ Muốn tìm x% của một số, ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với x.”
Bài toán 6: Một người bán 120 kg gạo, trong đó có 35 % là gạo nếp. Hỏi người đó bán được bao nhiêu ki lô gam gạo nếp? ( bài tập 2 trang 77- Toán 5 )
Tóm tắt:
	Tổng số gạo: 100% --- 120 kg
	Số gạo nếp: 35% --- . . . kg ?
	Với bài toán này, học sinh dựa vào quy tắc và bài toán mẫu sẽ giải một cách dễ dàng:
	Số gạo nếp đã bán:
	120 : 100 x 35 = 42 ( kg)
	 Đáp số: 42 kg
	Ở dạng toán này, tôi cho học sinh xác định giá trị đã cho tương ứng bao nhiêu phần trăm (phụ thuộc vào đại lượng được chọn làm đơn vị so sánh). Từ đó rút về đơn vị ( tức là tìm 1%), sau đó tìm bao nhiêu phần trăm thì nhân với bấy nhiêu.
	Với giải pháp này, học sinh sẽ giải được các bài toán mở rộng.
Bài toán 7: Một người mua hoa quả về bán, sau bán hết số hoa quả thì thu được 1 120 000 đồng, tính ra lãi được 12% so với tiền vốn. Hỏi người đó lãi bao nhiêu tiền? 
Tóm tắt:
	Tiền bán ra: 1 120 000 dồng
	Lãi 12% so với tiền vốn
	Lãi: . . . . đồng?
Với bài toán này, học sinh biết rằng: Số tiền bán ra bằng số tiền vốn cộng với tiền lãi, đồng thời đề bài cho lãi 12% so với tiền vốn nên học sinh xác định được giá trị đã cho 1 120 000 không tương ứng là 100% tiền vốn. Từ đó, học sinh xác định được giá trị số 1 120 000 đồng tương ứng với tỉ số phần trăm tiền vốn và lãi so với vốn. 
Do đó học sinh sẽ có tỉ số phần trăm số tiền bán hoa quả so với tiền vốn:
	100% + 12% = 112%
Có nghĩa là 1 120 000 đồng tương ứng với 112% số tiền vốn. Áp dụng giải pháp này, học sinh sẽ tìm được số tiền lãi:
	1 120 000 : 112 x 12 = 120 000 ( đồng )
	Bài toán 8: Một người mua hoa quả về bán, sau bán hết số hoa quả thì thu được 1 120 000 đồng, tính ra lãi được 12% so với tiền bán. Hỏi người đó lãi bao nhiêu tiền? 
Tóm tắt:
	 Tiền bán ra: 1 120 000 dồng
	 Lãi 12% so với tiền bán
	 Lãi: . . . . đồng?
Hay:
	 100% --- 1 120 000 đồng
	 12% --- . . . . . . . . đồng ?
Với bài toán này, học sinh xác định được giá trị 1 120 000 đồng là số tiền bán ra tương ứng với 100%, còn số tiền lãi tương ứng với 12% số tiền bán ra. Nên học sinh áp dụng quy tắc sẽ dễ dàng tìm ra số tiền lãi:
	1 120 000 : 100 x 12 = 134 400 ( đồng)
 Giải pháp 4: Dạng toán “ Tìm một số khi biết a% của nó”.
Bài toán 9: Số học sinh khá giỏi của trường Vạn Thịnh là 552 em, chiếm 92% số học sinh toàn trường. Hỏi trường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh ? (Bài tập 1 – Sgk Toán 5 trang 78) 
Tóm tắt:
 HS khá ,giỏi : 92% : 552 em
 HS toàn trường : 100%: . em ?
	Theo hướng dẫn sgk, học sinh sẽ giải bài toán này theo các bước sau:
* Bước 1: Rút về đơn vị ( Tìm 1% số học sinh toàn trường)
 552 : 92 = 6 ( học sinh )
*Bước 2: Tìm số học sinh toàn trường ( Tìm 100%)
 6 x 100 = 600 (học sinh )
Viết gọn lại: Số học sinh toàn trường là:
	 552 : 92 x 100 = 600 (học sinh )
	Ở dạng toán này, tôi cũng cho học sinh xác định giá trị đã cho tương ứng bao nhiêu phần trăm so với đại lượng được chọn làm đơn vị so sánh. Từ đó rút về đơn vị ( tức là tìm 1%), sau đó tìm bao nhiêu phần trăm thì nhân với bấy nhiêu.
	Với giải pháp này, học sinh sẽ giải được các bài toán mở rộng.
	Bài toán 10: Một tổ cơ khí, hiện nay đã sản xuất được 1250 chi tiết máy, tính ra đã đạt 25% kế hoạch cả tháng. Hỏi muốn đạt 120% kế hoạch thì cuối tháng tổ cơ khí đó phải sản xuất tất cả bao nhiêu chi tiết máy ?
Tóm tắt:
 Đã sản xuất : 25% ---- 1250 chi tiết
 Phải sản xuất : 120%: ---- . chi tiết ?
	Áp dụng giải pháp trên, học sinh thấy rằng giá trị đã cho 1250 chi tiết máy tương ứng 25% kế hoạch, đại lượng cần tìm tương ứng 120%. Do đó học sinh sẽ tìm ra số chi tiết máy cần sản xuất một cách dễ dàng:
	1250 : 25 x 120 = 6 000 ( chi tiết )
 Sau khi học sinh nắm được cách giải bài toán với hai dạng 3 và 4 , tôi đã hệ thống lại hai dạng toán ( dạng 3 và dạng 4) để cho học sinh thấy sự khác nhau cơ bản của hai dạng bài, vì học sinh hay lẫn lộn giữa nhân với 100 và chia cho 100 ở hai dạng này. Để tránh sự nhầm lẫn này tôi nhấn mạnh cho học sinh ( Đặc biệt học sinh TB và Yếu) “ Muốn tìm bao nhiêu thì ta nhân với bấy nhiêu.”
	Chẳng hạn:
	Bài toán 11: Một trường Tiểu học có 900 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 65%. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ?
Tóm tắt:
 Toàn trường : 100% ---- 900 học sinh 
 Học sinh nữ : 65%: ---- . học sinh ?
	Ở bài này, tìm số học sinh nữ tức là tìm 65% thì ta nhân với 65 rồi chia cho 100.
	Số học sinh nữ là: 900 x 65 : 100 = 585 ( học sinh )
	Bài toán 12: Một trường Tiểu học có 585 học sinh nữ, số học sinh nữ chiếm 65%. Hỏi trường đó có tất cả bao nhiêu học sinh ?
Tóm tắt:
 Học sinh nữ : 65%: ---- 585 học sinh ?
 Toàn trường : 100% ---- . . . học sinh 
	Còn ở bài này, tìm số học sinh toàn trường tức là tìm 100% thì ta nhân với 100 rồi chia cho 65.
	Số học sinh toàn trường là: 585 x 100 : 65 = 900 ( học sinh )
	2. Khả năng vận dụng:
	2.1 Thời gian áp dụng giải pháp và kết quả đạt được:
	Các giải pháp trên được tôi áp dụng vào các lớp mà mình chủ nhiệm từ năm học 2010- 2011 cho đến nay ( Hết tháng 2 năm 2016).
	Sau nhiều năm áp dụng giải pháp này, tôi thấy tỉ lệ học sinh hiểu và nắm chắc cách giải các bài toán về tỉ số phần trăm ngày càng được nâng lên.
	Sau khi thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, kết quả đạt được: Các em đã ham thích môn Toán nói chung và say sưa với các bài toán tỉ số phần trăm cũng như không còn ngại và lo sợ khi gặp các bài toán tỉ số phần trăm.
Kết quả:
Năm học
Sĩ số
Kết quả đạt được
Số lượng thực hiện tốt
Tỉ lệ
2010-2011
32
23
72%
2011-2012
33
27
82%
2012-2013
35
30
86%
2013-2014
29
25
86%
 2014-2015
32
28
87,5%
HKI 2015-2016
35
31
88,6%
	2.2 Khả năng thay thế giải pháp hiện có:
	Nhờ áp dụng các giải pháp trên mà tôi nhận thấy:
- Kết quả nắm bắt kiến thức của học sinh được nâng cao rõ rệt.
- Học sinh có khả năng tự phân tích đề và giải một số bài toán về tỉ số phần trăm một cách tự tin, không còn trông cậy vào bạn bè và thầy giáo.
- Những giải pháp trên phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức của học sinh, các em có hứng thú thi đua học tập.
- Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là các em học sinh trung bình và yếu. 
	2.3 Khả năng áp dụng ở đơn vị
	Với những kinh nghiệm trên, qua nhiều năm giảng dạy cho học sinh tôi nhận thấy mức độ tiếp thu của các em đã đạt được những ưu điểm nổi bật sau đây: 
	- So với những năm trước đây khi chưa triển khai sáng kiến thì mức độ tiếp thu bài của học sinh nhanh hơn , các em có khả năng phân loại và giải tốt các bài toán về tỉ số phần trăm. Biết vận dụng sáng tạo các kiến thức vào các bài tập cụ thể 
	-Đứng trước mỗi bài toán về tỉ số phần trăm các em không còn bỡ ngỡ , có khả năng định hướng được cách giải. Có kĩ năng biến đổi bài toán phần trăm phức tạp để đưa về các dạng cơ bản , quen thuộc như toán tổng hiệu, tổng tỉ, hiệu tỉ,
Từ những kết quả thu được, tôi mạnh dạn tin rằng, các giải pháp này hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi khi giảng dạy phần tỉ số phần trăm trong trường Tiểu học.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội:
Chất lượng học tập môn Toán của học sinh còn thấp là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Song, trách nhiệm của giáo viên vẫn là chính, vì chúng ta là đội ngũ đào tạo nhân tài cho đất nước, đào tạo những con người đủ tri thức khoa học, phẩm chất đạo đức. Việc rèn các kĩ năng giải các bài toán tỉ số phần trăm đòi hỏi giáo viên phải có lòng nhiệt tình. Điều quan trọng là giáo viên phải dành nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân học sinh không làm được. 
Từ đó thống kê chất lượng học lực của học sinh, đề ra biện pháp khắc phục, theo dõi, kiểm tra chất lượng từng kì để nắm bắt và kịp thời uốn nắn thêm cho học sinh. Tôi nghĩ việc rèn cho học sinh học tốt môn Toán không chỉ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng của lớp, của trường mà còn góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật
C. KẾT LUẬN
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp:
Giáo viên cần xuất phát từ những vấn đề rất cụ thể, chi tiết; học sinh phải nắm được bản chất của vấn đề, các em phải có nền kiến thức đại trà vững chắc rồi mới đến ngọn là giải quyết các bài toán ở mức độ cao hơn.
 Để làm được điều đó giáo viên cần: 
- Tổ chức tốt các hoạt động học tập trong các tiết học để học sinh giải quyết tốt các bài tập trong sách giáo khoa. Học sinh phải hiểu sâu sắc vấn đề ,nắm chắc kiến thức và vận dụng tốt vào thực hành. 
- Thời lượng dành cho thực hành, luyện tập trong mỗi tiết học chiếm từ 60%-70%, nên ta cần tận dụng đặc điểm này để tăng cường thực hành, giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng toán học, giải quyết về cơ bản các nhiệm vụ thực hành ngay trong các tiết toán tại lớp. 
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc, thuộc lòng các quy tắc, các công thức tính mà SGK đã cung cấp. Có kĩ năng vận dụng công thức , quy tắc vào giải quyết các bài toán trong SGK phần thực hành. 
- Giáo viên nên chuyển nội dung từng tiết dạy học về giải toán phần trăm thành các phiếu học tập hay phiếu thực hành , luyện tập để phát huy tính chủ động và sáng tạo của HS,nêu cao hiệu quả dạy học. Trong quá trình biên soạn các phiếu học tập, GV nên tích hợp nhiều nội dung giáo dục gắn với thực tế và gần gũi thu hút được hứng thú của HS, có thể cập nhật một số tranh ảnh, hình vẽ ngộ nghĩnh mà không làm biến dạng nội dung cơ bản của môn toán. 
- Khi hoàn thành được các bài tập trong SGK , GV cần bước đầu hình thành ở các em cách suy luận sáng tạo, biết giải các bài toán trong SGK theo các cách khác nhau.
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp:
Những tiết học giảng dạy về tỉ số phần trăm trong SGK là những tiết học rất quan trọng, nhằm cung cấp cho các em học sinh những hiểu biết ban đầu về tỉ số phần trăm . Bằng hình ảnh trực quan sinh động và phương pháp sư phạm của giáo viên, các em dần dần hiểu được các tỉ số phần trăm đơn giản, biết đọc, biết viết các tỉ số, thực hiện phép tính với tỉ số phần trăm,.... Từ những thao tác đơn giản của giải pháp này, giáo viên dần dần cung cấp cho học sinh về cách giải các bài toán về tỉ số phần trăm. Các em phân biệt được cách giải các dạng bài toán khác nhau. Từ đó hình thành kỹ năng và vận dụng kiến thức vào giải các bài toán trong thực tế. 
3. Đề xuất, kiến nghị:
Đối với giáo viên: Giáo viên phải thật sự có tâm huyết với nghề, phải chịu khó tìm tòi, nghiên cứu để có những giải pháp hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất. Hơn nữa để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn toán nói chung, các kiến thức về giải toán phần trăm nói riêng đòi hỏi mỗi GV cần thực hiện triệt để việc đổi mới PPDH, cần tạo ra một không khí học tập thật thoải mái , tự nhiên mà ở đó học sinh có điều kiện bộc lộ hết khả năng của các em. Các em biết tự mình vươn lên để chiếm lĩnh các tri thức
Đối với học sinh: Học sinh phải nỗ lực trong học tập, chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng giải toán, không nên chỉ trông cậy vào thầy, cô giáo và bạn bè.
Đối với nhà trường: Cần quan tâm đến chất lượng học sinh đại trà, động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên có nhiều giải pháp mới trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn trong nhà trường cần tích cực đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn bằng việc cải tiến nội dung, hình thức. Cần tạo ra một môi trường mà ở đó GV có thể tự giác trao đổi bàn bạc , phổ biến kinh nghiệm dạy học, cách tháo gỡ khó khăn ở từng tiết dạy, từng bài dạy,.. 
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cấp tiểu học có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học môn Toán để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh
Tôi xin chân thành cảm ơn!
	 Hoài Tân, ngày 28 tháng 2 năm 2016	
 NGƯỜI VIẾT
 NGUYỄN HỮU KÍNH
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_huong_dan_hoc_sinh_lo.doc
Sáng Kiến Liên Quan