Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Mầm non Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Trong công tác triển khai chỉ thị cấp trên có triển khai nhưng chưa có biện pháp chỉ đạo, giám sát chặt chẽ nên chưa đem lại kết quả như kế hoạch đã đề ra.
Cán bộ quản lý chưa bám sát, chưa có kế hoạch chi tiết để đưa ra biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Thực tế, nhiều khi còn buông lỏng công tác quản lý. Mặc dù có kiểm tra, nhưng chưa khuyến khích, động viên đội ngũ, trong công tác tự học, tự bồi dưỡng, tinh thần ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo. Vì vậy, chưa nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non.
Chưa tạo cơ hội cho trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm, trẻ vẫn quen thụ động, chưa sẵn sàng, chưa tự tin, chủ động tham gia các hoạt động của cô dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao.
Sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng tính hình thức, chưa đổi mới linh hoạt, trong công tác triển khai chuyên môn. Chất lượng đội ngũ giáo viên năng lực chuyên môn và chất lượng các hoạt động tổ chức cho trẻ chưa đạt mục tiêu mong đợi, vẫn còn giờ dạy chay, không có đồ dùng, đồ chơi tự làm, vẫn mang tính trực quan, trừu tượng, chưa trú trọng việc lấy trẻ làm trung tâm.
Việc thay đổi phương pháp dạy theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm còn chuyển biến chậm; Việc tự làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động chưa được thường xuyên; Việc áp dụng công nghệ tin học và các phần mềm giáo án điện tử còn ít.
UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ QUẾ VÕ TRƯỜNG MẦM NON PHÙ LƯƠNG SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CẤP TỈNH TÊN SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHÙ LƯƠNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH Tác giả Sáng kiến : Trần Thị Lành Chức vụ : Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác : Trường mầm non Phù Lương Chuyên ngành : Giáo dục mầm non BẮC NINH, THÁNG 5 NĂM 2023 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9/2021. 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không 4. Mô tả các biện pháp cũ thường làm: Trong công tác triển khai chỉ thị cấp trên có triển khai nhưng chưa có biện pháp chỉ đạo, giám sát chặt chẽ nên chưa đem lại kết quả như kế hoạch đã đề ra. Cán bộ quản lý chưa bám sát, chưa có kế hoạch chi tiết để đưa ra biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Thực tế, nhiều khi còn buông lỏng công tác quản lý. Mặc dù có kiểm tra, nhưng chưa khuyến khích, động viên đội ngũ, trong công tác tự học, tự bồi dưỡng, tinh thần ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo. Vì vậy, chưa nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non. Chưa tạo cơ hội cho trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm, trẻ vẫn quen thụ động, chưa sẵn sàng, chưa tự tin, chủ động tham gia các hoạt động của cô dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao. Sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng tính hình thức, chưa đổi mới linh hoạt, trong công tác triển khai chuyên môn. Chất lượng đội ngũ giáo viên năng lực chuyên môn và chất lượng các hoạt động tổ chức cho trẻ chưa đạt mục tiêu mong đợi, vẫn còn giờ dạy chay, không có đồ dùng, đồ chơi tự làm, vẫn mang tính trực quan, trừu tượng, chưa trú trọng việc lấy trẻ làm trung tâm. Việc thay đổi phương pháp dạy theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm còn chuyển biến chậm; Việc tự làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động chưa được thường xuyên; Việc áp dụng công nghệ tin học và các phần mềm giáo án điện tử còn ít. Với vai trò quản lí, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải thật sự linh hoạt, sáng tạo và luôn đổi mới trong mọi lĩnh vực hoặc nói cách khác linh hoạt, sáng tạo là yếu tố rất cần mà không thể thiếu được đối với nhà quản lí giỏi. Khi các hoạt động trong nhà trường luôn phong phú và đa dạng, người quản lí chỉ đạo phải chủ động, linh hoạt và sáng tạo mới nắm bắt được tình hình, giải quyết thấu đáo và êm thấm các hoạt động. Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục của giáo viên trong nhà trường. Nhận diện, phân tích được những yêu cầu về năng lực chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên trong hoạt động giáo dục trẻ. Phân tích, đánh giá vai trò, nhiệm vụ của giáo viên và các giải pháp trong việc nâng cao năng lực chuyên môn trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non trong thời gian qua. Xây dựng được kế hoạch phát triển chuyên môn, nâng cao kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên. Với mục đích trên, cho ta thấy đội ngũ giáo viên chính là lực lượng nòng cốt giữ vai trò then chốt trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Muốn cho chất lượng giáo dục trong nhà trường tốt cần phải có người thầy giỏi vững vàng chuyên môn, nghiệp vụ, có phương pháp dạy học tốt. Vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là vấn đề cần thiết mà người làm quản lý giáo dục cần phải thực hiện tốt. 7. Nội dung Giúp cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường hiểu được đây là việc làm thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Giúp giáo viên có thêm động lực, sự hứng khởi trước khi bước vào cuộc họp chuyên môn, kích thích tư duy, sự sáng tạo, phát huy tính chủ động tích cực của mỗi cá nhân. Thông qua nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, giúp các thành viên học tập lẫn nhau, trau dồi kiến thức, qua đó giúp giáo viên tự học tự bồi dưỡng, làm cơ sở viết sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Động viên và phát huy phong trào thi đua " Dạy tốt - học tốt" trong cán bộ giáo viên trong nhà trường. *Kết quả trên trẻ: 15/15 = 100% số nhóm, lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 51/2020 do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Trong năm học 2021- 2022 và học kỳ 1 năm học 2022-2023: Có15/15 nhóm lớp có đủ đồ dùng, trang thiết bị đảm bảo các yêu cầu theo qui định. 100% số nhóm lớp thực hiện tốt đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. + Năm học: 2021-2022 122/122 = 100% trẻ tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đủ điều kiện vào lớp 1. + Tỉ lệ trẻ chuyên cần 98,5%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 99%. Tỷ lệ bé ngoan trung bình đạt 98% đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. 95 - 98 % trẻ các độ tuổi thực hiện tốt các chuyên đề lễ giáo, vệ sinh, hoạt động lễ hội; số trẻ mẫu giáo tham gia học giáo dục kỹ năng sống, toán IQ đạt 146/385 = 37.9% + Thực hiện đánh giá trẻ theo qui định, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục trẻ phát triển các lĩnh vực theo chương trình giáo dục mầm non (Mẫu giáo 5 lĩnh vực, nhà trẻ 4 lĩnh vực phát triển) Kỳ I-Năm học Kỳ II-Năm học Kỳ I -Năm học So với 2021-2022 2021-2022 2022-2023 kế hoạch Nhóm/ lớp Xếp loại Xếp loại Xếp loại Đạt Đạt Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ % Tỷ lệ % yêu cầu yêu cầu yêu cầu % Hoàn 5-6 Tuổi 122 100 124 100 133 100 thành 4-5 Tuổi 134 100 136 100 110 100 tốt 3-4 Tuổi 90 100 91 100 91 100 Nhà trẻ 22 100 33 100 51 100 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Kết quả và giá trị thực tiễn công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đã đem lại góp phần tác động đến nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giúp họ hiểu được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non, từng bước đạt được mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện cho trẻ. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến. Giúp cho cán bộ, quản lý có cái nhìn sâu sắc, nhạy bén hơn trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường; Là nguồn tham khảo quý giá dành cho các nhà quản lý giáo dục. Nhà trường tiết kiệm đầu tư cơ sở vật chất, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có của nhà trường, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục. Nhờ các biện pháp quản lý, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục cho đội ngũ giáo viên tại trường mầm non Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Bắc Ninh, ngày 12 tháng 5 năm 2023 Xác nhận của nhà trường Tác giả sáng kiến Hiệu Trưởng Trần Thị Vân Anh Trần Thị Lành Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục Đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt là tiền đề cho chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới đang trên đường tiến lên xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt nhất. Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, giúp trẻ trở thành những trẻ mạnh khỏe, ngoan ngoãn, vui vẻ. Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý phải chỉ đạo toàn diện và về chuyên môn phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của Ngành học giao cho. Với trách nhiệm lớn lao của một người cán bộ quản lý, một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong nhà trường. Tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non Phù Lương được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng cần phải có sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm cao. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là cần phải chú trọng công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tại nhà trường. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non phù hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn và áp dụng: “Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
File đính kèm:
don_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nang_cao_chat_lu.docx