Đơn công nhận SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực và các năng lực của học sinh khi học Toán Lớp Bốn

Học tập phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Và môn Toán là môn có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Hầu hết các giáo viên đã tâm huyết với nghề, đã đổi mới phương pháp dạy học. Trong dạy học cũng đã thực hiện theo hướng phát huy tính tích cực và các năng lực của HS, cũng lấy HS làm trung tâm và cũng đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng học Toán của học sinh. Đa số HS cũng đã tiếp cận với các phương pháp dạy học tích cực, chăm ngoan.

Qua những năm thực dạy lớp 4, qua dự giờ tham khảo ý kiến đồng nghiệp. Bản thân tôi thấy trong việc dạy và học toán còn có những tồn tại và vướng mắc như sau:

Tính tự học, tự tìm tòi cách giải, tự nghiên cứu bài học của học sinh chưa cao, còn ỷ lại người khác và chưa tự giác nghiên cứu bài ở nhà cũng như ở lớp. GV giao nhiệm vụ cũng còn chung chung chưa cụ thể, thường chỉ đơn giản yêu cầu HS về tự xem bài mới trước và chưa xây dựng được tính tự học cho HS. Chính vì vậy chưa phát huy hết khả năng tự học của HS. GV còn làm việc nhiều, còn ôm đồm kiến thức.

Trong những giờ học GV cũng có tổ chức trò chơi cho HS, nhưng vẫn còn it và nhàm chán lặp đi lặp lại nhiều, chưa đầu tư nghiên cứu kĩ trò chơi và đố vui trong học tập và cũng chưa chú trọng chơi trong nhóm và làm việc trong nhóm. Nên không thu hút được nhiều HS tham gia, không gây hứng thú cho HS với môn học, đặc biệt môn Toán vốn dĩ là môn khô khan, khó hiểu.

GV cũng ít cho HS vận dụng kiến thức vào thực tế, giảng dạy còn mang nặng lí thuyết, do đó HS khó hình dung, khó hiểu bài. Giữa lí thuyết và thực tế không thống nhất với nhau.

 

docx14 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực và các năng lực của học sinh khi học Toán Lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phụ lục số 3
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO 
 Kết quả của sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng cấp huyện 
 Kính gửi: Hội đồng công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng 
 kiến huyện Xuân Lộc.
 1. Tên sáng kiến: Biện pháp phát huy tính tích cực và các năng lực của học 
sinh khi học Toán lớp Bốn
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Toán
 3. Số Quyết định công nhận sáng kiến: Quyết định số ../QĐ-HĐCNSK ngày 
 của Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Huệ.
 4. Thông tin tác giả: 
 - Họ và tên: Phan Thị Lệ Thủy Nữ - Năm sinh: 1988
 - Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Tiểu học
 - Điện thoại: 0396944475 Email: phanlethuy88@gmail.com
 - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH Nguyễn Huệ
 - Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
 5. 
 Khi áp dụng sáng kiến này đã đạt nhiều kết quả cụ thể: Qua việc phát huy tính 
tự học của học sinh, giúp cho các lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, nhớ bài lâu 
hơn, sáng tạo và không còn phụ thuộc vào người khác. Biết tự hoàn thiện bản thân, tiếp 
thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Phát huy được tính tự giác học tập, tự 
giác tham gia vào hoạt động nhóm và biết chia sẻ kết quả học tập với bạn. Đúng như 
câu nói: Tôi nghe, tôi sẽ quên. Tôi làm, tôi sẽ hiểu.
 Với việc tổ chức các trò chơi học tập trong môn Toán, HS hứng thú hơn, phát 
huy được những khả năng của mình. Học sinh được lôi cuốn vào việc học một cách tự 
nhiên và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi căng thẳng 
trong quá trình học tập. Nội dung GV truyền đạt được các em tiếp thu dễ dàng hơn và 
giúp những HS nhút nhát hòa mình được vào tập thể. Số lượng HS yêu thích môn Toán 
sẽ tăng lên.
 Nhờ các thay đổi từ việc áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực và các 
năng lực của học sinh khi học Toán lớp 4 đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng 
cao chất lượng dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4/1 do tôi trực tiếp giảng dạy.
 Những con số dưới đây đã thể hiện rõ điều đó:
 Thời điểm Mức đạt được
 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 3
 6. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền sáng kiến, thông tin nêu 
theo báo cáo này là sự thật. 
 7. Các tài liệu kèm theo:
 Xuân Lộc, ngàythángnăm..
 ĐỐNG TÁC GIẢ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
 Phan Thị Lệ Thủy
 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 5
 Số Họ và Ngày Nơi công Chức Trình độ Nội dung công 
 TT tên tháng tác (hoặc danh chuyên việc hỗ trợ
 năm nơi thường môn
 sinh trú)
 Tôi chưa sử dụng kết quả công nhận sáng kiến, kết quả công nhận phạm vi 
ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến này lần nào.
 Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự 
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Đồng tác giả , ngày ... tháng... năm .........
 (Ký và ghi rõ họ tên) Người nộp đơn 
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Phan Thị Lệ Thủy
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 7
phải định hướng cụ thể cho học sinh cần nghiên cứu nội dung gì, cần tìm hiểu rõ vấn 
đề gì? Có thể bằng những hệ thống câu hỏi hoặc những bài tập liên quan đến nội dung 
bài học. Sau khi giao việc cho học sinh tự học ở nhà, giáo viên cần phải kiểm tra học 
sinh hoặc tổ chức cho học sinh tự kiểm tra lẫn nhau. Trước khi tìm hiểu kiến thức mới, 
giáo viên có thể hỏi học sinh về nhà ai đã chuẩn bị bài và kiểm tra mức độ nghiên cứu 
bài trước của học sinh để biết học sinh nắm bài đến đâu, từ đó giáo viên có cách hướng 
dẫn học sinh tìm hiểu thức phù hợp. Khi học sinh chuẩn bị bài tốt, giáo viên cần tuyên 
dương khích lệ tinh thần tự học của các em, để các bạn trong lớp học theo.
 Ví dụ 1: Trước khi học bài “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” tôi 
yêu cầu học sinh về nhà tự nghiên cứu bài trước với những vấn đề cụ thể: Thế nào là 
tổng, thế nào là hiệu? Xác định được đâu là số bé, đâu là số lớn? Cách tìm số bé, tìm 
số lớn. Tìm hiểu trước các bài tập và tìm những cách giải khác với sách giáo khoa. Khi 
đến lớp dạy bài mới, tôi nêu ví dụ và cho học sinh tự tìm cách giải, sau đó tôi chốt lại 
cách thức tìm số bé, số lớn và cho học sinh nhắc lại.
 Bước 2: Việc tự học trên lớp để phát triển năng lực hợp tác và giải quyết vấn 
đề khi học Toán thông qua hoạt động nhóm:
 Mục đích của việc học nhóm là giúp học sinh nâng cao năng lực tự học của học 
sinh. Phát huy tính tích cực, năng lực tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Tạo điều kiện cho 
học sinh được trải nghiệm, khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức. Thể hiện sự mạnh dạn, 
tự tin và chủ động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường. Học nhóm cũng 
giúp cho học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Vì vậy để học nhóm có hiệu quả 
thì tôi đã thực hiện những việc sau:
 + Xây dựng tốt nề nếp lớp học.
 + Phân nhóm khoảng 4 đến 5 học sinh. Trong nhóm có nhóm trưởng thay phiên 
nhau điều hành nhóm.
 + Khi học sinh học nhóm tôi đưa ra lệnh rõ ràng giúp học sinh hiểu rõ và xác 
định nội dung yêu cầu của từng nhiệm vụ để thực hiện. Có khi tôi giao nhiệm vụ cho 
các nhóm bằng phiếu giao việc sau đó các nhóm tự giải quyết nhiệm vụ.
 + Nhóm trưởng yêu cầu các bạn thực hiện làm bài cá nhân – chia sẻ nhóm đôi – 
thống nhất nhóm lớn.
 + Thay phiên nhau trình bày ý kiến hay thắc mắc của nhóm.
 Tôi đã xây dựng các nhóm giống như là một lớp học nhỏ. Các bạn trong nhóm 
phải có ý kiến cá nhân, phải trình bày được những quan điểm và thắc mắc của mình. 
Nếu trong nhóm không giải quyết được vấn đề thì có các tín hiệu trợ giúp từ các nhóm 
khác, từ giáo viên. Cần tạo cho học sinh thói quen biết chia sẻ, giúp đỡ và sửa sai cho 
bạn, sửa sai cho mình. Nếu không đồng tình với kết quả bài tập toán của bạn thì cần 
yêu cầu bạn đó giải thích tại sao lại có kết quả như vậy. Nếu xây dựng được học nhóm 
tốt thì sẽ mang lại hiệu quả trong từng tiết dạy rất cao, và là tiền đề cho việc nâng cao 
chất lượng của học sinh.
 Khi bắt đầu học kiến thức mới, tôi dành thời gian từ 3 đến 5 phút cho học sinh 
thảo luận nhóm, tự tìm cách giải trước và tự đưa ra kết quả. Kể cả phần luyện tập tôi 
cũng phân chia bài tập đúng với đối tượng học sinh, để học sinh tự tin hơn khi học tập, 
với những em chưa hiểu tôi sẽ đến giúp đỡ.
Giải pháp 2: Phát huy tính tích cực và các năng lực cho học sinh thông qua việc 
vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp và kĩ thuật dạyhọc 9
 a/ 86 x 53 b/ 33 x 44 c/ 157 x 24
 Cách thức thực hiện: Sau khi thực hiện hoạt động nhóm tìm hiểu xong phần 
kiến thức mới. Giáo viên tiến hành cho học sinh luyện tập thực hành bài toán trên: 
 Bài 1: Học sinh làm bài cá nhân – chia sẽ cách làm với các bạn trong nhóm- giáo 
viên sẽ đi hổ trợ giúp đỡ học sinh khó khăn khi thực hiện. Khi học sinh làm xong giáo 
viên nghiệm thu một bạn trong nhóm sau đó bạn được nghiệm thu rồi sẽ đi nghiệm thu 
các bạn khác trong nhóm. Cuối cùng sẽ báo cáo với giáo viên.
 Khi thực hiện được phương pháp này sẽ giúp cho học sinh không những tích cực 
hơn khi học toán mà còn giúp cho các em phát triển được các năng lực tự học, hợp tác 
với các bạn trong nhóm- trong lớp và khả năng giải quyết vấn đề trong học tập.
Giải pháp 3: Liên hệ thực tế trong toán học giúp học sinh tích cực hơn trong khi 
học Toán lớp 4
 Kiến thức toán học rất trừu tượng và khô khan, nếu chỉ dạy bám sát theo lí thuyết, 
sẽ làm cho học sinh rất khó hiểu, mau quên và không áp dụng được vào thực tiễn cuộc 
sống. Vì vậy trong mỗi tiết dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để 
học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, 
các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
 Bước 1: Sử dụng những kiến thức sẵn có vào hình thành kiến thức mới cho 
học sinh:
 Ví dụ 1: Khi dạy bài “Yến, tạ, tấn” để hình thành cho học biết về đơn vị đo yến 
trên cơ sở đã biết về ki-lô-gam. Tôi có thể dẫn dắt cho học như sau: Ở nhà mẹ bảo em 
đi mua một bao gạo 10kg, nhưng ở miền Bắc cũng với bao gạo đó nhưng mẹ bạn Lan 
lại nói là bao gạo 1 yến. GV hỏi 1 yến bằng bao nhiêu kg? 
 Bước 2: Sử dụng kiến thức thực tế vào hướng dẫn học sinh làm bài thực 
hành, luyện tập:
 Ví dụ 1: Gia đình em xây nhà, mẹ em bảo em: Con hãy tính xem nhà mình xây 
4 phòng, mỗi phòng lắp 2 bóng đèn. Giá tiền mỗi bóng là 38000 đồng. Vậy mẹ cần 
phải trả bao nhiêu tiền hả con? Học sinh cần liên hệ ngay đến bài toán sau: “Nhà trường 
dự định lắp bóng đèn cho 32 phòng học, mỗi phòng 8 bóng. Nếu mỗi bóng điện giá 
35000 đồng thì nhà trường phải trả bao nhiêu tiền để mua đủ số bóng điển lắp cho các 
phòng học?” 
 Bước 3: Sử dụng kiến thức thực tế vào hoạt động củng cố kiến thức:
 Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Hai đường thẳng song song” ở hoạt động củng cố, tôi cho 
học sinh thi nhau kể những đồ dùng và vật dụng ở lớp có hai đường thẳng song song 
và phải chỉ ra được hai đường thẳng song song.
 Trong toán học nếu có thể, giáo viên nên sử dụng những đồ vật gần gũi với các 
em như gạo, bánh kẹo, tiền,... sẽ giúp các em dễ hình dung hơn, dễ tính toán và nhớ lâu 
hơn.
c) Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
 Để thực hiện có hiệu quả giải pháp trên theo tôi người giáo viên cần thực hiện 
tốt các điều kiện sau:
 Giáo viên phải nghiên cứu bài thật kĩ để giao nhiệm vụ cụ thể đến học sinh và 
biết cách hướng dẫn học sinh tự tìm tòi nghiên cứu kiến thức.
 Phải căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học để lựa chọn phương 
pháp phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_va_cac_n.docx
Sáng Kiến Liên Quan