Đơn công nhận Sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng "lược đồ động" và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên Powerpoint trong dạy môn Địa lí Lớp 5 trường Tiểu học Lý Tự trọng

Môn Địa lí là một môn học bắt buộc được dạy trong chương trình lớp 5, môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 và cũng là cơ sở để học Địa lí cấp Trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học, xã hội ở cấp trên.Theo đó, mục tiêu của môn Địa lí là hình thành cho học sinh một số khái niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản và bước đầuhình thành, rèn luyện một số kĩ năng như quan sát các sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu, sử dụng biểu đồ, lược đồ, quả địa cầu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó, góp phần bồi dưỡng phát triển nhân cách học sinh như ham học hỏi, ham hiểu biết về thế giới xung quanh; yêu thiên nhiên, quê hương, con người, đất nước, cái đẹp, có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; làm cho các em ham thích, hứng thú với môn Địa lí. Để đạt được những mục tiêu trên, dạy học môn Địa lí gắn liền với việc khai thác kiến thức từ các nguồn tư liệu, chú trọng dạy học khám phá, quan sát, tăng cường sử dụng các phương pháp day học phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh thông qua thảo luận, trò chơi, dự án. các phương pháp tích cực đó cần gắn liền với sự trợ giúp của các thiêt bị dạy học như bản đồ, lược đồ, sơ đồ, thống kê , đặc biệt là các nguồn sử dụng ngữ liệu phong phú, cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh và sức thuyết phục như các “lược đồ động”, các trò chơi học tập thu hút học sinh có thể dễ dàng thiết kế trên powerpoint .

Có thể nói, dạy học địa lí không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về tự nhiên, kinh tế, xã hội mà còn có nhiệm vụ nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết và khám phá của học sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, từ đó hình thành năng lực tự học và khả năng vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn.

Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện, các nhà trường và giáo viên còn gặp khá nhiều khó khăn, lúng túng; chất lượng giáo dục chưa cao.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng "lược đồ động" và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên Powerpoint trong dạy môn Địa lí Lớp 5 trường Tiểu học Lý Tự trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến tỉnh Ninh Bình.
 Chúng tôi:
 Tỉ lệ %
 Trình đóng
 Ngày
 Nơi Chức độ góp vào
TT Họ tên tháng
 công tác danh chuyên việc tạo
 năm sinh môn ra sáng
 kiến
 Trường Tiểu học Giáo
1 Bùi Thị Thuận 17/1/1990 Đại học 40
 Lý Tự Trọng viên
 Trường Tiểu học Hiệu
2 Nguyễn Thị Nhung 20/3/1964 Đại học 30
 Lý Tự Trọng trưởng
 Trường Tiểu học Giáo Cao
3 Đoàn Thị Thu 20/10/1971 30
 Lý Tự Trọng viên đẳng
 Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
 “Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng “ lược đồ 
 động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powerpoint trong dạy 
 môn Địa lí lớp 5 trường tiểu học Lý Tự trọng”
 LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Giáo dục.
 THỜI GIAN ÁP DỤNG: 02 năm học: 2016-2017, 2017-2018.
 MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
 1. Nội dung của giải pháp
 Môn Địa lí là một môn học bắt buộc được dạy trong chương trình lớp 5, 
 môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và 
 Xã hội lớp 1,2,3 và cũng là cơ sở để học Địa lí cấp Trung học cơ sở, đồng thời 
 góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học, xã hội ở cấp 
 trên.Theo đó, mục tiêu của môn Địa lí là hình thành cho học sinh một số khái 
 niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản và bước đầuhình thành, rèn luyện một số kĩ 
 năng như quan sát các sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu, sử
 1 2003. Những hình ảnh giới thiệu về một số cảnh thiên nhiên có kích thước 
nhỏ, những lược đồ dùng để chỉ sự phân bố , so sánh chỉ ở dạng lược đồ tĩnh 
đơn giản, màu sắc không nổi bật nên học sinh rất khó quan sát chính vì vậy 
không tạo được ấn tượng cho học sinh tiểu học.
 Ví dụ : Bài 24, 25: Châu Phi – phần dân cư, kinh tế nếu không kết hợp 
cho học sinh quan sát thêm lược đồ tự nhiên Châu Phi thì học sinh chỉ biết dân 
cư Châu Phi nghèo đói, lạc hậu, chưa thấy được điều kiện khách quan ảnh 
hưởng tới Châu Phi.
 Bài 14: Giao thông vận tải: Nếu chỉ cho học sinh đọc tên biểu đồ, nhìn vào 
biểu đồ nêu tên loại hình giao thông vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất 
trong việc vận chuyển hàng hóa thì các em sẽ không ghi nhớ sâu và không thấy 
được hệ thống đường bộ chúng ta dài, rộng và phân bố khắp đất nước.
 Vẫn còn một số tồn tại trong các bài dạy nhưng chúng tôi chỉ đưa ra một 
số tồn tại điển hình như trên.
 - Về giáo viên: Giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn học khác như 
Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội,... nên ít có thời gian đầu tư, nghiên cứu, 
thiết kế một bài giảng điện tử sinh động với nhiều hình thức thu hút học sinh. 
Vì phần nhiều các thầy cô giáo nghĩ rằng thiết kế một bài dạy có lược đồ động 
hoặc một trò chơi sử dụng nhiều hiệu ứng mất rất nhiều thời gian. Có khi giáo 
viên dạy một số tiết không có bản đồ, hoặc sử dụng chưa hết tác dụng của bản 
đồ. Nhiều giáo viên quan niệm dạy phần địa lí, dân cư, kinh tế tách biệt với bản 
đồ địa lí.
 Vì vậy, khi giảng dạy, giáo viên thường chọn những phương pháp 
truyền thống,”trung thành” với sách giáo khoa. Giáo viên muốn cập nhật 
những thông tin mang tính thời sự cho học sinh vào bài học thì thường là qua 
phương pháp thuyết trình hoặc có trình chiếu thì cũng chỉ là trên hình ảnh đơn 
thuần .
 * Hình thức tổ chức, Phương pháp dạy học theo giải pháp cũ còn bộc 
lộ nhiều nhược điểm, đó là:
 + Giáo viên phải nói nhiều, chưa đảm bảo yêu cầu đổi mới phương 
pháp dạy học:
 Thuyết trình là đòi hỏi giáo viên phải nói nhiều và phải có khả năng 
thuyết trình hấp dẫn. Đây là một cách làm theo lối mòn, chưa đáp ứng yêu cầu 
đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học 
sinh.
 3 * Mô hình hóa:
 GIẢI PHÁP MỚI
 Giải pháp 1: Sử dụng “Lược đồ Giải pháp 2: Thiết kế Format 
 động” thay thế “lược đồ tĩnh” để dạy chung cho các trò chơi học tập trên 
 địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế. phần mềm Powerpoint.
 Đưa Kết hợp Chủ Thiết kế Thiết kế
 “lược động
 hiệu format 11 trò
 ứng trên đồ dựng chung cho chơi cụ
 động” clip
 phần 11 trò chơi thể theo
 mềm với bằng học tập format
 powpei tranh các dựa trên trò chơi
 nt vào ảnh , lược đồ các trò dựng
 lược đồ clip. , tranh chơi sẵn để
 tĩnh để ảnh, game, sử dụng
 tạo ta chèn gameshow khi dạy
 “lược chữ chú quen bài ôn
 thích
 đồ thuộc trên tập,
 phù hợp truyền phần
 động”
 với nội hình . giới
 dung thiệu
 bài dạy. bài,
 củng cố
 Với cách làm này:
 - Hoạt động HỌC TẬP của học sinh chuyển thành hoạt động VUI CHƠI có mục đích.
 - Hoạt động DẠY HỌC của giáo viên chuyển thành hoạt động TỰ HỌC chủ 
 động, sáng tạo của học sinh.
 Qua đó học sinh được:
 - Chủ động, tích cực hơn trong quá trình học.
 - Sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức.
 - Hiểu bài nhanh.
 -Ghi nhớ kiến thức dễ dàng.
 - Tương tác nhiều hơn với giáo viên và các bạn.
 - Không gây áp lực, nặng nề kiến thức, học mà chơi.
* Mô tả giải pháp:
 Giải pháp 1: Sử dụng lược đồ động thay thế lược đồ tĩnh để dạy các 
nội dung bài học địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế.
 Thay cho việc giáo viên treo lược đồ trong sách giáo khoa lên bảng và 
 mô tả các đặc điểm về tự nhiên, vị trí của từng châu lục, tưng đại dương, 
 chúng tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các “lược đồ động” để
 5 dụng bản đồ thế giới cùng hiệu ứng đổi màu, nhấp nháy vào khu vực Châu Á 
để học sinh quan sát.
 Trong phần đặc điểm về khí hậu, sử dụng hiệu ứng cho đường xích đạo 
chạy trên lược đồ kèm dòng chữ chú thích các đới khí hậu : ôn đới, hàn đới, 
nhiệt đới.
 Phần thứ hai, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đặc điểm tự 
nhiên của Châu Á, giáo viên kết hợp lược đồ Châu á có các hướng chỉ Bắc Á, 
Trung Á, Tây Á, Bắc Á, Đông Nam Á . Mỗi hình ảnh cảnh đẹp sẽ có mũi tên 
chỉ tới địa điểm có cảnh đẹp đó. cho học sinh quan sát lược đồ và hình ảnh 
song song giúp các em dễ hình dung được các cảnh thiên nhiên được chụp ở 
những khu vực nào của Châu Á.
 Ví dụ 4: Bài 27: Châu Đại Dương và Châu Nam cực 
 (Phụ lục 1, – Bài 17 – ĐL5).
 Sử dụng hiệu ứng nhấp nháy , tô màu vị trí của Châu Đại Dương và Châu 
Nam Cực để học sinh dễ quan sát và hình dung ra vị trí của các châu lục trên 
quả địa cầu.
 Ví dụ 5: Bài 14: Giao thông vận tải
 (Phụ lục 1, – Bài 14 – ĐL5).
 Trong bài này, để giúp học sinh tìm hiểu về các loại hình giao thông ở 
nước ta và sự phân bố của các loại hình đó, thay vì chỉ cho học sinh đọc các số 
liệu và quan sát “lược đồ tĩnh” một cách đơn giản thì học sinh không hình 
dung rõ được từng loại hình giao thông . Để đạt được hiệu quả cao nhất chúng 
tôi đã thiết kế lược đồ giao thông vận tải tĩnh trong sách giáo khoa thành “lược 
đồ động” như sau: đường quốc lộ 1 A được vẽ màu đỏ và chạy hiệu ứng chạy 
dần từ Bắc vào Nam để học sinh hình dung được đường quốc lộ 1A nối liền 
theo chiề dọc đất nước và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển 
hàng hóa. Đường sắt Bắc – Nam vẽ màu đen và chạy hiệu ứng từ Hà Nội tới 
thành phố Hồ Chí Minh.Đường mòn Hồ Chí Minh vẽ đường màu đỏ mảnh 
hơn và cũng chạy hiệu ứng từ các tỉnh thành Bắc vào Nam. “Lược đồ động” 
này sẽ giúp các em hình dung dễ dàng nhất từng loại hình giao thông được 
phân bố theo chiều dọc đất nước Việt Nam.
 Ngoài ra, cách tạo lược đồ động còn phù hợp với một số bài như:
 Bài 2: Địa hình và khoáng sản
 (Phụ lục 1, – Bài 2 – ĐL5).
 Bài 4: Sông ngòi
 7 để thiết kế các trò chơi học tập dựa trên format của một số chương trình nổi 
tiếng, quen thuộc trên ti vi mà đa số các em học sinh đều biết như: Ai là triệu 
phú, chiếc nón kì diệu, Rung chuông vàng; đường lên đỉnh Olympia, hay một 
số hình thức sử dụng trong giải toán Violympic, đào vàng Tất cả các trò 
chơi học tập đều được “biến tấu” để phù hợp với học sinh lớp 5. Các trò chơi 
đều được chèn hiệu ứng âm thanh giống các chương trình truyền hình . Chúng 
tôi đã thiết kế được format của 11 trò chơi có thể áp dụng cho hầu hết các bài 
học Địa lí lớp 5 tùy theo từng phần, từng nội dung.
 Mỗi trò chơi đều có các “gói” câu hỏi liên quan tới bài học. Các trò chơi 
này đã được tạo hiệu ứng sẵn nên người sử dụng chỉ cần viết câu hỏi vào các 
phần hướng dẫn là có thể sử dụng. Sau mỗi slie có hướng dẫn cách chơi, cách 
sửa câu hỏi. Mỗi trò chơi đã thiết kế trước một vài câu hỏi hay phần chơi “ ví 
dụ” để người sử dụng có thể dễ dàng hiểu được cách chơi , cách thêm, sửa các 
câu hỏi cho phù hợp với ý tưởng của bài dạy. Mỗi trò chơi có tính ứng dụng 
rất cao, có thể áp dụng với rất nhiều các bài học về địa lí tự nhiên, dân cư, kinh 
tế hoặc có thể sử dụng trong phần kiểm tra bài cũ hay củng cố bài học hoặc có 
thể sử dụng trò chơi để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới.
 Ví dụ 7: Trò chơi “Ô chữ kì diệu” (Phụ lục 2 –format1- phần 1- Ô chữ 
kì diệu)
 Đây là trò chơi được thiết kế tương tự phần thi “Vượt chướng ngại vật” 
trong chương trình truyền hình Đường lên đỉnh Olympia. Mỗi lần chơi có thể 
thiết kế khoảng 8 đến 10 từ tương ứng với 8 đến 10 hàng ngang và 01 từ hàng 
dọc. Mỗi từ ứng với tên một địa danh, đặc điểm nổi bật của một vùng, một 
châu lục nào đó.
 Ví dụ 8: Trò chơi “Ai là người chiến thắng” (Phụ lục 2 – phần 1-format 
2- Ai là người chiến thắng)
 Nhắc đến chương trình “ Ai là triệu phú” trên Vtv3 chắc hẳn bạn nhỏ nào 
cũng biết . Trò chơi “Ai là người chiến thắng” dựng format dựa trên phiên bản 
của chương trình này, gồm 15 câu hỏi tương ứng với các số điểm từ thấp tới 
cao. Trò chơi này được “biên tập ” lại phù hợp với học sinh lớp 5. Phần gọi 
điện thoại cho người thân thay bằng phần hỏi ý kiến 1 bạn trong lớp.
 Ví dụ 9: Trò chơi “Rung chuông vàng” (Phụ lục 2 – phần 1- format 3-- 
Rung chuông vàng )
Format của trò chơi này được thiết kế theo đúng phiên bản của trò chơi: “Rung 
 chuông vàng” trên truyền hình. Mỗi học sinh trong lớp sẽ được phát 9

File đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_sang_kien_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_theo_hu.doc
Sáng Kiến Liên Quan