Đơn công nhận Sáng kiến Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học Tân Đồng

Như chúng ta đã biết ở lớp 5 là lớp cuối cấp tiểu học thì các môn học ngày càng trang bị nhiều hơn về kiến thức yêu cầu học sinh phải học nhiều hơn biết liên kết và hệ thống được nhiều kiến thức giữa các bài và các môn học. Tuy nhiên khi học bài các em gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ và tổng hợp kiến thức. Nhận thấy rõ được ưu điểm vượt trội của phương pháp sơ đồ tư duy nếu được sử dụng trong dạy học sẽ giúp giúp học sinh:

+ Ghi nhớ kiến thức sâu sắc.

+ Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.

+ Sơ đồ tư duy rất dễ sử dụng với bất kể môn nào.

+ Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não sẽ giúp học sinh học được phương pháp học tập khoa học nhằm tiết kiệm thời gian và ghi chép có hiệu quả hơn.

- Việc sử dụng sơ đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh học được một phương pháp học tập khoa học, hiệu quả.

- Đa số học sinh trong lớp có thái độ rất thích thú hào hứng, sôi nổi hơn với các tiết học bằng sơ đồ tư duy, trong giờ học các em hoạt động nhiều hơn nên tiết học không nhàm chán, nặng nề mà rất hấp dẫn.

- Học sinh hứng thú hơn trong học tập giúp các em nhớ bài tốt hơn, có kỹ năng liên kết và tổng hợp kiến thức. Phát huy được tin thần học tập và làm việc theo nhóm.

- Giáo viên đứng lớp cảm thấy hứng thú với cách dạy mới vì thấy thái độ của học sinh được thay đổi tích cực và đáp ứng được mục đích của việc dạy học.

+ Việc ghi chú bài giảng trở nên linh hoạt hơn giáo viên có thể bổ sung thông tin dễ dàng phù hợp kiến thức cần truyền đạt cho học sinh.

+ Nhìn vào sơ đồ tư duy cho thấy được một bức tranh tổng thể giúp cho học sinh hiểu sâu hơn về chủ đề. Trong việc khôi phục lại bức tranh của quá khứ một cách chân thực và sinh động thì không thể thiếu được phương tiện trực quan. Bởi vậy, trong dạy học Lịch sử, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học là một phương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, sự tư duy độc lập của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức. Với việc đổi mới dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm – không thể áp đặt kiến thức một chiều từ giáo viên” thì việc phát huy năng lực tối đa của người học là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.

 

doc13 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học Tân Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Trường Tiểu học Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình 
 Phước
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Tỷ lệ 
 Ngày, Trình độ 
Số Chức (%) 
 Họ và tên tháng, Nơi công tác chuyên 
TT danh đóng 
 năm sinh môn
 góp
 Trường Tiểu học
 Giáo Đại học 
1 Đỗ Văn Hiếu 05/07/1981 Tân Đồng, thành 50%
 phố Đồng Xoài, viên sư phạm
 tỉnh Bình Phước
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm 
 nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Tân 
 Đồng”
 Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Văn Hiếu.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 7/9/2022
 4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 4.1. Đối tượng đề nghị công nhận sáng kiến (loại hình sáng kiến):
 Sáng kiến môn lịch sử “Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả 
 trong dạy học môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Tân Đồng”.
 4.2. Mô tả tính mới của sáng kiến
 Như chúng ta đã biết ở lớp 5 là lớp cuối cấp tiểu học thì các môn học ngày 
 càng trang bị nhiều hơn về kiến thức yêu cầu học sinh phải học nhiều hơn biết 
 liên kết và hệ thống được nhiều kiến thức giữa các bài và các môn học. Tuy nhiên 
 khi học bài các em gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ và tổng hợp kiến thức. 
 Nhận thấy rõ được ưu điểm vượt trội của phương pháp sơ đồ tư duy nếu được sử 
 dụng trong dạy học sẽ giúp giúp học sinh: 
 + Ghi nhớ kiến thức sâu sắc.
 + Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.
 3
 Qua qua trình dạy tôi nhận thấy:
+ Học sinh chưa chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức.
+ Chưa say mê, hứng thú trong giờ học. Một bộ phận học sinh chưa biết tổng hợp 
ghi nhớ kiến thức, chưa biết liên hệ, vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực 
tế cuộc sống. 
+ Nhiều học sinh học thuộc một cách máy móc nên khả năng ghi nhớ không sâu 
và không hiểu.
+Trong thời gian vừa qua, việc ứng dụng so vào hoạt động giảng dạy ở nhà 
trường chúng tôi cũng còn rất ít. Nhưng với phương pháp này, nếu chúng ta biết 
sử dụng linh hoạt, phù hợp vào giảng dạy chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả không 
nhỏ.
 • Các bước thực hiện
Bước 1: Yêu cầu về kĩ thuật xây dựng sơ đồ 
- Mỗi sơ đồ sử dụng trong quá trình dạy học cần đảm bảo:
+ Tính khoa học: Nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung bài học, ngắn gọn súc 
tích đảm bảo logic.
+ Tính sư phạm: Việc lựa chọn nội dung phù hợp đặc điểm tâm lí học sinh. Từ 
khóa dễ hiểu, gần gũi học sinh. Mức độ diễn đạt đi từ cụ thể đến tổng quát.
+ Tính thẫm mĩ: Bố cục phải hợp lí, cân đối. Có sự kết hợp hài hòa các màu sắc, 
hình ảnh đặc trưng.
Bước 2: Sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học khác.
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong phương pháp động não, đàm thoại - gợi mở.
GV đưa ra một vấn đề có tính tình huống và yêu cầu HS giải quyết trong thời 
gian ngắn và theo hình thức “tiếp sức” hoặc nêu nối tiếp. Các HS sẽ lần lượt 
“bật” ra ý tưởng càng nhanh càng tốt, cho đến khi thời gian kết thúc. Khi đó, vấn 
đề được giáo viên đưa ra nằm ở trung tâm của Bản đồ tư duy. Mỗi ý tưởng của 
học sinh là một phân nhánh cấp 1. Kết thúc cuộc chơi, ta sẽ có một BĐTD đồ sộ 
là tập hợp sức mạnh tư duy của cả tập thể, đồng thời kích thích sự tham gia, hứng 
thú và nhiệt tình của tất cả người học trên tinh thần tôn trọng và học hỏi.
+ Ví dụ: Dạy bài: “Bình tây Đại nguyên soái” Trương Định (Lịch sử 5 trang 4) 
Tôi đưa ra câu hỏi: Tình hình đất nước ta ngay sau khi thực dân pháp xâm lực? 
- Trương Định băn khoăn suy nghĩ điều gì
Rồi cho HS nối tiếp nêu. Kết thúc trò chơi, sẽ có sơ đồ tư duy sau:
 5
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong phương pháp thảo luận nhóm.
+ Đối với phương pháp thảo luận nhóm giáo viên có thể yêu cầu các nhóm trình 
bày kết quả thảo luận nhóm với nội dung giáo viên đã giao thông qua các sơ đồ 
tư duy. Hiển nhiên, mỗi sơ đồ tư duy đó không chỉ phản ánh thái độ nghiêm túc, 
tích cực của nhóm trong việc khai thác, lĩnh hội kiến thức thể hiện sự đoàn kết 
cũng như sự hợp tác ăn ý giữa các thành viên trong nhóm đồng thời vẫn thể hiện 
được màu sắc cá nhân của mỗi học sinh.
Bước 3: Cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy
Trước hết tôi cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho 
học sinh một số sơ đồ tư duy cùng với sự dẫn dắt, giải thích của tôi để các em tập 
 7
Bước 5: Các bước tổ chức thực hiện sơ đồ tư duy. 
- Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân theo gợi ý của giáo viên.
- Học sinh hoặc đại diện các nhóm lên báo cáo, thuyết trình về sơ đồ tư duy đã 
thiết lập.
- Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa, để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức 
của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn 
chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
- Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc 
một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên 
trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 
Ví dụ: sơ đồ tư duy bài: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
 9
+ HS xác định các nhánh chính: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, nhân vật tiêu 
biểu, ý nghĩa. 
+ Tôi cho học sinh xem đoạn video, đọc các thông tin trong sách giáo khoa, thảo 
luận nhóm lập sơ đồ tư duy. 
+ Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên đến từng nhóm gợi ý, hỗ trợ trong 
quá trình lập sơ đồ tư duy.
+ Sau khi hoàn thành các nhóm cử đại diện trình bày thuyết minh về sơ đồ tư duy 
nhóm đã thiết lập
+ Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Sơ đồ tư duy về kiến thức 
của bài học. Cuối cùng có được sơ đồ tư duy tổng thể nội dung của bài như sau: 
Giáo viên cho học sinh nhìn vào sơ đồ để thuyết trình lại nội dung bài học.
Bước 8: Sử dụng Sơ đồ tư duy trong hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
- Hoạt động vận dụng kiến thức bằng sơ đồ tư duy sẽ huy động sự suy nghĩ và 
làm việc của cả lớp. Giáo viên có thể đưa ra một sơ đồ tư duy tổng thể yêu cầu 
học sinh nhắc lại hoặc có thể sử dụng sơ đồ tư duy để trống tổ chức trò chơi cho 
học sinh.
Bước 9: Sử dụng Sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức.
- Việc vận dụng Sơ đồ tư duy để hệ thống hóa nhiều lượng kiến thức khác nhau; 
một nhóm các bài học liên quan, thậm chí cả một chương trong các tiết ôn tập sẽ 
tiết kiệm được rất nhiều thời gian học và hệ thống hóa kiến thức dễ dàng hơn.
 11
4.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Sáng kiến đã được áp dụng ở Trường Tiểu học Tân Đồng với sự tham gia của học 
sinh lớp 5.5. Giải pháp này có thể áp dụng đại trà cho tất cả học sinh Trường Tiểu 
học Tân Đồng và có thể áp dụng cho học sinh các trường trên địa bàn thành phố 
Đồng Xoài và tỉnh Bình Phước.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên là người tâm huyết, yêu thương học sinh, có tinh thần trách nhiệm 
cao.
- Cần nắm vững lý thuyết về sơ đồ tư duy và các nguyên tắc khi thiết kế và sử 
dụng nó, điều đó có thể giúp ta tránh những sai sót khi hướng dẫn học sinh.
- Sử dụng các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy giúp cho bài học sinh động hơn, tiết 
kiệm thời gian hơn trang thiết bị dạy học hiện đại.
- Giáo viên cần kết hợp sơ đồ tư duy với các phương pháp dạy học khác và vận 
dụng linh hoạt vào các bài dạy học cụ thể để đạt được hiệu quả dạy học cao nhất. 
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả:
Để khẳng định hiệu quả của phương pháp này tôi tiến hành khảo sát trước và sau 
khi áp dụng sơ đồ tư duy với những câu hỏi liên quan đến bài cho thấy kết quả 
như sau:
 TRƯỚC LỚP TSHS NỘI DUNG
 VÀ SAU Nắm Nắm Nắm Hào Không 
 KHI ÁP 80%- 50%- hứng hào 
 DỤNG dưới 
 100% 70% 50% hứng
 Thông Thông Thông 
 tin tin tin
 Trước khi 5.5 40 10 15 15 22 18 
 áp dụng (25%) (37,5%) (37,5%) (55%) (45%)
 Sau khi 5.5 40 35 4 (10%) 1 28 0
 áp dụng (87,5%) (2,5%) (100%)
- Nhờ việc ứng dụng sơ đồ tư duy mà chất lượng lớp tôi môn lịch sử cũng như 
các môn học khác của lớp tôi được nâng cao, học sinh rất hứng thú với môn lịch 
sử.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, 
kể cả áp dụng thử:
8.1. Đánh giá của cô Phạm Thị Thanh Hải giáo viên chủ nhiệm lớp 5.2
 13
  Xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 
địa bàn tỉnh Bình Phước.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Tân Đồng, ngày 06 tháng 12 năm 2022
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Đỗ Văn Hiếu
 Điện thoại liên hệ: 0985598499
 Email:dovanhieuthtd@gmail.com

File đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_sang_kien_su_dung_so_do_tu_duy_nham_nang_cao_h.doc
Sáng Kiến Liên Quan