Đơn công nhận Sáng kiến Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh Khối 4, 5 ở trường Tiểu học Phát Diệm
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật, gắn bó mật thiết với đời sống xã hội, nó là món ăn tinh thần không thiếu trong đời sống của con người. Con người đã sử dụng âm nhạc như là phương tiện làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế và những yêu cầu của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung dạy học âm nhạc trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc đối với các trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Việc giáo dục bộ môn âm nhạc tại các trường Tiểu học cũng đã được quan tâm, nhằm mục đích phát triển khả năng âm nhạc, góp phần đào tạo các em trở thành những con người phát triển toàn diện: Đức – Trí – Thể - Mĩ. Thông qua môn học này, hình thành cho các em những kĩ năng ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc. Đặc biệt là trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về âm nhạc, giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động khác của nhà trường. Từ đó, giúp các em nắm bắt tri thức tốt hơn nhằm phát triển con người một cách toàn diện.
Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích học hát nhưng lại ngại học tập đọc nhạc. Một số học sinh không ghi nhớ được vị trí tên nốt nhạc trên khuông nhạc, không nhận biết được nốt nhạc trên khuông nhạc mà chỉ nghe giáo viên hướng dẫn là ghi tên bên dưới nốt nhạc để khi đọc tên nốt nhạc được dễ dàng hơn.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đối với một bài tập đọc nhạc, để các em hiểu, nắm được nội dung bài học và thực hiện đọc nhạc tốt, ghi chép được nốt nhạc của bài tập đọc nhạc đúng với yêu cầu, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu dễ dàng kiến thức bài học.
Những năm trước đây, việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc giao cho giáo viên chủ nhiệm giảng dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó, đồ dùng dạy học còn thiếu, đặc biệt là các nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ, chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền khẩu. Do đó kết quả đạt được chưa cao, chưa tạo được tính chủ động, tích cực và sáng tạo cho học sinh, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn.
Trong thực tế, để hát tốt một bài hát cần hiểu được tính chất của bài hát và quan trọng nhất là phải hát đúng cao độ, trường độ của lời ca. Có như vậy mới thể hiện được tính chất của bài. Vì vậy, đọc nhạc tốt sẽ là cơ sở để các em hát đúng giai điệu bài hát. Khi đã đọc chuẩn các nốt nhạc các em sẽ xác định được trong bài hát từ nào hát cao, từ nào hát thấp, chỗ nào ngân – nghỉ, chỗ nào luyến, láy.
Tôi chọn nội dung này nghiên cứu mục đích để đưa ra phương pháp dạy tập đọc nhạc, giúp học sinh hiểu bài và nắm được kiến thức bài học một cách đơn giản, nhẹ nhàng, tạo cho các em nền tảng ban đầu về âm nhạc, giúp các em có những cơ sở ban đầu để phát huy khả năng âm nhạc của mình.
“Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến UBND huyện Kim Sơn - Hội đồng thẩm định sáng kiến cấp Phòng GD&ĐT Kim Sơn - Hội đồng thẩm định sáng kiến Trường Tiểu học Phát Diệm Tên tôi là: Tỷ lệ (%) đóng góp Ngày tháng Chức Trình độ TT Họ và tên năm sinh Nơi công tác vụ chuyên môn vào việc tạo ra sáng kiến Trường Tiểu Tổng Đại học 1 Phạm Thị Hương Ly 27/11/1983 học Phát phụ 100% Sư phạm Diệm trách I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG - Tên sáng kiến: “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm”. - Lĩnh vực áp dụng: + Áp dụng cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm. + Vấn đề sáng kiến cần giải quyết: Âm nhạc là loại hình nghệ thuật, gắn bó mật thiết với đời sống xã hội, nó là món ăn tinh thần không thiếu trong đời sống của con người. Con người đã sử dụng âm nhạc như là phương tiện làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế và những yêu cầu của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung dạy học âm nhạc trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc đối với các trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Việc giáo dục bộ môn âm nhạc tại các trường Tiểu học cũng đã được quan tâm, nhằm mục đích phát triển khả năng âm nhạc, góp phần đào tạo các em trở thành những con người phát triển toàn diện: Đức – Trí – Thể - Mĩ. Thông qua môn học này, hình thành cho các em những kĩ năng ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc. Đặc biệt là trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về âm nhạc, giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động khác của nhà trường. Từ đó, giúp các em nắm bắt tri thức tốt hơn nhằm phát triển con người một cách toàn diện. Phạm Thị Hương Ly 1 Năm học 2016 - 2017 “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết tên các nốt nhạc. - Cho học sinh đọc cao độ các nốt nhạc theo thứ tự trong bài. - Giáo viên cho học sinh tập đọc từng câu kết hợp gõ đệm. - Ghép các câu và đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc. Cho học sinh thực hiện nhiều lần theo nhiều hình thức : tập thể, chia nhóm, cá nhân... Chính vì phương pháp dạy tập đọc nhạc đơn điệu trên nên học sinh không say sưa, yêu thích các tiết học tập đọc nhạc, dẫn đến kết quả học tập đọc nhạc của học sinh chưa cao. Qua kết quả khảo sát ban đầu tôi có bảng thống kê sau: Khối Tổng số học sinh Đọc tốt, trôi chảy Đọc được Chưa đọc được 4 132 15/132 = 11,4% 85/132 =64,4% 32/132 =24,2% 5 116 17/116 =14,7% 80/116 = 68,9% 19/116 = 16,4% Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, tỉ lệ học sinh chưa đọc được nốt nhạc còn tương đối cao đặc biệt là học sinh khối lớp 4, do các em mới bắt đầu được tiếp xúc với phân môn Tập đọc nhạc. Qua kiểm tra đọc tập đọc nhạc đối với học sinh, thì số lượng các em đọc tốt còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ ý không đúng tiết tấu của bản nhạc. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình về vấn đề này. 1.2. Ưu điểm: Trường Tiểu học Phát Diệm nằm ở khu trung tâm văn hóa, chính trị của huyện Kim Sơn. Mặt bằng dân trí khá cao, học sinh có truyền thống hiếu học. Sự nghiệp giáo dục của địa phương liên tục phát triển. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong quá trình giảng dạy. Các em học sinh đi học chuyên cần và rất thích học môn Âm nhạc. 1.3. Nhược điểm và những tồn tại: Một số phụ huynh và học sinh coi thường môn học, cho đó là môn phụ nên không cần quan tâm, không dành thời gian luyện tập và ôn luyện. Phạm Thị Hương Ly 3 Năm học 2016 - 2017 “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” Đây là bước quan trọng giúp học sinh nắm được cao độ của các trong bài tập đọc nhạc. Bước 3: Luyện tập tiết tấu Được thực hiện theo trình tự như sau: - Cho học sinh nhận biết hình nốt, phân tích giá trị trường độ của mỗi hình nốt. - Học sinh đọc hình nốt theo thứ tự trong tiết tấu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, gõ tiết tấu. - Học sinh đọc kết hợp dùng thanh phách gõ tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên. - Cho học sinh chỉ gõ tiết tấu, không đọc. Đây cũng là bước quan trọng giúp học sinh định hình được độ dài các hình nốt trong bài, từ đó hình dung ra giai điệu của các câu nhạc trong bài tập đọc nhạc. Bước 4: Tập đọc nhạc từng câu Được thực hiện theo trình tự như sau: - Giáo viên đàn mẫu giai điệu của bài tập đọc nhạc. - Cho học sinh đọc cao độ các nốt nhạc theo thứ tự trong bài. Giáo viên hướng dẫn theo hiệu lệnh (dùng đàn, dùng thước, vỗ tay) không theo tiết tấu. - Giáo viên cho học sinh nghe đàn mẫu giai điệu và hướng dẫn, học sinh tập đọc từng câu kết hợp gõ đệm theo tiết tấu (giáo viên có thể đọc mẫu từng nốt trong trường hợp câu nhạc khó, học sinh không đọc được). - Ghép các câu và đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu. Cho học sinh thực hiện nhiều lần theo nhiều hình thức : tập thể, chia nhóm, cá nhân... Bước này học sinh sẽ được kết hợp giữa cao độ và tiết tấu vừa luyện trong bước 2 và bước 3 để đọc bài tập đọc nhạc đúng cao độ, trường độ. Đây là bước trọng tâm, quyết định kết quả học tập của học sinh và mục tiêu bài học. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để giúp học sinh đọc nhạc chính xác nhất. Bước 5: Ghép lời ca, trình bày hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc Thực hiện theo trình tự sau: - Giáo viên đàn lại cả bài tập đọc nhạc. - Tiến hành ghép lời từng câu. - Ghép lời cả bài. - Chia nhóm : nhóm đọc nhạc, nhóm ghép lời ca Phạm Thị Hương Ly 5 Năm học 2016 - 2017 “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” - Giáo viên gõ mẫu tiết tấu – yêu cầu học sinh lắng nghe. - Giáo viên chỉ định 1 em gõ - Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh cả lớp thực hiện theo các bước: + Đọc tiết tấu theo hình nốt: Đen, Đen, Đen, Đen, Trắng, Đen, Đen, Đen, Đen, Trắng. + Đọc kết hợp dùng thanh phách gõ tiết tấu. + Dùng thanh phách gõ tiết tấu, không đọc. Hoạt động 4: Tập đọc nhạc từng câu ngắn - Giáo viên đàn mẫu toàn bộ phần nốt nhạc của bài tập đọc nhạc. - Giáo viên đàn từng nốt nhạc trong bài (không theo tiết tấu) cho HS đọc theo để các em định hình được cao độ của các nốt nhạc trong bài, trong quá trình đọc giáo viên chú ý chỉnh sửa cao độ cho học sinh nếu các em đọc sai. - Giáo viên đàn câu thứ nhất sau đó, đàn giai điệu 3 ô nhịp đầu rồi bắt nhịp 1-2, học sinh đọc lại 2 – 3. Giáo viên chỉnh sửa. 3 ô nhịp tiếp theo thực hiện tương tự sau đó ghép 6 ô nhịp để hoàn thành câu nhạc thứ nhất. Câu nhạc thứ 2 thực hiện tương tự câu nhạc thứ nhất (trong trường hợp học sinh không đọc được thì giáo viên đọc mẫu chỗ khó và cho học sinh đọc theo). - Giáo viên chỉ định 2 đến 4 học sinh đọc lại từng câu đồng thời hướng dẫn các em chỉnh sửa những chỗ chưa chuẩn xác. - Giáo viên đàn giai điệu cả bài cho các em đọc nhạc, luyện tập với các hình thức như: tập thể, dãy (nhóm), cá nhân. - Chỉnh sửa, hoàn thiện phần đọc nhạc. Hoạt động 5: Ghép lời, đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc Giáo viên hướng dẫn học sinh: + Ghép lời ca theo giai điệu từng câu. + Ghép toàn bài. + Hát lời toàn bài. + Lần 1 đọc nhạc, lần 2 ghép lời toàn bài kết hợp gõ đệm theo các hình thứ: Nhịp, phách, tiết tấu (giáo viên có thể đàn giai điệu và hướng dẫn học sinh thực hiện theo các hình thức như: tập thể, nhóm, cá nhân. Phạm Thị Hương Ly 7 Năm học 2016 - 2017 “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” bài, đồng thời phải biết sử dụng các nhạc cụ, thiết bị hỗ trợ trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là dạy học bằng trình chiếu (Powerpoint) một cách linh hoạt. Biện pháp này hỗ trợ rất hiệu quả cho việc giảng dạy âm nhạc. Trường hợp nhà trường không có nhạc cụ hỗ trợ hoặc không có đủ điều kiện sử dụng nhạc cụ thì giáo viên cần thường xuyên luyện tập xướng âm, luyện thanh, tiết tấu để khi dạy các em đọc nhạc giáo viên phát âm được cao độ một cách chính xác nhất. Thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp. Đó là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết được trong thời gian qua để nâng cao hiệu quả giảng dạy. III. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC: Từ đầu năm học, tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy tập đọc nhạc với các biện pháp như đã trình bày ở trên ở các khối lớp 4, 5 và thấy các em rất say mê hứng thú học tập, do đó kết quả đã được nâng lên rõ rệt. Sau một thời gian thử nghiệm, kết quả khảo sát tính đến giữa học kỳ II cho thấy tỉ lệ học sinh chưa đọc được tập đọc nhạc đã được cải thiện: Khối Tổng số học sinh Đọc tốt, trôi chảy Đọc được Chưa đọc được 4 132 25/132 = 18,9% 95/132 = 72% 12/132 = 9,1% 5 116 27/116 = 23,3% 80/116 = 69% 9/116 = 7,7% Qua bảng thống kê trên cho thấy, tỉ lệ học sinh thực hiện được tốt phần tập đọc nhạc đã tăng so với kết quả khảo sát khi chưa áp dụng biện pháp cải tiến. Phần nào góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh đọc tập đọc nhạc chưa chuẩn xác so với đầu năm. Tôi tin rằng, nếu kiên trì áp dụng các biện pháp dạy đọc nhạc như đã nêu trên thì lần khảo sát tiếp theo sẽ khả quan hơn và sẽ khắc phục được tình trạng học sinh ngại học phân môn Tập đọc nhạc, tình trạng học sinh đọc nhạc yếu như hiện nay. IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Sáng kiến đã được áp dụng trong thời gian từ đầu năm học đến nay và cho thấy kết quả khả quan. Tôi tin chắc rằng sáng kiến có thể áp dụng và thực hiện lâu dài tại trường Tiểu học Phát Diệm cũng như các trường Tiểu học trong toàn huyện. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1. Kết luận: Âm nhạc là môn học được hầu hết các em học sinh Tiểu học yêu thích, đó là điều tôi nhận thấy trong suốt quá trình công tác. Vì môn học này giúp các em có những giờ phút thư giãn, thoải mái, đồng thời bổ trợ cho các em tiếp thu kiến thức của các môn học khác tốt hơn. Tuy ở nội dung tập đọc nhạc các em học còn yếu nhưng điều đó không làm cho các em chán ghét môn Âm nhạc mà ngược lại "Tập đọc nhạc" là sự mới mẻ, thú vị đối với các em. Từ thực tế đó, tôi tin rằng với sáng Phạm Thị Hương Ly 9 Năm học 2016 - 2017
File đính kèm:
- don_cong_nhan_sang_kien_mot_so_phuong_phap_day_tap_doc_nhac.doc