Đơn công nhận Sáng kiến Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học Ninh Thắng

Trong các nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng, công tác kiểm tra nội bộ có vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của công tác quản lý, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, là một nhiệm vụ không thể thiếu trong kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Đây là một hoạt động góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học, nó vừa là tiền đề vừa là điều kiện để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu. Thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ, cán bộ quản lý nhà trường sẽ đánh giá toàn diện tất cả các mặt hoạt động của các bộ phận, tổ chức đoàn thể và cá nhân trong nhà trường, phân tích nguyên nhân của các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế.

1

Để phát huy tốt hiệu quả của công tác kiểm tra như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Nếu tổ chức việc kiểm tra chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định sẽ tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”, trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình và Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoa Lư đã luôn quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ trong trường học. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác này, chúng tôi - những người làm công tác quản lý, trực tiếp phụ trách công tác kiểm tra nội bộ trường học tại trường Tiểu học Ninh Thắng đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường. Chúng tôi luôn mong muốn công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu đã đề ra, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, đoàn thể và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên của nhà trường để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo.

Trong thực tế hiện nay, hoạt động kiểm tra nội bộ trong trường tiểu học còn nặng về hình thức, chưa thực sự đầy đủ theo tinh thần của các văn bản chỉ đạo. Trong quá trình thực hiện, có một số khâu còn bị xem nhẹ. Việc đánh giá xếp loại các tổ chức, cá nhân chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động của nhà trường. Đó chính là một trong các nguyên nhân của sự không bền vững trong chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học Ninh Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến tỉnh Ninh Bình
 Chúng tôi gồm:
 Tỷ lệ (%)
 Trình
 đóng góp
 Ngày tháng độ
TT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ vào việc
 năm sinh chuyên
 tạo ra
 môn
 sáng kiến
 Phòng GD&ĐT Chuyên
 1 Tạ Hữu Tịnh 05/5/1972 ĐHSP 25%
 Hoa Lư viên
 Trường TH 25%
 2 Đỗ Thị Mỹ 04/7/1971 Hiệu trưởng ĐHQL
 Ninh Thắng
 3 Lê Thị Thu Thủy 09/10/1973 Trường TH Phó HT ĐHSP 25%
 Ninh Thắng
 4 Nguyễn Thị Hạnh 05/12/1974 Trường TH Phó HT ĐHSP 25%
 Ninh Thắng
 I. ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN:
 “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra 
nội bộ ở trường Tiểu học Ninh Thắng”.
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
 - Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Ninh Thắng, huyện Hoa 
Lư, tỉnh Ninh Bình
 - Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2015-2016 đến năm học 
2016-2017.
 II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1. Công tác kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học
 Trong các nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng, công tác 
kiểm tra nội bộ có vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 
trong nhà trường. Kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của công tác quản 
lý, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, là một nhiệm vụ không 
thể thiếu trong kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. 
Đây là một hoạt động góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học, nó vừa 
là tiền đề vừa là điều kiện để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu. Thông qua 
hoạt động kiểm tra nội bộ, cán bộ quản lý nhà trường sẽ đánh giá toàn diện tất cả 
các mặt hoạt động của các bộ phận, tổ chức đoàn thể và cá nhân trong nhà 
trường, phân tích nguyên nhân của các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất các 
biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế.
 1 thực hiện công tác chủ nhiệm, các hoạt động giáo dục khác và công tác bồi 
dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.
 * Về hạn chế:
 - Phần lớn công tác kiểm tra nội bộ là kiểm tra theo kế hoạch, chưa chú 
trọng kiểm tra đột xuất, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phát sinh theo từng thời 
điểm.
 - Việc kiểm tra chủ yếu chỉ tập trung vào kiểm tra thực hiện nhiệm vụ 
trọng tâm của các tổ chức - đoàn thể, việc dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo 
viên bỏ qua các nội dung khác như công tác chủ nhiệm lớp, tham gia các phong 
trào, hoạt động ngoại khoá 
 - Kế hoạch kiểm tra chỉ tập trung kiểm tra cá nhân.
 - Các thành viên của Ban kiểm tra nội bộ trường học chủ yếu là kiêm 
nhiệm, năng lực thực hiện nhiệm vụ không đồng đều, một vài đồng chí còn ngại 
va chạm, hạn chế trong kỹ thuật kiểm tra và khả năng tư vấn nên ít nhiều ảnh 
hưởng đến chất lượng của hoạt động kiểm tra. Nhiều đồng chí chưa quan tâm đến 
chất lượng công tác tư vấn, thúc đẩy sau kiểm tra, không nắm được xem đối 
tượng đã thực hiện kết luận kiểm tra như thế nào.
 - Kết quả đánh giá nặng về động viên, khích lệ chưa phản ánh chính xác 
thực tế kiểm tra.
 - Một số môn năng khiếu như Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ,  còn thiếu 
cộng tác viên kiểm tra tại trường nên nhà trường chưa chủ động được lịch kiểm 
tra.
 - Công tác kiểm tra chưa đảm bảo tính thường xuyên, liên tục, chưa tạo 
được phong trào thi đua, phấn đấu trong suốt năm học đối với mọi cá nhân mà 
chỉ tập trung vào tháng, tuần được kiểm tra.
 - Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ kiểm tra chưa được nhiều, việc 
khen thưởng cho các cá nhân thực hiện tốt nhiêm vụ này chưa được quan tâm.
 Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng một số 
giải pháp nhằm cải tiến công tác kiểm tra nội bộ trong đơn vị, cải thiện và nâng 
cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra trong nhà trường và bước đầu đã thu 
được một số kết quả khả quan.
 2.2. Giải pháp mới cải tiến nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội 
bộ trường học.
 2.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra nội bộ
 - Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng triển khai và quán triệt đường lối, chủ 
trương, chính sách, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp giáo 
dục; tiến hành tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác 
kiểm tra nội bộ đối với toàn đơn vị trong các cuộc họp, các hoạt động. Hàng 
tháng, cán bộ phụ trách công tác kiểm tra có đánh giá, nhận xét việc thực hiện 
nhiệm vụ kiểm tra nội bộ của nhà trường.
 - Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập các văn bản theo quy định:
 + Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ 
về Tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.
 + Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 14-12-2013 về việc hướng dẫn 
thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
 3 + Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản hướng dẫn (Luật Giáo dục, Điều lệ 
trường Tiểu học; TT 39/2013/TT-BGDĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành 
trong lĩnh vực giáo dục); vào thực tế nhà trường, vào kết quả của năm học 
trước (Kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn) để xây dựng dự thảo Chuẩn 
(Chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá tiết dạy )
 + Gửi văn bản dự thảo tới cán bộ, giáo viên toàn trường để tham gia đóng 
góp ý kiến)
 + Tổng hợp, hoàn thiện.
 + Hiệu trưởng ra quyết định quy định chuẩn và tổ chức thực hiện.
 Chuẩn này cần được điều chỉnh linh hoạt trong các năm học, không áp 
dụng máy móc và vĩnh cửu.
 2.2.4. Phân cấp trong kiểm tra và kết hợp các hình thức kiểm tra. Đây 
 cũng là biện pháp mới chúng tôi áp dụng trong hai năm học qua. Ngay sau 
 khi ban hành Kế hoạch và quyết định kiểm tra, Trưởng ban
kiểm tra triệu tập họp Ban kiểm tra và thống nhất, phân công trách nhiệm cho 
từng thành viên trong ban kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm tra đảm bảo nội 
dung và tiến độ theo Kế hoạch. Trong nhà trường cần phân cấp như sau: Kiểm tra 
cấp trường, kiểm tra cấp tổ/các tổ chức, đoàn thể/khối chuyên môn, tự kiểm tra 
của các cá nhân. Việc phân cấp này sẽ tạo ra một chế độ kiểm tra hợp lý, không 
chồng chéo, rộng khắp, tránh được tình trạng trưởng ban ôm đồm mọi cuộc kiểm 
tra và phát huy được khả năng của mỗi thành viên trong ban kiểm tra.
 Để công tác kiểm tra nội bộ đạt hiệu quả cao cần phối hợp tốt giữa 2 hình 
thức kiểm tra trực tiếp và gián tiếp vì mỗi hình thức có mặt mạnh riêng.
 2.2.5. Chỉ đạo thực hiện đúng, đủ các nội dung kiểm tra và kiểm tra 
theo đúng quy trình.
 a) Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ, giáo viên, nhân 
viên. Bao gồm:
 - Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo: Kiểm tra hoạt động sư phạm 
của nhà giáo nhằm xem xét cụ thể tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ, đối 
chiếu với những yêu cầu, chuẩn nghề nghiệp về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối 
sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm mà nhà giáo cần đạt được nhằm đáp ứng 
mục tiêu giáo dục; kết quả kiểm tra là cơ sở quan trọng để đánh giá, tư vấn, thúc 
đẩy và quyết định hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Nội dung kiểm 
tra hoạt động sư phạm của nhà giáo bao gồm:
 + Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
 + Kết quả công tác được giao: Thực hiện quy chế chuyên môn (Thực hiện 
kế hoạch giáo dục; các yêu cầu về soạn bài, lên lớp, đánh giá học sinh, tham gia 
sinh hoạt tổ chuyên môn, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng); trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ; kết quả giảng dạy, giáo dục; kết quả tham gia các công tác khác. 
Ngoài ra đánh giá hoạt động sư phạm của nhà giáo còn được xác định trên cơ sở 
chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.
 - Kiểm tra hoạt động phục vụ dạy học, giáo dục của viên chức và người lao 
động trong nhà trường, chúng tôi tập trung kiểm tra các nội dung sau:
 + Việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
 + Việc khai thác, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học;
 5 Bước 7: Lập và quản lý hồ sơ kiểm tra
 2.2.6. Xây dựng đội ngũ vững về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng 
phát huy năng lực, sở trường và sự sáng tạo của mỗi cá nhân.
 Trong nhà trường, lực lượng chủ yếu tham gia trong quá trình giáo dục là 
tập thể sư phạm gồm cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên. Vì vậy, cán bộ quản lí 
cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của từng thành viên, đặc biệt là trong nhiệm vụ 
chức danh của họ. Cần thấy được ý nghĩa giữa các mối quan hệ cá nhân và tập 
thể trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường. Từ đó đề ra các biện 
pháp xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ vững về chuyên môn, nghiệp vụ 
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục với các nội dung như:
 - Đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, Nhà nước; ý thức tổ chức kỷ 
luật, chấp hành luật pháp của Nhà nước, quy chế của Ngành, nội quy của đơn vị.
 - Học tập nâng cao trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ; số lượng, 
chất lượng đội ngũ.
 - Phát huy tính sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, giao 
nhiệm vụ theo năng lực, sở trường của từng cá nhân.
 2.2.7. Tổng kết công tác kiểm tra và thi đua khen thưởng
 Sau mỗi học kỳ và cuối năm học, Ban kiểm tra nội bộ tham mưu với nhà 
trường tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra. Qua đó đánh giá những ưu 
điểm và tồn tại của công tác kiểm tra, rút ra kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác 
kiểm tra nội bộ trong thời gian tới.
 Hồ sơ của công tác kiểm tra được lưu trữ, cập nhật thường xuyên đảm bảo 
tính chính xác, khoa học và công khai, minh bạch.
 Ban kiểm tra nội bộ tham mưu với Hội đồng thi đua khen thưởng nhà 
trường để tuyên dương, khen thưởng những cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ.
 Trên đây là một số giải pháp mà chúng tôi đã thực hiện trong công tác 
kiểm tra nội bộ. Chúng tôi nhận thấy các giải pháp trên có một số tính mới, tính 
sáng tạo so với các giải pháp cũ như sau:
 Một điểm mới, sáng tạo trong công tác kiểm tra nội bộ là chúng tôi đã xây 
dựng chuẩn kiểm tra phù hợp với thực tế đơn vị, phân cấp kiểm tra, kết hợp 
các hình thức kiểm tra và chú trọng kiểm tra lại sau kiểm tra. Đặc biệt việc 
kiểm tra sau kiểm tra là hoạt động nhằm đánh giá mức độ tiến bộ của người được 
kiểm tra sau khi đã tư vấn, định hướng. Nếu trong kiểm tra lại mà kết quả chưa 
đạt như mong muốn thì người kiểm tra và đối tượng kiểm tra sẽ cùng phối hợp 
điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức, kỹ thuật thực hiện để đạt được hiệu 
quả tối ưu nhất theo phương châm “phải làm bằng được”, không bỏ lửng giữa 
chừng, không chỉ ra tồn tại rồi để đấy đổ lỗi cho khách quan,
 Giải pháp mới đã chú trọng công tác tư vấn, giúp đỡ, định hướng cho đối 
tượng kiểm tra không nặng về đánh giá, xếp loại. Chính vì vậy, cả người kiểm tra 
và người được kiểm tra đều rất thoải mái trong quá trình làm việc.
 Bên cạnh đó, công tác kiểm tra nội bộ góp phần không nhỏ vào việc bồi 
dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên (học 
thầy không tày học bạn).
 7

File đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_sang_kien_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan