Đề tài Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - Giáo dục công dân lớp 10”

 1. Lí do chọn đề tài

 Giáo dục công dân (GDCD) là một môn khoa học xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong trường THPT. Cùng với các môn học khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoa học, có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm cộng đồng, gia đình và bản thân.

Tuy nhiên, hiện nay phần lớn học sinh phổ thông đều chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này nên xem nhẹ, thậm chí coi thường môn học, giờ học môn GDCD đa phần học sinh ít tập trung, học theo kiểu chống đối hoặc làm việc riêng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song một trong những nguyên nhân đó là do phương pháp dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say mê học tập ở học sinh. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi giáo viên nói chung, giáo viên dạy GDCD nói riêng.

 Kho tàng truyện kể Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, những câu chuyện cũng là những bài học cho tất cả mọi người về mọi mặt của đời sống. Nếu người giáo viên biết cách chọn lựa, dẫn dắt và kể những câu chuyện sao cho phù hợp với bài học và đối tượng học sinh khi dạy môn GDCD chắc chắn sẽ giúp học sinh say mê, hứng thú học tập từ đó đạt kết quả tốt hơn. Việc khai thác các câu chuyện thông qua các bài giảng GDCD là một hướng đi mang bản sắc riêng của nền giáo dục nước nhà. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

 Những câu truyện kể sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi của các em học sinh từ đó các em sẽ nhận thức được vai trò và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến niềm yêu thích môn GDCD của học sinh. Hơn nữa khéo léo sử dụng truyện kể không chỉ có tác dụng tích cực đến kết quả học tập bộ môn cho học sinh mà còn có tác dụng trong việc gìn giữ văn hóa dân tộc; giáo dục truyền thống lịch sử; khơi gợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc

Đối với những bài học về đạo đức, đạo làm người trong chương trình GDCD thì việc sử dụng những câu chuyện kể về người thật, việc thật càng trở nên thiết thực và có ý nghĩa hơn. Xuất phát từ những lí do nêu trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - Giáo dục công dân lớp 10”

 

doc17 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3593 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - Giáo dục công dân lớp 10”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảm ơn ngài cố vấn! Tôi cùng anh em đã quen lệ rồi”. Không chỉ việc ăn uống mà trong tất cả các sinh hoạt hàng ngày, ở Bác luôn toát lên sự giản dị, thanh tao. Đạo đức của Người là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Như Người đã từng nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng Bác Hồ là một tấm gương đạo đức trong sáng và cao cả. Vậy đạo đức là gì? Nó thể hiện qua những phạm trù nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Như vậy bằng những câu truyện kể ngắn gọn, mang nhiều ý nghĩa giáo viên không những khéo léo đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài học mới mà còn kích thích học sinh tìm hiểu những kiến thức mới sẽ được học. 	
3.2. Sử dụng truyện kể để giảng dạy kiến thức mới.
+ Trong bài: “Một số phạm trù cơ bản của đạo dức học”, ở đơn vị kiến thức 1. Nghĩa vụ, tôi đã sử dụng câu chuyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” để minh họa cho học sinh thấy được sự dũng cảm hi sinh quên mình vì việc nghĩa của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Từ đó giúp học sinh ý thức được nghĩa vụ của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nội dung câu chuyện có thể khái quát: Mới 15 tuổi, Trần Quốc Toản đã có chí lớn, muốn được tham gia Hội nghị Bình Than để bàn việc nước, nhưng không được chấp nhận. Trong tay cầm quả cam, chàng thiếu niên đã bóp nát lúc nào không biết. Trở về lập nên một đội quân lớn, với lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Trong các trận đánh, Trần Quốc Toản luôn ở vị trí tiên phong, xung trận cùng các tướng lĩnh tạo nên những chiến thắng lừng lẫy. Trận chiến đấu oanh liệt bên dòng sông Như Nguyệt, Trần Quốc Toản đã anh dũng hy sinh khi mới vừa tròn 17 tuổi.
+ Ở đơn vị kiến thức 2. Lương tâm, GV có thể bắt đầu bằng câu chuyện : Sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời ( Trích trong Dế mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài), để giúp học sinh thấy rõ được lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Chuyện kể về sự ngông cuồng và dại dột của Dế Mèn đã dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nhưng sau hành động của mình, Dế Mèn rất ân hận: “Nào tôi có biết, cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi ân hận lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ do cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ”. Sau khi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn đã tự kiểm điểm hành vi sai lầm của mình: Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.Còn về phần Dế Choắt lại rất rộng lượng tha thứ cho Dế Mèn và cũng không quên khuyên nhủ Dế Mèn: “Thôi tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt tôi khuyên anh: ở đời mà có cái thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.
 GV hỏi: Qua câu chuyện trên em có nhận xét gì về hành động của Dế Mèn? 
 HS trả lời:
 GV nhận xét: Hành động của Dế Mèn thể hiện sự ngông cuồng và rất dại dột, hậu quả của hành vi đó đã dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Từ cái chết đó, Dế Mèn đã vô cùng ân hận về hành vi của bản thân, lương tâm vô cùng cắn dứt. 
Vậy theo em lương tâm là gì? Bao gồm những trạng thái nào? Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
HS trả lời: GV kết luận ( theo kiến thức SGK) 
 + Ở đơn vị kiến thức 3. Nhân phẩm và danh dự, GV có thể sử dụng câu chuyện Không nhận lụa ( Trích trong Kho tàng giai thoại Việt Nam tập 1- Nhà xuất bản Văn học Việt Nam 1994) để minh họa cho học sinh thấy được đức độ cao thượng liêm khiết của quan Tả Thị lang bộ Hình - Vũ Tụ, người được vua Lê Thánh Tông ban cho hai chữ “Liêm khiết” đính vào cổ áo mỗi khi vào triều. Quan Tả Thị lang, khi có người đến nhà kính cẩn xin ông nhận tấm lụa quý để tỏ lòng biết ơn khi vừa thắng kiện, mà anh ta nghĩ rằng chắc là nhờ quan Vũ Tụ có phần chiếu cố, Vũ Tụ trả lời: Ta không biết anh là ai, việc xử án là theo luật lệ. Người khách trả lời: Tập tục bây giờ đều là thế, Tấm lụa có đáng là bao, chỉ gọi là một chút lòng thành. Còn đi vào lúc này là tránh điều dị nghị. Vũ Tụ trừng mắt: Ngươi cũng biết nói điều dị nghị à? Tránh dị nghị sao còn lén lút ? Tập tục thì ta mặc, ta há phải theo tập tục để làm ô danh như bao kẻ khác hay sao? Dứt lời, ông bảo người nhà đuổi khách ra khỏi cửa.
 Sau đó GV yêu cầu học sinh nhận xét về phẩm chất đạo đức của Quan Tả Thị lang, từ đó GV giúp học sinh hiểu rõ được nhân phẩm và danh dự.
 + Ở đơn vị kiến thức 4: Hạnh phúc, để giảng dạy phần này,GV hỏi học sinh: 
Theo em hạnh phúc là gì? Sau khi HS trả lời GV kết luận: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng và hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu chân chính và lành mạnh về vật chất và tinh thần
 Tuy nhiên những nhu cầu về vật chất và tinh thần phải là nhu cầu chân chính và lành mạnh. Nếu những nhu cầu đó được đáp ứng đầy đủ chính là sự thỏa mãn. Nhưng con người không thể thỏa mãn hết nhu cầu được. Tại sao lại như vây?
 Giáo viên có thể kể cho học sinh câu chuyện: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” để học sinh thấy được điều này vì con người thỏa mãn hết nhu cầu này lại nảy sinh nhu cầu khác. Nhu cầu sau cao hơn nhu cầu trước. Nếu cứ mãi như vậy thì sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc. Nội dung câu chuyện được kể như sau:
 Có 2 vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ sống trong một túp lều bên bờ biển. Ngày ngày, ông lão ra biển thả lưới đánh bắt cá. Một hôm, ông lão quăng nhiều mẻ lưới mà không bắt được gì. Đến mẻ lưới cuối cùng, ông bắt được một con cá vàng. Cá vàng khẩn thiết cầu xin ông lão đánh cá, nếu ông thả nó về biển thì nó sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của ông. Ông lão đánh cá vui vẻ thả Cá vàng về biển mà không đòi hỏi gì. Khi ông lão đánh cá trở về nhà thì thấy vợ đang giặt quần áo trong chiếc chậu gỗ đã vỡ một miếng. Ông kể cho bà vợ nghe chuyện đánh được con Cá vàng. Bà vợ nghe xong, nói:
- Sao ông không đòi nó cho một cái chậu gỗ mới?
Ngày hôm sau, ông lão đánh cá đi ra biển gọi Cá vàng, Cá vàng ngoi lên mặt nước. Ông lão bảo cá:
- Cá vàng ơi, mụ vợ ta bắt ta phải xin một chiếc chậu gỗ mới.
Cá vàng nhận lời, bảo ông lão cứ yên tâm trở về. Khi ông lão về đến nhà thì thấy nhà đã có một chiếc chậu mới. Bà vợ lại bảo:
- Ông nên đòi thêm một ngôi nhà thật đẹp nữa.
Ngày hôm sau, ông lão đánh cá lại đi ra biển, bảo Cá:
- Cá vàng ơi, bà vợ ta lại muốn có một ngôi nhà mới.
Cá vàng nhận lời. Ông lão đánh cá trở về nhà, bà vợ ông lại đòi hỏi:
- Ông hãy đi bảo con Cá vàng rằng, tôi muốn được làm nữ hoàng.
Ông lão lại đi ra biển một lần nữa, gọi Cá vàng và bảo:
- Cá vàng ơi, bà vợ ta không để cho ta yên. Bà ta muốn được sống trong cung điện. 
Cá vàng lại một lần nữa đáp ứng đòi hỏi của bà vợ.
Khi ông lão về đến nhà thì bà vợ đã lên làm nữ hoàng, nhưng bà ta vẫn chưa thoả mãn:
- Ông hãy đi bảo con Cá vàng rằng, tôi muốn làm long vương dưới biển kia, và hàng ngày Cá vàng sẽ phải nghe tôi sai bảo.
Ông lão đánh cá đi ra biển lần thứ 4 để tìm Cá vàng. Cá vàng ngoi lên mặt nước, nghe lời của ông lão đánh cá, nó không nói gì, quẫy đuôi một cái rồi biến mất vào đại dương sâu thẳm.
Ông lão đánh cá trở về nhà, thấy cung điện nguy nga đã biến mất. Trước căn lều cỏ, bà vợ ông đang giặt quần áo bằng chiếc chậu vỡ ”.(Trích từ SGK Ngữ Văn 6)
Cảm xúc vui sướng hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu chân chính và lành mạnh chính là hạnh phúc. Mỗi một nhu cầu chân chính và lành mạnh của con người khi được thỏa mãn được coi như một nhà ga trên chặng đường vươn tới hạnh phúc.
3.3. Sử dụng truyện kể để củng cố bài học.
 Sau khi kết thúc bài học, giáo viên cần kể cho học sinh nghe một chuyện để củng cố kiến thức. Đây chính là cách để cho học sinh nhớ lại những kiến thức đã học và cũng là cách kết thúc bài giảng một cách nhẹ nhàng và gây được sự hứng thú đối với học sinh. Để củng cố bài học này thì giáo viên có thể kể cho học sinh nghe câu chuyện: “Cuộc sống giản dị của Bác Hồ ở phủ Chủ Tịch”. Câu chuyện có thể kể như sau: 
 “Mùa hè nóng lắm, Hà Nội là vào nơi nóng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng như đã nói, Bác không cho lắp máy điều hòa không khí. Còn quạt máy thì cho đến năm 78,79 tuổi, Bác vẫn không chịu dùng quạt trần và quạt để bàn.
   Có một lẽ Bác không nói ra và đây mới là sẽ chính sâu xa ở trong lòng. Số đông người Việt Nam ta ngày ấy chưa có quạt máy để dùng, cho nên từ trong lòng, Bác Hồ không muốn dùng quạt máy. Những ngày hè nóng nực nhất, Bác Hồ chỉ dùng quạt giấy và quạt nan thôi. Còn về mùa đông, Bác Hồ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng nhiều năm rồi. Mới đầu bông xốp còn dày, ấm. Sau dùng mãi nó lép kẹp xuống không ấm nữa. Nhưng chưa ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ cả mền bông đâu, chỉ nghĩ đến thay cái vỏ ngoài. Lúc đầu cái vỏ bằng vải mới, dần dần nó phai màu, đứt chỉ ở khủyu tay và ở cổ. Bác bảo mạng lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai. Mùa rét tháng 2-1969, nó rách một miếng nữa ở vai, những đồng chí chuyên săn sóc sức khỏe của Bác nhân dịp ấy mới nhắc một đề nghị đã nhiều lần: Xin Bác cho thay vỏ ngoài, nó lại rách một lần thứ hai ở vai rồi. Đây là một người bạn chiến đấu mấy chục năm nay của Bác, cho nên Bác nói thẳng, thân tình lắm. Bác quay lại bảo đồng chí ấy thế này: "Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc cho dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi". Và nhất định Bác không cho thay cái vỏ mới. Ở đây cũng rõ một nét trong đời sống hàng ngày của Bác. Bất kỳ cái gì có tí lãng phí cũng quyết không để lãng phí. Nhưng đã cần thì dùng cho đủ mức cần. Suốt thơì gian 15 năm từ ngày về Hà Nội, Bác nhận một ô tô loại trung bình chứ không phải loại sang nhất và Bác cứ dùng thế mãi cho đến khi qua đời”. (Trích từ sách: Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2006, tr. 408-409)
Giáo viên hỏi: Qua câu chuyện trên, chúng ta học được gì ở Bác Hồ? từ đó em hãy rút ra mối quan hệ giữa nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc từ câu truyện trên?
HS suy nghĩ và trả lời.	
 Giáo viên có thể gợi ý và kết luận: Qua câu chuyện trên chúng ta thấy rằng Bác Hồ là một người sống vô cùng giản dị, luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả đối với đất nước với dân tộc. Dù là Chủ Tịch nước nhưng cuộc sống của Bác rất bình dị chẳng khác nào đời sống của một người dân bình thường. Trong điều kiện đất nước đang nghèo, còn gặp rất nhiều khó khăn và trong mọi hoàn cảnh, Bác rất biết tiết kiệm cho đất nước, cho nhân dân. Điều này thể hiện một phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ mà chúng ta phải noi theo. Đó chính là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm của một vị lãnh tụ đối với đất nước. Thực hiện được những điều như vậy thì Bác Hồ của chúng ta cảm thấy vui và rất hạnh phúc. Đây là một tấm gương sáng ngời để chúng ta phải noi theo. Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang thực hiện một cách sâu và rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng toàn quân và toàn dân. Chúng ta, thế hệ trẻ- Chủ nhân tương lai của đất nước cần phải tích cực hơn nữa để hưởng ứng cuộc vận động này.
 Sẽ không có phương pháp nào là vạn năng, nhưng cùng với những phương pháp dạy đang sử dụng, thì thông qua những câu chuyện kể đạo đức trên sẽ làm cho những tri thức đạo đức sẽ trở nên dễ hiểu, dễ khắc sâu hơn vào tâm trí của người học, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiếp thu bài học. Giáo viên không chỉ truyền thụ tri thức, hình thành thái độ, mà còn rèn luyện hành vi đạo đức của học sinh, biến những tri thức đạo đức thành sức mạnh nội tâm bên trong và thôi thúc hành động của họ, tạo ra những con người Việt Nam có đủ cả đức lẫn tài, đem sức trẻ, nhiệt huyết, tài năng và đức độ của mình để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, ấm no, hạnh phúc. 
4. Kết quả thực nghiệm của đề tài.
4.1. Trước khi áp dụng đề tài.
 Với đặc thù của môn GDCD nói chung và bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” nói riêng, khi chưa thay đổi phuơng pháp giảng dạy thì một điều dễ nhận thấy là các em không có hứng thú học môn GDCD, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đạo đức, nó cũng không phải là vấn đề mới mẻ, các em đã được tiếp cận từ những lớp ở cấp dưới. Đa số các em chỉ học mang tính chất đối phó cho qua, học để lấy điểm. Do vậy, học sinh không hiểu được bản chất của vấn đề ( Như trên tôi đã trình bày, đó là xem thường bộ môn GDCD, là một nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp trầm trọng của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay).
4.2. Sau khi áp dụng đề tài.
* Kết quả định tính: 
 Qua tìm hiểu, điều tra, thăm dò từ học sinh đề tài đã đạt được những kết quả định tính sau đây:
- Giáo viên lên lớp với tâm lí thoải mái, tự tin hơn trong việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh.
- Học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, lớp học đã trở nên sôi nổi, học sinh có cảm xúc yêu thích bài học này. Học sinh lĩnh hội và nắm được kiến thức bài học một cách nhanh nhất, chắc chắn và nhớ lâu kiến thức đã học.
- Học sinh hứng thú say mê, tích cực, chủ động suy nghĩ trong việc tìm tòi kiến thức. Học sinh mạnh dạn, chủ động tranh luận cởi mở, sôi nổi, tự tin đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn; từ đó giúp học sinh hoà đồng với cộng đồng, tạo cho học sinh tự tin hơn.
- Trong quá trình học tập lĩnh hội kiến thức của bài học và từ đó biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống và giải thích được các hiện tượng xảy ra ở địa phương mình.
- Đã chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò.
- Đã giúp học sinh từ chỗ học tập thụ động, chuyển sang hoạt động chủ động, học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày trao đổi thông tin thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hướng dẫn.
* Kết quả định lượng: Để đo mức độ hứng thú của học sinh khi vận dụng truyện kể Việt Nam vào dạy học bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” Giáo dục công dân lớp 10, tôi đã tiến hành thực nghiệm như sau:
+ Qua kết quả điều tra.
 Sau khi áp dụng đề tài vào dạy học năm học 2012 - 2013 tại trường THPT Yên Định 2 tôi đã phát phiếu điều tra 235 học sinh khối 10 và đã nhận được kết quả như sau:	
Câu 1. Cảm nhận của em về bài giảng theo hướng này như thế nào?
a. Dễ hiểu: 220/235 tỉ lệ 93,6%.
b. Bình thường: 15/120 tỉ lệ 6.4%.
c. Khó hiểu: 0/235 tỉ lệ 0%.
Câu 2. Theo em mức độ kích thích tính tư duy của bài giảng ra sao?
a. Cao: 200/235 tỉ lệ 85.1%.
b. Bình thường: 35/235 tỉ lệ 24.9%.
c. Thấp: 0/235 tỉ lệ 0%.
Câu 3. So với phương pháp dạy học truyền thống thì phương pháp dạy học mới này có tạo được hứng thú học tập tốt hơn không?
.a. Có: 235/235 tỉ lệ 100%.
b. Không : 0/235 tỉ lệ 0 %.
Câu 4. Em thấy có nên sử dụng truyện kể trong dạy học môn GDCD nữa không?
a. Có: 235/235 tỉ lệ 100 %.
b. Không: 0/235 tỉ lệ 0%.
+ Kết quả bài kiểm tra: 
Nội dung kiểm tra: Kiểm tra 15 phút về bài học “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” . Kết quả kiểm tra được thống kê, so sánh như sau:
 Khi chưa sử dụng truyện kể vào giảng dạy:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A6
47
5
10.6
20
42.6
20
42.6
2
4.2
10A7
48
5
10.4
21
43.8
19
39.6
3
6.2
10A8
47
3
6.4
18
38.3
23
48.9
3
6.4
10A8
46
3
6.5
19
41.3
23
50
1
2.2
10A10
47
3
6.4
17
36.2
22
46.8
4
8.6
Khi sử dụng truyện kể vào giảng dạy:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A1
47
23
48,9
22
46,8
2
4,25
0
0
10A2
45
23
51.1
21
46.7
1
2,2
0
0
10A3
46
19
41.3
27
58.7
0
0
0
0
10A4
44
18
40.9
26
59.1
0
0
0
0
10A5
45
16
35.6
28
62.2
1
2.2
0
0
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn học sinh (chiếm 93,6%) đều cho rằng sử dụng truyện kể vào bài giảng sẽ giúp cho bài giảng dễ hiểu hơn. Có tới 85,1% số HS được hỏi cho rằng phương pháp này kích thích được tính tư duy của học sinh. Đặc biệt 100% học sinh đánh giá rằng phương pháp vận dụng truyện kể tạo được hứng thú tốt hơn cho học sinh so với phương pháp dạy học truyền thống. 100% các em đều ủng hộ việc vận dụng truyện kể khi dạy học môn Giáo dục công dân, nhất là bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học ” môn Giáo dục công dân lớp 10.
 Như vậy, kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn, chân thực của việc sử dụng truyện kể trong dạy học bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” – GDCD lớp 10 nói riêng và môn GDCD nói chung ở trường THPT. Điều này minh chứng những giải pháp của đề tài thực sự đem lại giá trị trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân hiện nay.
III. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
 Đề tài đã thu được những kết quả chính sau đây:
+ Nêu lên được thực trạng hiện nay của việc dạy và học bộ môn GDCD nói chung, dạy học bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” nói riêng.
+ Nêu lên một số cơ sở lí luận của việc vận dụng truyện kể vào dạy học môn GDCD.
+ Đã đưa ra một số biện pháp cụ thể để vận dụng truyện kể vào dạy học môn GDCD, cụ thể dạy học bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - GDCD 10”.
+ Đã đưa ra những kết quả thực nghiệm minh chứng cho tính thiết thực của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn dạy học.
Như vậy có thể khẳng định mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành. Việc áp dụng đề tài vào thực tiễn là hoàn toàn khả thi.
2. Kiến nghị.
+  Xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo. 	
Môn GDCD hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo con người. Tuy nhiên hiện nay sách tài liệu tham khảo cho bộ môn này rất ít. Do vậy tôi có mong muốn các cơ quan ban ngành cần quan tâm hỗ trợ cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho môn học. 
+ Trong những giai đoạn tiếp theo, tôi cũng rất mong muốn vị trí và vai trò của môn GDCD sẽ được nâng lên, để có thể xóa bỏ được định kiến của xã hội xem nó là một môn phụ. Tôi có một mong muốn rằng, các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa đến bộ môn GDCD hơn nữa.Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa, ngày 16/05/2013
  Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
. mình viết, không sao chép nội dung
 của người khác.
 Người thực hiện
 Đoàn Thị Hồng Thắm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[01] . Sách giáo khoa GDCD lớp 10, NXB Giáo dục (2006). 
[02] . Sách giáo viên GDCD lớp 10, NXB Giáo dục(2006).
[03] . Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.
[04] . Giáo trình triết học Mác – Lê Nin, NXB Chính trị Quốc gia. 
[05] . Dương Thiệu Tống, Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại, tạp chí Dạy và học ngày nay, số tết.
[06] Đinh Văn Đức, Dương Thị Thúy Nga (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD lớp 10, Nxb Đại học Sư phạm.
[07] Nguyễn Thị Kim Oanh (2010), Một số biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh THPT trong học tập môn GDCD, Tạp chí Giáo dục, số 236.
[08] Nguyễn Sĩ Quyết Tâm (2003), Dạy và học môn GDCD ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục, số 62.	
[09] Nguyễn Văn Cư (2008), Giáo dục đạo đức cách mạng cho HS lớp 10 THPT quaviệc dạy và học môn Giáo dục công dân, Tạp chí Giáo dục, số 186.
[10] Kho tàng giai thoại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học Việt Nam 1994.
[11] Nhiều tác giả (2010), Chuyện kể về Bác Hồ, NXB Giáo dục Việt Nam.
[12] Lê Bá Hiển (2012), Thời niên thiếu của các danh nhân Việt Nam - tập 1, NXB Trẻ.
[13] Lê Bá Hiển (2012), Thời niên thiếu của các danh nhân Việt Nam - tập 2, NXB Trẻ.
[14] Lê Bá Hiển (2012), Thời niên thiếu của các danh nhân Việt Nam - tập 3, NXB Trẻ.
[15] Hoài Anh (2010), Kể chuyện lịch sử nước nhà dành cho học sinh, NXB Trẻ.
[16] Nguyễn Huy Tưởng (2010), Lá cờ thêu sáu chữ vàng, NXB Kim Đồng.
[17] 101 truyện ngụ ngôn thế giới, NXB Văn hóa thông tin.
 MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
01
1. Lí do chọn đề tài
01
2. Mục đích nghiên cứu 
02
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
02
4. Phương pháp nghiên cứu
02
02
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. 
 Cơ sở lí luận của đề tài
02
1.1. Cơ sở triết học
02
1.2. Cơ sở giáo dục học 
03
1.3. Cơ sở tâm lí học
04
1.4. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng truyện kể trong giảng dạy bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học- GDCD 10”
05
2. Thực trạng của đề tài
05
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
07
3.1. Sử dụng truyện kể để giới thiệu bài
07
3.2. Sử dụng truyện kể để giảng dạy bài mới
08
3.3. Sử dụng truyện kể để củng cố bài học
10
4. Kết quả thực nghiệm của đề tài
12
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
Tài liệu tham khảo
16

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_truyen_ke_nham_nang_cao_hieu_qua_giang_day_day_phan_cong_dan_voi_dao_duc_gdcd10_8175.doc
Sáng Kiến Liên Quan