Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phương pháp graph trong dạy học môn Công nghệ 11

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH TRONG DẠY HỌC

MÔN CÔNG NGHỆ 11

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của

ngành giáo dục, việc áp dụng khoa học kĩ thuật khác nhau vào dạy học là một tiềm

năng vô tận tạo nên sức mạnh cho công nghệ dạy học hiện đại. Xu thế của đổi mới

công nghệ dạy học là sử dụng phương pháp dạy học phát huy cao độ tính tích cực,

chủ động và sáng tạo của học sinh.

Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định:

“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng

tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn

lên” (Luật Giáo dục 2005). Vì vậy đòi hỏi giáo dục phải đổi mới trên tất cả các

phương diện: mục đích, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá

Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của ban chấp hành Đảng Cộng Sản Việt

Nam đã nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền

thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng

các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học ”

Về đổi mới phương pháp dạy học, theo Đỗ Mạnh Cường (2006): “ đổi mới

phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học luôn là mối

quan tâm đặc biệt của các trường ở mọi cấp học, bậc học và của toàn xã hội ”

(trang 26). Trong đó, phương pháp graph cũng là một trong những phương pháp

của hệ thống dạy học tích cực.

Graph là một chuyên ngành toán học hiện đại đã được ứng dụng vào nhiều

ngành khoa học khác nhau như: Khoa học, kỹ thuật, kinh tế học, quản trị, nghiên

cứu khoa học, thiết kế dự án, tâm lí học và khoa học giáo dục Nếu vận dụng lý

thuyết graph trong dạy học để mô hình hóa các mối quan hệ, chuyển thành phương

pháp dạy học đặc thù thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học, thúc đẩy quá trình dạy học

và tự nghiên cứu của học sinh theo hướng tối ưu hóa, đặc biệt nhằm rèn luyện năng

lực hệ thống hóa kiến thức và năng lực sáng tạo của học sinh. Xuất phát từ những

lí do trên, người nghiên cứu đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Thiết kế và sử dụng

phương pháp graph trong dạy học môn Công nghệ 11”.

pdf41 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phương pháp graph trong dạy học môn Công nghệ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sơ đồ 
Graph bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc và trả lời một 
số câu hỏi có liên quan các nội dung sau: 
 (1) Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc là gì? 
 (2) Trong thực tế có những phương pháp đúc nào? 
 (3) Kể tên các sản phẩm đúc mà em biết? 
 - Học sinh hoạt động nhóm, quan sát tranh và đọc SGK để hoàn thành các câu 
hỏi theo gợi ý của giáo viên. 
 - Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Các 
nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung. 
 - Giáo viên nhận xét, giải thích những nội dung học sinh chưa hiểu rõ và kết 
luận. 
 * Hình thành kiến thức về: Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng 
phương pháp đúc. 
 Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu vật đúc (quả tạ) và đọc SGK. 
 - Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành sơ đồ 
Graph ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc và trả 
lời một số câu hỏi có liên quan các nội dung sau: 
 (1) Trình bày ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc? 
Tại sao công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc lại có các ưu điểm trên? 
 (2) Trình bày nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp 
đúc? Tại sao công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc lại tạo ra khuyết tật rỗ 
khí, rỗ xỉ, không điền đầy hết lòng khuôn, nứt. 
 - Học sinh hoạt động nhóm, quan sát tranh và đọc SGK để hoàn thành các câu 
hỏi theo gợi ý của giáo viên. 
 - Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 2 báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Các 
nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung. 
 - Giáo viên nhận xét, giải thích những nội dung học sinh chưa hiểu rõ và kết 
luận. 
 * Hình thành kiến thức về: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc 
trong khuôn cát. 
 Giáo viên cho học sinh quan sát video về công nghệ chế tạo phôi bằng phương 
pháp đúc trong khuôn cát. 
 - Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành sơ đồ 
Graph công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát và trả lời 
một số câu hỏi có liên quan các nội dung sau: 
 (1) Muốn đúc một vật bằng phương pháp đúc trong khuôn cát cần phải 
chuẩn bị gì? 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 
GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 31 
 (2) Hãy cho biết mẫu dùng để làm gì? 
 (3) Nêu các bước chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát? 
 - Học sinh hoạt động nhóm, quan sát tranh và đọc SGK để hoàn thành các câu 
hỏi theo gợi ý của giáo viên. 
 - Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 3 và nhóm 4 báo cáo kết quả thảo luận của 
nhóm. Các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung. 
 - Giáo viên nhận xét, giải thích những nội dung học sinh chưa hiểu rõ và kết 
luận. 
 e. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức 
 Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức 
đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật hoặc những lưu 
ý khi vận hành, bảo dưỡng những thiết bị có liên quan đến nội dung học tập. 
 f. Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà. 
 Học sinh ôn lại bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tìm hiểu thông tin trên 
internet, tài liệu liên quan đến bài học. 
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ 
 1. Xác định mục tiêu kiến thức của đề kiểm tra 
 - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chuyên đề thực hiện theo định hướng 
đánh giá năng lực học sinh. 
 - Phương pháp quan sát, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. 
 - Hình thức kiểm tra đánh giá: câu hỏi tự luận và trắc nghiệm. 
 2. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá 
 a. Các chủ đề cần kiểm tra đánh giá 
 - Chủ đề 1: Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. 
 - Chủ đề 2: Ưu, nhược điểm công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. 
 - Chủ đề 3: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. 
 b. Các mức độ yêu cầu kiểm tra đánh giá 
 Cấp độ 
Tên chủ đề 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 
Cấp độ thấp Cấp độ cao 
Chủ đề 1: 
Bản chất của 
công nghệ chế 
tạo phôi bằng 
phương pháp 
đúc. 
- Nêu được 
bản chất của 
công nghệ chế 
tạo phôi bằng 
phương pháp 
đúc. 
- Giải thích 
được lí do kim 
loại có thể 
chuyển từ 
trạng thái rắn 
sang trạng thái 
lỏng. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 
GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 32 
Chủ đề 2: 
Ưu, nhược 
điểm của công 
nghệ chế tạo 
phôi bằng 
phương pháp 
đúc. 
- Nêu được ưu, 
nhược điểm 
của công nghệ 
chế tạo phôi 
bằng phương 
pháp đúc. 
- Giải thích 
được tại sao 
phương pháp 
đúc lại có các 
ưu điểm trên? 
- Giải thích 
được lí do tại 
sao phương 
pháp đúc lại 
tạo ra khuyết 
tật rỗ khí, rỗ 
xỉ, không điền 
đầy hết lòng 
khuôn, nứt. 
- Nhận biết 
được một số 
sản phẩm chế 
tạo bằng 
phương pháp 
đúc. 
Chủ đề 3: 
Công nghệ 
chế tạo phôi 
bằng phương 
pháp đúc 
trong khuôn 
cát. 
- Nêu được vật 
liệu làm 
khuôn. 
- Giải thích 
được phôi đúc, 
vật đúc. 
- Hoàn thành 
được quy trình 
chế tạo phôi 
bằng phương 
pháp đúc trong 
khuôn cát. 
 3. Biên soạn câu hỏi kiểm tra 
Câu 1: Trình bày bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc? 
Câu 2: Trình bày ưu điểm của phương pháp đúc? 
Câu 3: Chuông đồng được tạo ra bằng phương pháp gì? 
A. Đúc B. Gia công áp lực C. Hàn hồ quang tay D. Hàn khí 
Câu 4: Vật đúc được sử dụng ngay gọi là: 
A. Gia công đúc B. Phôi đúc C. Chi tiết đúc D. Sản phẩm đúc. 
Câu 5: Vật đúc phải qua gia công cắt gọt gọi là gì? 
A. Gia công đúc B. Phôi đúc C. Chi tiết đúc D. Sản phẩm đúc. 
Câu 6: Trong công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, vật liệu nấu gồm: 
A. Gang, than đá B. Gang, than đá, chất trợ dung 
C.Cát, chất kết dính D. Cát, chất kết dính, nước. 
Câu 7: Nêu nguyên nhân gây ra khuyết tật rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy hết lòng 
khuôn ở công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc? 
Câu 8: Trình bày quy trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong 
khuôn cát. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 
GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 33 
BÀI 21 - NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG (Tiết 2) 
I. NỘI DUNG 
 Phần nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong (tiết 3) gồm 2 nội dung chính: 
 - Nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 kì. 
 - Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì. 
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC 
 1. Mục tiêu 
 a. Kiến thức 
 - Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì. 
 b. Kĩ năng 
 - Đọc được sơ đồ chu trình làm việc của động cơ 4 kì. 
 - Giải thích được sự cần thiết của các bộ phận, thiết bị chính trong nguyên lí 
làm việc của động cơ 4 kì. 
 c. Thái độ 
 - Có ý thức sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật và bảo vệ môi trường. 
 - Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ 
nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua đó có phương pháp nhận 
thức khoa học, tích cực, chủ động và bước đầu có tính sang tạo. 
 d. Định hướng các năng lực được hình thành 
 Thông qua học tập chuyên đề này sẽ góp phần hình thành cho học sinh các 
năng lực sau: 
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật. 
 - Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ. 
 - Năng lực tự học. 
 - Năng lực hợp tác. 
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 2.1 Chuẩn bị của giáo viên 
 a. Chuẩn bị phương tiện dạy học 
 - Tranh 21.2 Sơ đồ chu trình làm việc của động cơ diezen 4 kì. 
 - Phiếu học tập. 
 b. Lập kế hoạch dạy học 
 - Đọc kĩ nội dung bài 21 trong SGK Công nghệ 11 và sách hướng dẫn. 
 - Nghiên cứu một số hình vẽ của bài 21. 
 - Phân tích mục tiêu bài dạy. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 
GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 34 
 - Xác định nội dung trọng tâm. 
 - Lựa chọn phương pháp dạy học. 
 - Biên soạn kế hoạch dạy học. 
 2.2 Chuẩn bị của học sinh 
 - Đọc nội dung bài 21. 
 - Tìm thông tin liên quan về nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì. 
 - Quan sát, tìm hiểu về xe máy, oto, máy nông nghiệp 
 3. Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề 
 a. Hoạt động 1: Chuẩn bị của học sinh 
 Học sinh đọc SGK ở nhà và lên google tìm hiểu các thông tin liên quan các 
vấn đề sau: 
 - Tên gọi, hình dạng và cấu tạo của động cơ diezen 4 kì và động cơ xăng 4 kì. 
 - Quan sát và kể tên một số loại động cơ 4 kì. 
 - Tìm các đoạn video liên quan đến nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 
kì và động cơ xăng 4 kì. 
 b. Hoạt động 2: Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ: Học sinh trả lời những câu hỏi về nội dung bài cũ. 
 - Lớp chia thành 4 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ đề cử một nhóm trưởng và một 
thư kí. 
 c. Hoạt động 3: Hình thành kiến thức về nguyên lí làm việc của động cơ 4 
kì 
 * Hình thành kiến thức về: Nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 kì. 
 Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 21.2 SGK 
 - Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành sơ đồ 
Graph nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 kì và trả lời một số câu hỏi có liên 
quan các nội dung sau: 
 (1) Khi pit-tông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới trong xilanh diễn 
ra những quá trình nào? Đặc điểm của xupap nạp và xupap mở như thế nào? 
 (2) Khi pit-tông đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên trong xilanh diễn ra 
những quá trình nào? Đặc điểm của xupap nạp và xupap mở như thế nào? 
 (3) Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 kì? 
 (4) Áp suất nhiên liệu phun vào xilanh cao hay thấp? Tại sao? 
 (5) Tại sao xupap phải được bố trí mở sớm và đóng muộn hơn? 
 (6) Tại sao gọi kì cháy – dãn nở là kì sinh công? 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 
GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 35 
 - Học sinh hoạt động nhóm, quan sát tranh và đọc SGK để hoàn thành các câu 
hỏi theo gợi ý của giáo viên. 
 - Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 1, nhóm 3 báo cáo kết quả thảo luận của 
nhóm. Các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung. 
 - Giáo viên nhận xét, giải thích những nội dung học sinh chưa hiểu rõ và kết 
luận. 
 * Hình thành kiến thức về: Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì. 
 - Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành sơ đồ 
Graph nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì và trả lời một số câu hỏi có liên 
quan các nội dung sau: 
 (1) Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì? 
 (2) So sánh điểm giống và khác nhau giữa nguyên lí làm việc của động cơ 
xăng 4 kì với động cơ diezen 4 kì? 
 - Học sinh hoạt động nhóm, quan sát tranh và đọc SGK để hoàn thành các câu 
hỏi theo gợi ý của giáo viên. 
 - Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 2, nhóm 4 báo cáo kết quả thảo luận của 
nhóm. Các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung. 
 - Giáo viên nhận xét, giải thích những nội dung học sinh chưa hiểu rõ và kết 
luận. 
 e. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức 
 Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức 
đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật hoặc những lưu 
ý khi vận hành, bào dưỡng những thiết bị có liên quan đến nội dung học tập. 
 f. Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà. 
 Học sinh ôn lại bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tìm hiểu thông tin trên 
internet, tài liệu liên quan đến bài học. 
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ 
 1. Xác định mục tiêu kiến thức của đề kiểm tra 
 - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chuyên đề thực hiện theo định hướng 
đánh giá năng lực học sinh. 
 - Phương pháp quan sát, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. 
 - Hình thức kiểm tra đánh giá: câu hỏi tự luận và trắc nghiệm. 
 2. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá 
 a. Các chủ đề cần kiểm tra đánh giá 
 - Chủ đề 1: Nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 kì. 
 - Chủ đề 2: Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 
GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 36 
 b. Các mức độ yêu cầu kiểm tra đánh giá 
 Cấp độ 
Tên chủ đề 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 
Cấp độ thấp Cấp độ cao 
Chủ đề 1: 
Nguyên lí làm 
việc của động 
cơ diezen 4 kì 
- Trình bày 
được nguyên lí 
làm việc của 
động cơ 
diezen 4 kì. 
- Giải thích 
được lí nhiên 
liệu phun vào 
xilanh phải có 
áp suất cao? 
- Giải thích 
được lí do ở 
động cơ 
diezen 4 kì, 
xupap phải 
được bố trí mở 
sớm hơn và 
đóng muộn 
hơn? 
 - Giải thích 
được lí do khí 
nạp vào cacte 
của động cơ 
xăng là hòa 
khí, còn ở 
động cơ 
diezen là 
không khí? 
Chủ đề 2: 
Nguyên lí làm 
việc của động 
cơ xăng 4 kì 
- Trình bày 
được nguyên lí 
làm việc của 
động cơ xăng 
4 kì 
- So sánh và 
phân tích sự 
giống nhau và 
khác nhau 
giữa nguyên lí 
làm việc của 
động cơ 
diezen 4 kì với 
động cơ xăng 
4 kì. 
- Giải thích vì 
sao cuối kì 
nén, ở động cơ 
diezen 4 kì 
diễn ra quá 
trình phun 
nhiên liệu, còn 
ở động cơ 
xăng thì bugi 
bật tia lửa điện 
châm cháy hòa 
khí. 
- Phân biệt 
được động cơ 
xăng và động 
cơ diezen. 
- Giải thích 
được tại sao xe 
máy thường sử 
dụng động cơ 
xăng 4 kì mà 
không sử dụng 
động cơ 
diezen 4 kì? 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 
GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 37 
 3. Biên soạn câu hỏi kiểm tra 
1. Ở kỳ nào của động cơ 4 kì có trục khuỷu quay 1,5 vòng? 
A. Nạp B. Nén C. Cháy – dãn nở D. Thải 
2. Kì nào của động cơ diezen 4 kì có pit-tông đi từ điểm chết dưới lên đến điểm 
chết trên và cả 2 xupap đều đóng? 
A. Nạp B. Nén C. Cháy – dãn nở D. Thải 
3. Tại sao hòa khí trong xilanh động cơ diezen tự bốc cháy được? 
A. Vì nhiệt độ hòa khí cao. 
B. Vì áp suất hòa khí cao 
C. Vì áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao 
D. Vì được bugi bật tia lửa điện đốt cháy. 
4. Trong thực tế, để nạp khí được nhiều hơn và thải khí được sạch hơn thì các 
xupap (nạp và thải) được bố trí: 
A. Mở sớm và đóng sớm hơn. B. Mở sớm và đóng muộn hơn. 
C. Mở muộn và đóng muộn hơn. D. Mở muộn và đóng sớm hơn. 
5. Ở động cơ 4 kì, động cơ làm việc xong 1 chu trình thì trục khuỷu quay: 
A. 1 vòng B. 2 vòng C. 3 vòng D. 4 vòng 
6. Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 kì? 
7. Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt động cơ xăng 4 kì và động cơ diezen 4 kì? 
8. Tại sao xe máy thường sử dụng động cơ xăng 4 kì mà không sử dụng động cơ 
diezen 4 kì? 
9. Giải thích lí do cuối kì nén động cơ diezen diễn ra quá trình phun nhiên liệu, còn 
ở động cơ xăng thì bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí? 
10. Tại sao động cơ xăng có bugi còn động cơ diezen thì không? 
11. Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì? 
12. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa động cơ xăng 4 kì với động cơ 
diezen 4 kì? 
NGƯỜI THỰC HIỆN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
Nguyễn Trần Kim Kiều 
MỤC LỤC 
I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................... 1 
1. Cơ sở lý luận của phương pháp “Thiết kế và sử dụng phương pháp Graph trong 
dạy học môn Công nghệ 11” ................................................................................... 1 
1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học................................................................... 1 
1.2 Khái niệm Graph ............................................................................................... 1 
1.3 Nguyên tắc xây dựng Graph trong dạy học Công nghệ 11 ................................. 2 
1.3.1 Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp dạy học ...... 2 
1.3.2 Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận ............................................. 2 
1.3.3 Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng............................................ 2 
1.3.4 Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học .......................................................... 2 
1.4 Vai trò của Graph trong dạy học ........................................................................ 2 
2. Thực trạng dạy và học môn Công nghệ 11 tại đơn vị ........................................... 3 
2.1 Về phía học sinh ................................................................................................ 3 
2.2 Về phía giáo viên ............................................................................................... 3 
3. Nguyên nhân của thực trạng dạy học môn Công nghệ 11 .................................... 3 
3.1 Về phía giáo viên ............................................................................................... 3 
3.2 Về phía học sinh ................................................................................................ 3 
III. Tổ chức thực hiện các giải pháp “Thiết kế và sử dụng phương pháp Graph 
trong dạy học môn Công nghệ 11” .......................................................................... 4 
1. Các giải pháp thực hiện đề tài “Thiết kế và sử dụng phương pháp Graph trong 
dạy học môn Công nghệ 11” ................................................................................... 4 
1.1 Thiết kế Graph nội dung cho một số kiến thức môn Công nghệ 11 .................... 4 
1.1.1 Những căn cứ lựa chọn phương pháp Graph trong bài giảng .......................... 4 
1.1.2 Các bước hoạt động thiết kế Graph dạy học.................................................... 4 
1.1.3 Cách tổ chức giảng dạy bằng phương pháp sơ đồ Graph ................................ 4 
1.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................... 6 
1.2.1 Mục đích thực nghiệm .................................................................................... 6 
1.2.2 Đối tượng thực nghiệm ................................................................................... 6 
1.2.3 Phạm vi và thời gian thực nghiệm .................................................................. 6 
1.3 Phương pháp quan sát ........................................................................................ 6 
1.4 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 6 
1.4.1 Phân tích định lượng ....................................................................................... 6 
1.4.2 Phân tích kết quả định tính ............................................................................. 7 
2. Kết quả thực hiện đề tài ....................................................................................... 7 
2.1 Thiết kế hệ thống Graph kiến thức trong chương trình Công nghệ 11 ................ 7 
2.1.1 Các Graph kiến thức về nội dung phần vẽ kĩ thuật .......................................... 8 
2.1.2 Các Graph kiến thức về nội dung phần vẽ kĩ thuật ứng dụng .......................... 9 
2.1.3 Các Graph kiến thức về nội dung phần vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo 
phôi ........................................................................................................................ 10 
2.1.4 Các Graph kiến thức về nội dung phần đại cương về động cơ đốt trong ........ 12 
2.2 Phân tích định lượng bài kiểm tra sau thực nghiệm .......................................... 15 
2.3 Kết quả thực nghiệm của đề tài “Thiết kế và sử dụng phương pháp Graph trong 
dạy học môn Công nghệ 11” qua dạy – học ............................................................ 17 
2.3.1. Kích thích hứng thú học tập của học sinh ..................................................... 17 
2.3.2 Sự phát triển tư duy của học sinh ................................................................... 17 
2.3.3. Phát triển kỹ năng trình bày trước tập thể và kỹ năng làm việc nhóm ........... 18 
IV. Hiệu quả của đề tài ........................................................................................... 23 
V. Đề xuất, kiến nghị khả năng áp dụng ................................................................. 23 
VI. Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 24 
VII. Phụ lục ............................................................................................................ 25 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_va_su_dung_phuong_phap_graph_trong_day_hoc_mon_cong_nghe_11_8012.pdf
Sáng Kiến Liên Quan