Đề tài Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong chương trình sinh học THPT, kiến thức cơ bản của chương trình tập trung trong vấn đề thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh tập trung trong phần sinh học lớp 12, trong đó phần di truyền học là nội dung cơ bản nhất. Khi học về di truyền học, phần hiện nay chưa thực sự được quan tâm nhiều, nhưng trong đề thi tốt nghiệp hoặc thi tuyển sinh năm nào cũng có câu hỏi đó là phần “xác định kiểu gen, kiểu giao phối nhiều nhất trong quần thể”. Làm thế nào để xác định được số kiểu gen, kiểu giao phối trong các trường hợp khác nhau? Đó là câu hỏi mà không phải học sinh nào cũng có thể trả lời được.

 Kì thi tuyển sinh đại học của những năm gần đây khi chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, kiến thức của chương trình rất rộng, số lượng câu hỏi nhiều (50 câu hỏi trong thời gian làm bài 90 phút, trung bình mỗi câu hỏi chỉ là 1,8 phút), do đó yêu cầu với học sinh phải có những phương pháp giải bài tập làm sao đó đáp ứng được khoảng thời gian nhất định, trong đó có những bài tập trong đề thi rất khó và dài, nếu trước kia thi bằng hình thức tự luận thì bài tập đó phải chiếm khoảng 1 – 1,5 điểm trong bài thi.

 Với yêu cầu như vậy, trong quá trình giảng dạy, quá trình ôn tập cho học sinh thi tuyển sinh, tôi trăn trở rất nhiều, tìm ra những phương pháp, cách giải làm sao đó để học sinh vẫn có thể nắm được bản chất của vấn đề và giải hay tìm ra được đáp án một cách chính xác và nhanh nhất.

 Xuất phát từ những lí do trên và thực tế giảng dạy của bản thân trong suốt thời gian công tác từ khi ra trường (từ năm 2003 đến nay) và nhất là thời gian giảng dạy tại trường THPT Yên Định I, tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm với để tài: “Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể”.

 

doc22 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 6095 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt ở giới tính XY không chỉ kiểu gen bình thường mà còn trật tự sắp xếp các gen trên X và Y.
Công thức: + n2
Trong đó: Kiểu gen dạng XX là: .
	 Kiểu gen dạng XY là: n2.
Ví dụ 1: Ở một loài động vật (đực XY, cái XX), xét một gen gồm 5 alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X, Y. Xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể, số kiểu gen tối đa có thể có ở từng giới tính.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể.
 + n2 hay + 52 = 40.
- Số kiểu gen tối đa có thể có ở cá thể đực (XY): n2 = 52 = 25.
- Số kiểu gen tối đa có thể có ở cá thể cái (XX): = 15.
Ví dụ 2 (tuyển sinh ĐH năm 2012): Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là: 	
A. 15.	 B. 6.	 	C. 9.	 D. 12. 
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
 + n2 hay + 32 = 15.
- Trường hợp 4: gen thứ nhất có n alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X (không có alen tương ứng trên NST giới tính Y), gen thứ hai có m alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y (không có alen tương ứng trên NST giới tính X). Số kiểu gen tối đa trong quần thể: + n.m.
Trong đó: Kiểu gen dạng XX là: .
	 Kiểu gen dạng XY là: n.m.
Ví dụ 1: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét lôcut thứ nhất có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X (không có alen tương ứng trên NST giới tính Y), xét lôcut thứ hai có ba alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y (không có alen tương ứng trên NST giới tính X). Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, xác định số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể trên.
Hướng dẫn
Số kiểu gen tối đa trong quần thể: + n.m.
Hay + 2.3 = 9.
II.3. Bài tập tổng hợp (có nhiều gen, mỗi gen có nhiều alen, gen trên NST thường hoặc giới tính, trên NST có một hoặc nhiều gen).
Phương pháp:
	- Xác định số cặp gen quy định tính trạng.
	- Xác định số cặp NST liên quan.
	- Xác định số cặp gen trên 1 cặp NST.
	- Xác định số kiểu gen tối đa trên mỗi cặp NST.
	- Số kiểu gen tối đa chung = tích số kiểu gen tối đa trên từng cặp NST.
Ví dụ 1 (Đại học năm 2010): Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 45	B. 90	C. 15	D. 135.
Hướng dẫn
Số kiểu gen tối đa trong quần thể = tích số kiểu gen tối đa trên NST thường và NST giới tính.
Cụ thể: NST thường: = 15.
	 NST giới tính: + 3 = 9.
Số kiểu gen tối đa trong quần thể: 15.9 = 135.
Hoặc: số kiểu gen tối đa trong quần thể: . = 135 (đáp án D).
Ví dụ 2 (Đại học năm 2011): Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2 và A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là 
 	A. 18. 	B. 27. 	C. 30. 	D. 36. 
Hướng dẫn
- Số kiểu gen trên cặp NST giới tính XX: = 21.
- Số kiểu gen trên cặp NST giới tính XY: 3.2 = 6.
Vậy số kiểu gen tối đa trong quần thể: 21 + 6 = 27 (đáp án B).
Ví dụ 3: Gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ 2 có 5 alen (cả 2 gen trên cùng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y). Xác định số kiểu gen tối đa có thể được tạo thành trong quần thể trên.
Hướng dẫn
- Trên NST dạng XX: = 120.
- Trên NST dạng XY: 3.5 = 15.
Vậy tổng số kiểu gen tối đa trong quần thể: 120 + 15 = 135.
Ví dụ 4: Gen A có 5 alen, gen D có 2 alen, cả hai gen này cùng nằm trên NST X (không có alen tương ứng trên Y). Gen B nằm trên NST Y (không có alen trên X) có 7 alen. Số loại kiểu gen tối đa được tạo ra trong quần thể là bao nhiêu? 
 Hướng dẫn 
Trên NST giới tính X: một gen có 5.2 = 10 alen.
- Số kiểu gen ở giới XX là: = 55 hay = 55.
- Ở giới XY do gen chỉ tồn tại đơn bội nên số loại kiểu gen bằng tích số loại alen của các gen và bằng 2.5.7=70 hoặc 10.7 = 70.
Vậy tổng số kiểu gen trong quần thể là: 55 + 70 = 125.
Ví dụ 5: (Đại học năm 2010): ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
	A. 45	B. 90 	C. 15	D. 135.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen trên cặp NST thường: = 15.
- Số kiểu gen trên cặp NST giới tính: + 3 = 9.
Vậy số kiểu gen tối đa trong quần thể: 15.9 = 135 (đáp án D).
Ví dụ 6: (Đại học năm 2011): Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2 và A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là:
A. 18. 	B. 27. 	C. 30. 	D. 36. 
Hướng dẫn
- Số kiểu gen trên cặp NST giới tính XX: = 21.
- Số kiểu gen trên cặp NST giới tính XY: 3.2 = 6.
Vậy số kiểu gen tối đa trong quần thể: 21 + 6 = 27 (đáp án B).
Ví dụ 7 (thi thử ĐH Yên Định 1 – 2011): Trong một quần thể thực vật lưỡng bội, lôcut 1 có 4 alen, lôcut 2 có 3 alen, lôcut 3 có 2 alen phân li độc lập (gen trên NST thường) thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen là
A. 240	B. 90	C. 180	D. 160.
Hướng dẫn
Do 3 gen trên NST thường, phân li độc lập. Số kiểu gen tối đa trong quần thể: .. = 180.
Ví dụ 8: Gen thứ I có 3 alen, gen thứ II có 4 alen trên NST thường. Quần thể ngẫu phối có bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 2 gen trên?
A. 12	B. 15	C.18	D. 24.
Hướng dẫn
Số kiểu gen dị hợp về cả 2 cặp gen = tích số cặp gen dị hợp của gen I và gen II. Cụ thể:
. = . = 18 (đáp án C).
Ví dụ 9: Ở một quần thể ngẫu phối, xét ba gen, mỗi gen đều có 2 alen. Gen thứ nhất nằm trên NST thường, hai gen còn lại nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả ba gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:	
A. 42.	B. 135.	C. 45.	D. 90.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen trên NST thường: = 3.
- Trên NST giới tính: một gen có 2.2 = 4 alen trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Số kiểu gen tối đa trên NST giới tính.
 = 14.
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: 3.14 = 42.
II.4. Phương pháp xác định kiểu giao phối trong quần thể giao phối.
 II.4.1. Kiến thức cơ bản.
- Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen, do đó đa dạng về kiểu giao phối trong quần thể.
- Quần thể giao phối nổi bật ở đặc điểm đa hình. Quá trình giao phối là nguyên nhân làm cho quần thể đa hình về kiểu gen, dẫn đến sự đa hình về kiểu hình. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở nét cơ bản, chúng sai khác về nhiều chi tiết.
- Trong quần thể giao phối thì số gen trong kiểu gen của cá thể rất lớn, số gen có nhiều alen không phải là ít, vì thế quần thể rất đa hình, khó tìm được 2 cá thể giống hệt nhau (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng).
 II.4.2. Phương pháp xác định kiểu giao phối trong quần thể.
- Trường hợp số kiểu gen tối đa trong quần thể chỉ liên quan đến NST thường. 
Trên NST thường, kiểu gen có thể giống nhau ở cả 2 giới tính, sự kết hợp ngẫu nhiên các loại kiểu gen trong quần thể qua quá trình giao phối, có thể tạo nên số kiểu giao phối tối đa theo công thức:
 (trong đó r là số kiểu gen tối đa trong quần thể)
- Trường hợp số kiểu gen tối đa trong quần thể liên quan đến NST giới tính.
Ở động vật đơn tính, giới tính đực và cái khác biệt nhau, sự giao phối trong quần thể chỉ xảy ra ở 2 giới tính khác nhau. Do đó, số kiểu giao phối tối đa trong quần thể bằng tích số kiểu gen tối đa ở giới tính đực và số kiểu gen tối đa ở giới tính cái.
*Phương pháp xác định
	- Xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể (xem xét các trường hợp phần II.1, II.2. Lưu ý trường hợp gen có trên NST giới tính đó là kiểu gen tối đa chứa NST giới tính).
	- Xác định kiểu giao phối nhiều nhất khi gen chỉ trên NST thường hoặc khi xét liên quan đến giới tính.
Ví dụ 1: Ở một loài động vật, xét một gen có 3 alen nằm trên NST thường. Xác định số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: = 6.
- Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể.
 = 21.
Ví dụ 2: Ở một loài động vật, xét một gen có 3 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X (không có alen tương ứng trên NST Y). Xác định số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: + 3 = 9.
Trong đó: số kiểu gen dạng NST giới tính XX: = 6.
	 số kiểu gen dạng NST giới tính XY: 3.
- Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể: 6.3 = 18.
Ví dụ 3: Biết gen A - lông đỏ; gen a - lông trắng, thế hệ ban đầu của một quần thể giao phối có tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2 Aa : 1aa thì quần thể có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau giữa các cá thể của quần thể ban đầu?
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 6.
Hướng dẫn
- Quần thể ban đầu có 3 kiểu gen.
- Số kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể: = 6 (đáp án D).
Ví dụ 4: Ở một loài động vật, xét 2 gen. Gen thức nhất có 2 alen, gen thứ 2 có 3 alen, cả 2 gen đều nằm trên NST thường, phân li độc lập. Xác định số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể trên.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: . = 18.
- Số kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể: = 76.
Ví dụ 5: Ở một loài động vật, xét 2 gen. Gen thức nhất có 2 alen, gen thứ 2 có 3 alen, cả 2 gen đều nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X (không có alen tương ứng trên NST Y). Xác định số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể trên.
Hướng dẫn
- Số alen của một gen trên NST giới tính X: 2.3 = 6.
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: + 6 = 27.
Trong đó kiểu gen dạng XX là = 21, kiểu gen dạng XY là 6.
- Số kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể: 21.6 = 126.
Ví dụ 6: Ở một loài động vật, xét 2 gen. Gen thức nhất có 2 alen nằm trên NST thường, gen thứ 2 có 3 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X (không có alen tương ứng trên NST Y). Xác định số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể trên.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: .
Trong đó kiểu gen dạng XX là .= 18.
 kiểu gen dạng XY là .3 = 9.
- Số kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể: 18.9 = 162.
Ví dụ 6: Ở một loài động vật, xét 2 gen. Gen thức nhất có 2 alen, gen thứ 2 có 3 alen, cả 2 gen đều nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X, Y. Xác định số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể trên.
Hướng dẫn
- Số alen của một gen trên NST giới tính X: 2.3 = 6.
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: + 62 = 57.
Trong đó kiểu gen dạng XX là = 21, kiểu gen dạng XY là 62=36
- Số kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể: 21.36 = 756.
Ví dụ 6: Xét 3 gen của một loài, mỗi gen đều có 2 alen. Gen thứ nhất và thứ hai cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, gen còn lại nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở đoạn không tương đồng với Y. Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể trong quần thể là:
A. 486	B. 600	C. 810	D. 360.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
	+ Trên NST thường: một gen có 2.2 = 4 alen. Số kiểu gen tối đa trên NST thường: = 10.
	+ Trên NST giới tính: Số kiểu gen tối đa: (XX) + 2 (XY).
	+ Số kiểu gen tối đa có chứa XX: 10.3 = 30, chứa XY: 10.2 = 20
- Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể: 30.20 = 600 (Đáp án B).
II.5. Bài tập tự giải.
Bài tập 1: Một quần thể thực vật, gen A có 3 alen, gen B có 4 alen nằm trên NST thường phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen là:
A. 80	B. 60	C. 20	D. 40
Bài tập 2: Ở người, xét 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y). Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là:
	A. 30	B. 15	C. 84	D. 42
Bài tập 3: Gen I, II và III có số alen lần lượt là 2, 3 và 4. Tính số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể ở các trường hợp:
1. 3 gen trên nằm trên 3 cặp NST thường.
A. 124	B. 156	C. 180	D. 192
2. Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường, gen III nằm trên cặp NST thường khác.
A. 156	B. 184	C. 210	D. 242
3. Gen I và II cùng nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y, gen III nằm trên cặp NST thường.
A. 210	B. 270	C. 190	D. 186
Bài tập 4: Ở người, bệnh mù màu hồng lục do gen lặn trên NSTgiới tính X quy định, bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường. Các nhóm máu do một gen gồm 3 alen nằm trên cặp NST thường khác qui định. Xác định số kiểu gen nhiều nhất có thể có về 3 gen trên trong quần thể người?
A. 84	B. 90	C. 112	D. 72
Bài tập 5: Số alen tương ứng của gen I, II, III và IV lần lượt là 2, 3, 4 và 5. Gen I và II cùng nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, gen III và IV cùng nằm trên một cặp NST thường.
Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
A. 181	B. 187	C. 5670	 	D. 237
Bài tập 6: Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen , gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa trong quần thể.
A. 154	B. 184	C. 138	D. 214
Bài tập 7: Ở ruồi giấm, màu sắc của thân, chiều dài của cánh và màu sắc của mắt đều do một gen gồm 2 alen quy định. Biết rằng gen quy định màu sắc thân và gen quy định chiều dài cánh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. Số kiểu gen tối đa có trong quần thể khi chỉ xét đến 3 cặp gen này là:
A. 27.                   	B. 30.     	C. 45.       	D. 50.
Bài tập 8 (Đại học năm 2010): Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
	A. 45	B. 90	C. 15	D. 135
Bài tập 9 (Đại học năm 2011): Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2 và A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là:
A. 18. 	B. 27. 	C. 30. 	D. 36. 
Bµi tËp 10: ë ng­êi, gen A quy ®Þnh m¾t nh×n mµu b×nh th­êng, alen a quy ®Þnh bÖnh mï mµu ®á vµ lôc; gen B quy ®Þnh m¸u ®«ng b×nh th­êng, alen b quy ®Þnh bÖnh m¸u khã ®«ng. C¸c gen nµy n»m trªn NST giíi tÝnh X, kh«ng cã alen t­¬ng øng trªn NST Y. Gen D quy ®Þnh thuËn tay ph¶i, alen d quy ®Þnh thuËn tay tr¸i n»m trªn NST th­êng. X¸c ®Þnh sè kiÓu gen tèi ®a vÒ 3 l«cut trªn trong quÇn thÓ ng­êi:
A. 27	B. 42	C. 45	D. 60
Bài tập 11: Gen A có 5 alen, gen D có 2 alen, cả hai gen này cùng nằm trên NST X (không có alen tương ứng trên Y). Gen B nằm trên NST Y (không có alen trên X) có 7 alen. Số loại kiểu gen tối đa được tạo ra trong quần thể là bao nhiêu?
A. 50	B. 70	C. 125	D. 150 
Bài tập 12 : Ở người, bệnh mù màu do gen lặn trên NST giới tính X quy định không có alen tương ứng trên NST Y, bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định (gen này có 2 alen), gen quy định nhóm máu có 3 alen trên NST thường quy định. Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể là bao nhiêu?
A. 36	B. 4095	C. 1944	D. 54
III. KẾT QUẢ: 
 	Để đánh giá khách quan và chính xác tôi chọn các lớp có học lực tương đương nhau và đều học chương trình sinh học nâng cao. Qua cách giải thông thường và giải nhanh, tôi thấy kết quả được đánh giá qua các bài kiểm tra như sau:
 - Năm học 2011 – 2012: lớp đối chứng là 12A4; lớp thực nghiệm là 12A3.
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ điểm
Phương pháp giải
 thông thường
Phương pháp 
giải nhanh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
12A4
45
2%
20%
58%
20%
12A3
45
20%
30%
46%
4%
 - Năm học 2012 – 2013: lớp đối chứng là 12A9, lớp thực nghiệm là 12A4.
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ điểm
Phương pháp giải
 thông thường
Phương pháp 
giải nhanh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
12A9
45
6%
30%
58%
6%
12A2
46
19%
34%
45%
2%
- Đối với lớp ôn thi tuyển sinh năm 2011 – 2012 (so sánh giữa lớp (1) khi giải bằng phương pháp thông thường và lớp (2) đã học theo phương pháp giải có công thức).
Nhóm
Sĩ số
Tỉ lệ điểm
Phương pháp giải
 thông thường
Phương pháp 
giải nhanh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Nhóm 1
45
10%
30%
55%
5%
Nhóm 2
44
30%
35%
25%
0%
- Đối với lớp ôn thi tuyển sinh năm 2012 – 2013 (so sánh giữa lớp (1) khi giải bằng phương pháp thông thường và lớp (2) đã học theo phương pháp giải có công thức).
Nhóm
Sĩ số
Tỉ lệ điểm
Phương pháp giải
 thông thường
Phương pháp 
giải nhanh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Nhóm 1
45
15%
35%
44%
6%
Nhóm 2
40
40%
40%
18%
2%
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
I. KẾT LUẬN:
 	Sau nhiều năm thực dạy trên lớp và tiến hành ôn thi tuyển sinh, tôi nhận thấy:
 I.1. Đối với giáo viên:
 	Trong quá trình giảng dạy bất kì phần nào thì việc nếu như có thể xây dựng công thức để tính sẽ rất thuận lợi cho học sinh, nhất là xu hướng chuyển sang kiểm tra kiến thức và thi tuyển sinh bằng hình thức trắc nghiệm. 
 I.2. Đối với học sinh:
 	Qua việc học theo phương pháp giải theo công thức, học sinh có thể trong một thời gian ngắn giải được nhiều bài tập, đáp ứng nhu cầu thi cử để đạt kết quả cao nhất.
 	Qua thực tế bản thân tôi thấy phương pháp này có thể mở rộng áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh, cho nhiều môn học (nhất là các môn thi bằng hình thức trắc nghiệm như Sinh học, Vật lý và Hóa học) để học sinh thích nghi kịp thời với vấn đề quan trọng nhất hiện nay đó là kết quả cao nhất trong kì thi tuyển sinh Đại học và cao đẳng sắp diễn ra.
II. KIẾN NGHỊ:
- Môn Sinh học hiện nay ở đa số các trường THPT học sinh chưa thực sự quan tâm nhiều, nhà trường và các tổ chức khác cần tạo các điều kiện tốt hơn để thầy cô giảng dạy được tốt hơn, học sinh có niềm đam mê vào bộ môn Sinh học.
- Cần mở nhiều hơn các chu kì bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả các giáo viên để giáo viên tiếp cận và bổ sung thêm những kiến thức mới.
	Đưa ra được một công thức tổng quát để giải bài tập di truyền sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy – học. Đã có rất nhiều tài liệu tham khảo viết phương pháp; công thức giải bài tập di truyền. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào đưa ra phương pháp giải ngắn gọn để vận dụng làm các bài tập liên quan đến “phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể”, đặc biệt là bài tập trắc nghiệm. Trong quá trình giải dạy bản thân đã đưa ra công thức và phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập như trên nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tại đơn vị. 
	Rất mong đươc sự góp ý xây dựng của quý thầy cô giáo đồng nghiệp!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 22 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
Lê Văn Thảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp giải bài tập di truyền: Vũ Đức Lưu – Nhà xuất bản giáo dục năm 2001.
2. Luyện giải bài tập di truyền: Đỗ Mạnh Hùng – Nhà xuất bản giáo dục năm 2006.
3. Giới thiệu đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm học 2000 – 2001: Lê Đình Trung, Bùi Đình Hội – Nhà xuất bản Hà Nội năm 2000. 
4. SGK và SGV Sinh học 12 nâng cao: Nhà xuất bản giáo dục năm 2008.
5. Các dạng toán và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm Sinh học 12: Huỳnh Quốc Thành – Nhà xuất bản giáo dục tại TP Đà Nẵng 2008.
6. Hướng dẫn giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm Sinh Học bằng phương pháp quy nạp: Huỳnh Quốc Thành, Huỳnh Thị Kim Cúc – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội – 2010. 

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_xac_dinh_kieu_gen_kieu_giao_phoi_trong_quan_the_365.doc
Sáng Kiến Liên Quan