Đề tài Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu qủa trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở trung tâm GDTX Định Quán

I/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,

Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Đảng và nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là :Tạo chuyển biến

căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt

hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, giáo dục

con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng

sáng tạo ở mỗi cá nhân.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt,

đảm bảo nâng cao chất lượng, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc

tế hệ thống giáo dục đào tạo, giữ vững định hướng XHCN và bản sắc dân tộc, phấn

đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, công bồi dưỡng học sinh

giỏi là công tác cực kỳ quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát triển nhân tài, lựa

chọn những mầm móng tương lai cho đất nước. Đồng thời giúp cho học sinh (HS)

thực hiện được ước mơ trở thành trò giỏi, con ngoan và có định hướng đúng về nghề

nghiệp của mình trong tương lai.

Trung tâm giáo dục thường xuyên (TGDTX) Định Quán xem công tác bồi

dưỡng học viên giỏi (BDHVG) là một nhiệm vụ quan trọng, đồng thời cũng là một

hoạt động vất vả và khó khăn, đầy thử thách đối với người dạy học.

Thực tế trong những năm qua, công tác BDHVG ở TTGDTX Định Quán đã và

được quan tâm, chú trọng song chất lượng vẫn chưa cao, chưa ngoạn mục, khi tăng

khi giảm chưa có tính bền vững

pdf14 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu qủa trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở trung tâm GDTX Định Quán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
Mặc dù nhà nước chỉ trả chế độ bồi dưỡng cho GVBD không đáng kể nhưng 
mục tiêu cuối cùng là kết quả đạt được dù nhiều hay ít cũng là niềm tự hào của thầy, 
trò, gia đình và của Trung tâm. 
Trong phạm vi thời gian có hạn, tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm mà Trung 
tâm cải biến các giải pháp đã có để thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả trong công 
tác chỉ đạo BDHVG ở TTGDTX Định Quán duy trì được trong những năm gần đây. 
3.1/Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học viên giỏi (BDHVG): 
Đây là một việc làm không thể thiếu trong công tác quản lý chỉ đạo. Kế hoạch 
giúp cho các tổ chuyên môn, giáo viên chủ động và có trách nhiệm trong công tác 
BDHVG, tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng đạt mục tiêu tốt nhất . 
*Biện pháp : 
Xây dựng kế hoạch một cách khoa học, cụ thể, tương đối dài và có tính khả thi 
cao. 
Phải chú ý mặt mạnh, mặt yếu của trung tâm ở tất cả các yếu tố: Đội ngũ giáo 
viên và học viên, tình hình cơ sở vật chất, tài chính để phục vụ cho công tác bồi 
dưỡng. 
Thực hiện được mục tiêu, chương trình, đối tượng tham gia, thiết bị, phương 
tiện dạy học khi cần, hình thức thi đua khen thưởng.. 
Phương thức thành lập đội tuyển, cơ cấu mỗi đội, thời gian tuyển chọn, thời 
gian khảo sát chất lượng đội tuyển, rút kinh nghiệm. Phải được toàn thể cán bộ GV và 
HV nắm vững. 
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục về công tác 
bồi dưỡng HVG. 
Chú ý đến chế độ để động viên, khuyến khích, khen thưởng đối với GV và HV 
kip thời . 
3.2/Phân công chuyên môn: 
Trong quá trình phân công phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của từng 
GV, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển chất lượng giáo dục. Song với nhiệm vụ trên, 
thì công tác phát triển đội ngũ HV giỏi cũng không kém phần quan trọng vì đội ngũ 
chính là hạt giống tốt nhằm góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phát 
triển hơn. 
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “ Muốn có trò giỏi thì trước hết 
phải có thầy giỏi” Nói thế không có nghĩa là có thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi mà nó còn 
phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên qua đó muốn khẳng định rằng vai trò của 
người thầy (Cô) trong công tác phát hiện và BDHVG là hết sức quan trọng. 
*Biện pháp : 
Chọn thầy (Cô) vừa hồng vừa chuyên hay nói cách khác là phải có đủ tâm và 
tầm, phải có ý thức tích cực trau dồi, tích lũy chuyên môn, đọc nhiều, hiểu sâu vấn đề 
Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở Trung tâm GDTX Định Quán. 
Người thực hiện: Võ Thị Mười 5 
mà mình dạy HV theo phương châm biết mười dạy một. Thường xuyên tham khảo và 
học hỏi kinh nghiệm của GV khác trong và ngoài huyện, Tỉnh. Chủ động tìm tòi tư 
liệu trên các phương tiện đặc biệt là trên mạng internet, lựa chọn những trang web nào 
hữu ích, tác giả giỏi, các đề thi hay, các chuyên đề hấp đẫn để làm vốn kiến thức 
truyền đạt cho đối tượng HVG. 
Lựa chọn những GV có năng lực chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm có 
vốn kiến thức sâu rộng đã từng dạy qua các khối lớp 10,11,12, tinh thần trách nhiệm 
cao, theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm, có tâm huyết với 
nghề, sự nhiệt tình, say mê phải luôn cháy bỏng. Là người thắp lên trong lòng các em 
ngọn lửa, ngọn lửa này phải luôn luôn được thắp sáng trong mỗi HV, thì kết quả sẽ rất 
khả quan. Không ngại khó, không tính toán, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp HV 
nhiệt tình, thầy nhiệt tình, thầy tâm huyết, thầy gương mẫu yêu thương và tận tụy với 
HV, thì HV khó mà lười biếng. 
Bản thân GV chuyên mày mò nghiên cứu giải các đề thi các cấp đạt hiệu quả, 
có phương pháp đặc biệt, có thể giải quyết các vấn đề khó trong thời gian nhanh nhất 
để hướng dẫn HV những kinh nghiệm khi đi thi. 
GV BDHVG xây dựng kế hoạch BD, giáo án bồi dưỡng và đề ra mục tiêu yêu 
cầu cần đạt tới. Phấn đấu trong quá trình bồi dưỡng phải có HVG . 
Ngoài sự chuẩn mực về đạo đức, kiến thức, người Thầy(cô) còn phải là nhà tâm 
lý bên cạnh học viên. 
 Họp chuyên môn 
3.3/ Chỉ đạo công tác chọn đội tuyển HVG : 
Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở Trung tâm GDTX Định Quán. 
Người thực hiện: Võ Thị Mười 6 
Để tìm đối tượng nhân tài không phải là chuyện đơn giản, dễ dàng “mà cần 
phải có sự tiếp cận sàn lọc kĩ lưỡng” thì kết quả khả quan hơn. 
*Biện pháp : 
- Ngay từ đầu khi các em mới bước vào lớp 10, Trung tâm đã tổ chức kiểm tra 
nhằm phát hiện sở trường, năng khiếu của các em với từng môn học, sau đó tiến hành 
bồi dưỡng để phát huy khả năng của HV. 
- Song song với tìm nguồn thì còn động viên khuyến khích thầy cô giáo nhiệt 
tình say mê với công việc, tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết trước khi bồi 
dưỡng, 
Ví dụ: Qua các lần kiểm tra ( mức độ đề kiểm tra từ trung bình khá rồi dần đến 
khá và giỏi). Sau khi đã đạt đến yêu cầu nêu trên, thì tổ chức thi HVG cấp trường. 
Trường hợp khan hiếm nhân tài thì tôi cho thực hiện cách linh động hơn, trong 
quá trình chấm bài kiểm tra theo dõi điểm từng bài tích lũy qua các lần kiểm tra, sau 
đó tính điểm bình quân cho mỗi em nếu đạt từ mức 8,0 đ trở lên thì em đó đủ điều 
kiện được tham gia vào đội tuyển. Sở dĩ chọn cách này nhằm khích lệ khả năng của 
HV và điều mà tôi và mọi người có thể nhìn thấy là ở lứa tuổi này đặc điểm tâm sinh 
lý thay đổi nên trong quá trình làm bài kiểm tra cũng bị ảnh hưởng có thể bài này làm 
chưa tốt nhưng bài khác sẽ làm tốt, vậy với đối tượng này thì tôi nhắc nhở GV bồi 
dưỡng quan tâm, nhiệt tình rồi thì cần phải hơn nữa thì hiệu quả sẽ tốt hơn. 
Để mang tính khách quan trong quá trình chấm bài thi tiến hành cắt phách. 
Quy trình: Thành lập đội tuyển-bồi dưỡng-thi-chọn đội tuyển chính thức-tiếp 
tục bồi dưỡng. 
Hình ảnh tổ chức thi kiểm tra 
3.4/Chỉ đạo công tác bồi dưỡng HVG: 
3.4.1/Đối với giáo viên : 
Ngoài khả năng và kinh nghiệm vốn có của mỗi giáo viên bồi dưỡng tôi còn tư 
vấn và đề xuất giáo viên bồi dưỡng một số nội dung sau: 
Ôn lại kiến thức cơ bản sẽ là nền tảng cho sự phát triển lâu dài. Nếu vốn kiến 
thức cơ bản mà bị hỏng hoặc lệch lạc thì khác nào ta xây một ngôi nhà cao tầng mà 
cái móng không đổ bê tông cốt thép chắc chắn thì liệu ngôi nhà cao tầng ấy có tồn tại 
Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở Trung tâm GDTX Định Quán. 
Người thực hiện: Võ Thị Mười 7 
lâu bền không? Trước quan điểm nêu trên tôi đã mạnh dạn đề nghị giáo viên bồi 
dưỡng phải ôn lại kiến thức cơ bản cho học viên của mình, rồi dần đến nâng cao. 
Yêu cầu giáo viên bồi dưỡng nắm bắt tình hình đặc điểm kịp thời để tìm cách 
xử lí, giải quyết hợp lí để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học viên. Cũng như tạo điều 
kiện thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng. Tăng cường động viên tạo điều kiện về vật 
chất và tinh thần thoải mái để người dạy nhiệt tình người học say mê. Đối với người 
lãnh đạo luôn biết lắng nghe nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những đề xuất kiến nghị 
của giáo viên bồi dưỡng (đặc biệt là vấn đề tài liệu hoặc trao đổi chuyên môn qua các 
buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc qua các buổi chuyên đề) 
Giáo viên bồi dưỡng thường xuyên giao lưu với đồng nghiệp, tìm tòi thêm kiến 
thức và kinh nghiệm. 
Giáo viên lên kế hoạch dạy theo chuyên đề, theo nội dung, theo chương, theo 
phần. Kết thúc một nội dung nêu trên thì ra đề kiểm tra chấm bài, tổng hợp kết quả 
báo cáo về công tác bồi dưỡng. 
Người phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nắm bắt tình hình để có 
hướng giải quyết kịp thời. 
Song song với việc làm bài kiểm tra giáo viên nên chất vấn học viên những vấn 
đề liên quan đến kiến thức hoặc cách truyền đạt của người dạy (để tránh trường hợp 
thầy thì nói quá cao siêu còn học viên thì mơ màng) 
Người giáo viên bồi dưỡng ngoài việc truyền đạt và hướng dẫn học viên tìm 
hiểu kiến thức thì việc động viên và khuyến khích tinh thần cho học viên cũng rất 
quan trọng, các học viên cũng thích được khen, vậy khen lúc nào? và khen như thế 
nào? Tôi thường động viên giáo viên bồi dưỡng nên khen đúng lúc . 
 Ví dụ: Như sau khi giao bài tập đồng bộ mà học viên nào hoàn thành trong thời 
gian sớm nhất, áp dụng cách làm hay nhất, hoặc có phương pháp sáng tạo nhất thì nên 
tuyên dương trong buổi học và có thể truyền đạt lại hoặc phổ biến cho các học viên 
khác để áp dụng, nếu giáo viên bồi dưỡng áp dụng được phương pháp này thì tôi nghĩ 
rất có khả thi để khuyến khích học viên khác phát huy hết khả năng của mình. (nếu là 
bản thân học viên nào đó được khen thì sẽ phấn khởi hơn vì mình làm tốt, vì sản 
phẩm của mình được tôn vinh, được phổ biến) . Bên cạnh đó còn có tác dụng khuyến 
khích, khích lệ những thành viên khác cũng tiếp tục phấn đấu.Và nếu trong đội tuyển 
tinh thần ấy được phát huy từ trong mỗi học viên thì nhất định đổi tuyển ấy sẽ có kết 
quả tốt. 
Ngoài việc khuyến khích tự phát huy năng lực sáng tạo, thì người giáo viên bồi 
dưỡng luôn luôn nhắc nhở động viên các học viên nên cùng nhau trao đổi thảo luận 
bàn bạc để giải quyết các tình huống khó, các vấn đề mang tính phức tạp, nếu đến 
bước đường cùng “bị bí” thì nên mạnh dạn gặp gỡ trao đổi với giáo viên bồi dưỡng để 
hướng dẫn với tinh thần “gặp khúc mắt chỗ nào thì tìm cách tháo gỡ ngay chỗ đó”. 
Giáo viên bồi dưỡng theo dõi các đề thi của các năm trước, bên cạnh đó nắm 
bắt thêm các nguồn thông tin thời sự để có cách hướng dẫn phù hợp. 
Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở Trung tâm GDTX Định Quán. 
Người thực hiện: Võ Thị Mười 8 
Sau khi thi học sinh giỏi, kết quả nếu như mong muốn thì tôi thường động viên 
giáo viên nên phát huy các phương pháp để tích lũy cho những năm sau và ngược lại 
thì cần rút kinh nghiệm. 
3.4.2/ Đối với học viên: 
 Là người lãnh đạo công tác chuyên môn tại TTGDTX tôi không thể khoán 
trắng cho giáo viên bồi dưỡng mà tôi thường xuyên quan tâm đến đội tuyển học viên 
giỏi, luôn kề vai sát cánh cùng đội vượt qua những khó khăn, với tinh thần và trách 
nhiệm cao luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng dạy tốt, học viên học tốt. 
Tôi sắp xếp thời gian để gặp gỡ trao đổi cùng học viên để nắm bắt tình hình học 
tập, hoàn cảnh của các em, đặc biệt là những em học viên nghèo hiếu học, để hiểu 
được tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của các em, và cùng chia sẽ giúp các em vượt 
qua những vướng mắt và hoàn cảnh để đi đến mục tiêu. 
Song song đó tôi mạnh dạn phân tích cho HV thấy rõ mục đích, danh dự, niềm 
tự hào khi được đứng vào đội tuyển.Vinh dự hơn nữa là đạt danh hiệu học viên giỏi 
và các kì thi đạt tốt. Kết quả đó không chỉ là niềm vinh dự cho bản thân mà còn cho 
gia đình, nhà trường và là niềm vui lớn của giáo viên bồi dưỡng. Thực tế đó chính là 
tương lai sáng lạng phía trước của các em. 
Động viên các em trong đội nên học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Khuyến khích 
học viên rèn luyện các khả năng cảm thụ, so sánh, phân tích, cách trình bày . 
Bồi dưỡng môn Văn 
Bồi dưỡng Toán và Máy tính cầm tay 
3.5/ Cách thức phát hiện học viên giỏi. 
Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở Trung tâm GDTX Định Quán. 
Người thực hiện: Võ Thị Mười 9 
Bàn về chuyện bồi dưỡng học viên giỏi đã khó còn việc phát hiện học viên giỏi 
để bồi dưỡng đạt kết quả lại càng khó hơn. Cũng giống như người trồng hoa phải biết 
chọn giống tốt nhưng để hạt giống tốt ấy sinh sôi nảy nở thì người trồng hoa phải biết 
chăm bón nâng niu. 
Công việc phát hiện học viên giỏi phải được tiến hành từ đầu cấp học là cơ sở 
của việc phát hiện học viên có tiềm năng: 
Thứ nhất, kết quả học tập của học viên của cấp dưới qua điểm tổng kết, điểm 
thi học viên giỏi và nếu có thể tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp giảng dạy 
học viên ở cấp học đó để nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu. 
Thứ hai, xem bài làm của học viên như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành trình 
phát hiện năng khiếu của học viên. 
Ví dụ: môn ngữ văn qua bài làm giáo viên có thể đánh giá được chất giọng, 
chất văn, cách nghĩ của trò, những học viên đạt được cả chất văn và ý văn trong một 
bài viết không phải là nhiều, không phải là đều. Cái tật lộ ra ở từng học trò phải được 
nhận biết, nét tài hoa của từng học trò cần phải được ghi nhận và trân trọng. 
Khi chấm bài thầy cô không chỉ chú trọng những bài làm, khuôn mẫu, hoàn 
thiện đầy đủ mà còn phải quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, chưa đầy 
đủ, nhưng có sự độc đáo, sâu sắc. Phải có sự nghiêm túc nghiêm khắc khi đánh giá và 
có nhật ký ghi kết quả của các bài làm. Vì qua một bài làm không thể đánh giá được 
năng khiếu và khả năng của học viên nhưng đó là sự định hướng phát hiện, bổ sung ở 
những bài làm tiếp theo. 
Thứ ba, chọn hướng ra đề để phát hiện học viên giỏi là khâu quan trọng đầu 
tiên của quá trình phát hiện đánh giá lựa chọn học viên giỏi, đề phải hay và khoa học 
sẽ kích thích hứng thú và làm bài của học viên. 
3.6/ Về chương trình và thời gian bồi dưỡng : 
Chỉ đạo các tổ, giáo viên bồi dưỡng biên soạn chương trình nội dung bồi dưỡng 
rõ ràng, cụ thể chi tiết cho từng mảng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng làm bài ngay từ 
đầu chương trình. 
Về tài liệu bồi dưỡng: phải tìm tòi, sưu tầm, bổ sung vào nội dung kiến thức các 
đề thi học viên giỏi các năm, thông qua trao đổi chuyên môn giữa thầy cô trong nhà 
trường và giáo viên cùng bộ môn. 
 Để chương trình bồi dưỡng học viên giỏi có hiệu quả, vấn đề thời gian phải sắp 
xếp một cách khoa học, sau khi thành lập đội tuyển tiến hành cho giáo viên bồi dưỡng 
kèm các em trong các tiết học, những tháng gần thi thì tiến hành dạy theo thời khóa 
biểu bồi dưỡng . 
Ngoài thời gian nêu trên có nhiều giáo viên nhiệt tình tự sắp xếp thời gian bồi 
dưỡng thêm cho các em tại nhà như giáo viên: Trần Hữu Thanh. 
3.7/ Chỉ đạo công tác tạo nguồn học sinh giỏi. 
Công tác này phải được tiến hành liên tục và thường xuyên ngay khi học viên 
bắt đầu bước vào lớp 10 và phát triển đến cuối cấp sẽ chính thức tuyển chọn dự thi. 
Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở Trung tâm GDTX Định Quán. 
Người thực hiện: Võ Thị Mười 10 
Trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học vào đầu năm học 
Để làm được điều đó thì tôi đã thống nhất với ban giám đốc chỉ đạo cho tổ 
chuyên môn tổ chức cho học viên đăng kí tham dự, nếu trường hợp không đăng kí 
hoặc số lượng đăng kí quá ít chưa đảm bảo được yêu cầu, thì tôi nhắc nhở giáo viên 
bộ môn có trách nhiệm phát hiện, động viên, khuyến khích để đạt yêu cầu. Bên cạnh 
đó cho tổ chức các lớp dạy nâng cao. Đây chính là lớp tạo nguồn học viên giỏi. 
Nguồn học sinh khá giỏi khối 10, 11 
3.8/ Tuyên dương khen thưởng giáo viên, học viên có thành tích: 
Công tác tuyên dương khen thưởng là một nhiệm vụ không kém phần quan 
trọng trong các hoạt động phong trào. Đặc biệt là khen thưởng cho GV và HV có 
thành tích trong hoạt động giáo dục – hoạt động dạy và học. Nhằm động viên khích lệ 
tinh thần của người tham gia, đồng thời phát huy tính phấn đấu của mỗi người trong 
cộng đồng xã hội. 
Xuất phát từ vấn đề nêu trên sau mỗi kỳ thi, mỗi phong trào thi đua tôi luôn 
mạnh dạn đề xuất giám đốc và hội đồng thi đua khen thưởng, khen thưởng cho những 
cá nhân và tập thể đạt thành tích trong các phong trào. 
Tuyên dương kịp thời những giáo viên và học viên có thành tích, tổ chức phát 
thưởng thật long trọng trước cấp trên, lãnh đạo chính quyền địa phương và trước đông 
đảo cán bộ, giáo viên và học viên trong toàn trung tâm. Phần thưởng là giấy khen và 
hiện vật tương xứng với thành tích đạt được. 
Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở Trung tâm GDTX Định Quán. 
Người thực hiện: Võ Thị Mười 11 
Hội Khuyến học huyện phát 
thưởng cho học viên giỏi cấp 
tỉnh 
GĐ Trung tâm phát giấy khen và 
phần thưởng cho GVBDHVG 
BDHVG 
Phát thưởng của cha mẹ học viên cho học viên giỏi Văn, Toán, Máy tính cầm tay 
Thầy Phạm Minh Đức trưởng phòng GDTX sở trao giấy khen và tiền thưởng 
cho HV Giỏi Văn hóa và máy tính cầm tay cấp tỉnh năm học2014-2015 
Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở Trung tâm GDTX Định Quán. 
Người thực hiện: Võ Thị Mười 12 
Phát thưởng của PGĐ phụ trách 
chuyên môn cho đội tuyển HVG 
Phát học bổng cho học viên nghèo 
hiếu học có học lực khá giỏi 
IV/ KẾT QUẢ: 
Dạy học là trực tiếp đào tạo con người, sản phẩm của nghề dạy học chính là 
chất lượng giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, 
 Vì lợi ích trăm năm trồng người” 
Đặc biệt trong công tác BDHVG muốn đạt hiểu quả cao, người dạy phải biết 
lấy thành quả đạt được của học viên làm thước đo tay nghề nhà giáo. Bởi lẽ ai trồng 
cây cũng mong muốn ngày hái quả, quả sai trái ngọt chúng ta phải biết “dày công 
chăm bón” vẫn chưa đủ mà cần phải “chăm bón đúng kĩ thuật”. Đúng vậy người làm 
công tác bồi dưỡng học viên giỏi cũng phải biết lựa chọn đúng đối tượng, có tâm 
huyết với nghề và không ngừng trao dồi chuyên môn nghiệp vụ dể luôn luôn tự hoàn 
thiện mình, biết xác định kiến thức trọng tâm biết làm chủ điều mình dạy và biết dạy 
học viên cách học, biết phát huy tính sáng tạo. 
4.1/ Giáo viên: 
Năm học Số GV GV dạy giỏi cấpTrường GV dạy giỏi cấpTỉnh 
2011-2012 10 6 0 
2012-2013 10 5 0 
2013-2014 9 07 02 
2014-2015 9 08 0 
4.2/ Học viên 
- Tỉ lệ HV đạt trên trung bình và HV khá giỏi ngày càng tăng, tỉ lệ HV yếu, 
kém ngày càng giảm. 
- Số HV đạt danh hiệu HV giỏi Cấp Tỉnh ngày càng được duy trì hàng năm. 
Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở Trung tâm GDTX Định Quán. 
Người thực hiện: Võ Thị Mười 13 
Năm học 
Số 
HV 
Khá+ 
Giỏi 
HV giỏi cấp 
Tỉnh 
2011-2012 789 55 9 
2012-2013 774 56 18 
2013-2014 787 85 12 
2014-2015 691 97 12 
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
5.1/ Đối với giáo viên bồi dưỡng: 
Có năng lực chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm có vốn kiến thức sâu rộng 
đã từng dạy qua các khối lớp 10,11,12, tinh thần trách nhiệm cao, theo hướng ổn định 
có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề, sự nhiệt tình, say mê 
phải luôn cháy bỏng. Là người thắp lên trong lòng các em ngọn lửa, ngọn lửa này 
phải luôn luôn được thắp sáng trong mỗi HV 
Sử dụng đồ dùng dạy học khoa học và phát huy tính tích cực của học viên 
nhiều hơn nữa đảm bảo số lượng học viên đạt học viên giỏi ngày càng cao hơn. 
Tăng cường trao đổi học hỏi giao lưu nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng 
giảng dạy. 
Thật sự gương mẫu nhiệt tình có trách nhiệm yêu nghề. 
5.2/ Đối với học viên 
Cần phát huy khả năng sáng tạo, cần cù. 
Phát huy tính chăm chỉ và tích cực trong việc trao đổi cùng các bạn đồng hành. 
Tăng cường tham khảo tài liệu học tập, tự học và tự trao dồi kiến thức qua sự 
hướng đẫn của giáo viên. 
VI/ KẾT LUẬN 
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm của bản thân đúc rút trong quá trình chỉ đạo 
công tác BDHVG ở TTGDTX, tất nhiên không tránh khỏi những sơ xuất, rất mong 
được sự đóng góp chân tình của quý đồng nghiệp và quý ban giám khảo để cùng tìm 
ra những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo BDHVG ở 
TTGDTX. Nhằm đưa giáo dục đáp ứng kịp yêu cầu của việc đổi mới đất nước và 
ngang tầm với các nước tiên tiến trong quá trình đổi mới và hội nhập. 
VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1/ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị 
quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu 
cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập 
quốc tế. 
2/ Luật giáo dục nước CHXHCN Việt Nam ra ngày 02- 12- 1998. 
3/ Tài liệu: Quản lí giáo dục. 
4/ Báo Giáo dục thời đại số 46- 47 ra ngày 12-11-2000. 
Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học viên giỏi ở Trung tâm GDTX Định Quán. 
Người thực hiện: Võ Thị Mười 14 
5/ Báo giáo dục và khuyến học số 14- quý II- 2006. 
6/ Báo giáo dục thời đại số 89 ngày 14/4/2015. 
 Định Quán, ngày 15 tháng 5 năm 2015 
 Người biên soạn 
 Võ Thị Mười 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_vai_kinh_nghiem_nham_nang_cao_hieu_qua_trong_cong_tac_chi_dao_boi_duong_hoc_vien_gioi_o_tru.pdf
Sáng Kiến Liên Quan