SKKN Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Cơ sở lí luận

 Đối với bất kỳ cộng đồng cư dân văn hoá nào, văn chương đều có ý nghĩa cực kì to lớn trong nhận thức các tri thức muôn màu của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người, nhất là đối với nước ta "một nước thơ" như Ngô Thì Nhậm từng khẳng định.

Đến với văn chương, con người cảm nhận và ý thức sâu sắc được cái đẹp, tiếp cận và tự nâng mình lên với những tư tưởng và tình cảm cao đẹp, sâu sắc và tinh tế, được bồi dưỡng về ngôn ngữ, thứ ngôn ngữ phong phú, sinh động, giàu sức biểu cảm nhất của dân tộc. Rõ ràng, văn chương là phần có giá trị bậc nhất trong di sản tinh thần của dân tộc. Người Việt hôm qua, hôm nay và cả mai sau đã và sẽ còn gửi vào văn chương những tri thức và kinh nghiệm sống, tình yêu và khát vọng, đạo đức và triết học, thậm chí cả tín ngưỡng của mình. Vì vậy, học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Để dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ và các kiến thức liên quan về các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân.

Khi đánh giá và tiếp nhận tác phẩm văn học, yếu tố được cơ bản và then chốt nhất chính là giá trị nội dung và nghệ thuật (hình thức) của tác phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ, thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau. Hình thức nghệ thuật chứa đựng nội dung. Nội dung phải được thể hiện dưới một hình thức phù hợp. Hình thức là yếu tố thứ nhất, không thể thiếu trong các tác phẩm văn học nói chung, truyện ngắn tự sự hiện đại Việt Nam nói riêng. Biêlinxki ­ nhà phê bình lí luận văn học Nga nổi tiếng đã khẳng định: “Trong tác phẩm nghệ thuật, nội dung và các hình thức nghệ thuật phải luôn hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác. Nếu hủy diệt hình thức nghệ thuật thì cũng là hủy diệt nội dung tư tưởng của tác phẩm và ngược lại cũng vậy ”. Cùng chung khẳng định này, Hêghen viết: “Tác phẩm văn học mà thiếu đi hình thức nghệ thuật thích đáng thì không phải là một tác phẩm văn học thực sự. Và đối với người nghệ sĩ khi đó sẽ là một biểu hiện tồi nếu như người ta nói rằng về nội dung thì tác phẩm anh tốt, nhưng nó thiếu đi các hình thức nghệ thuật thích đáng. Chỉ có những tác phẩm văn học mà nội dung và hình thức thống nhất với nhau mới là những tác phẩm văn học đích thực”.

 

doc79 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Quang sáng luôn hướng đến là gì? 
- Nguyễn Quang Sáng là người lính từng trải qua cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ nên tài mà ông luôn hướng đến là con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và cuộc sống của họ sau chiến tranh.
? Với đề tài ấy, ông thành công ở những thể loại nào? 
- Hs xem tư liệu trên màn hình.
GV khái quát: Những tác phẩm cô vừa giới thiệu chỉ là số ít trong những thành công của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Điều đáng tự hào ở đây là có những tác phẩm là tiểu thuyết, là kịch bản đã được đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Hồng Sến đưa vào huyền thoại của nền điện ảnh Việt Nam và thế giới như Cánh đồng hoang và Mùa gió chướng với những giải thưởng cao quí bông sen vàng, bông sen bạc, huy chương vàng năm trong liên hoan phim toàn quốc và quốc tế những năm 1980 - 1981. Cô hi vọng một ngày không xa, học sinh thân yêu của cô ngồi đây sẽ đưa câu chuyện"Chiếc lược ngà" đi vào huyền thoại của nền điện ảnh thế giới. Còn bây giờ, cô cùng các em tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác phẩm Chiếc lược ngà.
? Truyện ngắn Chiếc lược ngà được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Chiếc lược ngà viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- GV khái quát: Các em ạ! Năm 1966 là những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, con người Việt Nam "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Lúc đó, Nguyễn Quang Sáng đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Thời gian này có rất nhiều tác phẩm thành công khi viết về chiến tranh mà các em đã và sẽ học như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi.... "Chiếc lược ngà"của Nguyễn Quang Sáng viết về chiến tranh không có tiếng bom đạn như những tác phẩm cùng thời nhưng vẫn lay động trái tim người đọc không chỉ ở một thời mà ở mọi thời bởi cảnh ngộ éo le và tình phụ tử mộc mạc nhưng vô cùng thiêng liêng, sâu nặng
- GV kể cho HS nghe lời tâm sự của Nguyễn Quang Sáng.
"Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây. Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với câu chuyện của một cô giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này"
- GV khái quát: Như vậy, các em thấy tác phẩm Chiếc lược ngà được khơi nguồn từ một câu chuyện có thật và chính điều đó khiến cho câu chuyện trở lên chân thật, cuốn hút người đọc như được thấy rõ hơn hình ảnh người lính và gia đình anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. 
? Hãy nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm? 
- Đoạn trích trong SGK nằm ở phần giữa của truyện nhưng vẫn đảm bảo nội dung chính của câu chuyện về Chiếc lược ngà.
- Để hiểu rõ nội dung câu chuyện ấy, cô cùng các em tìm hiểu phần tiếp theo.
? Theo em, truyện Chiếc lược ngà nên đọc với giọng như thế nào?
- Đọc giọng kể của tác giả hơi buồn, trầm tĩnh, cảm động. Giọng đối thoại của nhân vật cần đọc phù hợp với tính cách từng nhân vật đặc biệt là bé Thu.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc.
- GV nhận xét HS đọc.
- Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu chú thích.
? Hoà bình lập lại là thời gian nào?
Phần này chúng ta sẽ học rõ trong chương trình lịch sử của kì 2 tới.
- Các chú thích còn lại các em tìm hiểu trong SGK. Trong quá trình phân tích, những chú thích nào khó, quan trọng cô cùng các em sẽ cùng giải thích.
? Theo em, truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Người kể là ai?
? Truyện được kể theo lời kể của ông Ba có tác dụng gì?
? Theo em, ai là nhân vật chính trong chuyện? Vì sao?
- Cả ông Sáu và bé Thu đều là nhân vật chính vì đây là câu chuyện kể về tình cảm cha con của hai nhân vật này.
? Em hãy xác định Phương thức biểu đạt của tác phẩm?
- Phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có Phương thức tự sự là chính, còn sự tham gia của yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ là các yếu tố bổ sung.
? Một nội dung quan trọng của tiết học này là phải tóm tắt được văn bản. Vậy, em hãy tóm tắt thật ngắn gọn văn bản?
- HS tự nghiên cứu ở nhà, thuyết trình, tóm tắt truyện.
? Theo em văn bản có thể bản chia làm mấy phần? Hãy nêu nội dung mỗi phần?
? Với bố cục như trên, truyện có thể chia làm mấy tình huống?
- Cả 2 tình huống truyện đều rất éo le, trong 3 ngày nghỉ phép, hai cha con anh Sáu mới chỉ chạm tay đến hạnh phúc của tình phụ tử, chưa kịp nắm bắt niềm hạnh phúc ấy thì đã bị chiến tranh cướp mất để lại nỗi đau, niềm day dứt không nguôi trong 2 cha con. Nỗi đau ấy chỉ là một trong vô vàn nỗi đau của những gia đình Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Để cảm nhận được tác phẩm, cô cùng các em đi vào phân tích.
- Chúng ta đã tìm hiểu truyện có 2 nhân vật chính là ông Sáu và bé Thu, bây giờ chúng ta sẽ phân tích nhân vật bé Thu theo chiểu dọc tác phẩm. 
? Em biết gì về hoàn cảnh của bé Thu?
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của ấy?
- GV bình: Hoàn cảnh đáng thương của bé Thu chỉ là điển hình cho những em bé sinh ra trong chiến tranh. Qua đây, ta thấy nhà văn đã khai thác cảnh ngộ éo le của những gia đình có người ra trận trong chiến tranh. Điều đó đã tạo nên thành công cho tác phẩm.
? Theo em, diễn biến tâm lí, tình cảm của bé Thu có thể chia làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
- 2 giai đoạn:
+ Trước khi nhận ra cha và khi nhận ra cha. 
? Em hãy cho biết, hình ảnh bé Thu hiện lên qua chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về từ loại mà tác giả đã sử dụng?
? Em có ấn tượng gì về hình ảnh bé Thu?
- Gv khái quát: Bé Thu cũng giống bao em bé khác sinh ra trong chiến tranh có hoàn cảnh đáng thương nhưng cũng có tuổi thơ hồn nhiên, đáng yêu, mặc cho súng bom nơi đâu em vẫn cứ mải mê chơi nhà chòi.
? Hãy cho biết, trong khi đang chơi nhà chòi, có người gọi con và xưng ba, bé Thu có phản ứng ra sao?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật tác giả đã sử dụng?
? Theo em, hành động của bé Thu thể hiện tâm trạng ntn?
? Tâm trạng vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ, xúc động và hoảng sợ có phù hợp với hoàn cảnh không? Vì sao?
- Như vậy, thông qua từ ngữ miêu tả trực tiếp dáng vẻ, hành động, Nguyễn Quang Sáng đã diễn đạt cụ thể và hợp lí tâm trạng của bé Thu trong lần đầu gặp ông Sáu. Em từ ngạc nhiên, bất ngờ đến sợ hãi và tự vệ là vụt đi gọi mẹ. Tâm lí, hành động của bé Thu rất phù hợp với tâm lí, hành động của trẻ con nhất là bé gái. 
- GV bình: Ông Sáu trở về với vết thẹo dàibên má phải đỏ ửng lên, giần giật trông rất dễ sợ, ông không còn giống ông Sáu mà bé Thu biết trong ảnh cưới nên bé Thu sợ cũng phải thôi. Có biết bao người ra trận mãi mãi không trở về, có những người trở về không còn nguyên vẹn thịt da...ông Sáu cũng chỉ là một trong vô vàn trường hợp trở về không còn vẹn nguyên. Nỗi buồn chiến tranh thật tê tái nhưng còn tê tái, xót xa hơn là sau 8 năm trở về, con gái đã không nhận cha lại còn hoảng sợ, bỏ chạy chỉ vì vết sẹo mà chiến tranh đã gây ra.
- Sự gặp gỡ ban đầu của bé Thu với cha mình là sự hoảng hốt, sợ hãi. Vậy thời gian tiếp theo em đối xử với cha như thế nào các em hãy quan sát vào toàn bộ đoạn văn kể về cuộc đối thoại khi bé Thu phải mời ông Sáu ăn cơm và nhờ chắt nước cơm. 
? Bé Thu đã mời ông Sáu ăn cơm và nhờ chắt nước cơm như thế nào?
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ giao tiếp của bé Thu?
? Theo em, bằng cách nói trống không ấy, bé Thu muốn tỏ thái độ như thế nào đối với ông Sáu và mọi người?
- GV: Cách nói trống không là thái độ thiếu lễ độ trong giao tiếp đặc biệt là trẻ nhỏ nhưng đặt trong hoàn cảnh này thì bé Thu không phải là thiếu lễ độ mà bé nói trống không chỉ vì bé tránh tiếng ba, bé coi ông Sáu như người xa lạ được thể hiện rõ nhất qua câu nói với mẹ: Con kêu rồi mà người ta không nghe. Tiếng người ta nghe thật xót xa.
? Bé Thu bị đặt trong tình huống mẹ không có nhà, không được ông Sáu và ông Ba giúp đỡ khi chắt nước cơm, lúc ấy phản ứng của Thu ra sao? Em hãy tìm chi tiết?
? Em hãy nhận xét nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
? Theo em nghệ thuật ấy diễn tả tâm trạng của bé Thu như thế nào? 
? Em ấn tượng nhất với bé Thu ở chi tiết nào?( HS tự bộc lộ )
- lấy cái vá múc ra từng vá nước
? Qua các hành động đó, em thấy nét tính cách nổi bật của bé Thu là gì?
- GV bình: Bé Thu là em bé lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần đã tôi luyện cho em bản tính thông minh, cứng cỏi, càng đặt trong hoàn cảnh khó khăn nhất bản tính thông minh ấy càng được bộc lộ rõ nét, đến ông Ba cũng phải công nhận: Con bé đáo để thật.
? Vậy em hãy cho biết, hành động phản kháng tiếp theo của em với ông Sáu trong bữa cơm là gì?
? Khi cơm văng tung toé cả mâm, bị cha đánh, Thu đã có hành động như thế nào?
+ Nhìn lại 3 chi tiết mà cô trò ta vừa phân tích: 
- nói trống không.
- cương quyết không gọi ba và tự chắt nước cơm.
- hất tung trứng cá, bỏ đi cố tình mở dây lòi tói cho kêu rộn ràng...
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
- HS thảo luận tự do 1 phút.
? Hành động đó cho thấy thái độ của bé Thu đối với ông Sáu như thế nào?
- GV bình: Nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật của Nguyễn Quang Sáng rất tinh tế. Ông khắc hoạ nhân vật bé Thu nổi bật với sự hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu của trẻ con qua hình ảnh "tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi", sự ngây thơ, đáng yêu của bé còn được thể hiện qua hành động hất miếng trứng cá rồi lại gắp lại miếng trứng cá vào chén, bỏ đi, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng như khiêu khích, muốn cho mọi người biết là em đang dỗi.
Bên cạnh đó, bé Thu cũng là một em bé thông minh, cứng cỏi trước những tình huống éo le của cuộc sống, em không dễ thuyết phục bằng miếng ngon, lời nói ngọt hay đòn roi đe nẹt. Bản tính cứng cỏi ấy là hạt giống ươm mầm cho tính dũng cảm, ngoan cường của cô giao liên mang tên Thu sau này. Tài năng miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, lời nói, cử chỉ theo mức độ tăng tiến đã đẩy câu chuyện nên đến đỉnh điểm của cao trào. Hay nói cách khác đây chính là tình huống thắt nút của câu chuyện.
- Nhìn lại các hành động của bé Thu trong quan hệ với ông Sáu:
- HS thảo luận tự do 1 phút: 
Theo em, bé Thu có yêu ba không? Vì sao?
? Vậy theo em, tại sao yêu ba mà em lại có phản ứng quyết liệt với ông Sáu?
- Em không chấp nhận ông Sáu là ba vì ông có vết sẹo khiến ông khác với hình ảnh mà bé Thu biết về cha của mình khi chụp chung ảnh với má.
- Qua đây, ta cũng thấy bé Thu càng cự tuyệt mãnh liệt trước tình cảm của ông Sáu thì càng bộc lộ tình yêu mãnh liệt nhất của em đối với ba, em không thể chấp nhận người đàn ông khác là ba, em chỉ có một người ba duy nhất, người ba trong tâm trí trẻ thơ không có vết sẹo trên mặt, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba mình.
? Mặc dù chúng ta chưa khai thác hết nhân vật bé Thu nhưng phần nào các em cũng đã cảm nhận được nét tính cách của nhân vật này... Vậy khi xây dựng nhân vật này, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì?
? Từ những nghệ thuật, theo em trước khi nhận ra cha, Thu là em bé như thế nào?
? Khi xây dựng nhân vật bé Thu, tác giả đã gửi gắm tư tưởng gì?
? Được sống trong vòng tay yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, được hưởng cuộc sống tự do, hoà bình, em phải làm gì?
- GV khái quát: Qua bài học, cô mong các em trân trọng hơn nữa tình cảm gia đình, trân trọng hơn cuộc sống hoà bình, tự do mà các em đang có. 
- GV kết luận: Chắc hẳn trong các em ai cũng muốn bé Thu nhận ra ba mình. Rồi bé Thu của các em sẽ nhận ra ba. Tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt được gửi trong tiếng ba kêu xé lòng: Ba...a....a.....ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. 
- Một phút sâu lắng, một phút xúc động trong tiếng ba xé lòng ấy tiết sau cô cùng các em sẽ tìm hiểu tiếp.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014) 
- Quê ở An Giang.
- Trong kháng chiến chống Pháp, ông gia nhập quân đội và hoạt động ở chiến trường miền Nam.
- Năm 1954, ông được tập kết ra miền Bắc, bắt đầu sự nghiệp viết văn kể từ đó.
- Kháng chiến chống Mỹ, ông quay lại miền Nam, cùng tham gia cuộc kháng chiến và tiếp tục viết văn.
- Nguyễn Quang Sáng là một Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng thư kí hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
- Năm 2000, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Đề tài: Con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến và cuộc sống của họ sau chiến tranh.
- Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim... 
- Các tác phẩm tiêu biểu:
2. Tác phẩm
- Chiếc lược ngà viết năm 1966.
- Đoạn trích trong SGK nằm ở phần giữa của truyện.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
- Hoà bình lập lại: Sau năm 1954.
- Áo bông: áo vải hoa, khác với áo bông để chúng ta mặc chống rét.
- Chơi nhà chòi: trò chơi cất lều con của trẻ em. 
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất. 
- Người kể chuyện: ông Ba (là người bạn thân, chứng kiến mọi việc kể lại).
- Qua lời kể của ông Ba, truyện mang tính khách quan nhưng cũng mang tính chủ quan, khi kể, người kể có thể đan xen những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ đối với nhân vật làm tăng thêm độ tin cậy và chất trữ tình.
- Nhân vật chính: ông Sáu và bé Thu.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
2. Tóm tắt văn bản.
- Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến. Khi con gái 8 tuổi anh mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra cha (vì vết sẹo trên mặt)... Em đối xử với cha như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cảm cha con thức dậy mãnh liệt cũng là lúc anh Sáu phải ra đi...Khi ở căn cứ, anh dồn tình cảm để làm cây lược bằng ngà để tặng con. Trong một trận càn, anh hy sinh. Trước khi ra đi mãi mãi anh nhờ anh Ba - người bạn trao cây lược tận tay con.
3. Bố cục
Chia hai phần
- Từ đầu đến vừa nói vừa từ từ tụt xuống
-> tình cha con trong ba ngày phép của anh Sáu.
- Còn lại: 
-> Ở khu căn cứ, anh Sáu làm chiếc lược ngà tặng con.
* Tình huống truyện
+ TH 1: Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi. 
+ TH 2: Ở căn cứ, ông Sáu dồn hết tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái
4. Phân tích
a. Nhân vật bé Thu
* Hoàn cảnh
- Thu sinh ra vào thời chiến tranh, gia đình li tán, sống với mẹ, xa cha khi chưa đầy1 tuổi, đã gần 8 năm chưa được gặp cha, chỉ nhìn thấy cha qua tấm hình chụp chung với mẹ ngày cưới.
-> Hoàn cảnh đáng thương, điển hình cho những em bé sinh ra trong chiến tranh.
* Bé Thu trước khi nhận ra cha
" ... độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi...
- Động từ, tính từ.
-> Là em bé ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu.
- "Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng."
- "... chớp mắt nhìn, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!"
- Động từ, tính từ, nghệ thuật miêu tả.
- Tình huống truyện bất ngờ, gây sự chú ý cho người đọc.
- Bé Thu vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ, xúc động và hoảng sợ.
- Rất phù hợp với hoàn cảnh.
- Vì bé Thu chưa một lần gặp ba, mới chỉ thấy ba trong ảnh mà người đàn ông gọi Thu bằng con và xưng ba không giống với ba của em ở trong ảnh, người đàn ông lạ mặt ấy có vết thẹo dài bên má phải đỏ ửng lên, giần giật trông rất dễ sợ. 
- Vô ăn cơm!
- Cơm chín rồi!
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
-> Nói trống không, cộc lốc.
-> Không chấp nhận gọi ông Sáu là Ba.
- " Nó hơi sợ, ... vẻ nghĩ ngợi, ... nhìn lên. Nó nhăn nhó muốn khóc. .... nó luýnh quýnh ... Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước"
-> Động từ, tính từ. 
-> Miêu tả tâm trạng căng thẳng khi chắt nước cơm.
-> Thu là em bé có cá tính, thông minh.
- ... Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung toé cả mâm..."
- "... nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông...sang nhà bà ngoại..."
- Kể, tả, liệt kê thứ tự hành động của bé Thu theo mức độ tăng tiến đưa câu chuyện lên đến đỉnh điểm, tạo tình huống thắt nút cho câu chuyện.
-> Thu cự tuyệt quyết liệt trước tình cảm của ông Sáu.
- Cũng như bao em bé khác, bé Thu muốn được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc của cả ba và mẹ nhưng hoàn cảnh có chiến tranh, ba em phải ra trận làm nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng nên đã 8 tuổi mà em chưa được biết ba. Hoàn cảnh ấy sẽ tạo cho em một niềm tự hào về người ba ra trận, sẽ nuôi dưỡng tình yêu của em đối với ba, em khao khát gặp ba, em không thể không yêu ba.
-> Bé Thu dành một tình thương yêu vẹn nguyên, sâu sắcvà niềm kiêu hãnh về người ba trong tâm trí trẻ thơ.
- Em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba mình.
- Kể, tả, xây dựng tình huống truyên giàu kịch tính, đặc sắc, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hình, lời nói, hành động theo mức độ tăng tiến.
- Hồn nhiên, đáng yêu, thông minh, cứng cỏi, có bản lĩnh và yêu cha mãnh liệt, sâu sắc.
- Tác giả muốn nói đến hoàn cảnh éo le của các gia đình trong chiến tranh. Đồng thời ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt. Vì vậy, truyện Chiếc lược ngà không chỉ là câu chuyện của một thời mà là câu chuyện của mọi thời đại, của mọi người dân trên đất Việt thân yêu.
- Trân trọng cuộc sông độc lập tự do, biết ơn thế hệ đi trước. Chăm ngoan học giỏi, yêu quê hương đất nước....
- Còn bây giờ cô và các em hãy dành 1 phút để cảm nhận niềm hạnh phúc bình dị nhưng vô cùng thiêng liêng mà cô và các em đang có.
Bước 4: Luyện tập
* HS sắm vai nhân vật bé Thu kể lại cuộc chia tay cuối cùng của cha con ông Sáu.
Bước 5: Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc nội dung bài học
- Soạn tiếp phần còn lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.SGK Ngữ văn 9 tập I NXB giáo dục 2005
2.SGK Ngữ văn 9 tập II NXB giáo dục 2005
3. SGV Ngữ văn 9 tập I NXB giáo dục 2005
4. SGV Ngữ văn 9 tập II NXB giáo dục 2005
5. Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS lớp 9 tâp I - Nguyễn Văn Đường ( Chủ biên 2005)
6. Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS lớp 9 tâp II - Nguyễn Văn Đường ( Chủ biên 2005)
7. Tài liệu BDGVdạy SGK lớp 9 môn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT 2005 .
8. Tài liệu bồi dưỡng GV cốt cán môn Ngữ văn THCS - Bộ GD&ĐT 2008
9. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể - NguyễnViết Chữ NXB Hà Nội 2003.
10. Hiểu văn dạy văn - Nguyễn Thanh Hùng, NXB Giáo dục Hà Nội 2000.
11. Đọc - Hiểu tiếp nhận văn chương - Nguyễn Thanh Hùng , NXB Giáo duc.
12. Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1998.
13. Văn chương bạn đọc sáng tạo - Phan Trọng Luận 1996.
14. Phương pháp dạy học văn - Phan Trọng Luận, NXB Giáo dục Hà Nội 1999.
15. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục Hà Nội.
16. Suy nghĩ về viếc làm trong giảng văn, Tập san người giáo viên - Lê Trí Viễn 1982.
17. Luật giáo dục và Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thực hành (2005), NXB Hà Nội.
18. Đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ Văn ở trường THCS, NXB Giáo dục Hà Nội 2003.
19. Các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2014 -2015 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và PGD&ĐT.
DANH MỤC VIẾT TẮT
GV
Giáo viên
HS
Học Sinh
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
NXB
Nhà xuất bản
BDGV
Bồi dưỡng giáo viên
SGK
Sách giáo khoa
SGV
Sách giáo viên
Bộ GD&ĐT
Bộ giáo dục và đào tạo
Sở GD&ĐT
Sở giáo dục và đào tạo
Phòng GD&ĐT
Phòng giáo dục và đào tạo
MỤC LỤC
Số thứ tự
Tên đề mục
Trang
Thông tin chung về sáng kiến
1
Tóm tắt sáng kiến
2
Mô tả sáng kiến
4
1
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
4
2
Cơ sở lí luận của vấn đề
5
3
Khảo sát đánh giá thực trạng dạy học
7
4
Các giải pháp, biện pháp thực hiện
10
5
Quá trình thực nghiệm và kết quả đạt được 
50
6
Khả năng áp dụng của sáng kiến
54
7
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
54
Kết luận và khuyến nghị
55
Phụ lục 1
58
Phụ lục 2
60
Tài liệu tham khảo 
76
Danh mục viết tắt
77
Mục lục
78
Phụ lục 3
79

File đính kèm:

  • docmot_so_huong_khai_thac_bien_phap_nghe_thuat_trong_tac_pham_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan