Đề tài Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học

Hòa trong xu thế phát triển của toàn thế giới Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện thành công công cụộc đó, phát triển giáo

dục là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó tác động rất lớn đến các lĩnh vực khác.

Đúng vậy! Để có được một nền giáo dục phát triển toàn diện thì việc giáo dục thẩm mĩ

cho học sinh, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của thiên

nhiên, của các tác phẩm mĩ thuật, biết cảm nhận cái đẹp của đường nét, mảng hình, đậm nhạt,

màu sắc, bố cục đồng thời phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy sáng tạo, hình thành

các kỹ năng sống cho học sinh, góp phần phát hiện những học sinh có năng khiếu mĩ thuật, tạo

điều kiện cho các em phát triển tài năng của mình. Thông qua việc vẽ tranh, xem tranh để tìm

hiểu cái đẹp, cảm nhận cái đẹp mà hình thành cho học sinh thái độ, hành vi thân thiện với môi

trường, bảo vệ môi trường. Các em có thể tham gia các hoạt động bên ngoài nhà trường để thể

hiện hiểu biết, tình cảm của mình về bộ môn cũng như tìm hiểu về môi trường và Biến đổi khí

hậu thông qua các hoạt động vẽ tranh, các hoạt động xã hội khác.

Vẽ theo mẫu là một phân môn đòi hỏi học sinh tập trung nghiên quan sát mẫu là chính mà

giáo viên không chuẩn bị được mẫu thực, và không hướng dẫn kĩ ( kể cả lúc học sinh thực hành)

cho nên khi học sinh thường vẽ mẫu trong sách hoặc vẽ theo trí tưởng tượng về một vật mẫu

nào đó. Do đó để dạy tốt phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh

theo định hướng tích cực, truyền tải cho học sinh những khái niệm mĩ thuật hết sức cụ thể, đơn

giản và dễ hiểu. Kết hợp lời giảng với ví dụ, chứng minh thực tế để học sinh thấy ngay và nhận

biết rõ ràng về đường nét, hình khối, mảng chiếu, màu sắc đơn giản từ đó mô phỏng được gần

giống với mẫu thực và có ý thức bước đầu về đậm nhạt.

Bộ môn mĩ thuật nhìn chung học sinh đều có ý thức tích cực học tập, yêu thích bộ môn,

nhưng xét về chuyên môn thì những ý thức ấy, sở thích ấy cũng chỉ dừng ở trào lưu đơn thuần

do học môn này học sinh tự do sáng tạo, không khí học tập thoải mái không gò ép nên mỗi khi

đến tiết mĩ thuật là các em rất hào hứng nhưng khi học thực hành thì các em lại không tuân thủ

làm theo các bước cơ bản đã được giáo viên hướng dẫn. Tôi nhận thấy một số tiết học vẽ theo

mẫu (có mẫu) nhưng học sinh lại vẽ hình mà giáo viên minh họa trên bảng chứ không vẽ theo

những gì nhìn thấy. Do ý thức vẽ như vậy nên kết quả bài vẽ thường không vẽ theo hướng tại vị

trí mình ngồi ( bên phải, bên trái và ở giữa ) Điều này cho ta thấy học sinh không hề chú ý tới

hình dáng của mẫu một chút nào

pdf19 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trung gian). 
 Qua hai ví dụ cụ thể trên chúng ta thấy để bắt đầu học vẽ nói chung và vẽ theo mẫu nói 
riêng thì việc quan trọng đó là phải quan sát, nhận xét. Khi quan sát nhận xét đầy đủ mẫu việc 
tiến hành vẽ của học sinh sẽ dễ dàng và ít mắc phải lỗi sai lớn về tỷ lệ, hình dáng. Có thể nói 
phần hướng dẫn quan sát nhận xét là điều kiện bất biến để hướng dẫn tiếp học sinh cách vẽ. 
* Hƣớng dẫn học sinh cách vẽ: 
+ Hướng dẫn về bố cục ( cách sắp xếp): Ở phần hướng dẫn này tôi treo trực quan bao gồm 4 
hình vẽ trong đó có: một hình vẽ rất nhỏ ở giữa trang giấy, một hình có hình vẽ sang mép của 
trang giấy, một hình vẽ thật lớn kín cả chiều cao giấy và cuối cùng một bài vẽ cân đối đẹp mắt. 
Sau đó cho học sinh tự chọn và nhận xét bài đẹp nhất ( các bài được đánh số từ 1 – 4 theo thứ tự 
như trên ). Khi học sinh được quan sát, nhận xét thì việc tìm ra hình vẽ thứ 4 đẹp điều rất dễ 
dàng. Qua đó giáo viên nêu câu hỏi ngược lại, tại sao hình vẽ 
1, 2, 3 lại là hình chưa đẹp? và những lý do ấy được học sinh nêu ra một cách rõ ràng, giáo viên 
bổ sung nhằm phát huy tính tích cực, chủ động ở học sinh khi vẽ bài. 
+ Hướng dẫn học sinh vẽ hình chung của mẫu: 
 Khung hình chung có nghĩa là hình của mẫu vẽ được chứa trọn vẹn bên trong khung hình 
ấy, khi xác định bố cục của bài vẽ chiếm bao nhiêu giấy tức là khung hình chung sẽ chiếm từng 
ấy, khi vẽ khung hình chung học sinh chủ động được tỷ lệ với trang giấy. 
+ Tìm và xác định các vị trí của các bộ phận chi tiết trên mẫu vẽ: 
 Khi hoàn thành được khung hình chung của mẫu rồi giáo viên hướng dẫn học sinh xác 
định một số bộ phận chi tiết như khi vẽ các khối cơ bản cần xác định các mặt, đối với các vật 
dụng thì cần xác định các bộ phận chi tiết trên vật dụng đó. Trước hết giáo viên hướng dẫn học 
sinh vẽ trục đối xứng cho bài vẽ có mẫu cân đối, đối xứng, có chiều đứng như một số mẫu: cái 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học 
cốc, khối hộp, cái phích, cái bátkhi học sinh xác định được trục đối xứng thì việc vẽ mẫu sẽ 
không bị đổ ngả đổ nghiêng. 
+ Hướng dẫn học sinh vẽ phác bằng nét thẳng: 
 Phần này việc quan trọng làm thế nào để học sinh hiểu là vẽ nét thẳng thì hình vẽ chuẩn 
và đẹp hơn là chúng ta vẽ nét cong ngay. Lúc này giáo viên sử dụng phương pháp trực quan 
bằng thị phạm trên bảng để học sinh nhận thấy việc vẽ nét thẳng để tạo thành hình dáng của 
mẫu sau đó chúng ta tẩy bỏ nét thẳng và chỉnh sửa hình sao cho gần giống mẫu thật theo hướng 
quan sát của từng em theo từng góc độ. 
+ Hướng dẫn vẽ chi tiết ( mô phỏng giống mẫu): 
 Vẽ chi tiết tức là học sinh sẽ vẽ những gì các em quan sát, so sánh, nhận xét và nhìn thấy 
trên mẫu. Đích cuối cùng của bài vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học là mô phỏng được mẫu. 
Sau các bước trên giáo viên hướng dẫn học sinh cần bám sát vào các nét thẳng để hoàn thiện, 
phần này giáo viên không nên giảng giải áp đặt, trên cơ sở mẫu giáo viên đặt câu hỏi tập trung 
vào các bộ phận chi tiết của mẫu. 
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt: 
 Đậm nhạt là một khái niệm tương đối trừu tượng đối với học sinh học mĩ thuật ( phần này 
áp dụng cho học sinh khối 4, 5). Cụ thể ở phần này giáo viên giảng giải cho học sinh biết đậm 
nhạt trên mẫu do đâu mà có( do ánh sáng chiếu vào mẫu), có chổ ánh sáng chiếu được vào, có 
chỗ không chiếu vào được và tạo ra ranh giới sáng ( có ánh sáng chiếu trực tiếp), tối ( không có 
ánh sáng chiếu trực tiếp), trung gian ( có ánh sáng ít, chiếu gián tiếp), vẽ đậm nhạt cần cho vẽ 
theo mẫu sẽ diễn tả được không gian của mẫu, biểu đạt được khối của vật mẫu như vậy khi vẽ 
đậm nhạt bài vẽ sẽ nổi khối tức là trông giống như mẫu thật, nhìn bài vẽ hấp dẫn hơn, đẹp hơn. 
Qua đó học sinh sẽ thích thú và hào hứng hơn với những bài vẽ mẫu lần sau. 
* Hƣớng dẫn học sinh thực hành: 
 Như đã biết, phần thực hành chúng ta phải dành 2/3 tiết học để các em thể hiện bài, hơn 
nữa đây lại là bài vẽ theo mẫu thì việc đó rất quan trọng. Việc hướng dẫn học sinh thực hành 
cần chú ý những nội dung: Để học sinh quan sát và vẽ độc lập, giáo viên tham gia góp ý cho cá 
nhân học sinh. 
 Đối với phân môn vẽ theo mẫu, việc vẽ theo mẫu là rất quan trọng cho nên giáo viên cần 
hướng dẫn học sinh ngay khi thấy các em làm bài thực hành có chiều hướng chưa đúng. 
 Học sinh làm bài độc lập: Tới giờ thực hành học sinh phải đảm bảo có đầy đủ đồ dùng 
học tập (100% ), bút chì, tẩy, vở tập vẽ, học sinh vẽ theo mẫu ở vị trí mình ngồi nhìn thấy, tập 
trung vẽ sát với mẫu, đảm bảo đúng tỷ lệ của mẫu. 
Giáo viên hướng dẫn cá nhân: Việc hướng dẫn cá nhân rất quan trọng trong thời gian thực 
hành của học sinh. Vì trong khi vẽ không tránh khỏi những sai sót, cũng như gặp phải một số 
vướng mắc, chính vì vậy việc hướng dẫn cá nhân rất cần thiết. 
 Khi hướng dẫn cá nhân học sinh giáo viên tuyệt đối không được cầm bút sữa bài cho học 
sinh mà chỉ hướng dẫn. Trong quá trình hướng dẫn thấy có nhiều học sinh mắc phải một lỗi giáo 
viên yêu cầu học sinh dừng bút để hướng dẫn, uốn nắn kịp thời. 
 Đối với bài vẽ lọ hoa và quả tôi hướng dẫn học sinh vẽ theo các bước sau: vẽ tay 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học 
* Nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh: 
 Nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn mĩ thuật nói chung và phân môn 
vẽ theo mẫu nói riêng, thì việc nhận xét đánh giá là điều rất quan trọng, nhận xét bài của học 
sinh cần phát huy được tinh thần khích lệ các em hăng hái học phân môn là chính, và phải tôn 
trọng ý kiến của học sinh nếu là tích cực, nếu bài vẽ chưa đạt yêu cầu giáo viên cần nhẹ nhàng 
nhắc nhở không nên chê các em trước lớp điều này làm cho các em tự ti lần sau sẽ không tích 
cực, không hứng thú với phân môn vẽ theo mẫu vì nghĩ mình vẽ không được đẹp như các bạn. 
 Qua thời gian thực hành giáo viên chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp dán lên bảng lớp. 
Mục đích để học sinh tư duy khách quan theo cảm nhận của mình. Ở phần này giáo viên nêu 
câu hỏi: Em hãy chọn các bài vẽ đúng, đẹp? Tại sao những bài còn lại không đẹp?, Những bài 
vẽ chưa đẹp em thấy hình vẽ của các bạn như thế nào?, Đối với lớp (4, 5), Em thấy bạn vẽ đậm 
nhạt như vậy đã đúng, đẹp chưa? Trông khối hình đã rõ hay chưa?...Qua một loạt ý kiến của học 
sinh giáo viên tập hợp được ưu điểm và khuyết điểm của từng bài và đưa ra nhận xét chung để 
học sinh phát huy những ưu điểm và khắc phục điểm yếu cho những bài vẽ theo mẫu lần sau. 
II.3. Giải pháp, biện pháp. 
* Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. 
 Cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật và hình thành các kĩ năng 
cần thiết để học sinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học 
 Giáo dục thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng 
những kiến thức về mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hằng ngày góp phần xây dựng môi trường 
thẩm mĩ cho xã hội. 
* Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 
 Học mĩ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ hay những người chuyên gia 
làm nghề mĩ thuật mà học để các em biết yêu cái đẹp, có ý thức trân trọng giữ gìn, bảo vệ cái 
đẹp của thiên nhiên, của con người tạo ra. 
Lượng kiến thức đưa vào từng bài học chỉ dừng lại ở mức sơ đẳng và được chọn lọc theo 
mức điển hình. Những lượng kiến thức này được lập lại nâng cao và phát triển dần ở các lớp 
sau. 
Mỗi phân môn đều có đặc điểm riêng nhưng tất cả đều nằm trong tổng thể chung là sử 
dụng ngôn ngữ mĩ thuật cho các hoạt động thực hành và hoạt động này chiếm thời gian khoảng 
20/35 phút của tiết học, những sản phẩm các em tạo ra luôn hướng đến mục tiêu chung là tạo ra 
cái đẹp xung quanh mình ứng dụng cái đẹp vào cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. 
Nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn vẽ theo mẫu, cũng như hiệu 
quả của tiết học đạt kết quả cao giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp như: 
Phương pháp quan sát: Nhằm tạo cho các em thói quen quan sát làm giàu vốn biểu tượng 
kinh nghiệm sống của các em đó là tiền đề của vẽ theo mẫu, từ những yêu cầu đó thường xuyên 
giúp các em có thói quen quan sát hình thành trong trí nhớ giúp học sinh nhìn thấy cái hiện thực 
trong tự nhiên, trong mẫu vẽ. 
Phương pháp trực quan, giúp học sinh quan sát mẫu thực, nhận biết được độ đậm nhạt 
của mẫu, nhận biết mẫu có hình khối gì? mẫu có mấy vật mẫu? Từ những yêu cầu đó thường 
xuyên giúp các em có thói quen quan sát hình thành trong trí nhớ vốn kiến thức giúp học sinh 
nhìn thấy cái hiện thực trong tự nhiên, trong xã hội để thể hiện chung trong bài vẽ của mình một 
cách độc đáo, sáng tạo và riêng biệt. 
Phương pháp so sánh, gợi mở, vấn đáp và luyện tập Giáo viên cần kết hợp linh hoạt 
giữa các phương pháp này với nhau, tạo thành một phương pháp tổng hợp, phù hợp với tất cả 
các đối tượng, phù hợp với bài giảng, gắng liền với thực tiễn. 
 Cách so sánh mẫu, cách vẽ thông qua quan sát mẫu thực, có thể học sinh không hiểu thế 
nào là “bố cục”, không hiểu thế nào là dựng “hình chung”, ước lượng “tỷ lệ”Giáo viên có thể 
giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu nhất như: Bố cục là cách sắp xếp hình vẽ vào trang giấy, 
bố cục đẹp là sự sắp xếp hình vẽ cân đối, bố cục chưa đẹp là sắp xếp hình vẽ bị lệch sang trái, 
phảiTỷ lệ ta có thể hiểu đơn giản là chiều cao so với chiều ngang, xem các chiều này hơn 
kém nhau bao nhiêu lần, từ đó giữ được tỷ lệ chuẩn của mẫu khi vẽ sẽ không bị sai lệch. 
Phương pháp liên hệ thực tiễn: Thông qua mỗi bài học giáo viên không những trang bị 
cho các em kiến thức mà hình thành cho các em kĩ năng sống biết giao tiếp học hỏi lẫn nhau, 
biết giúp đỡ người khó khăn, biết gìn giữ và bảo vệ đồ dùng trong gia đình và bảo vệ của 
công 
Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần phát huy được tính tích cực, sự độc lập suy 
nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh và đây cũng là tư tưởng chủ đạo của phương pháp dạy học 
mĩ thuật nói chung và dạy vẽ theo mẫu nói riêng. Hơn nữa học sinh phải là người chủ động tiếp 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học 
nhận kiến thức từ giáo viên. Vì thế khi giảng dạy giáo viên không chỉ quan tâm tới phương pháp 
của giáo viên mà còn phải chú ý tới phương pháp của học sinh. Do đó, khi Dạy – Học vẽ theo 
mẫu ở tiểu học tôi thường chú tâm vào những đặc điểm sau: 
+ Tạo được không khí học tập để học sinh háo hức chờ đón bài học 
+ Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi những vấn đề mà giáo viên giảng giải. 
+ Tổ chức tiết học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự giác. 
+ Động viên, khích lệ nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm xúc riêng. 
* Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. 
 Bậc tiểu học các em ở độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi do vậy tư duy phát triển chưa hoàn thiện 
nên khi dạy học phân môn vẽ theo mẫu tôi luôn chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và 
tìm nhiều phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Mặc khác ở tuổi này các em 
học mà chơi, chơi mà học do vậy mỗi tiết học vẽ tôi thường tổ chức các trò chơi liên quan đến 
từng bài học để tạo cho các em sự thích thú và say mê vẽ tranh. 
Ví dụ: Bài vẽ cái ấm tích và cái bát. Giáo viên quy định cái ấm tích là “thò”, cái bát là 
“thụt”. Trò chơi này áp dụng cho cả lớp cùng chơi. 
* Luật chơi: Khi giáo viên hô “tích thò” nếu thấy đúng với quy định thì giơ tay lên theo (GV), 
tiếp tục như vậy GV hô “bát thò” nếu HS thấy sai thì thụt tay xuống. Tương tự như vậy GV hô 
vừa đúng quy định vừa không đúng đối với cả hai mẫu. 
 Trên đây là một trong số các trò chơi tôi thường áp dụng cho các tiết học vẽ theo mẫu 
nhằm khắc sâu kiến thức hơn khi các em học vẽ theo mẫu, tạo được không khí vui tươi hồn 
nhiên, nhẹ nhàng và sinh động trong tiết học, để cho học sinh nhận thấy tiết học vẽ mẫu không 
khô cứng, và góp phần vào tiết dạy thành công hơn thông qua các trò chơi cho phân môn vẽ 
theo mẫu. 
* Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
 Qua nghiên cứu đề tài đã giúp tôi trang bị về kiến thức, rèn luyện tay nghề và tìm được 
nhiều phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy – học vẽ theo mẫu giúp học sinh phát 
triển về trí, thể, mĩ từ đó các em biết sáng tạo, tìm tòi, hiểu biết về cái đẹp và có khả năng vận 
cái đẹp vào cuộc sống. 
II.3. Kết quả thu đƣợc qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
 Qua thời gian giảng dạy và áp dụng phương pháp bản thân nhận thấy kết quả đạt được 
một cách rất tích cực với tỷ lệ học sinh hoàn thành bài vẽ theo mẫu với những yêu cầu cụ thể và 
thuyết phục. Đã áp dụng thành công cho các khối lớp. Dưới đây là một số thống kê so sánh qua 
việc chưa áp dụng và đã áp dụng. 
** Thời gian đầu chưa áp dụng được: 
stt 
khối 
lớp 
số HS 
HS vẽ hình 
cân dối 
HS vẽ hình 
đúng tỷ lệ 
HS vẽ được 
đậm, nhạt 
Ghi chú 
SL % SL % SL % 
1 1B 29 11 36.7 10 33.3 Không vẽ 
đậm, nhạt 2 2B 33 15 50.0 10 33.3 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học 
3 3C 28 16 53.3 14 46.7 
4 4A 32 14 56.0 12 48.0 8 32.0 
Vẽ đậm, vẽ 
nhạt 
5 5B 28 16 53.3 16 53.3 12 40 
Vẽ đậm, vẽ 
nhạt 
** Thời gian đã áp dụng phương pháp mới.(Từ học kỳ II năm học 2012 - 2013 đến học kỳ I 
năm học 2014 - 2015). 
stt 
Khối 
lớp 
số HS 
HS vẽ hình 
cân dối 
HS vẽ hình 
đúng tỷ lệ 
HS vẽ 
được đậm, 
nhạt 
Ghi chú 
SL % SL % SL % 
1 1B 29 17 56.7 15 50.0 
Không vẽ 
đậm, nhạt 
2 2B 33 20 66.7 17 56.7 
3 3C 28 21 70.0 18 60.0 
4 4A 32 22 88.0 20 80.0 17 68.0 
Vẽ đậm, vẽ 
nhạt 
5 5B 28 26 86.7 22 73.3 19 63.3 
Vẽ đậm, vẽ 
nhạt 
 Qua những kết quả đạt được và áp dụng thành công với học sinh các khối lớp, đây cũng 
là nguồn động viên khích lệ bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ và luôn tìm ra những biện pháp, 
cũng như áp dụng nhiều phương pháp một cách nhuần nhuyễn để phục vụ cho việc Dạy - Học 
mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng ngày một tốt hơn. 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 
Qua thực tiễn giảng dạy và nhiều năm đứng lớp, với tâm huyết và trách nhiệm của người 
giáo viên đối với thế hệ tương lai của đất nước bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm 
của những người đi trước cũng như qua nhiều phương tiện khác nhau để nâng cao trình độ 
chuyên môn. Từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên đồng thời tạo cho học sinh yêu 
thích phân môn vẽ theo mẫu hơn, luôn sáng tạo để tiết học luôn được đổi mới về hình thức dạy, 
học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, tạo cho các em có cái nhìn và cảm nhận 
về cái đẹp của cuộc sống và trong sinh hoạt hằng ngày. 
 Trong quá trình dạy học phân môn vẽ theo mẫu nói riêng và môn mĩ thuật nói chung tôi 
rút ra một số kinh nghiệm trong giảng dạy như sau: 
1/ Đối với nhà trường: 
 Cần đầu tư về cơ sở vật chất như phòng học mĩ thuật riêng. 
 Các đồ dùng dạy học cần thiết cho bộ môn mĩ thuật như: các vật mẫu tượng các hình 
khối, giá vẽ, bản vẽ, tranh ảnh 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học 
2/ Đối với giáo viên: 
 Bám sát mục tiêu bài dạy, dạy đúng đặc trưng bộ môn. 
Nắm vững kiến thức bộ môn.( Bám chuẩn kiến thức kĩ năng) 
Thực hiện đúng công văn chỉ đạo nội dung điều chỉnh dạy và học 
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề, tham gia dự giờ môn Mĩ thuật tại các đơn vị 
bạn để rút kinh nghiệm trong giảng dạy. 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bộ môn Mĩ thuật 
Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học ( Mẫu vẽ, tranh ảnh minh hạo, hình gợi ý cách 
vẽ) 
Giáo viên hướng dẫn cách vẽ mẫu trên bảng lớp. 
Quan tâm nhiều các đối tượng học sinh chưa tích cực tham gia hoạt động. 
Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học (phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học) 
Đánh giá xếp loại học sinh đúng với thông tư 32/BGD&ĐT 
Tổ chức lớp học theo nhiều hình thức để học sinh được quan sát mẫu rõ ràng và vẽ tốt 
hơn. 
Tổ chức trò chơi phù hợp với từng bài vẽ theo mẫu. 
Thông qua các bài học của môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng 
giáo dục học sinh biết quý trọng và bảo vệ những đồ dùng có trong gia đình, trường 
họcnhững tài sản chung nơi công cộng. 
 Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước biết trồng nhiều cây xanh để bảo vệ môi 
trường xanh – sạch – đẹp. Cây xanh không những có vai trò hấp thụ khí cacbon điô xít mà còn 
cung cấp ôxy cho môi trường, hấp thụ bụi làm môi trường xanh - sạch - đẹp hơn và giảm tác 
động của BĐKH (Biến đổi khí hậu) tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như: Vệ 
sinh trường, lớp học, thu gom phân loại, xử lý rác thải, tiết kiệm giấy, điện, nước, trồng nhiều 
cây xanh và chăm sóc cây, tham gia các phong trào kế hoạch nhỏ phong trào quyên góp ủng hộ 
các bạn vùng bị thiên tai, bão, lũnhư vậy chúng ta đã góp phần vào ứng phó với Biến đổi khí 
hậu. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học 
Hãy yêu thiên nhiên và luôn thực hiện một lối sống thân thiện với môi trường và là tấm 
gương sáng để lôi cuốn mọi người xung quanh cùng thay đổi. Làm cho môi trường của chúng ta 
luôn xanh – sạch – đẹp với môi trường trong lành. 
3. Đối với học sinh: 
Chuẩn bị chu đáo ở nhà việc xem bài, quan sát mẫu ở nhà, chuẩn bị mẫu mang đến lớp 
(đối với những bài vẽ mẫu cá nhân) 
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập (Vở tập vẽ, giấy A4, bút chì, tẩy, bút dạ, sáp màu) 
4. Đối với phụ huynh: 
Phối hợp với phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ các em việc học tập ở nhà cũng như 
việc chuẩn bị bài, đồ dùng học tập khi đến lớp. Không để tình trạng các em đến lớp không mang 
đầy đủ đồ dùng học tập... 
Vâng! Tôi, các bạn, chúng ta là những nhà giáo luôn mang trong mình trọng trách lớn lao 
của sự nghiệp trồng người. Chúng ta thường xuyên học tập, rèn luyện, tu dưỡng để xứng đáng là 
những nhà giáo hội tụ cả nét đẹp tâm hồn và trí tuệ để góp phần xây dựng nền giáo dục huyện 
nhà ngày càng phát triển hơn. 
Trên đây tôi đã mạnh dạn đưa ra Một số Phƣơng pháp dạy học sinh vẽ theo mẫu hiệu quả bậc 
tiểu họccó hiệu quả. Bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân, rất mong nhận 
được sự đóng góp ý kiến của BGH và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và áp dụng 
trong dạy học mĩ thuật nói chung và loại bài vẽ theo mẫu nói riêng ngày một hiệu quả hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Eana, Ngày 25 tháng 11 năm 2014 
 Người viết 
 Lê Thị Lý 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN 
Huỳnh thị Biên 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học 
MỤC LỤC 
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 
I.1. Lý do chọn đề tài1 
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài2 
I.3. Đối tượng nghiên cứu.2 
I.4. Giới hạn nghiên cứu2 
I.5. Phương pháp nghiên cứu.2 
II. PHẦN NỘI DUNG:2 
II.1. Cơ sở lý luận..2 
II.2. Thực trạng3 
1. Thành công – hạn chế3 
2. Mặt mạnh – mặt yếu..3 
3.Thuận lợi – Khó khăn..3 
4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động3 
5. Thực trạng mà vấn đề đặt ra4 
* Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng4 
* Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu7 
* Hướng dẫn học sinh cách vẽ.9 
* Hướng dẫn học sinh thực hành10 
* Nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh..12 
II.3. Giải pháp, biện pháp12 
* Mục tiêu của giải pháp, biện pháp12 
* Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp12 
* Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.....13 
* Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu13 
II.3. Kết quả thu đƣợc qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.14 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..15 
1/ Đối với nhà trường..15 
2/ Đối với giáo viên .15 
3/ Đối với học sinh...16 
4/ Đối với phụ huynh:..16 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_hieu_qua_khi_day_hoc_phan_mon_ve_theo_mau_bac_tieu_hoc_947.pdf
Sáng Kiến Liên Quan