Đề tài Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện ở Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu
I. Lý do chọn đề tài.
Lịch sử phát triển của giáo dục đã chứng kiến sự hình thành, phát triển của giáo
dục gia đình, giáo dục xã hội và những đóng góp của từng nhân tố đối với sự phát triển
của cá nhân và xã hội. Song thực tiễn cho thấy, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội
không đủ sức để chuyển giao kinh nghiệm sống và ứng xử xã hội cho thế hệ học sinh
một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Do đó, nhà trường đã xuất hiện với tư cách là
cầu nối đưa trẻ em từ thế giới gia đình nhỏ bé vào thế giới xã hội rộng mở. So với gia
đình và xã hội, nhà trường có một vị trí, vai trò, có tác dụng lớn và quan trọng hơn cả,
bởi vì nhà trường là nơi tổ chức và tiến hành các hoạt động giáo dục và dạy học theo
một mục đích xác định, với nội dung được chọn lọc có hệ thống, với những phương
pháp khoa học, và đặc biệt là với đội ngũ nhà giáo có học vấn, có kinh nghiệm nghề
nghiệp, có nhân cách mẫu mực, có đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Nhà
trường là nơi được trang bị những phương tiện, những điều kiện ngày một tốt hơn để
thực hiện nhiệm vụ giáo dục, dạy học một cách có chất lượng và hiệu quả.
Hiện nay, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy sức
mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích
cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan, công tác phối hợp chưa được thường xuyên, hiệu quả mang lại chưa cao, kỹ
năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của trẻ đặc biệt là trẻ mầm non còn nhiều hạn chế,
một bộ phận không nhỏ trẻ em không còn biết đến chơi các trò chơi dân gian, không
thích nghe các làn điệu dân ca mà ham mê những trò chơi hiện đại, trò chơi điện tử, có
những trò chơi mang tính bạo lực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hành vi của
trẻ em, thậm trí có những em bắt đầu có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng
thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội.
ng tính chất thi đua sẽ tổ chức thi đua giữa các lớp trong cùng một khối với nhau. Ví dụ: trò chơi "Nhảy tiếp sức" hay "Chạy tiếp cờ" “Nhảy bao” mỗi lớp trong khối sẽ cử một đội gồm 8 trẻ tham gia, còn những trẻ khác đứng cổ vũ. Ngày hôm sau sẽ phải cử những trẻ khác chưa được chơi tham gia để tất cả mọi trẻ đều cùng được vui chơi. Trò chơi "Nhảy bao" 2. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hội thi: Tổ chức biểu diễn văn nghệ vào các buổi chiều thứ 6 của tuần 2 hàng tháng: Hát các bài hát dân ca, bài hát ca gợi quê hương đất nước, thơ, ca dao, đồng dao, các trò chơi dân gian. Thành lập đội văn nghệ của cả cô và trẻ để tham gia thi, biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày hội, ngày lễ. Giao cho 2 đồng chí phụ trách công tác văn nghệ của cô và trẻ. Xây dựng lịch tập luyện tại phòng Giáo dục nghệ thuật 1 buổi/tuần. 24 Tổ chức các hội thi như: Bé kể chuyện - đọc thơ; Hội thi “Bé thông minh nhanh trí"; hội thi “Bé tập làm nội trợ”, “Bé tìm hiểu luật ATGT”; hội thi “Tiếng hát dân ca trẻ thơ”. Điểm mới trong các hội thi là: Ví dụ: * Hội thi "Bé làm nội trợ" Thời điểm tổ chức: tuần 1 tháng 5 Đối tượng: trẻ Mẫu giáo lớn Thành phần: Giáo viên, trẻ Nội dung thi: thi cắt tỉa hoa quả; chế biến món ăn đơn giản (làm sa lát, muối vừng, bánh mỳ kẹp xúc xích...); pha nước hoa quả; cắm hoa; bày trí. Hình thức thi: Mỗi lớp thành lập một đội gồm 6-8 trẻ. Điểm mới trong hội thi là trẻ được bàn và tự quyết định chọn nguyên liệu, thực phẩm và hình thức trình bày, cô giáo chỉ là người định hướng. Trẻ được tự nhận nhiệm vụ hoặc giáo viên giao nhiệm vụ cho trẻ mang đồ dùng chuẩn bị cho các buổi tập luyện và dự thi (công việc này cần có sự phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc chuẩn bị các đồ dùng, hoa quả, thực phẩm trước khi dự thi). Riêng phần cắt tỉa hoa quả có sự tham gia hỗ trợ của giáo viên. Hội thi "Bé tập làm nội trợ" 25 * Hội thi "Tiếng hát dân ca trẻ thơ" (Hội thi mới trong năm học 2012 – 2013) Thời điểm tổ chức: tháng 2 (sau tết Nguyên đán) Mục đích: Chào mừng xuân năm mới, tạo sân chơi bổ ích. Khuyến khích giáo viên, cha mẹ học sinh sưu tầm các bài hát dân ca, các bài hát múa truyền thống của địa phương. Tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của các bài hát dân ca. Đối tượng: Trẻ mẫu giáo Nội dung thi: - Màn chào hỏi - 3 thể loại: múa, hát dân ca (quan họ, hát đối,...), hò vè. Hình thức thi: Mỗi lớp thành lập một đội không quy định số lượng trẻ tham gia cho mỗi đội và tổ chức thi theo từng khối. Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc chuẩn bị các trang phục và trang điểm cho trẻ. Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia biên đạo các tiết mục múa, tham gia làm trang phục dự thi cho trẻ Hội thi "Tiếng hát dân ca trẻ thơ" 26 Giải pháp 6: Tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với văn hoá truyền thống của địa phương. Năm học 2012-2013 nhà trường rất may mắn khi có 1 đồng chí trong Ban đại diện cha mẹ học sinh là người dân tộc thái, nhà trường đã liên hệ và mời cha đẻ của đồng chí đến nói chuyện về các phong tục tập quán của dân tộc thái cho cô và trò nhà trường cùng nghe, hướng dẫn trẻ làm đồ chơi như quả còn,... hướng dẫn các cô thổi kèn lá. Chỉ đạo giáo viên đưa các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, các bài hát dân ca vào trong các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Cho trẻ xem các băng đĩa và tranh ảnh về các hoạt động, phong tục tập quán của địa phương. Giới thiệu về quê hương Lai Châu qua hoạt động Làm quen với môi trường xung quanh. Tổ chức cho trẻ đi tham quan Tượng đài Bác, nhà trường liên hệ với gia đình học sinh có xe ô tô riêng giúp đỡ trong việc đưa đón trẻ, mời Báo Lai Châu đưa tin lên trang "Thiếu nhi nhớ ơn Bác qua tượng đài quê hương". Qua đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào dân tộc. Thi kể chuyện, vẽ tranh về quê hương đất nước: nhà trường chỉ phát động hội thi này đối với trẻ mẫu giáo lớn. Hình thức thi không tổ chức ngay tại trường mà trẻ được về nhà vẽ, được tham khảo ý kiến của cha mẹ và gửi bài thi về trường vào cuối tháng 4, cuối chủ đề "Quê hương đất nước". Giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ để hội thi thành công. Từ khi mới thành lập đến nay nhà trường đã nhận chăm sóc gia đình thương binh ông Dương Hải Sâm thuộc tổ dân phố số 5 phường Đoàn Kết thị xã Lai Châu. Vào các ngày lễ tết, ngày thương binh liệt sỹ 27/7 nhà trường phát động CB,GV,NV quyên góp, tổ chức thăm hỏi, chúc tết gia đình. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không những nhà trường tham mưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh miễn giảm các khoản đóng góp đầu năm cho các cháu mà phối hợp tổ chức thăm hỏi, động viên, chúc tết gia đình 2 lần/năm vào 20/11 và tết Nguyên đán, tổ chức cho giáo viên đăng ký những việc làm cụ thể như nhận giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, giúp đỡ học sinh có nhận thức chậm. 27 Thăm hỏi, chúc tết học sinh có hoàn cảnh khó khăn IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Do có sự chỉ đạo chặt chẽ của ngành GD&ĐT, sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương, của cha mẹ học sinh, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là sự năng động, sáng tạo, chỉ đạo chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện phong trào nên đã thu được nhiều kết quả. 1. Trường mầm non Đoàn Kết đã vinh dự được Sở GD&ĐT Lai Châu công nhận "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" năm 2011. 2. Cơ sở vật chất của nhà trường đã được cải thiện, một số hạng mục đã được nâng cấp, sửa chữa như bồn cầu của các nhóm lớp đã được thay thế đảm bảo phù hợp với trẻ và không còn bị tắc nghẽn. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được trang cấp và bổ sung thêm 7 bộ theo Thông tư 02, 45 bộ đồ dùng dạy học tự làm phong phú về chủng loại, bổ sung cho các thiết bị còn thiếu đảm bảo để tổ chức các hoạt động chăm sóc - 28 giáo dục trẻ. Huy động các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ kinh phí xây dựng "Cổng trường ATGT" với tổng số tiền 5.200.000đ. Làm 3 khẩu hiệu về trường học thân thiện, 2 bảng biểu nhà bếp và 15 biển tên lớp với tổng số tiền 4.890.000 đ. Huy động cha mẹ học sinh hỗ trợ mua đồ dùng, dụng cụ....phục vụ công tác vệ sinh trường, vệ sinh nhóm lớp với tổng số tiền 58.536.000đ. Hệ thống cây xanh phát triển tốt bước đầu đã cho bóng mát, với tổng số 76 cây, trong đó cây cho bóng mát 35 cây, cây còn nhỏ 13 cây, cây cảnh 44 cây, cây trồng mới 08 cây. Các bồn hoa trong sân trường nở quanh năm với tổng số 20 bồn hoa các loại tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Một góc của khu "Vườn cổ tích" 3. Nhà trường và Công đoàn đã tổ chức trồng thêm 2 vườn rau xanh, khuyến khích chị em chăn nuôi phục vụ đời sống cho gia đình vừa để cung cấp rau sạch cho nhà trường, tiết kiệm các khoản thu – chi tăng thu nhập cho gia đình và nhà trường. 29 Năm học này đã cung cấp cho nhà trường hơn 300kg rau sạch và 124kg thịt gà phục vụ cho bữa ăn của trẻ ở trường. 4. Đội ngũ giáo viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thương yêu, chăm sóc học sinh tận tình chu đáo. Tổ chức các hoạt động chủ động, sáng tạo, đã biết tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, biết phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ. Giáo viên thân thiện, gần gũi với các bậc phụ huynh và học sinh, tạo được niềm tin cho cha mẹ học sinh khi gửi con em vào trường. Tích cực phối kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc ôn luyện kiến thức cũng như trong chăm sóc giáo dục trẻ. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp đạt 38,2%. Tỷ lệ giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng đạt 91,2%, hiện có 21 đồng chí tham gia học lớp thiết kế giáo án điện tử. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt 67,6%, năm học này có thêm 8 đồng chí tham gia học lớp Đại học mầm non. 5. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao. Cụ thể: - Huy động 100% trẻ mẫu giáo ra lớp - 100% trẻ mạnh dạn, tự tin, lễ phép trong giao tiếp, hứng thú chơi các trò chơi dân gian và hát các làn điệu dân ca. Trẻ mẫu giáo có thói quen và kỹ năng sống trong sinh hoạt hàng ngày như biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng vào buổi sáng trước khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, xúc miệng nước muối sau khi ăn, biết giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Trẻ thích được chăm sóc các con vật nuôi, cây trồng và có một số các kiến thức cơ bản về Luật ATGT. Trẻ thích và mong muốn được đến trường, đến lớp. - Tỷ lệ bé khỏe, bé ngoan tăng 10,3% so với năm học trước - Tỷ lệ bé khéo tay tăng 7,5% so với năm học trước - 100% trẻ được đảm bảo an toàn khi ở trường lớp - Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng giảm 70,7% so với đầu năm 6. Tổ chức thăm hỏi, chúc tết gia đình thương binh, gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 2.870.000đ và 3 bộ quần áo. 30 7. Qua phong trào thi đua đã tạo nên một bầu không khí thân thiện, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể hội đồng sư phạm. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ. * So sánh kết quả trước khi thực hiện và sau khi thực hiện đề tài: Bảng 6: So sánh chất lượng chuyên môn giáo viên trước và sau khi thực hiện đề tài. Chất lượng chuyên môn Kết quả Tổng số Giỏi Khá ĐYC Chưa ĐYC Số GV có báo cáo đổi mới PP dạy học Trước thực hiện đề tài 34 7 = 20,6% 20 = 58,8% 5 = 14,7% 2 = 5,9% 6 = 17,6% Sau thực hiện đề tài 34 13 = 38,2% 19 = 55,9% 2 = 5,9% 0 32 = 94% Tăng, giảm (+,-) +17,6% - 2,9% -8,8% - 5,9% + 76,4% Bảng 7: So sánh tạo môi trường cho trẻ hoạt động trước và sau khi thực hiện đề tài Tốt Khá Đạt yêu cầu Kết quả Tổng số lớp Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Trước thực hiện đề tài 15 2 13,3% 7 46,7% 6 40% Sau thực hiện đề tài 15 12 80% 3 20% 0 Tăng, giảm (+,-) + 10 + 66,7% - 4 - 26,7% - 6 - 40% Bảng 8: So sánh chất lượng trẻ mẫu giáo trước và sau khi thực hiện đề tài. Nội dung Trước thực hiện đề tài Sau thực hiện đề tài Tăng, giảm (+,-) - Chất lượng chăm sóc: + Trẻ phát triển bình thường + Trẻ Suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân 375/416 =90,1% 41/416 = 9,9% 404/416 = 97,1% 12/416 = 2,9% + 7% - 7% - Chất lượng giáo dục: + Bé chăm + Bé khỏe, bé ngoan (so với năm học trước) + Bé khéo tay (so với năm học trước) 86% 60% 48,5% 90% 70,3% 56% + 4% + 10,3% + 7,5% 31 + Chất lượng nghiệm thu trẻ 5 tuổi cuối năm đạt Trong đó: Giỏi Khá ĐYC Chưa ĐYC 141/143 = 98,6% 31/143 = 21,7% 73/143 = 51% 37/143 = 25,9% 2/143 = 1,4% 143/143 = 100% 122/143 = 85,3% 20/143 = 14% 01/143 = 0,7% + 1,4% + 63,6% - 37% - 25,2% - 1,4% - Trẻ tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động 156/416 =35,1% 382/416 =91,8% + 56,7% - Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và bày tỏ cảm xúc 123/416 =29,6% 416/416 = 100% + 70,4% - Trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân 275/416 =66,1% 395/416 = 95% + 28,9% - Trẻ biết giữ vệ sinh môi trường 215/416 =51,7% 374/416 = 90% + 38,3% - Trẻ thích được chăm sóc vật nuôi, cây trồng 237/416 = 57% 399/416 = 96% + 39% - Trẻ có kiến thức về ATGT 189/416 =45,5% 395/416 = 95% + 49,5% - Trẻ biết sử dụng điện, nước tiết kiệm 135/416 =32,5% 291/416 = 70% + 37,5% - Trẻ thích chơi các trò chơi dân gian 178/416 =42,8% 416/416 = 100% + 57,2% - Trẻ thuộc một số bài hát dân ca, ca dao, đồng dao 104/416 = 25% 382/416 = 92% + 67% - Trẻ tích cực tham gia làm đồ chơi từ nguyên liệu dễ kiếm 114/416 =27,4% 361/416 = 87% + 59,6% Bảng 9: So sánh cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trước và sau khi thực hiện đề tài STT Nội dung Trước thực hiện đề tài Sau thực hiện đề tài Tăng (+) Giảm (-) 1 Sân chơi: - Diện tích sân chơi đảm bảo yêu cầu theo quy định của Điều lệ - Diện tích sân chưa chưa đảm bảo yêu cầu 1.080m2 1.120 m2 2.200m2 0 + 1.120m2 - 1.120 m2 2 Đồ chơi ngoài trời 9 loại 15 loại + 6 loại 3 Phòng vệ sinh: - Phòng vệ sinh sử dụng tốt - Phòng vệ sinh thường xuyên bị tắc nghẽn - Số bồn cầu có kích thước phù hợp với trẻ MN 06 phòng 09 phòng 0 15 phòng 0 7 cái + 9 phòng - 09 phòng + 7 cái 32 - Số bồn cầu có kích thước không phù hợp với trẻ MN 15 cái 8 cái - 7 cái 4 Hệ thống xử lý nước thải - Thải ra ngoài cống - Ứ đọng trong trường 01 01 02 0 + 1 - 1 5 Thiết bị, đồ dùng dạy học theo thông tư 02/TT-BGD&ĐT 8 bộ 15 bộ + 7 bộ 6 Đồ dùng dạy học tự làm 10 bộ 45 bộ + 35 bộ 7 Hệ thống cây xanh, hoa, cây cảnh - Cây cho bóng mát. - Cây trồng mới - Cây cảnh - Bồn hoa các loại 24 cây 02 cây 20 cây 12 bồn 35 cây 8 cây 44 cây 20 bồn + 11 cây + 6 cây + 24 cây + 8 bồn 8 Vườn rau nhà trường 01 vườn 03 vườn + 2 vườn PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: 1. Cần trú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CB,GV,NV và các bậc cha mẹ học sinh. Đồng thời phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp, các ngành để tranh thủ được sự quan tâm hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực. 2. Công tác xây dựng kế hoạch phải cụ thể chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phải có nội dung trọng tâm chỉ đạo. Kế hoạch phải xây dựng lộ trình và các bước đi cụ thể cho từng nội dung, tiêu chí, ấn định thời gian dứt điểm. Tổ 33 chức ký kết các nội dung xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” và tăng cường công tác kiểm tra để rút kinh nghiệm. 3. Phát huy dân chủ, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đảm bảo tính khả thi. 4. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm củng cố và hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp học, hiện đại hóa trang thiết bị dạy học. 5. Tăng cường công tác bồi dưỡng, công tác kiểm tra đôn đốc đặc biệt là công tác kiểm tra việc khắc phục những tồn tại sau kiểm tra để đạt được các mục tiêu đề ra. 6. Cần tích cực đổi mới việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể, tạo nhiều môi trường trong và ngoài lớp học để trẻ có cơ hội tiếp thu, ôn luyện kiến thức mà trẻ đã được cung cấp, cần tạo nhiều cơ hội để trẻ được tham gia vào các hoạt động thực hành trải nghiệm. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là nội dung được ngành GD&ĐT đặc biệt quan tâm trong công tác chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với tất cả các đơn vị trường học. Nhất là ngành học mầm non việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cả về thể chất và tinh thần được xã hội đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy trong những năm qua, bên cạnh việc nâng cao được chất lượng giáo dục, Trường mầm non Đoàn Kết đã đúc rút kinh nghiệm thành các biện pháp chỉ đạo có hiệu quả công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn thể CB,GV,NV và các cháu học sinh. Theo đó, các thế hệ học sinh năng động, sáng tạo, tích cực được học tập trong môi trường trường học thân thiện sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. III. Khả năng ứng dụng, triển khai - Đề tài đã được áp dụng có hiệu quả trong Trường mầm non Đoàn Kết. - Có khả năng ứng dụng và triển khai thực hiện đối với các trường mầm non trên địa bàn thị xã Lai Châu nói riêng và toàn tỉnh Lai Châu nói chung. 34 IV. Những kiến nghị đề xuất 1. Đối với Phòng GD&ĐT thị xã: - Đầu tư kinh phí cho các hoạt động của các nhà trường như đầu tư cho nhà trường máy trình chiếu để tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, có chế độ hỗ trợ cho giáo viên tham gia học các lớp nâng cao trình độ để động viên, khuyến khích giáo viên tích cực học tập. - Tổ chức cho cán bộ quản lý các đơn vị trường học trong địa bàn thị xã được tham quan các cơ sở giáo dục ngoài tỉnh đã thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để có cơ hội học tập các kinh nghiệm hay của đơn vị bạn. 2. Đối với Sở GD& ĐT Tiếp tục tổ chức tập huấn và tổ chức Hội thảo về chuyên đề “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong phạm vi toàn tỉnh để các huyện, thị có cơ hội tham khảo, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Thị xã Lai Châu, ngày tháng năm 2013 NGƯỜI THỰC HIỆN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Một số kinh nghiệm về quản lý trường học giành cho cán bộ quản lý - Đặng Quốc Bảo (1997). 2. Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng trường Mầm non - Nhà xuất bản Giáo dục 2005. 3. Một số định hướng đổi mới trong chương trình giáo dục mầm non - Phó tiến sỹ Phạm Mai Chi. 4. Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo – TS. Nguyễn Thị Bẩy – ThS. Bùi Ngọc Diệp – ThS. Bùi đức Thiệp – TS. Ngô Thị Tuyên - Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam. 5. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Công văn số 9761/BGD&ĐT-GDMN ngày 20/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Công văn số 1741/BGD&ĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 36 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1 II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................ 2 III. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3 IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.......................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận................................................................................................. 3 II. Thực trạng của vấn đề................................................................................. 6 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề....................................... 7 1. Xây dựng kế hoạch....................................................................................... 1.1. Lên kế hoạch công việc............................................................................. 1.2. Giao việc................................................................................................... 1.3. Ủng hộ....................................................................................................... 7 7 8 8 2. Công tác tuyên truyền.................................................................................. 9 3. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung.................................................. 3.1. Đổi mới công tác chỉ đạo xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn 3.2. Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học có hiệu quả......................................... 3.3. Đổi mới trong tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh............ 3.4. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi.................................... 3.4. Tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các hoạt động văn hóa, truyền thống của địa phương............................................................................ 9 9 11 14 16 18 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm......................................................... 19 PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm ......................................................................... 22 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm............................................................ 23 III. Khả năng ứng dụng và triển khai............................................................... 23 IV. Kiến nghị, đề xuất ..................................................................................... 23 37 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Diễn giải 1 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 2 CB,GV,NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên 3 CSVC Cơ sở vật chất 4 GDMN Giáo dục mầm non 5 CBCC Cán bộ công chức 6 CMHS Cha mẹ học sinh 7 CBQL Cán bộ quản lý 8 ATGT An toàn giao thông 38
File đính kèm:
- mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chi_dao_xay_dung_moi_truong_xanh_sach_dep_an_toan_than_thien_o_tru.pdf