Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh nhớ nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy Sinh học 9

I. Đặt vấn đề

1. Thực trạng vấn đề

“Em chưa thuộc được bài”, “Em không thể nhớ được nội dung của bài”, “Trí nhớ của em không tốt”, Có lẽ đây là những câu trả lời mà không có người thầy nào chưa từng được nghe một lần trong cuộc đời dạy học của mình. Và đó cũng là một tồn tại chung của nhiều học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Thực tế cho thấy, những học sinh có được kết quả học tập tốt chỉ một phần nhờ vào sự thông minh sẵn có, còn chủ yếu là do các em có khả năng ghi nhớ tốt, hay nói cách khác là các em đã có phương pháp rèn luyện trí nhớ một cách hiệu quả. Ở khía cạnh khác, nếu một học sinh nào đó chưa trình bày được nội dung đã học không hẳn vì em đó chưa học bài mà là vì em đã không có được phương pháp học hiệu quả giúp ghi nhớ tốt kiến thức.

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Sự tích lũy kinh nghiệm, thu thập kĩ năng, kĩ xảo của con người đều cần thông qua trí nhớ. Trí nhớ con người được xem như một kho tàng và cơ sở của hoạt động trí lực.

 

doc50 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 3595 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh nhớ nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 truyền khác nhau về nguồn gốc) . Nếu muốn chúng vẫn có thể tách nhau ra, khi đó chiếc bên phải vẫn là chiếc bên phải, chiếc bên trái vẫn là chiếc bên trái, không lẫn lộn. Ghép lại cạnh nhau chúng lại tạo thành một đôi giày.
Ví dụ 2: Khi tìm hiểu về diễn biến của quá trình tổng hợp chuỗi axitamin trong mục I bài 19 – Quan hệ giữa gen và tính trạng, giáo viên có thể gợi ý để học sinh liên tưởng: Phân tử mARN – kho chứa hàng, gồm nhiều vị trí để hàng, các vị trí có thể để loại hàng giống hoặc khác nhau, vị trí để hàng đầu tiên là do một người được chỉ định trước mang tới; tARN – Người mang hàng; Ribôxôm – Xe chở người mang hàng, Mỗi axiatamin – Một kiện hàng.
Câu chuyện có thể tưởng tượng như sau: Người mang hàng đầu tiên là người được chỉ định trước, với lí do “hợp tuổi”. Anh ta lên xe, xe đi 3 bước, anh ta mang kiện hàng mở đầu để vào đúng vị trí và đi ra. Tiếp tục theo đúng trật tự, người thứ hai lên xe mang hàng đặt vào đúng vị trí cạnh kiện hàng mở đầu, lấy dây xích móc hai kiện hàng vào nhau. Cứ như vậy, những người tiếp theo lần lượt mang các kiện hàng của mình đặt vào đúng vị trí và đi ra. Đến vị trí để hàng cuối cùng, vì thấy cửa kho hàng đã khóa nên người cuối cùng không lên xe nữa. Cả dây hàng trong kho được kéo đi giao cho nơi khác.
	III. Tính khả thi và những lợi ích của đề tài
1. Tính khả thi của đề tài
Đề tài bắt đầu được áp dụng tại trường trung học cơ sở Hòa Phong từ năm học 2014 – 2015, đối tượng áp dụng là học sinh khối 9 thuộc hai lớp 9A và 9B, trong đó lớp 9A là lớp thực nghiệm sử dụng những giải pháp mới để nâng cao hiệu quả ghi nhớ, lớp 9B là lớp đối chứng sử dụng những phương pháp dạy và hướng dẫn học sinh ghi nhớ theo cách truyền thống.
Qua thực tế áp dụng cho thấy, những kinh nghiệm được đưa ra trong đề tài tương đối đơn giản, dễ dàng thực hiện. Việc triển khai những nội dung trong đề tài không cầu kỳ, phức tạp, không đòi hỏi kinh phí tốn kém, cũng không yêu cầu quá cao về khả năng nhận thức của học sinh. Những giải pháp được đưa ra vừa sức và phù hợp với sự phát triển của học sinh lớp 9. Vấn đề cốt lõi là cả giáo viên và học sinh cần kiên trì thực hiện, giáo viên cần truyền được cảm hứng và lòng yêu thích bộ môn đến với học sinh. Sẽ không thể có hiệu quả cao nếu như học sinh thờ ơ, thiếu nhiệt tình học tập. 
Kết quả trong quá trình triển khai các giải pháp của đề tài tương đối tích cực, học sinh có sự chuyển biến về thái độ học tập, hiệu quả ghi nhớ kiến thức cao hơn, kiến thức được lưu giữ lâu hơn.
2. Những lợi ích của đề tài
Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi thấy có những lợi ích như sau:
- Những kinh nghiệm được đưa ra trong đề tài như một nguồn thông tin tham khảo cho bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường cùng tham gia giảng dạy bộ môn Sinh học 9. 
- Khi được triển khai trong thực tiễn dạy học, đề tài giúp nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh, việc ghi nhớ không do học vẹt nữa mà trên cơ sở hiểu được bản chất vấn đề. Học sinh được trang bị thêm nhiều kĩ năng cần thiết cho quá trình học tập bộ môn Sinh học nói riêng và các bộ môn nói chung như kĩ năng đọc, kĩ năng xây dựng sơ đồ tư duy, kĩ năng vận dụng sự liên tưởng để ghi nhớ, Sự tích cực, hứng thú của học sinh tăng lên rõ rệt, không khí giờ học thoải mái hơn.
- Những giải pháp được đưa ra trong đề tài cũng có tác động tích cực đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Những học sinh trong đội tuyển có thêm kinh nghiệm ghi nhớ kiến thức, kinh nghiệm tổng hợp kiến thức trên phạm vi rộng hơn dưới hình thức sơ đồ. Chất lượng của công tác bồi dưỡng đội tuyển qua đó được nâng lên.
IV. Kết quả thực hiện đề tài
1. Thái độ của học sinh đối với môn học
Khảo sát thái độ học tập của học sinh ở thời điểm đầu năm cho kết quả:
 Thái độ của
 học sinh
 Lớp
Sĩ số
Không quan tâm
Ít
quan tâm
Quan tâm
Quan tâm nhiều
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A (Thực nghiệm)
35
06
17,1
15
42,9
11
31,4
03
8,6
9B ( Đối chứng)
32
05
15,6
14
43,7
10
31,3
03
9,4
Từ kết quả trên cho thấy, thái độ quan tâm của học sinh hai lớp đối với bộ môn có thể xem như ngang nhau và cùng ở mức thấp (khoảng 40% tổng số học sinh của lớp).
Sau quá trình áp dụng các giải pháp của đề tài, kết quả khảo sát thái độ học tập của học sinh hai lớp cuối năm học như sau:
 Thái độ của
 học sinh
 Lớp
Sĩ số
Không 
quan tâm
Ít
quan tâm
Quan tâm
Quan tâm nhiều
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A (Thực nghiệm)
35
01
2,9
09
25,7
17
48,5
08
22,9
9B ( Đối chứng)
32
03
9,4
17
53,1
09
28,1
03
9,4
Từ kết quả trên cho thấy, sau một thời gian áp dụng đã có sự chuyển biến đáng kể về thái độ học tập của học sinh giữa hai lớp.
 Ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh có hứng thú học tập với bộ môn không những không tăng lên mà còn bị giảm xuống, do các em cảm thấy chương trình có nhiều nội dung khó, việc ghi nhớ không hề dễ dàng. Qua phỏng vấn ý kiến của học sinh ở lớp thực nghiệm, nhiều em cho rằng cách ghi nhớ mới dễ thực hiện, hiệu quả cao, các em cảm thấy thoải mái hơn với cách làm việc này, chính vì vậy các em hứng thú hơn. Như vậy, những giải pháp đưa ra đã bước đầu phát huy tác dụng.
Sang năm học 2015 – 2016, những giải pháp được xây dựng trong đề tài tiếp tục được áp dụng đối với học sinh khối lớp 9 và đến nay vẫn thu được nhiều kết quả khả quan.
2. Kết quả làm bài khảo sát của học sinh
Vào thời điểm cuối mỗi kì, giáo viên tiến hành cho học sinh làm các bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, nội dung tổng hợp các kiến thức đã học trong từng kì để đánh giá mức độ ghi nhớ, hiểu và nắm vững kiến thức của học sinh. Các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng được kiểm tra song song, có các giáo viên giám sát riêng từng lớp, đảm bảo sự trung thực, khách quan.
Kết quả cụ thể:
- Đối với bài kiểm tra thứ nhất:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
9A
35
02
15
12
06
9B
32
0
09
12
11
- Đối với bài kiểm tra thứ hai:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
9A
35
04
19
10
02
9B
32
01
13
11
07
Trong cả hai trường hợp, tỉ lệ bài xếp loại khá, giỏi của lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng, số bài bị điểm thấp không nhiều. Điều đó cho thấy ở lớp thực nghiệm, khả năng tổng hợp, ghi nhớ kiến thức đều tốt hơn so với lớp đối chứng. Các em có khả năng nhớ được những kiến thức đã học từ đầu kì, đây là hiệu quả từ việc củng cố thường xuyên, đúng cách và biết tư duy ghi nhớ bằng nhiều cách.
3. Kết quả học tập cụ thể
Kết quả cụ thể của bộ môn Sinh học 9 trong năm học 2014 – 2015 như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
9A
35
07 (20%)
15 (42,9%)
11 (31,4%)
02 (5,7%)
0
9B
32
04 (12,5%)
08 (25%)
14 (42%)
04 (12,5%)
02 (8%)
Ở lớp thí nghiệm có tỉ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi cao hơn, tỉ lệ học sinh xếp ở mức yếu ít hơn so với lớp đối chứng, đặc biệt là không có học sinh bị học lực kém. 
Với những học sinh được lựa chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường để ôn thi cấp huyện, qua quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập nhận thấy học sinh nắm kiến thức tốt hơn, nhớ kiến thức lâu và rộng. Trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, đội tuyển Sinh học lớp 9 của nhà trường đã có 01 em đạt giải nhì cấp tỉnh.
Trong năm học 2015 – 2016, kết quả học tập của học sinh khối 9 đối với bộ môn Sinh học cũng khá khả quan. Cụ thể:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
9A
39
04 (10,3%)
18 (46,1%)
17 (43,6%)
0
0
9B
40
04 (10%)
12 (30%)
22 (55%)
02 (5%)
0
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Ghi nhớ là khả năng vô cùng quan trọng và sự ghi nhớ nhanh, bền vững rất cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là đối tượng học sinh với nhiều kì thi ở phía trước. Vấn đề khó ở đây là làm sao để học sinh có thể cải thiện được hiệu quả ghi nhớ trong quá trình học tập các bộ môn, trong đó có Sinh học lớp 9.
Quan tâm đến việc tăng cường khả năng ghi nhớ cho học sinh khi học bộ môn Sinh học lớp 9 bằng những giải pháp cụ thể:
- Tăng cường công tác độc lập của học sinh với sách giáo khoa và nhiều nguồn tài liệu khác. Tạo ra cho học sinh thói quen đọc sách và trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết để đọc sách hiệu quả hơn. Đó cũng là việc cần làm để có được những thế hệ học sinh ngày một giàu hơn về vốn từ, về tri thức.
- Bằng nhiều biện pháp khác nhau như khai thác hiệu quả của hình ảnh, hiệu quả của âm thanh, từ ngữ, của những mâu thuẫn giữa cái đã có với cái chưa có. Tất cả nhằm mục đích tạo cho học sinh ấn tượng, sức hút đối với giờ học, tăng cường sự tập trung, chú ý. Đó là tiền đề của sự ghi nhớ.
- Tăng cường củng cố, vận dụng kiến thức, chú ý đến việc khai thác hiệu quả của sơ đồ tư duy trong quá trình củng cố. Đây là công việc quan trọng để chuyển từ ghi nhớ tạm thời sang ghi nhớ bền lâu. Việc củng cố lần thứ nhất được thực hiện ngay trong giờ học trên lớp, những lần củng cố tiếp theo cần được học sinh thực hiện một cách thường xuyên, lựa chọn hình thức sơ đồ hóa để dễ dàng liên kết nhiều nội dung với nhau, đồng thời học sinh được thỏa sức sáng tạo trong hình thức trình bày, tạo tâm lí học tập thoải mái.
Vận dụng tạo điều kiện cho kiến thức được khắc sâu, được sử dụng để giải quyết những tình huống cụ thể, giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức, hiệu quả ghi nhớ bền vững hơn.
- Sử dụng khả năng liên tưởng để khoác cho những kiến thức khô khan chiếc áo mới nhiều màu sắc, nhiều bất ngờ. Học sinh được sáng tạo không giới hạn theo những sở thích của bản thân, miễn sao tạo ra mối liên quan giữa vấn đề cần ghi nhớ với những nội dung được vẽ ra bởi sự tưởng tượng.
Những giải pháp trên bước đầu đã mang lại những tín hiệu tích cực về kết quả. Học sinh có thêm những kĩ năng nhất định nhằm cải thiện hiệu quả ghi nhớ, sự hứng thú tạo thêm động lực cho việc học, chính điều này cũng thôi thúc người thầy tiếp tục tìm tòi hơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
II. Kiến nghị
Do thời gian áp dụng chưa nhiều, kinh nghiệm của bản thân vẫn còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi xin có một số kiến nghị như sau:
- Đối với giáo viên bộ môn: Rất mong bạn bè đồng nghiệp tham khảo đề tài, đóng góp ý kiến để đề tài được tiếp tục hoàn thiện và ứng dụng hiệu quả hơn nữa trong thực tiễn dạy học.
- Đối với Ban giám hiệu: Rất mong Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu chuyên môn của giáo viên về thời gian cũng như trao đổi, chia sẻ thêm những kinh nghiệm, động viên giáo viên tích cực tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng đến đội ngũ giáo viên trong huyện để có thể học tập và vận dụng vào quá trình giảng dạy ở các đơn vị nhà trường.
LỜI CAM ĐOAN
	Đây là sáng kiến do bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Hòa Phong, ngày 06 tháng 3 năm 2016
Người viết
Đặng Thị Thanh Thủy
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn quang Vinh (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Minh Công, Mai Sỹ Tuấn – “Sinh học 9”, “Sinh học 9 – Sách giáo viên”, NXB Giáo dục, 2005.
2. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), TS Nguyễn văn Lũy, TS Đinh Văn Vang – “Giáo trình tâm lí học đại cương”, NXB Đại học Sư phạm, 2007.
3. Ngô Văn Hưng (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Đỗ Thị Hà, Dương Thị Thu Hương, Phan Hồng The – “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học THCS”, NXB Giáo dục, 2009.
4. 
E. PHỤ LỤC
Phục lục 1: Phiếu điều tra học sinh khối 9 năm học 2014 - 2015
Lớp: . Trường:
	Hoàn thành phiếu khảo sát sau bằng cách đánh dấu vào cột phù hợp:
Thái độ của em đối với bộ môn Sinh học 9
 như thế nào?
Không 
quan tâm *
Ít
quan tâm *
Quan tâm
Quan tâm nhiều
	* Lí do khiến em chưa quan tâm đến bộ môn này là:
Phục lục 2: Đề kiểm tra lần thứ nhất (Học kì I) năm học 2014 - 2015
Hãy chọn và ghi lại phương án trả lời đúng cho mỗi câu sau:
	1. Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền của Menđen là:
	A. Sinh sản và phát triển mạnh	B. Tốc độ sinh trưởng nhanh
	C. Có hoa lưỡng tính, thụ phấn cao	D. Có hoa đơn tính
	2. Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là:
	A. Con lai luôn có hiện tượng đồng tính	
B. Con lai luôn thuần chủng về các cặp tính trạng nghiên cứu
C. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
D. Cơ thể được chọn đem lai đều mang tính trạng trội
3. Đặc điểm của giống thuần chủng là:
A. Có khả năng sinh sản mạnh	
B. Các đặc tính di truyền đồng nhất, thế hệ sau giống thế hệ trước
C. Dễ gieo trồng
D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm
4. Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:
A. Quy luật phân li	B. Quy luật phân li độc lập
C. Quy luật di truyền liên kết	D. Quy luật hoán vị gen
5. Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có:
A. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn
B. Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
C. 4 kiểu hình khác nhau
D. Các biến dị tổ hợp
6. Trong nguyên phân, hiện tượng mỗi NST kép tách đôi ở tâm động để tạo thành hai NST đơn và phân li về hai cực của tế bào xảy ra ở kì nào:?
A. Kì đầu	B. Kì giữa	C. Kì sau	D. Kì cuối
7. Trong nguyên phân có thể nhìn thấy hình thái NST rõ nhất ở: 
A. Kì đầu	B. Kì giữa	C. Kì sau	D. Kì cuối
8. Kết quả giảm phân tạo ra tế bào con có số NST như thế nào? 
A. Bằng với số NST của tế bào mẹ 
B. Bằng gấp đôi so với NST của tế bào mẹ
C. Bằng một nửa so với NST của tế bào mẹ
D. Cả A, B và C đều đúng 
9. Một đoạn phân tử ADN có thứ tự các nuclêôtit là TAX TTA GXG thì đoạn mạch bổ sung với nó có thứ tự:
A. TAX TTA GXG	B. ATG AAT XGX
C. XGX AAT ATG	D. AAT ATG XGX
10. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN là: 
A. Hai bazơ cùng loại không liên kết với nhau 
B. Purin chỉ liên kết với primiđin
C. Một bazơ lớn (A, G) được bù với một bazơ bé (T, X) và ngược lại 
D. Lượng A + T luôn bằng G + X 
11. Trên phân tử ADN, mỗi chu kì xoắn gồm: 
A. 8 cặp nuclêôtit 	B. 9 cặp nuclêôtit	
C.10 cặp nuclêôtit	D. 5 nuclêôtit 
12. Trên phân tử ADN, vòng xoắn có đường kính là: 
A. 20 A0	B. 10A0	C. 50A0	D. 100A0
13. Chiều xoắn của phân tử ADN là chiều nào? 
A. Chiều từ phải sang trái 	B. Chiều từ trái sang phải .
C. Cùng chiều di chuyển với kim đồng hồ	D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau 
14. Đột biến ở dưa hấu là dạng đột biến: 
A. Đột biến gen 	B. Đột biến dị bội 
C. Đột biến đa bội	D. Thể tam nhiễm 
15. Thể đa bội thường gặp ở: 
A. Người	B. Động vật	C. Thực vật	D. Vi sinh vật	
16. Da của người bị bạch tạng có màu:
A.Vàng	B. Đen	 C. Trắng	D. Xanh tái
17. Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào?
A. Điều kiện môi trường sống 	B. Kiểu gen trong giao tử 
C. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường 	D. Cả A và B đều đúng
18. Thường biến là gì? 
A. Là những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật 
B. Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới sự tác động trực tiếp của môi trường 
C. Là sự biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định và không di truyền được 
D. Cả B và C đều đúng
19. Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của: 
A. Kiểu gen	 B. Môi trường	C. Điều kiện chăn nuôi	D. Cả B và C đúng
20. Biến dị nào trong các biến dị sau không di truyền được? 
A. Đột biến gen	B. Đột biến NST
C. Thường biến	D. Biến dị tổ hợp
Đáp án:
1.C
2.C
3.B
4.A
5.B
6.C
7.B
8.C
9.B
10.C
11.C
12.A
13.B
14.C
15.C
16.C
17.C
18.B
19.D
20.C
Phục lục 2: Đề kiểm tra lần thứ hai (Học kì II) năm học 2014 - 2015
Hãy chọn và ghi lại phương án trả lời đúng cho mỗi câu sau:
1. Tự thụ phấn khác với giao phối gần ở điểm căn bản là:
A. Tự thụ phấn tiến hành ở cây giao phấn; giao phối gần tiến hành ở động vật.
B. Cho cây tự thụ phấn dễ tiến hành hơn cho giao phối gần.
C. Tự thụ phấn đạt hiệu quả nhanh hơn giao phối gần.
D. Tự thụ phấn là cho phấn hoa của một cây thụ phấn ngay cho hoa của cây đó; giao phối gần là các con cùng bố mẹ sinh ra giao phối với nhau.
2. Ở cây trồng, biện pháp nào được dùng để duy trì ưu thế lai?
A. Cho F1 lai với nhau. 
B. Dùng phương pháp sinh sản hữu tính.
C. F1 được lai trở lại với bố hoặc mẹ.
D. Dùng phương pháp giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô.
3. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm:
A. 3 môi trường chủ yếu: đất - nước - không khí. 
B. 2 môi trường chủ yếu: đất - nước.
C. 4 môi trường chủ yếu: đất - nước - không khí - sinh vật
D. 5 môi trường chủ yếu: đất - nước - không khí - sinh vật - nhân tạo
4. Tảo quang hợp, nấm hút nước hợp thành địa y là quan hệ:
A. Cạnh tranh 	B. Hội sinh	C. Cộng sinh 	D. Kí sinh 
5. Quan hệ khác loài gồm có:
A. Hỗ trợ hoặc cạnh tranh	B. Hỗ trợ hoặc đối địch
C. Cạnh tranh hoặc hội sinh	D. Cộng sinh hoặc đối địch
6. Quan hệ giữa cỏ bợ và lúa là quan hệ:
A. Cộng sinh 	B. sinh vật ăn sinh vật khác 	C. Cạnh tranh	D. Quan hệ kí sinh
7. Đâu là quần thể sinh vật trong các trường hợp sau:
A. Những con tôm , cua, cá rô sống trong vũng nước
B. Những con vẹt sống trong rừng Cúc Phương
C. Những con gà nhốt trong các lồng ở góc chợ
D. Những con cá trong một ao cá tự nhiên
8. Tập hợp các sinh vật nào dưới đây được coi là một quần xã?
A. Tôm, cá trong Hồ Tây	B. Đồi cọ ở Phú Thọ
C. Đàn voi trong rừng	D. Những con hổ sống trong vườn bách thú.
9. Biểu hiện nào dưới đây ở đời con không phải là của hiện tượng thoái hóa giống?
A. Phát triển chậm	B. Xuất hiện nhiều tính trạng xấu
C. Năng suất cao hơn các dạng bố mẹ	D. Bộc lộ nhiều đặc điểm có hại
10. Nhân tố sinh thái nào sau đây thuộc vào nhóm nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng	B. Độ ẩm	C. Vi sinh vật	D. Nhiệt độ
11. Một quần thể thực vật gồm toàn những cá thể có kiểu gen dị hợp Aa. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể đó sau 4 thế hệ tự thụ phấn liên tục là:
A. 6,25%	B. 12,5%	C. 25%	D. 50%
12. Đặc trưng nào sau đây không có ở quần thể sinh vật?
A. Thành phần nhóm tuổi	B. Tỉ lệ giới tính
C. Mật độ 	D. Độ đa dạng
13. Biện pháp nào dưới đây không phù hợp để hạn chế ô nhiễm không khí?
A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
B. Sử dụng nhiều nguồn năng lượng mới không sinh ra khí thải.
C. Trồng nhiều cây xanh.
D. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
14. Khoáng sản thuộc vào dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên tái sinh	B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
C. Tài nguyên không tái sinh	D. Câu trả lời khác
	15. Phát biểu nào sau đây không đúng với chức năng của di truyền y học tư vấn?
	A. Chẩn đoán	B. Cung cấp thông tin
	C. Cho lời khuyên liên quan đến các tật, bệnh di truyền
D. Điều trị các tật, bệnh di truyền
16. Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở ngoài độ tuổi 35?
A. Phụ nữ sinh con ở ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ mắc các tật, bệnh di truyền
B. Khi con lớn thì bố mẹ đã già không đủ sức đầu tư cho con phát triển tốt
C. Chăm sóc con nhỏ ở người lớn tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng
D. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì 100% con sinh ra mắc bệnh di truyền
17. Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về:
A. Quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào
B. Quy trình sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh
C. Quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
D. Duy trì sản xuất cây trồng hoàn chỉnh
18. Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu của sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo trong ống nghiệm?
A. Mô biểu bì	B. Mô phân sinh
C. Tế bào rễ	D. Mô sẹo
19. Thành tựu nào dưới đây không phải là kết quả ứng dụng của công nghệ gen?
A. Tạo chủng vi sinh vật mới	B. Tạo cây trồng biến đổi gen
C. Tạo cơ quan nội tạng của người từ các tế bào động vật đã được chuyển gen
D. Tạo động vật biến đổi gen
20. Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là:
A. Sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống
B. Sản xuất ra các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp
C. Tập trung những gen trội có lợi vào cơ thể làm giống
D. Tập trung những gen lạ vào một cơ thể để tạo giống mới
Đáp án:
1.D
2.D
3.C
4.C
5.B
6.C
7.B
8.A
9.C
10.C
11.A
12.D
13.D
14.C
15.D
16.A
17.C
18.B
19.C
20.B

File đính kèm:

  • docSK Mot so kinh nghiem giup hoc sinh nho nhanh va nho lau khi giang day Sinh hoc 9_12351016.doc
Sáng Kiến Liên Quan