Đề tài Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - Sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn lớp 12 (chương trình chuẩn)

Vấn đề giáo dục “Dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên” ( DS-SKSSVTN) trong trường trung học phổ thông hiện nay đã trở thành đề tài nóng hổi, không chỉ nằm trong phạm vi của một quốc gia nữa mà trở thành vấn đề mang tính toàn cầu bởi vì:

Dân số sức khoẻ sinh sản –vị thành niên gắn liền với tuổi trẻ (tương lai của đất nước, dân tộc, nhân loại ) ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, nhận thức, hành động trong đó đối tượng là học sinh trung học phổ thông chiếm một số lượng rất lớn. Thế hệ học sinh hôm nay khác với ngày xưa xã hội thay đổi kéo theo nhận thức nhu cầu cũng khác xưa cho nên vấn đề giáo dục cũng phải đổi thay để đáp ứng yêu cầu của lịch sử.

Đứng trước yêu cầu của lịch sử xã hội Bộ giáo dục đã đưa ra một số giải pháp trong đó có giải pháp là lồng ghép giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên qua một số bộ môn trong đó có Ngữ Văn. Đây là một trong những môn học được coi có thế mạnh nhất về lồng ghép vấn đề này.

Theo tài liệu của Bộ giáo dục và đào tạo ủy ban dân số gia đình và trẻ em về “ Tích hợp giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường trung học phồ thông” trang 171-172. Đối với môn Ngữ Văn căn cứ vào mục tiêu giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên có ba mục tiêu cơ bản như sau:

Về kiến thức: Giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về cuộc sống và những mỗi quan hệ tình cảm trong gia đình, quan niệm về hạnh phúc gia đình, sự chia sẻ đắng cay ngọt bùi

doc45 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - Sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn lớp 12 (chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chài không phải là vô nghĩa.
Như vây thông qua phân tích ba nhân vật trong tác phẩm“ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu tôi đã vừa lồng ghép toàn phần vứa từng bộ phận một cách linh hoạt có hệ thống đảm bảo được đặc trưng của bộ mơn Ngữ Văn đồng thời đáp ứng được vấn đế giáo dục DS_SKSSVTN.
2.3 THÔNG QUA RÈN LUYÊN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI GIÁO DỤC HỌC SINH VỀ DS-SKSSVTN.
Đây cũng là một hình thức lồng ghép tích hợp mang tính gián tiếp nhưng hết sức có hiệu quả vì thông qua một bài văn nghị luận xã hội học sinh thể hiện đầy đủ toàn bộ về mặt kiến thức cũng như kỹ năng thái độ tình cảm của mình và trong bài viết.
Từ đó người giáo viên sẽ căn cứ vào kết quả bài viết để làm cơ sở nhận xét đánh giá điều chỉnh việc học tập của các em.
Riêng đối với học sinh lớp 12 thì kiến thức xã hội các em cũng hết sức hạn chế trong khi đó liên quan đến các kỳ thì tốt nghiệp, đại học cao đẳng đề văn nghị luận xã hội chiếm 30% số điểm toàn bài. Lồng ghép một vân đề xã hội thông qua một tác phẩm văn học như thế này là hết sức cần thiết.Với tác phẩm“ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu có rất nhiều dạng đề có thể được nêu ra.
Trong phạm vi đề tài tôi đã nêu ra một số dạng đề rồi từ đó tiến hành lồng ghép DS_SKSSVTN bằng các thao tác như sau.
_Thứ nhất: Giáo viên nêu một số đề thi thường gặp cho học sinh tiếp xúc tìm hiểu.
+Đề 1: Sau khi học xong átc phẩm“ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu . Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực gia đình trong cuộc sống hiện nay?
+Đề 2: Thông qua nhân vật người đàn bà trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và câu nói của người mẹ “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
+Đề 3: Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về quan niệm sống của người đàn bà trong trác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu thông qua câu nói “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”?
+Đề 4: Nếu đặt em vào vai người chồng hoặc người vợ em sẽ xử sự như thế nào trong cuộc sống gia đình ( làm ăn túng thiếu thất bát đối mặt với cảnh đông con)?
_Thứ hai: Sau khi cho học sinh tìm hiểu các đề làm văn giáo viên tiến hành cho học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài xác định ( yêu cầu nội dung , phạm vi bài viết ,thể loại văn, lập dàn ý cho đề bài).
_Thứ ba: Giáo viên hệ thống hóa mô hình đối với một đề văn nghị luận xã hội cụ thể.
Ví dụ đề 1: Lồng ghép qua hoạt động củng cố bài học.
+ Dẫn dắt vấn đề, giải thích khi niệm.
Hiện tượng bạo lực gia đình đang là một vấn đề báo động, khái niệm như thế nào là bạo lực gia đình.
+ Phân tích chứng minh thực trạng của bạo lực gia đình.
Nguyên nhân xẩy ra bạo lực , biểu hiện của bạo lực gia đình, số liệu.
+ Bàn bạc mở rộng vấn đề.
Hậu quả của bạo lực gia đình , giải pháp đẩy lùi bạo lực gia đình..
+ Liên hệ thực tế rút ra bài học bản thân.
Nhận thức sai trái của bạo lực gia đình , kêu gọi mọi người cùng hành động xây dựng một gia đình bình đẳng văn minh hạnh phúc.
_Trên đây là 4 đề minh họa do giới hạn thời gian của bài học giáo viên không thể tiến hành lồng ghép trực tiếp 4 dạng đề này trong tiết dạy vậy làm sao để lồng ghép giải quyết hết 4 đề bài trên? Một giải pháp lồng ghép gián tiếp thông qua các hình thức sau:
+Cho học sinh làm bài ở nhà giáo viên thu bài nhận xét đánh giá cho điểm phát huy tinh thần tự học của các em.
+Thông qua một số tiết làm văn hoặc các tiết kiểm tra dạng văn nghị luận xã hội, các đề thi học kỳ, thi thử, khảo sát.
+Thông qua quá trình ôn tập và học phụ đạo đây là điều kiện thích hợp nhất để giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề đồng thời có thời gian phát hiện điều chỉnh sửa chữa các lỗi kỹ năng hành văn của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng bài viết của các em.
Trên đây là ba giải pháp cơ bản mà tôi đã tiến hành lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên qua tc phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong những năm qua.
Việc áp dụng những giải pháp trên, bản thân tôi cảm thấy rat phù hợp và có hiệu quả. Học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hứng thú với bài học tạo được không khí lớp học sôi nổi, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu việc lồng ghép DS_SKSSVTN ở bộ môn Ngữ Văn.
PHẦN III: KẾT QỦA
Việc áp dụng giải pháp: “Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tc phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”– Nguyễn Minh Châu- Môn Ngữ Văn -lớp 12 chương trình chuẩn”. Đối với học sinh lớp 12 trường THCS-THPT Hậu Thạnh Đông do tôi đảm nhiệm đã mang lại một số kết quả khả quan.
 Về phía giáo viên: Cảm thấy nhẹ nhàng và hứng thú với tinh thần học tập của các em khi chất lượng bài viết kiểm tra của học sinh ngày càng cao.
Trong quá trình giảng dạy đã khắc phục được những hạn chế của một tiết đọc văn vừa tích hợp giáo dục DS_SKSSVTN ( cả về kiến thức cũng như kỹ năng tổ chức lớp học vận hành bài giảng ).
Ngoài chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao thì qua kết quả thi tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước luôn vượt mức trung bình tồn tỉnh . Hơn nữa số lượng học sinh theo học môn Ngữ Văn tham dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh hay thi vào đại học cao đẳng các khối C, D hằng năm mà tôi đảm nhiệm cũng đều có giải , đỗ đạt cao.
Có được điều này càng củng cố thêm cho tôi càng tin tưởng vào giải pháp mà mình đưa ra ngày càng thiết thực.
 Đối với học sinh: Với giải pháp nêu trên đã mang lại cho học sinh có được kiến thức tương đối đầy đủ có hệ thống của bộ môn Ngữ Văn nói chung và kiến thức sự hiểu biết vấn đề DS_SKSSVTN.
 _Khắc phục được phần hạn chế của các em về sự thiếu hiểu biết đầy đủ ý nghĩa cuộc sống gia đình, mỗi quan hệ tình cảm trong gia đình, quan niệm về hạnh phúc gia đình. Hiểu về quyền bình đẳng nam nữ trong cuộc sống , thấy được hậu quả của bạo lực gia đình, gnh nặng của việc sinh đẻ không có kế hoạch.
 _Kỹ năng ứng xử của học sinh có văn hóa hơn cụ thể các em biết biểu lộ những tình cảm nhân ái của mình không chỉ đối với người thân trong gia đình mà còn đối với thầy cô bạn bè ngoài xã hội.
Các em dám mạnh dạn trao đổi bác bỏ những quan niệm sai trái về nội dung GDDS_SKSSVTN, không phù hợp trong xã hội hôm nay.
Học sinh có thái độ tình cảm biết tôn trọng bảo vệ, đề cao người phụ nữ, bình đẳng nam nữ. Đồng thời có ý thức trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình có ý tưởng xây dựng một gia đình văn minh hạnh phục.
_Như vậy kết quả đối với học sinh từ kiến thức đến kỹ năng thái độ tình cảm sau khi áp dụng giải pháp có sự chuyển biến tích cực. không khí giờ học ngày một hưng phấn từ thầy đến trò xóa bỏ được sự nhàm chán, căng thẳng mệt nhọc của học sinh.
 _Tạo được chiều hướng tích cực trong quá trình học tập của các em, phá vỡ được một số quan niệm cho là “cấm kỵ ” , “ thầm kín ” khi đề cập đến vấn đề DS_SKSSVTN giáo viên và học sinh ngày càng tích cực chủ động đến những vấn đề khi tiến hành lồng ghép làm cho giờ học Văn thật sự trở nên thân thiện bổ ích.
 Cụ thể hơn bằng những con số thống kê sau và có sự đối chiếu để cho ta thấy được sự chuyển biến rõ rệt kết quả cụ thể qua 2 bảng dưới đây:
BẢNG 1
Năm học
Lớp
Số lượng
học sinh
khảo sát
Kết quả
Đúng
Sai
2010-2011
12
90
78 - 87 %
12- 13 %
( Kết quả khảo sát về luật hôn nhân gia đình )
 Qua số liệu ở bảng 1 cũng cho ta thấy sự chuyển biến tích cực của học sinh các em đã có kiến thức tương đối về vấn đề DS_SKSSVTN khi trả lời trắc nghiệm một số câu hỏi tìm hiều luật hôn nhân gia đình.
Số lượng học sinh được khảo sát là 90 kết quả trả lời đúng 78 HS chiếm 87% kết quả sai chỉ còn 12 Hs chiếm 13%.
Nếu đối chiếu các năm học trước thì kết quả của năm học 2010-2011 đã có một sự đột biến tích cực:
Năm học 2008-2009 kết quả đúng 27% đến năm học 2009-2010 là 40% năm học 2010-2011 đạt 87% ( từ 27% → 40% → 87% )
BẢNG 2
Năm học
Lớp
Số lượng
học sinh
khảo sát
Kết quả
5 điểm trở lên
Dưới 5 điểm
2010-2011
12
90
80 –89 %
10_ 11 %
(Kết quả bi kiểm tra bi viết số 6)
Như vậy nhìn vào bảng 2 cho ta thấy :
Chất lượng của học sinh đã có sự chuyển biến rõ rệt kết quả bài viết được thống kê là 90 HS trong đó số bài đạt điểm từ trung bình trở lên 80HS chiếm 89 % . Số bài dưới trung bình là 10 HS chiếm 11%.
 So sánh kết quả điều tra của năm học 2009-2010 cùng số lượng 90 HS nhưng kết quả bài đạt điểm trừ trung bình trở lên 40HS chiếm 44 %. số bài dưới trung bình là 50 HS chiếm 56%.
 Chất lượng bài viết đạt điểm trung bình trở lên năm sau cao hơn năm trước Từ 44 % → 89 % vượt 45 % của năm học 2010-2011.
Qua những bảng số liệu trên một lần nữa cho ta khẳng định việc áp dụng giải pháp “Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu- Môn Ngữ Văn -lớp 12 chương trình chuẩn” Đã mang lại kết quả đột biến tích cực làm cho kết quả chất lượng ngày một cao đã tác động sâu sắc đến học sinh các em ngày càng yêu thích môn học hơn ,có ý thức tự giác học tập đặc biệt là có nhận thức tiến bộ về vần DS_SKSSVTN.
KẾT LUẬN
Vấn đề giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản vị thành niên trở thành nhu cầu cấp thiết đối với thế hệ thanh thiếu niên hiện nay.
 Do xuất phát từ thực trạng của lứa tuổi vị thành niên hiện nay có nhiều vấn đề đáng báo động hiện tượng học sinh thanh thiếu niên có những biểu hiện lối sống lệch lạc, sự sa đọa về đạo đức, kém hiểu biết về nhận thức, thiếu kỹ năng sống đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và rèn luyện của các em đặc biệt là đối với học sinh khối 12 cuối cấp.
 Giải pháp mà Bộ giáo dục đưa ra đó chính là lồng ghép và tích hợp vào một số bộ môn học trong đó có môn Ngữ Văn.
Đối với môn Ngữ văn ở THPT việc lồng ghép tích hợp giáo dục DS_SKSSVTN trở thành yêu cầu mục tiêu của một số bài học mang tính bắt buộc. Bên cạnh thuận lợi ưu thế đặc thù của bộ môn thì cũng đối mặt với những khó khăn trở ngại từ người dạy cho đến người học ( về kiến thức và phương pháp, kỹ năng lồng ghép )
Từ thực trạng chung và căn cứ vào tình hình cụ thể của học sinh trường THCS_THPT Hậu Thạnh Đông mà tôi đảm nhiệm đã thôi thúc tôi tìm tòi nghiên cứu để có một giải pháp cho thực trạng hiện nay.
Sau khi tìm hiểu đối chiếu với mục tiêu yêu cầu của bộ môn và từng bài học trong chương trình Ngữ văn cấp THPT tôi đã quyết định chọn một địa chỉ thích hợp nhất để cho ra đời sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu- Môn Ngữ Văn -lớp 12 chương trình chuẩn”.
 Sở dĩ tôi chọn bài này là vì: Bài học này không chỉ tích hợp được vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình mà còn lồng ghép được hiện tượng bạo lực gia đình một vấn đề vẫn xẩy ra trong xã hội hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý tư tưởng tình cảm nhận thức của học sinh.
Thông qua việc lồng ghép cũng góp phần làm cho giờ học Văn trở nên hấp dấn và bổ ích hơn đối với các em vừa bồi đắp thêm kiến thức về xã hội vừa rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội .
Trên cơ sở phân tích từ những nguyên nhân cơ bản ( kiến thức, kĩ năng ,thái độ tình cảm ). Tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp bằng hình thức lồng ghép một cách linh hoạt giữa kiến thức văn học với DS_SKSSVTN thông qua khâu chuẩn bị bài.
Cụ thể giáo viên cũng như học sinh cần chuẩn bị trước những câu hỏi lin quan đến bài học cũng như các đồ dùng cần thiết sau đó giáo viên tiến hành phân công trách nhiệm cho từng tổ viên và dự kiến phương pháp dạy. Đồng thời tổ chức kiểm tra kết quả chẩn bị bài trước lúc và bài học , làm tốt khâu chuẩn bị thì ké theo khả năng tìm hiểu văn bản sẽ tốt hơn.
Sau khi chuẩn bị hoàn hảo giáo viên cùng học sinh bước và tìm hiểu văn bản đồng thời thực hiện nhiệp vụ kép vừa tìm hiểu một văn bản văn học vừa lồng ghép giáo dục DS_SKSSVTN thông qua các thao tác như .
Thông qua việc phân tích ba nhân vật chính trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” ( Người đàn bà, người đàn ông và những đứa con) để học sinh nắm vững sâu sắc bài học .
Hơn thế nữa thông qua rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận học sinh lại một lần nữa có được kiến thức không chỉ về bộ môn Ngữ văn mà còn cả kiến thức về đời sống xã hội đặc biệt là vấn đề DS_SKSSVTN.
Việc áp dụng các giải pháp trên đã góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng vượt bậc đối với học sinh tôi đảm nhiệm.
Giải tỏa được những tâm lý căng thẳng trong giờ học, thiếu tự tin e ngại khi đề cập đến vấn đề DS_SKSSVTN.
Việc giáo dục DS-SKSS VTN trong trường THPT hiện nay của nước ta chưa trở thành một môn học chính thức mà chủ yếu ở dạng tích hợp lồng ghép vào một số môn học mà thôi cho nên tài liêu lồng ghép cũng hết sức khan hiếm đặc biệt là đi vào một địa chỉ cụ thể cho nên với đề tài tôi chọn có thể áp dụng chung cho học sinh khối 12 tòan quốc nhất là những trường học nằm ở địa bàn vùng sâu vùng xa có hòan cảnh khó khăn.
Để việc giảng dạy có hiệu quả hơn nữa trong quá trình lồng ghép GDDSSS –VTN ở bộ môn Ngữ Văn, bản thân tôi có một số kiến nghị sau:
+ Về phía thư viện : Cần bổ sung một số tài liệu có liên quan đến DS_SKSSVTN: Luật hôn nhân gia đình, hỏi đáp về tình bạn, tình yêu, tình dục, tuổi mới lớn, bác sĩ của bạn.
+Đoàn đội: Cần tổ chức một số buổi tọa đàm, mời một số nhà chuyên gia tư vấn đồng thời phát động những cuộc thi tìm hiểu về DS_SKSSVTN. Để học sinh tham gia nhằm tuyên truyền và giáo dục sâu rộng cho thanh thiếu niên hiện nay.
 Mặc dù bản thân tôi đã có sự nghiên cứu, chọn lọc khi viết đề tài này nhưng do vốn kinh nghiệm còn hạn chế, điều kiện thực nghiệm chưa nhiều. Nên tin chắc sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Tôi rất cần những góp ý chân thành từ hội đồng khao học, ý kiến bạn đọc, đặc biệt là quý thầy cô giáo bộ môn Ngữ Văn để tôi rút kinh nghiệm điều chỉnh tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cám ơn !
CHÚ GIẢI
ŒMột số từ viết tắt: Học sinh ( HS) ,Giáo viên ( GV)
Dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên ( DS_SKSSVTN )
 Câu hỏi điều tra về luật hôn nhân gia đình.
1/Điều 4 : Luật hôn nhân gia đình năm 2000 qui định Nam
và Nữ ở độ tuổi nào mới được kết hôn?
A . 18 nam - 20 nữ.
B. 18 nữ - 20 nam.
C. Từ 18 trở lên cả nam , nữ .
D. Khi nào yêu nhau say đắm thì mới kết hôn.
2/ Trả lời tình huống sau:
“Chị H là vợ của anh Ba do bị sức khỏe yếu chị không tham gia công việc để phụ kiếm tiền cùng anh . Mọi chi tiêu trong gia đình là do anh Ba tự làm gia đình đông con thường hay túng thiếu .Nhiều lần anh Ba buồn bã nhậu nhẹt say xỉn về nhà chưởi mắng vợ con thậm chí có lúc đánh cả vợ con.
Chị H chịu đựng không nổi đã tìm đến gặp ông chủ tịch xã nhờ ông giúp đỡ . Ông chủ tịch từ chối cho là chuyên cá nhân gia đình , chính quyền không can thiệp và chuyện riêng tư”
Theo anh(chị ) cách lý giải sau đúng hay sai?
Câu hỏi
Đúng
Sai
1/Do khó khăn túng thiếu nên người chồng chưởi mắng và đánh vợ con là bình thường.
2/Người chồng do say xỉn nên chưởi mắng đánh đạp vợ con có thể cảm thông.
3/ông chủ tịch từ chối là.
4/Cách lý giải của ông chủ tịch là.
3/Theo bạn những nghề nghiệp sau dành cho ai ?
- Dạy mẫu giáo Nam o Nữo Cả hai o
- Lãnh đạo o o o
- Thư ký o o o
4\Trong gia đình , các việc sau là do ai làm ?
- Nội trợ Nam o Nữ o Cả hai o
- Chăm sóc con o o o
- Kiếm tiền o o o
ŽTóm tắt cốt truyện : ( Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh tìm về một vùng biển từng là chiến trường cũ của mình để thực hiện một bộ lịch nghệ thuật .Anh đã chụp được cảnh một chiếc thuyền ngoài xa trong mặt biển mờ sương thật đẹp .
Thế rồi ngay sau đó anh chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ kia bước ra một đôi vợ chồng hàng chài nghèo khổ.Lão chồng thơ kệch ,dữ dằn và độc ác đã đánh người vợ xấu xí, mệt mỏi ,và cam chịu của mình một cách tàn nhẫn và vô lí chỉ để giải toả những uất ức trong lòng mình. Phùng chưa kịp xông ra thì thằng Phác, con trai lão đã kịp tới để che chở cho mẹ. Chứng kiến cảnh này lần thứ hai, Phùng đã lao và can ngăn và bị lão chồng đánh cho bị thương.
Hỏi chuyện Đẩu, một người bạn đang làm chánh án toà án huyện và qua câu chuyện với người đàn bà bị chồng đánh Phùng thật sự ngỡ ngàng và hiểu ra nhiều điều. Người đàn bà đã bị chồng đánh đập hành hạ thật tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng trước toà án bao lần vẫn cương quyết gắn bó không chịu từ bỏ người chồng vũ phu chỉ vì tình thương vô bờ đối với những đứa con.Và trong hoàn cảnh làm ăn của nhà hàng chài rất cần một người đàn ông chèo chống khi phong ba thì đó là một cách suy nghĩ và xử sự không thể khác được. Chị chịu đựng tất cả để có được niềm vui được thấy đàn con được ăn no. Đàn con của chị lớn lên trong hoàn cảnh ấy thật đáng thương nhưng chúng biết yêu mẹ và bảo vệ mẹ theo cách của mình. Thằng Phác đánh lại bố cịn chị nĩ can ngăn nó,chăm sóc lo toan cho mẹ. Qua sự việc này ,Phùng hiếu rằng phải có một cái nhìn tồn diện về cuộc sống và con người mới phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bề ngoài của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tình yêu, tình dục và hạnh phúc lứa đôi - Uỷ ban quốc gia - Dan số kế hoạch hoá gia đình.
2/ Giáo dục giới tính, tình dục và sức khoẻ sinh sản - Trung tâm dạy nghề Toko, V26 - Bộ Công An.
3/ Giáo dục dân số - Sức khoẻ sinh sản vị thành niên và tích hợp giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản vị thành niên - Uỷ ban Giáo dục và đào tạo - Uỷ ban dân số , gia đình và trẻ em HIV 2005.
4/ Trò chuyện với tình yêu, giới tính, sức khoẻ - Nguyen Khánh Linh, Dbra Efroym Son, thiếu niên 1999.
5/ Sáng kiến kinh nghiệm :Tác giả Nguyễn Văn Thanh năm 2007.
6/Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu-NXBVH,2006.
7 Bạo lực và hậu quả đối với sức khoẻ sinh sản : Hiện trạng của Việt Nam - Lê Phương Mai , nhà xuất bản Hà Nội , 1998.
8/Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 –NXBHN-2009.
9/ Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12 chương trình chuẩn.
MỤC LỤC
Lời nói đầu	Trang 01
Thực trạng	Trang 05
Giải pháp	Trang 13
Kết quả	Trang 27
Kết luận	Trang 33
Chú giải	Trang 36
Tài liệu tham khảo 	Trang 39
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LONG AN
NGUYỄN VĂN THANH
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY LỒNG GHÉP GIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN THÔNG QUA TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA NGUYỄN MINH CHÂU-MÔN NGỮ VĂN -LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
LONG AN 2011
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LONG AN
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY LỒNG GHÉP GIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN THÔNG QUA TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA NGUYỄN MINH CHÂU-MÔN NGỮ VĂN -LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
NGUYỄN VĂN THANH
TRƯỜNG THCS-THPT HẬU THẠNH ĐÔNG
LONG AN 2011
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
GIÁO DỤC
CẤP CƠ SỞ : .................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CẤP TỈNH : ..................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LONG AN 2011

File đính kèm:

  • docsang_kien_kn_cstdctinh_nguyen_van_thanh_hoan_chinh_2011_gui_so_7174.doc
Sáng Kiến Liên Quan