Đề tài Một số biện pháp nâng cao trình độ tay nghề thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp ở trường THPT Trần Phú

1. Lý do khách quan:

Khi nói đến trường học người ta nghĩ ngay đến hoạt động dạy và học. Như vậy

hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng và là yếu tố cốt lõi của một nhà trường.

Chính vì vậy bất cứ cấp quản lý nào cũng đều hết sức quan tâm đến công tác giảng

dạy, giáo dục của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Việc dự giờ thăm lớp là một

hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông nhằm nâng cao chất

lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo

dục Việt Nam.

Trong suốt nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,

đất nước ta không ngừng phát triển và giành được những thành tựu to lớn về kinh

tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật. Ngành giáo dục đã góp một phần quan trọng trong

những thành tựu đó. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào

tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước và hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới thì ngành giáo

dục cần phải có sự đổi mới một cách tích cực về nội dung, chương trình, phương

pháp đào tạo. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của ngành giáo dục. Một

trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của các mục tiêu

trên chính là chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường phổ thông.

Xác định được vai trò quan trọng của ngành Giáo dục trong sự nghiệp xây

dựng và phát triển đất nước, Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn luôn có sự quan tâm

chỉ đạo sâu sát đối với ngành:

- Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày

15/6/2004 đã thể hiện quan điểm hết sức coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng đội

ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện hiệu quả những yêu cầu và

nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, đáp ứng sự nghiệp phát triển đất

nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Nghị quyết Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số

40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ

thông

pdf20 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao trình độ tay nghề thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp ở trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và công khai việc thực hiện kế hoạch 
Để tìm được sự đồng thuận cao trong tập thể giáo viên thì ngoài việc thực 
hiện phiếu thăm dò cần nêu ý tưởng của mình, trao đổi với các tổ trưởng chuyên 
môn, một số giáo viên có thâm niên giảng dạy để tranh thủ ý kiến của họ. Sau đó 
tiến hành xây dựng kế hoạch. Hoàn chỉnh kế hoạch và công khai việc thực hiện. 
2. Tổ chức thực hiện 
2.1 Triển khai hoạt động dự giờ thăm lớp đối với công tác chủ nhiệm. 
Bước vào đầu năm học nhà trường phải dồn lớp do số học sinh nghỉ học và 
chuyển đi ở khối 11 và khối 12 rất nhiều (mỗi khối giảm một lớp), khi phân chia 
lại lớp và chia lớp ở khối 10 mới tuyển nhà trường luôn chú ý phân số lượng các 
 12 
đối tượng học sinh khá, TB, yếu ở mỗi lớp đều nhau. Do năng lực chủ nhiệm của 
mỗi người khác nhau nên sau một chặng thi đua thì nề nếp phong trào ở các lớp đã 
có sự khác biệt. Một số lớp có kỷ cuơng nề nếp yếu thì việc học tập cũng sa sút, 
giáo viên bộ môn (GVBM) mỗi khi có tiết dạy ở lớp này thường rất "ngán". 
Việc dự giờ thăm lớp tiết SHCN trước nay ít được quan tâm vì nhiều lý do. 
Đối với một số trường có học sinh học giỏi, chăm ngoan thì hoạt động này là 
không cần thiết và nghe có vẻ "hơi lạ" nhưng ở trường THPT Trần Phú thì rất cần 
thiết. Bởi vì đa số các em xa nhà, phải ở trọ lại học yếu. Các em thường không ham 
học, hay vi phạm các nội quy nề nếp, một số giáo viên chủ nhiệm (GVCN) nói học 
sinh không nghe, có lớp cả tháng trời không tìm ra được lớp trưởng, buộc GVCN 
phải kiêm thêm chức "lớp trưởng". Mỗi khi cần liên hệ với phụ huynh thì rất khó. 
Các bƣớc thực hiện 
a. Lập kế hoạch 
Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau: 
- Tháng 10/2011: Dự giờ SHCN 11a5, 11a7, 12a1 
- Tháng 11/2011: Dự giờ SHCN 12a3, 10a5 
Các tháng còn lại tuỳ vào tình hình thực tế để dự. 
Trong những lớp nêu trên thì 11a7, 12a1 là những lớp có phong trào thi đua 
tốt, chất lượng học tập tốt. Khi dự SHCN những lớp này sẽ có sự so sánh với 
những lớp có phong trào học tập, thi đua yếu (gọi chung là lớp yếu) còn lại. 
b. Dự giờ SHCN 
Mặc dù nhà trường đã tổ chức buổi báo cáo chuyên đề về công tác chủ 
nhiệm (do GV đi tập huấn tại sở GD báo cáo) và trao đổi một số kinh nghiệm về 
công tác chủ nhiệm nhưng khi dự giờ một nhóm lớp tốt và một nhóm lớp yếu thấy 
rõ về phương pháp sinh hoạt cũng như khả năng xử lý các tình huống của giáo viên 
ở hai nhóm này cũng có sự rất khác nhau. Cụ thể: 
Hai lớp 11a2, 11a7 giáo viên chuẩn bị rất kỹ về nội dung sinh hoạt, nắm rõ 
số học sinh vi phạm, số học sinh tích cực, những học sinh tiến bộ hơn so với tuần 
trước; hướng xử lý những học sinh vi phạm trong tuần; kế hoạch cho tuần tới. Các 
buớc sinh hoạt rất bài bản: Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp, lớp 
phó văn thể báo cáo tình hình thực hiện các hoạt động văn nghệ, chuẩn bị các tiết 
mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Lớp trưởng báo cáo tình hình 
thực hiện nội quy nề nếp, công tác đoàn (do kiêm nhiệm làm bí thư chi đoàn), một 
số khó khăn của các bạn, đề nghị GVCN xem xét xử lý một số bạn vi phạm nhiều 
lần. 
Giáo viên chủ nhiệm thực hiện rất tốt vai trò "đạo diễn" của mình: gợi ý dẫn 
dắt để học sinh vi phạm tự giác kiểm điểm lại chính bản thân mình, các học sinh 
trong lớp phát biểu, phân tích đấu tranh với các vi phạm. GVCN đã giải quyết các 
vấn đề rất rõ ràng, mạch lạc, thấu tình, đạt lý. Học sinh "tâm phục, khẩu phục". 
Trong khi đó các lớp yếu thì giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị nội dung sơ sài. Các 
thức tổ chức một buổi sinh hoạt rất thiếu khoa học, các nội dung cần sinh hoạt thì 
không đề cập hoặc đề cập một cách sơ sài. GVCN không biết cách để giải quyết 
vấn đề học sinh vi phạm, không có sự động viên, khen chê. Vì vậy thời gian SHCN 
 13 
rất ngắn vì hết nội dung! Chẳng hạn nhiều buổi tiết SHCN của lớp 11a5 chỉ hết 15 
phút. 
Sau khi dự giờ phát hiện ra các lớp yếu có chất lượng sinh hoạt chủ nhiệm 
cũng rất thấp, GVCN ôm hết việc để làm, xử lý vấn đề máy móc, thiếu hẳn sự 
động viên và sự hoà mình với tập thể lớp; chưa phát huy được vai trò của cán bộ 
lớp, cán bộ đoàn, chưa tạo được môi trường để chính các học sinh tự chủ động sinh 
hoạt với nhau. 
 c. Thảo luận, góp ý: 
 Sau khi dự xong mỗi lớp thì có cuộc trao đổi góp ý nhanh những vấn đề cốt 
lõi. Cuối tháng 11/2011 mời tất cả các GVCN có tiết dự giờ sinh hoạt thảo luận 
trao đổi một cách cởi mở trên tinh thần học hỏi. GVCN những lớp yếu đã học được 
cách thức SHCN như thế nào cho hiệu quả và nhận được sự chia sẻ những khó 
khăn cũng như cách giải quyết cái "nếp" đã tạo ra. 
d. Động viên ghi nhận những tiến bộ 
Qua quá trình quan sát theo dõi sự chuyển biến của các lớp yếu, trong các 
dịp hoạt động phong trào tôi gặp gỡ, tiếp xúc với lớp. Việc quan tâm đến lớp, động 
viên, phát hiện ra sự tiến bộ để khen ngợi lớp đã có một sự khích lệ tinh thần lớn 
cho GVCN và học sinh của lớp. Như một quy luật: Từ việc tốt nhỏ sẽ nhân lên 
được những việc tốt lớn, cái tốt vươn lên thì cái yếu kém giảm đi. 
2.2 Dự giờ dạy của giáo viên 
Kết quả thăm dò cho thấy hầu hết các giáo viên đều không muốn có người 
dự giờ, vì đó là sức ép, đôi lúc không là chính mình trong lúc dạy nữa. Ở một góc 
độ khác họ lại rất muốn dự giờ những giáo viên giỏi để học tập kinh nghiệm và họ 
cũng rất muốn có được "đàn anh" chỉ dạy để nâng cao tay nghề. Bản thân tôi cũng 
đã có nhiều giáo viên trẻ xin dự giờ mặc dù không cùng bộ môn. Rõ ràng ở mỗi 
người đều có sự cầu thị, mong muốn bản thân mình tiến bộ hơn. 
Ban giám hiệu nhà trường xác định việc dự giờ thăm lớp là hoạt động 
thường xuyên trên tinh thần cởi mở trao đổi, học hỏi lẫn nhau để nâng cao trình độ 
tay nghề. Chú trọng kỹ năng lên lớp, khả năng giảng dạy để đạt hiệu quả cao. Vì 
vậy khi có tiết dự giờ người dạy không bị áp lực về soạn giáo án cũng như không 
phải "gồng mình" lên như một tiết hội giảng. Qua đó tạo được sự tự tin, thoải mái 
cho giáo viên và giáo viên cũng thể hiện một cách thực về năng lực của mình. 
Nhà trường thay đổi một số các quy định trước đây về công tác dự giờ thăm lớp: 
- Bỏ quy định cứng nhắc mang tính hành chính là mỗi người phải dạy hai 
tiết, dự hai tiết/ học kỳ. Thay vào đó tuỳ vào mỗi giáo viên cụ thể mà dự kiến số 
tiết dự, tiết dạy hợp lý. Đặc biệt với giáo viên nòng cốt thì không quy định số tiết 
mà thực hiện theo kế hoạch chuyên môn hằng tháng của nhà trường. 
- Xác định mục đích chính của công tác dự giờ thăm lớp là nâng cao tay 
nghề, không mang nặng tính chất kiểm tra đánh giá. 
- Khuyến khích sự sáng tạo trong thực hiện một tiết dạy theo ý tưởng của 
mình, không nhất thiết phải lệ thuộc vào cách tiến hành một tiết dạy như quy định. 
- Có thể chủ động đề xuất giáo viên nòng cốt dự giờ của mình. 
- Đối với các giáo viên có thâm niên công tác lâu năm, trình độ tay nghề 
cao thì không đặt nặng vấn đề về giáo án. Cần thiết chỉ kiểm tra một lần /năm 
 14 
Việc thay đổi một số quy định nhằm giảm bớt áp lực cho giáo viên, thay 
vào đó là nhu cầu mình được giúp đỡ hoặc mình cần giúp đỡ người khác. 
Một số lưu ý đối với người dự: 
- Xác định dự giờ để mục đích nhắm đến mục đích nào; 
- Cần phải xem kỹ trước nội dung bài dạy của giáo viên và đặt mình vào 
vai trò người dạy thì mình tiến hành thhực hiện bài đó như thế nào? 
- Quan sát, ghi nhận việc thực hiện tiết dạy, bao gồm: Kiến thức trọng tâm, 
Phương pháp giảng dạy, kỹ năng sư phạm; 
- Khả năng sử dụng các thiết bị dạy học sẵn có hoạc làm đồ dùng dạy học; 
- Khả năng liên hệ thực tế và lồng ghép việc giáo dục học sinh trong bài 
dạy; 
-Chuẩn bị các ý kiến để rút kinh nghiệm, tư vấn, thúc đẩy. 
Công tác dự giờ thì tiến hành thực hiện nhƣ sau: 
1. Phân công giáo viên nòng cốt dự giờ lần thứ nhất. 
Thời gian diễn ra từ giữa tháng 9/2011 đến đầu tháng 10/2011. 
Mục đích của lần này là: 
- Đánh giá tổng quát về công tác giảng dạy của giáo viên, 
- Sự tiến bộ về trình độ tay nghề so với năm học 2010-2011, 
- Đối chiếu với việc thực hiện giảm tải, bám sát chuẩn kiến thức và việc 
đổi mới phương pháp giảng dạy. 
- Việc sử dụng các trang thiết bị sẵn có hoặc đồ dùng dạy học tự làm. Qua 
đó đánh giá được khả năng là chủ bài dạy, nắm chắc được nội dung chương trình, 
sự nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên. 
Sau khi trao đổi rút kinh nghiệm nhằm khẳng định những điểm mạnh đã có 
để tiếp tục phát huy, khắc phục những thiếu sót trong các tiết dạy vừa qua. 
2. Thực hiện thăm lớp dự giờ đợt thứ hai 
Thời gian thực hiện vào hai tuần đầu của tháng 12/2011 
Nhà trường sắp xếp thời gian để các giáo viên nòng cốt giáo, viên dạy giỏi 
thực hiện việc dạy học. Những giáo viên dạy đợt 1 và những giáo viên khác tham 
dự. 
Khi dự giờ giáo viên giỏi các giáo viên khác sẽ học được cách dẫn dắt học 
sinh vào bài dạy; kỹ năng giải quyết các bài toán khó thông qua sử dụng linh hoạt 
các phương pháp giảng dạy; kinh nghiệm giảng dạy; sự sáng tạo trong việc truyền 
thụ kiến thức... 
Hoạt động này là cụ thể hoá những vấn đề đã trao đổi ở đợt 1, giúp giáo 
viên có ngấm hơn những kinh nghiệm đã có. 
Một thuận lợi của nhà trường là trường tổ chức học hai buổi nên việc bố trí 
thời gian giảng dạy để các giáo viên tham dự là khá thuận lợi. Hơn nữa giáo viên 
trong trường ít dạy thêm nên cũng đã tích cực tham gia. 
Giáo viên có khoảng thời gian 4 tuần để áp dụng những kinh nghiệm đã có 
được trong các tiết của mình ở trên lớp. 
 15 
3. Thực hiện thăm lớp dự giờ đợt thứ ba 
Sau những hoạt động trên, qua trao đổi, rút kinh nghiệm để tiến hành đợt 3 
đối với các giáo viên có tên trong danh sách đợt 1. Lần này chủ yếu đánh giá sự 
tiến bộ của giáo viên. 
Giáo viên nòng cốt sẽ quan sát tiết dạy, lưu ý đến những hạn chế của lần dự 
trước xem đã được khắc phục chưa, ghi nhận những tiến bộ khác. So sánh trình độ 
tay nghề lần này với lần dự giờ trước. 
Trong quá trình thực hiện dự giờ thăm lớp cần chú ý một số điểm sau: 
- Phải có sự đồng thuận của giáo viên, tạo được sự tự tin, thân thiện, giúp 
giáo viên không ngại khi bị dự giờ, khuyến khích giáo viên thể hiện khả năng thực 
tế của mình 
- Đội ngũ giáo viên nòng cốt phải chân thực, nhiệt tình và có kinh nghiệm 
tư vấn, thúc đẩy. 
- Tôn trọng và khuyến khích sự mạnh dạn sáng tạo của giáo viên (có thể đó 
là sáng tạo chưa hợp lý) 
- Những giáo viên trong danh sách dự giờ thăm lớp không cần thiết đưa vào 
kế hoạch kiểm tra hoạt động của giáo viên, bởi vì việc dự giờ thăm lớp được diễn 
ra trong một thời gian dài, bản thân học cũng đã chủ động thực hiện các nội dung 
trong kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên. 
- Các giải pháp trên tập trung hướng đến một nhóm đối tượng có "vấn đề", 
không thể nôn nóng là đại trà được. Số các giáo viên không thuộc nhóm này thì 
đưa vào danh sách kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên. 
Mục đích của việc dự giờ thăm lớp như đã trình bày ở phần đầu. Cách làm 
như trước đây chỉ mang nặng tính hành chính, Giáo viên nào được dự giờ thăm lớp 
thì cũng chỉ có một lần trong năm, ai được dự giờ thăm lớp đầu năm thì thoải mái 
suốt thời gian còn lại của năm, ai chưa được dự giờ thăm lớp thì thấp thoảng chờ 
đợi cho đến khi nào dự giờ xong thì mới thở phào nhẹ nhõm. Rõ ràng là hiệu quả 
của việc dự giờ thăm lớp của ban giám hiệu như là cỡi ngựa xem hoa, tác dụng 
giúp giáo viên phát triển trình độ tay nghề không cao, ngoài ra còn tạo ra sự đối 
phó trong giáo viên. 
Thực hiện theo giải pháp trên không những đảm bảo đúng mục đích của 
việc dự giờ thăm lớp mà còn giải quyết được các vấn đề thực tế, qua đó nâng cao 
được chất lượng dạy học của nhà trường. 
 16 
C. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Việc triển khai thực hiện đề tài có một số thuận lợi sau: 
- Được sự nhất trí của Ban giám hiệu, sự đồng tình của tập thể giáo viên; 
- Giáo viên trẻ nhiệt tình, ham học hỏi, biết lắng nghe; 
- Đối tượng thực hiện là đội ngũ giáo viên trong nhà trường, vì vậy những sở đoản, 
sở trường cũng như thời gian giảng dạy của mỗi giáo viên đã được biết trước. 
Bên cạnh những thuận lợi trên thì có những khó khăn: 
- Tỷ lệ giáo viên trẻ, có thời gian giảng dạy còn ít. Số giáo viên nữ nhiều vì vậy 
nhà trường phải thường xuyên phân công lại chuyên môn mỗi khi có giáo viên 
nghỉ thai sản (có thời điểm hai người này vừa đi dạy lại có hai người khác nghỉ). 
Những khó khăn, thuận lợi trên cũng đã tác động đến hiệu quả của đề tài. Kết quả 
thu được như sau: 
- Trong quá trình thực hiện đề tài đã góp phần tăng cường sự đoàn kết gắn bó trong 
tập thể giáo viên; 
- Thông qua công tác dự giờ thăm lớp giúp nhà trường củng cố nề nếp chuyên 
môn, thực hiện đúng tiến độ chương trình, thúc đẩy quá trình tự học, tự sáng tạo 
của giáo viên. 
- Nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục của nhà trường. 
- Giữ vững nội quy nề nếp trong nhà trường, tạo được môi trường học tập thân 
thiện, học sinh yêu trường mến lớp. 
 Số liệu thống kê: 
1) Công tác chủ nhiệm 
Lớp Trƣớc khi thực hiện 
đề tài 
Sau khi thực hiện đề tài 
Tình hình nề nếp Chất lƣợng học 
tập 
Thứ hạng 
thi đua 
10a7 Tiết học ồn ào, học sinh 
nghỉ học nhiều, vi 
phạm đồng phục 
Học sinh vắng học 
ít 
nề nếp tác phong 
chuyển biến 
Giảm tỷ lệ 
HL yếu so 
với HK1 21% 
Vuợt lên 5 
hạng ở cuối 
năm 
11a3 Tiết học thụ động, học 
sinh nghỉ học nhiều, 
không thuộc bài 
Học sinh vắng học 
ít 
Lớp học sôi nổi 
Giảm tỷ lệ 
HL yếu so 
với HK1 21% 
Vuợt lên 3 
hạng ở cuối 
năm 
11a6 Học sinh học yếu, hay 
nghỉ học, không thực 
hiện các yêu cầu của 
GVCN 
Học sinh vắng học 
ít, thực hiện đúng 
các yêu cầu của 
giáo viên chủ 
nhiệm, số học 
sinh không thuộc 
bài giảm 
Giảm tỷ lệ 
HL yếu so 
với HK1 21% 
Vuợt lên 3 
hạng ở cuối 
năm 
12a3 Phong trào học tập trầm 
lắng, lười học, thường 
Từ giữa HK2, 
phong trào học tập 
Từ kết quả 
xếp cuối bảng 
Xếp thứ 3 
Cả năm 
 17 
đi học trễ sôi nổi, thực hiện 
tốt nội quy 
kết quả kiểm 
tra HK1, qua 
kiểm tra HK2 
và 2 lần thi 
thử tốt nghiệp 
vươn dần lên 
hạng 3 
11a5 Thường vi phạm nội 
qui, nề nếp. Học yếu 
Còn một số ít đi 
học trễ (do phụ 
thuộc xe buýt) 
Giảm tỷ lệ 
HL yếu so 
với HK1 21% 
Từ hạng áp 
cuối HK1 
vuơn lên 
hạng 12 
cuối năm 
10a8 Thường vi phạm nội 
qui, nề nếp. Mất trật tự 
trong giờ học 
Lớp học trật tự, nề 
nếp 
Giảm tỷ lệ 
HL yếu 
xuống còn 
28,9% 
(Chung cả 
khối 10 là 
35,9% 
Vươn lên 
từ hạng 19 
lên hạng 11 
11a7 Thường vi phạm nội 
qui, nề nếp. Vắng học 
nhiều; mất trật tự trong 
giờ học 
Duy trì sỉ số tốt, 
có phong trào học 
sôi nổi 
Giảm tỷ lệ 
HL yếu so 
với HK1còn 
13,9% 
Vươn lên 
từ hạng 16 
lên hạng 
10. Số học 
sinh đạt 
DHTT tăng 
(Tỷ lệ học sinh học yếu của nhà trường HK1 là 39,9%; Cả năm là 24,2% ) 
2) Kết quả giảng dạy: 
TT Họ tên Giáo viên Năm học 
2010-2011 
Năm học 
2011-2012 
Ghi chú 
1 Nguyễn Huy Hoàng 71%% So với HK1 
tăng 16% 
2 Nguyễn Thị Phương Lan 65% So với HK1 
tăng 14% 
3 Lê Ngọc Phùng 49% 63% 
4 Đỗ Thị Thuỷ 51% 62% 
5 Trần Hoài Nam 58% 64% 
6 Trần Ngọc Hùng 57% 68% 
7 Hồ Thị Hiếu 61% 74% 
8 Nguyễn Thị Thuỳ Trang 63% 76% 
9 Trịnh Văn Đức 72% 83% 
10 Nguyễn Thị Kim Thoa 52% 59% 
11 Đặng Thị Thanh Hải 55% 64% 
12 Trịnh Thị Loan 43%% 56% 
 18 
13 Nguyễn Thị Hoài 41% 52% 
D. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
Hoạt động dự giờ thăm lớp là một hoạt động không thể thiếu ở bất cứ một 
trường phổ thông nào, hiệu quả của công tác này là giúp Ban giám hiệu nhà trường 
quản lý được nề nếp chuyên môn, thực hiện nội dung chương trình giáo dục, phát 
hiện, ngăn ngừa, xử lý các sai sót cũng như phát huy những mặt tích cực trong quá 
trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà giáo. Tuy nhiên, hiện nay ở hầu hết các 
trường việc dự giờ thăm lớp đối với giáo viên là một áp lực, còn đối với nhà quản 
lý không làm thì không được mà làm thì không xuể và do đó công việc còn mang 
nặng tính hành chính. hiệu quả chưa cao. Công tác dự giờ thăm lớp cần hướng đến 
mục đích cao hơn nữa, đó là nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của giáo viên. 
Đề tài này đã được nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn tại trường THPT 
Trần Phú, đã mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác dự giờ thăm lớp không phải là 
mới, nhưng để làm cho khoa học, hiệu quả, mang tính ổn định, theo một kế hoạch 
đã xây dựng chi tiết nhằm hướng đến việc nâng cao trình độ tay nghề và công tác 
chủ nhiệm thì đây là lần đầu tiên nhà trường thực hiện. Cũng vì lý do đó đề tài vẫn 
còn những khiếm khuyết phải được sữa chữa, điều chỉnh trong những năm tiếp 
theo để nó được hoàn thiện và mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa. Mỗi trường có 
một đặc điểm riêng về đội ngũ giáo viên, tôi tin rằng những trường những có đặc 
điểm về đội ngũ gần giống như trường THPT Trần Phú khi áp dụng đề tài này đều 
đem lại hiệu quả thiết thực. 
Để thực hiện tốt công tác dự giờ thăm lớp cần phải: 
- Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường phải xác định mục đích và tầm quan 
trọng công tác dự giờ thăm lớp, có cách nhìn sâu hơn về công tác này. Dự giờ 
thăm lớp không chỉ đơn thuần là Ban giám hiệu dự giờ giáo viên mà giữa các giáo 
viên dự giờ với nhau, người yếu dự giờ người giỏi để học hỏi, người giỏi dự giờ 
người yếu để giúp đỡ. Từ đó có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên. 
- Đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất 
lượng giáo dục, chỉ khi đó mới phát huy hết khả năng của họ đóng góp cho sự 
nghiệp giáo dục. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho nhân 
dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong việc 
nâng cao chất lượng giáo dục. 
- Làm tốt công tác tư tưởng và tìm được sự đồng thuận của tập thể giáo 
viên. Các nội dung dự giờ thăm lớp phải mang tính thiết thực, không mang nặng 
tính chất hành chính. Đặc biệt phải bố trí lịch giảng dạy phù hợp sao cho giáo viên 
có thời gian để tham gia. 
- Phải xây dựng một kế hoạch khoa học, phù hợp với đặc điểm của nhà 
trường. Quá trình thực hiện phải có sự kiểm tra, động viên của ban lãnh đạo nhà 
trường. 
 19 
- Với mục đích nâng cao chất lượng của giáo viên thông qua công tác dự giờ 
thăm lớp thì đối tượng giáo viên phải có sự chọn lọc, không tham số lượng nhiều, 
chú trọng về chất lượng và có định hướng lâu dài. 
Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý giáo dục cấp trên: 
- Phổ biến, thông tin những trường thực hiện tốt công tác dự giờ thăm lớp 
trong tỉnh để các trường khác tham khảo học tập 
- Công tác dự giờ thăm lớp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo 
viên cần đến rất nhiều sự cống hiến của giáo viên nòng cốt, tuy nhiên không có 
quy định nào về kinh phí cho hoạt động này. 
- Cần quan tâm hơn nữa đến công tác thuyên chuyển, tiếp nhận giáo viên 
đối với các trường vùng ven, vùng sâu, qua đó giúp cho nhà trường có đội ngũ giáo 
viên ổn định, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. 
- Khi xét về thi đua cần tính đến chất lượng đầu vào của mỗi trường. Vấn đề 
thành tích luôn là áp lực đối với trường có chất lượng học sinh thấp, theo đó việc 
ghi nhận của các cấp quản lý đối với sự nỗ lực công tác, sự tiến bộ của giáo viên 
nên được xem xét quan tâm hơn. 
 NGƢỜI THỰC HIỆN 
 Hà Xuân Văn 
 20 
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Quản lý nhân sự trong nhà trường - Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền, GVC 
trường Cán bộ Quản lý TP. Hồ Chí Minh - Chỉnh lý bổ sung năm 2010 
3. Tài liệu Đào tiệo các bộ thanh tra và quản lý giáo dục Việt Nam 
2. Chỉ thị 40 của BCHTW ngày 15/6/2004 về việc: "nâng cao chất lượng đội 
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" 
3. Phát triển giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và trước nhu cầu 
hội nhập quốc tế. Chính sách phát triển giáo viên - Viên nghiên cứu giáo dục 
- ĐHSP TP. Hồ Chí Minh - tháng 02/2009 
4. Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo về qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo 
viên trung học phổ thông 
5. Luật công chức năm 2010. 
6. Thông báo kết luận số 117/TB-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại hội 
thảo Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường 
phổ thông ngày 26/2/2009 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_trinh_do_tay_nghe_thong_qua_hoat_dong_du_gio_tham_lop_o_truong_thpt_tran_p.pdf
Sáng Kiến Liên Quan