Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngay từ đầu năm học này, Sở GD&ĐT Đồng Nai đã chỉ đạo và tổ chức tập huấn

cho giáo viên soạn dạy môn Văn THPT theo chủ đề. Tôi nhận thấy, đây là một

hướng dạy học rất tích cực vì việc gộp các bài dạy theo chủ đề sẽ giúp ích rất nhiều

cho học sinh trong việc củng cố và khắc sâu kiến thức. Việc dạy học theo chủ đề

lại đặc biệt hiệu quả với học sinh lớp 12 vì các em chuẩn bị trải qua một kì thi rất

quan trọng mà lại có sự đổi mới hoàn toàn từ khâu tổ chức đến kiểm tra đánh giá.

Trong kì thi THPT QG sắp tới, môn Văn lại là một trong ba môn quyết định tỉ lệ

đậu, rớt tốt nghiệp của học sinh và cũng là môn quan trọng để học sinh lấy điểm

xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Vì tính chất quan trọng

đó mà vào khoảng trung tuần tháng 4, Bộ GD&ĐT đã ra đề thi mẫu để định hướng

cách ôn tập cho học sinh. Cụ thể phần đọc hiểu chiếm 3 điểm, phần nghị luận xã

hội 3 điểm và nghị luận văn học là 4 điểm. Vậy, theo cấu trúc trên thì phần làm

văn, đặc biệt là phần văn nghị luận văn học vẫn chiếm 40% tổng số điểm của bài

thi – một tỉ lệ cao.

pdf40 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p được khắc sâu ở người đàn bà hàng 
chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên 
qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình... 
- Lý giải sự khác biệt: 
-> Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, 
biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà 
chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm 
hứng thế sự - đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại) 
28 
-> Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm 
con người đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt 
này. 
- Kết bài: 
+ Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. 
+ Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. 
 So sánh kết thúc hai tác phẩm: 
 Dàn ý: 
- Mở bài: Nêu vấn đề (thường tìm điểm chung nhất) 
+ Nêu tác giả, xuất xứ (cả hai tác giả) 
+ Nêu điểm giống và khác cơ bản của phần kết thúc hai tác phẩm 
- Thân bài: 
+ Cảm nhận về kết thúc của tác phẩm thứ nhất. 
-> Nội dung 
-> Nghệ thuật 
 + Cảm nhận về kết thúc của tác phẩm thứ hai. 
 -> Nội dung 
 -> Nghệ thuật 
+ So sánh sự tương đồng và khác biệt 
 -> Sự tương đồng 
 -> Sự khác biệt 
 -> Lí giải sự tương đồng và khác biệt 
- Kết bài: + Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật. 
 + Khái quát về nét giống và khác tiêu biểu. 
 Ví dụ minh họa: 
Đề: So sánh kết thúc của tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và tác phẩm 
Chí phèo của nhà văn Nam Cao. 
- Mở bài: Nêu vấn đề (thường tìm điểm chung nhất) 
29 
+ Nêu tác giả, xuất xứ (cả hai tác giả) 
+ Nêu điểm giống và khác cơ bản của phần kết thúc hai tác phẩm 
- Thân bài: 
+ Cảm nhận về kết thúc của tác phẩm Chí Phèo. 
-> Nội dung: “Thị nở nhìn nhanh xuống bụng  lại qua” 
-> Nghệ thuật: Kết thúc mở với dụng ý nhấn mạnh quy hiện tượng Chí Phèo 
mang tính quy luật. 
 + Cảm nhận về kết thúc của tác phẩm thứ hai. 
 -> Nội dung: Trong óc Tràngphấp phới. 
 -> Nghệ thuật: Kết thúc mở thể hiện niềm tin vào tương lai nhân vật. 
+ So sánh sự tương đồng và khác biệt 
 -> Sự tương đồng: cả hai tác phẩm đều có kết thúc mở để độc giả tự suy 
ngẫm, mở rộng. 
 -> Sự khác biệt 
o Tác phẩm Chí Phèo: Nhân vật rơi vào cùng quẫn, bế tắc. 
o Tác phẩm Vợ nhặt: Nhân vật đã được mở đường để tự định hướng tương lai. 
 -> Lí giải sự tương đồng và khác biệt 
o Cả hai nhà văn đều có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam. 
o Cả hai tác phẩm đều viết về đề tài nông thôn. 
o Hai tác phẩm ra đời vào hai thời điểm lịch sử khác nhau nên có sự khác nhau 
cơ bản trong hệ tư tưởng của hai nhà văn. 
- Kết bài: 
+ Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật. 
+ Khái quát về nét giống và khác tiêu biểu. 
30 
f. Dạng đề chứng minh nhận định: 
 Nhận xét chung: 
- Một nhận định, phê bình, ý kiến đánh giá văn học được đưa ra, có thể dạng 
đề mang tính tổng hợp, có thể nhận định một tác phẩm cụ thể. Học sinh phải 
dùng kiến thức, một hoặc nhiều tác phẩm để chứng minh. 
- Những năm gần đây đề thi thường cho hai nhận định trong đề hoặc tương 
đồng (đều đúng) hoặc đối lập (một đúng và một sai). Từ đó học sinh dùng 
thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ để làm bài. 
 Dàn ý chung: 
- Mở bài: 
+ Vài nét về tác giả, tác phẩm. 
+ Nêu vấn đề, dẫn ý kiến. 
- Thân bài: 
+ Giải thích ý kiến (nếu có hai ý kiến thì giải thích lần lượt từng ý kiến một): 
-> Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong 
đề bài. 
-> Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung 
của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến 
vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào? 
+ Bàn luận 
-> Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào? 
-> Phân tích, chứng minh làm rõ quan điểm: Lí giải tại sao lại nhận xét như 
thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy? Điều đó được thể 
hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống? 
-> Bình luận ý kiến: Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với 
cuộc sống, với văn học 
- Kết bài: 
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề. 
+ Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề. 
31 
 Ví dụ minh họa: 
Đề: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, nhân vật chú Năm 
nói: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi 
người một khúc mà ghi vào đó”. 
Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông 
truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến thế hệ chị em 
Chiến, Việt. 
- Mở bài: 
+ Vài nét về tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình. 
+ Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình có một dòng sông 
truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến thế hệ chị em 
Chiến, Việt. 
- Thân bài: 
+ Giải thích: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào 
một khúc: 
-> Chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi được, làm được "khúc" 
của mình trong dòng sông truyền thống. Con không chỉ là sự tiếp nối huyết 
thống mà phải là sự tiếp nối truyền thống. 
-> Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn 
đã sinh ra nó. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu những đứa con (Chiến, Việt) 
khi hiểu truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa con ấy. 
+ Chứng minh: 
 Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa 
con, mà kết tinh ở hình tượng chú Năm: 
-> Chú Năm không chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa. Trong con 
người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa. 
-> Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với 
truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong 
những câu hò, trong cuốn sổ gia đình). 
 Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống: 
-> Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo 
đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi"; "người sực mùi lúa gạo". 
-> Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che 
chở cho đàn con và tranh đấu. 
32 
-> Người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả. 
 Những đứa con, sự tiếp nối truyền thống: 
-> Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói in hệt mẹ. So với thế hệ mẹ thì 
Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông 
trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn 
Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má. 
-> Việt, chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô tư: Chất anh hùng ở Việt: không 
bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái 
với kẻ thù. Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công 
mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. 
+ Bình luận mở rộng: Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang 
hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương. 
- Kết bài: 
+ Thể hiện quan niệm về con người của Nguyễn Thi: mỗi con người phải là 
một khúc trong dòng sông truyền thống gia đình. 
+ Thể hiện sự am hiểu và ân tình của nhà văn với nhân dân miền Nam -> 
“nhà văn của nông dân Nam Bộ”. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: 
1. Về kiến thức: 
- Sau một năm áp dụng đề tài vào giảng dạy phân môn làm văn, tôi nhận thấy, 
học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản về các dạng đề nghị luận về một tác 
phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Học cũng sinh chủ động tìm tòi kiến thức, 
khắc sâu kiến thức và tăng dần khả năng cảm thụ tác phẩm. Giờ làm văn đối 
với học sinh cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Học sinh cũng mạnh dạn hơn và 
tự tin hơn khi làm bài kiểm tra hoặc bài thi có dạng đề nghị luận về một tác 
phẩm, một đoạn trích văn xuôi. 
- Giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng hơn, chủ động hơn trong giờ lên lớp vì trong 
giờ học các em đã thực sự trở thành trung tâm và cũng hăng hái phát biểu 
hơn. Và điều khiến người dạy vui nhất đó chính là kiến thức mà các em tiếp 
thu được rất chắc chắn vì thế kết quả học tập cũng được cải thiện rất nhiều. 
2. Về kĩ năng: 
- Trong các bài làm văn, đa phần học sinh đã nhanh chóng nhận diện đúng các 
dạng đề, xác định đúng trọng tâm yêu cầu đề bài. 
- Học sinh chủ động xây dựng luận điểm, luận cứ đầy đủ, sát đúng với đáp án. 
33 
- Tránh được các hiện tượng lạc đề, lạc ý, thiếu ý, sắp xếp ý lộn xộn, viết lan 
man, kể lể dài dòng về tác phẩm mà không đạt được các yêu cầu của đề. 
- Học sinh cũng mạnh dạn đánh giá mức độ thành công về nội dung chủ đề và 
đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi, tránh đánh giá chung chung, xa lạ 
với tác phẩm. Tránh lối học thuộc lòng từ sách vở hay văn mẫu. 
3. Về chất lượng: 
 Kết quả thi cuối học kì II năm học 2013-2014 của lớp 12b9, 12b10 (lớp 
không áp dụng SKKN: 
- Lớp 12B9: 
Tổng số HS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 
38 0 0% 8 20.5% 15 38.5% 16 41% 
- Lớp 12B10: 
Tổng số HS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 
39 1 2.6% 7 17.9% 18 46.2% 13 33.3% 
 Kết quả thi cuối học kì II năm học 2014-2015 của lớp 12A5, 12A9 (lớp 
được áp dụng SKKN: 
- Lớp 12A5: 
Tổng số HS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 
40 2 5% 10 25% 20 50% 8 20% 
- Lớp 12A9: 
Tổng số HS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 
40 4 10% 12 30% 18 45% 6 15% 
Từ kết quả thực nghiệm trên, chúng ta có thể kết luận rằng đề tài nghiên 
cứu này đã phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh và góp phần 
34 
cải thiện đáng kể số điểm dưới trung bình của các em, đồng thời nâng cao 
tỉ lệ điểm khá, giỏi. 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG : 
1. Khả năng áp dụng: 
- Với những dạng đề chính như vậy, chúng ta sẽ lồng ghép kiến thức lý 
thuyết, cho luyện tập và củng cố cho học sinh ở những tiết học sau: 
+ Bài Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: 01 tiết 
+ Ôn tập Phần Làm văn: 02 tiết 
+ Ôn tập văn học: 04 tiết 
+ Các tiết bài viết nghị luận văn học: bài viết số 3, 4, 5, 6, 7. 
+ Các tiết trả bài viết về nghị luận văn học 3, 4, 5, 6, 7: 07 tiết. 
- Việc vận dụng các dạng đề này sẽ giúp chúng ta có nhiều câu hỏi phong phú 
cho các bài kiểm tra. Do đó tính khả thi sẽ rất cao, rất dễ dàng vận dụng. 
Đặc biệt, trong quá trình ôn tập cho học sinh thi tốt nghiệp, học sinh sẽ được 
luyện tập nhuần nhuyễn hơn. 
2. Khuyến nghị, đề xuất: 
a. Đối với giáo viên: 
- Tích cực, chủ động, thu thập, cập nhật, xử lí thông tin thường xuyên từ sách, 
báo, mạng Internetvề các chủ đề dạy học đổi mới trong môn văn. Là tấm 
gương tự học, sáng tạo để học sinh học tập, noi theo. 
- Bám sát hướng dẫn của Bộ GD& ĐT và chỉ đạo của Sở GD&ĐT về xây 
dựng chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. 
b. Đối với nhà trường: 
Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tang cường thêm thời gian học 
để học sinh có điều kiện thực hành phân môn là văn hơn nữa. 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp 
dạy học ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
2. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn trường phổ thông, Nxb Đại 
học quốc gia Hà Nội. 
3. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh (2003), Phương pháp dạy văn, tập 1, Nxb 
Giáo dục. 
4. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt 
(2005), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 
35 
5. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà 
trường, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 
6. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 1 và tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
7. Một số tài liệu tham khảo từ Internet. 
MỤC LỤC 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 2 
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................... 4 
1. Cơ sở lí luận: ................................................................................................. 4 
2. Cơ sở thực tiễn: ............................................................................................. 5 
a. Thuận lợi ....................................................................................................... 5 
b. Khó khăn: ...................................................................................................... 5 
3. Khảo sát thực tế: ................................................................................................. 5 
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: ..................................................... 6 
1. Kiến thức cơ bản để làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích 
văn xuôi: ................................................................................................................. 6 
 Người thực hiện 
(Kí tên và Ghi rõ họ tên) 
Nguyễn Thị Thanh Tâm 
36 
a. Khái quát về văn nghị luận: ............................................................................ 6 
b. Các bước làm một bài văn nghị luận: ............................................................. 6 
2. Kĩ năng cần thiết để lập dàn ý cho các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một 
đoạn trích văn xuôi: ................................................................................................ 9 
a. Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm:............................................................... 9 
b. Phân tích ý nghĩa tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: ............. 10 
c. Phân tích nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: .............................. 12 
d. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. ............................... 18 
e. Dạng đề so sánh: ........................................................................................... 25 
f. Dạng đề chứng minh nhận định:.................................................................... 30 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: ............................................................................... 32 
1. Về kiến thức: ............................................................................................... 32 
2. Về kĩ năng: .................................................................................................. 32 
3. Về chất lượng: ............................................................................................. 33 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG : ........................ 34 
1. Khả năng áp dụng: ........................................................................................... 34 
2. Khuyến nghị, đề xuất: ...................................................................................... 34 
a. Đối với giáo viên: .......................................................................................... 34 
b. Đối với nhà trường: ....................................................................................... 34 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................... 34 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014-2015 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 LÀM BÀI 
VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm. 
Đơn vị (Tổ): Văn 
Lĩnh vực: 
- Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: ...........................  
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Trường THPH Xuân Thọ 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Xuân Thọ, ngày 15 tháng 5 năm 2015 BM04-NXĐGSKKN 
37 
- Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: ....................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai: - Tại đơn vị  - Trong ngành  
1. Tính mới 
- Đề ra giải pháp hoàn toàn mới, đảm bảo tính khoa học, đúng đắn.  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đảm bảo tính khoa học, đúng 
đắn.  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn 
vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.  
2. Hiệu quả 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu 
quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được triển khai áp dụng trong 
toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã triển được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được được thực hiện tại đơn vị 
có hiệu quả cao  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn 
vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.  
3. Khả năng áp dụng 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện 
và dễ đi vào cuộc sống: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu 
quả trong phạm vi rộng: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp 
loại  
NGƯỜI THỰC HIỆN 
SKKN 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN 
ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ 
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH 
Sở GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Trường THPT Xuân Thọ 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 
NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
--------------- 
Đồng Nai, ngày 15 tháng 5 năm 2015 
38 
- Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 
- Sinh ngày, tháng, năm: 02/12/1984 Giới tính: Nữ 
- Quê quán: xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 
- Trú quán: 44/11, ấp Tân Thắng, phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình 
Dương. 
- Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ 
- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): UVBCH Công Đoàn trường THPT 
Xuân Thọ 
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân 
- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: 
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 
1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: 
- Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn, giảng dạy các lớp 11c5, 11c11, 12a5, 
12a9. 
- Chủ nhiệm lớp 12a9 
2. Thành tích đạt được của cá nhân4: 
- Về công tác chuyên môn: 
 + Tham gia hội giảng, đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp trường. 
 + Tổ trưởng bộ môn kiểm tra toàn diện: xếp loại giỏi, hồ sơ tốt. 
- Về công tác chủ nhiệm: Lớp chủ nhiệm 12a9 có tiến bộ nhiều so với năm học 
trước: 
 + Về học tập: Có 2 HS vào đội tuyển HS giỏi của trường; 1 HS Giỏi toàn diện 
HKII, 7 HS tiên tiến, 31 HS xếp loại trung bình và 0 HS xếp loại yếu, kém. 
+ Về xếp loại hạnh kiểm: có 39 HS xếp loại hạnh kiểm tốt, HS xếp loại khá, 1HS 
xếp loại Trung bình và không có HS xếp loại yếu, kém. 
+ Về thi đua, hoạt động phong trào: Lớp tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt 
động, các cuộc thi do đoàn trường tổ chức và đạt các giải sau: 
-> Giải nhì môn bóng chuyền nam chào mừng 20/11. 
-> Giải nhì cắm hoa chào mừng 20/11. 
- Về công tác Công Đoàn: hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG 
1. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ: 
Năm 
Mức độ hoàn 
thành nhiệm vụ 
Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận mức 
độ hoàn thành nhiệm vụ; cơ quan ban hành quyết định 
2012 
2013 
2014 
 Hoàn thành tốt 
nhiệm vụ 
 Trường THPT Xuân Thọ 
2. Hình thức khen thưởng: 
Năm Hình thức khen Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; 
39 
thưởng cơ quan ban hành quyết định 
2012 
2013 
2014 
CSTĐCS 
LĐTT 
 Sở GD&ĐT Đồng Nai. 
 3. Sáng kiến: 
Năm Tên sáng kiến 
Cơ quan công nhận sáng 
kiến 
2012-
2013 
Tạo hứng thú trong giờ đọc văn bằng 
phương pháp cho học sinh sắm vai nhân 
vật” 
 Sở GD&ĐT Đồng Nai 
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN 
XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ 
(Ký, đóng dấu) 
NGƯỜI BÁO CÁO 
THÀNH TÍCH 
(Ký, ghi rõ họ và tên) 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN 
(Ký, đóng dấu) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_lam_bai_van_nghi_luan_ve_mot_tac_pham_mot_doan_trich_van_xuoi_954.pdf
Sáng Kiến Liên Quan