Đề tài Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông

1. Lý do chọn đề tài

 Trong thành quả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cách mạng Việt Nam từ trước đến nay luôn gắn liền với việc thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua ái quốc.

 Thi đua là cùng nhau đưa hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác hoặc học tập. Ngay từ những ngày mới thành lập nước, Đảng và Bác Hồ đã hết sức quan tâm đến công tác thi đua-khen thưởng. Người nói: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”.

 Thi đua, khen thưởng là một bộ phận, một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý giáo dục. Chú trọng và đổi mới công tác thi đua, khen thưởng không những phát huy được sức mạnh to lớn của tình đoàn kết, thắt chặt hơn mối quan hệ trong công việc giữa đội ngũ CBQL với giáo viên và học sinh. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển giáo dục.

 Đối với sự nghiệp giáo dục huyện KonPlông, công tác thi đua trước mắc còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên được sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự nổ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ giáo viên, công tác thi đua đã trở thành những danh hiệu tôn vinh cá nhân, tập thể đối với sự nghiệp giáo dục. Dựa trên kinh nghiệm và thực tế đã thực hiện, tôi mạnh dạng xây dựng Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông”, với mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục và đưa sự nghiệp giáo dục huyện KonPlông lên tầm cao mới.

 2. Mục đích nghiên cứu: Công tác thi đua, khen thưởng là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý trường học, nhằm kích thích năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác. Xác định thực trạng công tác thi đua, khen thưởng để xây dựng, thực hiện biện pháp để đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn ngành giáo dục.

 3. Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua trong ngành giáo dục huyện KonPlông.

 4. Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu và áp dụng tại 33 đơn vị trường học trực thuộc Phòng GD&ĐT.

 5. Phạm vi nghiên cứu: Ngành giáo dục và đào tạo KonPlông

 6. Phương pháp nghiên cứu:

 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

 - Phương pháp thống kê, đối chiếu, xử lý số liệu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài
	Trong thành quả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cách mạng Việt Nam từ trước đến nay luôn gắn liền với việc thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua ái quốc. 
	Thi đua là cùng nhau đưa hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác hoặc học tập. Ngay từ những ngày mới thành lập nước, Đảng và Bác Hồ đã hết sức quan tâm đến công tác thi đua-khen thưởng. Người nói: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”. 
	Thi đua, khen thưởng là một bộ phận, một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý giáo dục. Chú trọng và đổi mới công tác thi đua, khen thưởng không những phát huy được sức mạnh to lớn của tình đoàn kết, thắt chặt hơn mối quan hệ trong công việc giữa đội ngũ CBQL với giáo viên và học sinh. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển giáo dục. 
	Đối với sự nghiệp giáo dục huyện KonPlông, công tác thi đua trước mắc còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên được sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự nổ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ giáo viên, công tác thi đua đã trở thành những danh hiệu tôn vinh cá nhân, tập thể đối với sự nghiệp giáo dục. Dựa trên kinh nghiệm và thực tế đã thực hiện, tôi mạnh dạng xây dựng Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông”, với mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục và đưa sự nghiệp giáo dục huyện KonPlông lên tầm cao mới.
	2. Mục đích nghiên cứu: Công tác thi đua, khen thưởng là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý trường học, nhằm kích thích năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác. Xác định thực trạng công tác thi đua, khen thưởng để xây dựng, thực hiện biện pháp để đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn ngành giáo dục. 
	3. Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua trong ngành giáo dục huyện KonPlông. 
	4. Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu và áp dụng tại 33 đơn vị trường học trực thuộc Phòng GD&ĐT.
	5. Phạm vi nghiên cứu: Ngành giáo dục và đào tạo KonPlông
	6. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
	- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
	- Phương pháp thống kê, đối chiếu, xử lý số liệu. 
PHẦN II-NỘI DUNG
	1. Thực trạng 
	1.1. Thuận lợi
	- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện KonPlông và Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum.
	- Công tác đăng ký và thi đua ở Ngành giáo dục huyện KonPlông trong những năm vừa qua đã có những cải tiến, đổi mới. Các đơn vị trường học đã quán triệt đầy đủ các văn bản thông tư về Luật thi đua khen thưởng đến đội ngũ, giáo viên và học sinh. 
	- Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình, hầu hết đã được chuẩn hóa về đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Hầu hết các đơn vị trường đều có chi bộ Đảng lãnh đạo, đông đảo số lượng Đảng viên trong các trường học.
- Các chương trình mục tiêu Quốc gia của Chính phủ, Nông thôn mới, Công tác xã hội hóa đã góp phần phát triển kinh tế hạ tầng, đời sống và ý thức người dân được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền phổ cập giáo dục đến từng địa phương.
	1.2. Khó khăn 
	- Huyện KonPlông là huyện mới, được tái thành lập ngày 31/01/2002 theo Nghị định số 14/NĐ-CP của chính phủ, Kon Plông nằm ở độ cao trung bình 1.100-1.250m so với mực nước biển. Tổng diện tích tự nhiên 137.124 ha, Huyện có 9 xã, 100% số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn thụ hưởng chương trình 30a/CP của Chính Phủ. Dân số toàn huyện đến cuối năm 2015 là 24.827 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 84,48%, chủ yếu là dân tộc Xê Đăng, Hre, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới chiếm 54,29%.
	- Huyện KonPlông có cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, đường xá đi lại khó khăn, có địa bàn rộng, địa hình chia cắt hiểm trở; khí hậu khắc nghiệt; giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, nhất là mùa mưa.
	- Mạng lưới trường lớp học đang phát triển, trung bình các trường cách nhau từ 40-50 km. Đến đầu năm học 2016-2017, toàn huyện có 35 đơn vị trường, 6.895 học sinh, tỷ lệ học sinh DTTS chiếm 89,8% (đa số là dân tộc Xê Đăng và Hre).
- Người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, kinh tế chủ yếu dựa vào nương rẫy đã ảnh hưởng đến công tác giáo dục, trang bị các đồ dùng học tập cho các em học sinh.
	2. Giải pháp thực hiện
	Để đẩy mạnh công tác thi đua trong ngành giáo dục, cần tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể, đi sâu vào từng đối tượng và phù hợp với điều kiện học sinh trên địa bàn, sau đây là một số giải pháp trọng tâm:
	- Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch năm học và đưa ra chỉ tiêu cụ thể đối với từng cuộc thi, xác định được học sinh, giáo viên có tìm năng để bồi dưỡng và đào tạo.
	 + Đối với học sinh: thi học sinh giỏi từ lớp 6 đến lớp 9 cấp huyện và học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh; thi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật giành cho học sinh trung học; Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn; Thi Olympic Tiếng Anh.
	+ Đối với giáo viên: Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp; Thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học; viết SKNN và đề tài khoa học; Thi bài giảng điện tử E-Learning.
	- Thứ hai: Tăng cường công tác quản lí của lãnh đạo nhà trường và nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên là nền tảng căn bản nâng cao chất lượng dạy và học.
	+ Cán bộ quản lí trong nhà trường là người tiên phong trong công tác định hướng giáo viên, học sinh tham gia các cuộc thi của ngành. Không chỉ đưa ra các kế hoạch cụ thể, cán bộ quản lí còn là người theo dõi trực tiếp quá trình thực hiện và có hướng dẫn khắc phục. 
	+ Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc họp đánh giá, thảo luận và chỉ đạo góp ý từ các tổ chuyên môn. 
	- Thứ ba: Đội ngũ giáo viên cần tích cực nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng trong mọi thời gian và hoàn cảnh. Tham gia các lớp đào tạo trên chuẩn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
	+ Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học tự tạo trong công tác giảng dạy của tất cả giáo viên, Vận dụng tối đa đồ dùng dạy học trong từng tiết dạy, sử dụng hình ảnh cụ thể, sinh động để nâng cao chất lượng học sinh.
	+ Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đi sâu vào đổi mới phương pháp giảng dạy. Thường xuyên tổ chức các kì sát hạch phân loại giáo viên theo trình độ và từ đó phân công kèm cặp giữa các giáo viên lâu năm với giáo viên yếu tay nghề.
	- Thứ Tư: Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
	+ Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và tăng cường kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo từng bộ môn đồng thời phát huy tính tự giác và sáng tạo của học sinh.
	+ Đánh giá học sinh theo đúng khả năng của các em, tích cực chống “Bệnh thành tích trong giáo dục” và tình trạng học sinh “Ngồi nhầm lớp” tại các cơ sở.
	- Thứ năm: Tăng cường công tác huy động, duy trì sĩ số học sinh ra lớp nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy
	+ Hoạt động dạy và học cần chú ý quan tâm đến việc phân luồng các đối tượng học sinh, vừa quan tâm đến bồi dưỡng học sinh giỏi vừa phụ đạo học sinh yếu kém. Khắc phục lổ hổng kiến thức nhằm giúp các em có hứng thú trong học tập.
	+ Tích cực vận động chống bỏ học giữa chừng bằng nhiều hình thức, đặc biệt đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải thật sự xứng đáng là người phụ trách trực tiếp, gần gũi và thân thiện với các em, kịp thời nắm bắt hiện tượng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh nghỉ học, tìm cách động viên, thuyết phục các em trở lại trường.
	+ Phối hợp và tham mưu với Đảng ủy UBND xã giải pháp khắc phục tình trạng học sinh thường xuyên nghỉ học; phối hợp với các khối đoàn thể, đoàn thanh niên tăng cường vận động học sinh ra lớp và duy trì tốt sĩ số học sinh. 
	+ Cử các cán bộ, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên xuống thôn, làng nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của phụ huynh và học sinh để làm tốt công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh tại thôn mình phụ trách; Bằng nhiều biện pháp khuyến khích, nhắc nhở khác nhau đối với các học sinh thường xuyên nghỉ học theo mùa vụ, tự ý bỏ học đi làm xa.
	- Thứ sáu: Xây dựng kế hoạch và tổ chức hội thi ngành giáo dục và đào tạo.
	+ Qua công tác theo dõi và đánh giá thường xuyên, các đơn vị trường tổ chức các cuộc thi chuyên môn tại đơn vị trường, mạnh dạn đưa ra nhiều giải pháp cụ thể để đề xuất giáo viên, học sinh tham gia cấp Phòng GD&ĐT.
	+ Tổ chức các hội thi của ngành được thực hiện dựa trên tinh thần học hỏi và cùng phát triển. Ngành giáo dục thành lập các hội đồng giám khảo với các thành phần là chuyên môn các đơn vị trường học.
	+ Thực hiện chấm cuộc thi công tâm đúng đối tượng, chỉ ra các mặt yếu kém và định hướng khắc phục từ đó chỉnh sửa để tham gia các cuộc thi cấp Sở GD&ĐT.
	3. Kết quả thực hiện:
	Trong năm học 2015-2016, bằng kinh nghiệm và áp dụng các giải pháp trên Ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều kết quả nhất định:
- Đối với bậc Mầm non: đồ dung dạy học cấp huyện đạt 14 giải (1 nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba, 9 KK), cấp tỉnh 5 sản phẩm công nhận (2 tốt, 3 khá) và trưng bày 1 sản phẩm tại Nha Trang do Bộ Giáo dục tổ chức; viết sáng kiến kinh nghiệm và đề tài khoa học đạt 1 công nhận cấp huyện.
- Đối với bậc Tiểu học: Hội thi giáo viên dạy giỏi Bậc Tiểu học cấp huyện đạt 13 giáo viên (1 nhất, 1 nhì, 3 ba, 8 KK); Thi viết SKNN và đề tài khoa học đạt 51 giải: 50 công nhận cấp huyện và 1 giải cấp tỉnh (giải nhì).
- Đối với bậc THCS: 
+ Đối với học sinh: Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 đạt 38 giải: 37 giải cấp huyện và 1 giải cấp tỉnh (giải nhì); Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 6, 7, 8 cấp huyện đạt 33 giải (1 nhất, 5 nhì, 4 ba, 23 KK); Cuộc thi Khoa học kỹ thuật giành cho học sinh trung học đạt 12 giải: 9 giải cấp huyện, 2 giải cấp tỉnh (1 Nhì, 1 KK) và 1 giải Nhất lĩnh vực kỹ thuật cơ khí cấp Bộ của em A Công-Bùi Anh Quân-trường TH THCS Măng Đen; Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn đạt 15 giải: 10 giải cấp huyện (3 nhì, 1 ba và 6 khuyến khích), 4 giải cấp Tỉnh (01 Nhì, 3 ba) và đạt 1 giải Nhì cấp Bộ của em Tiêu Phúc Tài trường TH-THCS Măng Đen; Thi Olympic Tiếng Anh cấp huyện đạt 7 giải (1 nhất, 1 nhì, 1 ba và 4 KK).
+ Đối với giáo viên: Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp đạt 19 giải: 17 giải cấp huyện (1 nhất, 3 nhì, 4 ba và 9 KK) và 2 giải cấp Tỉnh (1 nhì, 1 ba); Thi viết SKNN và đề tài khoa học cấp huyện đạt 27 giải (1 nhì, 4 ba, 1 KK, 21 công nhận); Thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học cấp huyện đạt 41 giải (5 nhì, 3 ba, 7 KK, 26 công nhận).
- Tổ chức tuyển chọn và tham gia Hội khỏe phù đổng các cấp lần thứ VII đạt kết quả: 44 giải cấp huyện (6 HCV, 24 HCB, 14 HCĐ), 5 giải cấp tỉnh (2 HCV, 1 HCB, 2 HCĐ) và 1 giải HCB cấp Khu vực tại Bình Dương.
PHẦN III- KẾT LUẬN
	Cho đến nay, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã và đang xây dựng được một đội ngũ nhà giáo các cấp tương đối đồng bộ về cơ cấu, đủ về số lượng. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp ngày càng cao và có xu hướng cân bằng với toàn Tỉnh.
	Thực hiện theo Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành trung ương về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đang đặt lên vai đội ngũ giáo viên Ngành GD&ĐT huyện KonPlông những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạy học và giáo dục. Vì vậy, Toàn ngành triển khai đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức nhà giáo trong các khâu đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục ở tất cả các cấp học mà trước mắt là tổ chức các hội thi đua trong ngành giáo dục.
	Để đạt được nhiều thành công hơn nữa, đề nghị:
	- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh; hỗ trợ các trang thiết bị cấp thiết cho các đơn vị trường học.
	- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: xác định rõ vai trò của công tác thi đua đối với sự nghiệp giáo dục; hoạch định các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn phù hợp; thường xuyên theo dõi, góp ý giúp đỡ đội ngũ giáo viên; công tâm trong thi đua và đặc biệt là không chủ nghĩa cá nhân. 
	- Đối với giáo viên: thường xuyên tự bồi dưỡng, học tập các đồng nghiệp trong ngành; luôn đưa ra chỉ tiêu cụ thể cho bản thân, xây dựng kế hoạch và thực hiện đúng tinh thần cầu tiến; bồi dưỡng học sinh theo đúng đối tượng, đặt trách nhiệm lên hàng đầu.
	Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân về đề tài “giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông”.
	 KonPlông, ngày.......tháng.......năm 2016
	 Người viết
	 Phạm Văn Thắng 

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_thi_dua_2016_3803.doc
Sáng Kiến Liên Quan