Đề tài Đổi mới phương pháp dạy - Học các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4
I. Lý do chọn đề tài.
Học sinh tiểu học là thế hệ măng non của đất nước, các em "Học vì ngày mai lập nghiệp". Học để hiểu biết, học để trau dồi tri thức và học để trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Vì vậy việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo độc lập tiếp thu tri thức để trở thành một công dân thực thụ là một vấn đề quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước ta. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này nhà trường Tiểu học phải bước đầu cung cấp cho học sinh những tri thức ban đầu để hình thành và phát triển các năng lực nhận thức và trang bị các phương pháp kĩ năng về hoạt động nhận thức, bồi dưỡng và phát triển tình cảm thói quen, đức tính tốt đẹp của con người thông qua việc dạy các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.
Môn Tiếng Việt trong chương trình bậc Tiểu học giúp học sinh biết đọc thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và có kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn Tiếng Việt là tiền đề là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác. Việc dạy và học môn Tiếng Việt trong nhà trường luôn được chú trọng ngay từ lớp đầu cấp. Đặc biệt trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có một vị trí rất quan trọng là chìa khoá mở ra kho tàng văn hoá trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của con người. Hơn nữa phân môn Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu (nói-viết), kĩ năng đọc cho học sinh.Cụ thể là:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng và nói thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Nhận thức được tầm quan trọng đó của phân môn Lyuện từ và câu, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài " Đổi mới phương pháp dạy - học các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4".
đàm thoại, hỏi đáp...) có sự hỗ trợ tích cực của đồ dùng dạy học. Ví dụ : Khi tổ chức làm bài tập2 trang 17, tiết Luyện từ và câu bài " Mở rộng vốn từ: Nhân hậu. - Đoàn kết" tuần 2.Giáo viên xác định mục tiêu bài học và chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy như sau: - Mục tiêu :Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm. Nắm được cách dùng từ ngữ đó. - Đồ dùng: Bảng ( Từ có tiếng nhân có nghĩa là "người" và Từ có tiếng nhân có nghĩa là "lòng thương người"). Từ có tiếng nhân có nghĩa là "người" Từ có tiếng nhân có nghĩa là"lòng thương người" +Bộ thẻ từ ghi từ đã cho : nhân dân nhân hậu nhân ái công nhân nhân loại nhân từ nhân tài nhân đức -Cách thực hiện: Giáo viên chia lớp thành các nhóm ( nhóm 4), phát cho các nhóm bộ thẻ từ, thảo luận và gắn vào hai cột trên bảng cho phù hợp.Các nhóm trình bày kết quả (dán phiếu) trên bảng hoăc trên tường ở vị trí của nhóm. Từ có tiếng nhân có nghĩa là "người" Từ có tiếng nhân có nghĩa là"lòng thương người" nhân dân công nhân nhân nhân tài nhân loại nhân hậu hânhaaaaaaaanhaanhaaân nhân ái nhân từ nhân đức c Ngoài việc tổ chức chia nhóm như trên giáo viên có thể tổ chức hoạt động học theo hình thức trò chơi . Ví dụ : Khi tổ chức làm bài tập 4 ở tiết Luyện từ và câu tuần 5 trang 148 SGK,Tiếng Việt 4, tập 1, bài "Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi".Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi " Mở rộng từ ngữ". * Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố mở rộng thêm từ, tích luỹ được vốn từ. Giúp học sinh phát huy tính chủ động và tự tin . * Chuẩn bị: Chuẩn bị bảng nhóm, bút lông. * Thời gian : 3 phút * Cách chơi: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo đội, mỗi nhóm học tập là một đội, giáo viên giao việc cho các đội trong thời gian 3 phút, học sinh tìm tìm các từ miêu tả tình cảm thái độ của con người khi tham gia các trò chơi và ghi vào bảng nhóm các từ đúng theo yêu cầu thuộc chủ điểm. Hết thời gian các đội trình bày. Đội nào tìm được nhiều từ đúng thì đội đó thắng . Kết quả học sinh sẽ tìm được các từ như: hào hứng, say mê, say sưa, đam mê, mê, ham thích ... b. Dạng bài tập về cấu tạo từ- Tìm từ ghép, từ láy. Dạy nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực trong nhận thức được ghi lại bằng tổ hợp âm thanh xác định. Để làm tăng vốn từ cho học sinh, công việc đầu tiên giáo viên cần phải làm cho học sinh hiểu nghĩa của từ. Muốn thực hiện được điều này người giáo viên phải hiểu được nghĩa của từ, phải biết vận dụng các phương pháp cũng như hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Đối với các dạng bài tập này giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. Các nhóm thi làm bài và trình bày kết quả. Đối với hình thức chia nhóm, giáo viên nên sử dụng theo nhiều cách khác nhau tạo điều kiện cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác trong lớp. Giáo viên có thể chia nhóm theo số điểm danh, theo màu sắc, theo tên các loại trái cây các em yêu thích...Yêu cầu học sinh có cùng số điểm danh, cùng một màu, cùng một loại trái cây yêu thích sẽ cùng vào một nhóm. Ví dụ : Bài tập 2 trang 40 SGK tiết Luyện từ và câu " Từ ghép và từ láy". - Tìm từ láy, từ ghép chứa các tiếng sau đây: a) Ngay b) Thẳng c) Thật *Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó. *Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị phiếu bài tập sau: PHIẾU BÀI TẬP Từ ghép Từ láy * Cách thực hiện: - Giáo viên phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập như trên. - Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận và tìm từ phù hợp để viết trên mỗi hình. - Các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét. Theo cách tổ chức này, các em rất thích thú và quan trọng là đảm bảo cho mọi học sinh đều được làm tất cả các phần của bài tập. Sau khi học sinh trình bày kết quả. Cùng yêu cầu của bài đã cho học sinh chọn từ để đặt câu với từ đó. Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân. * Cho học sinh so sánh từ láy với từ ghép: Giáo viên chốt : Từ bao giờ cũng có nghĩa vì nó là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu. Khi phân loại từ phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng trong từ : Nếu có quan hệ về mặt ngữ nghĩa là từ ghép. Nếu có quan hệ về mặt ngữ âm là từ láy. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lấy thêm ví dụ: - Từ ghép : nhà cửa, sách vở... - Từ láy : chăm chỉ, luộm thuộm..... c. Dạng bài về danh từ, động từ, tính từ, . Với các dạng bài tập này giáo viên cần cho học sinh phân tích đề bài một cách rõ ràng. Khi cần giáo viên có thể giải thích để các em nắm được yêu cầu của bài tập. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên cần phải nắm chắc trình tự giảng giải, cần có những dự tính cho những tình huống và những lỗi học sinh mắc phải khi giải quyết bài tập để sửa chữa kịp thời. Ví dụ : Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn sau: ` Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ có một lần đến đây ngắm nhìn hoa cà phê đã phải thốt lên. Hoa cà phê thơm lắm em ơi Hoa cùng một điệu với hoa nhài Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng. Như miệng em cười đâu đây thôi... Đây là dạng bài tập về tính từ dạng bài này hơi trừu tượng với học sinh nên giáo viên cần cho các em phân tích đề bài trước vì yêu cầu của bài không quen thuộc với học sinh , khi các em đã hiểu đề bài yêu cầu các em tìm những từ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất của các từ in nghiêng.Cụ thể: Hoa cà phê thơm như thế nào?( thơm đậm và ngọt) nên mùi hương bay đi rất xa. Lần lượt học sinh tìm( trả lời cá nhân theo phương pháp động não). Thơm - lắm Trong - ngà Trắng - ngọc Như vậy các em sẽ thấy quen với cách làm của bài này. Cuối cùng giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh và muốn học sinh có mẫu sản phẩm tốt nhất thì giáo viên phải chuẩn bị mẫu lời giải đúng và dùng nó đối chiếu với bài làm của học sinh. Với những bài làm sai giáo viên không nhận xét chung mà chỉ rõ bài học sinh sai ở đâu và chuyển từ lời giải sai sang lời giải đúng. d. Dạng bài tập về câu. Với dạng bài tập này cũng được lựa chọn với thực tiễn sinh động hàng ngày để học sinh biết đặt câu đúng, phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo lịch sự khi đặt câu. Vì vậy khi dạy dạng bài tập này giáo viên cần đặt trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó đồng thời phải nắm chắc nội dung khái niệm. Đây chính là nội dung mà giáo viên cần đưa đến cho học sinh.Trong mảng kiến thức về câu gồm có: - Câu kể. - Câu hỏi . - Câu khiến . - Câu cảm (Câu cảm thán) Đây chính là nội dung mà giáo viên cần đưa đến cho học sinh,để thực hiện giảng dạy giáo viên cần linh hoạt sử dụng kết hợp các phương pháp,hình thức như: trực quan, hỏi đáp,thảo luận nhóm, trò chơi , giúp học sinh rút ra kiến thức của bài học. Mục đích cuối cùng của việc dạy câu trong nhà trường là sử dụng chúng một cách có ý thức để thực hiện chính xác tư tưởng, tình cảm trong hình thức nói và viết. Vì vậy, thực hành câu nhất thiết phải được dạy một cách có định hướng, có kế hoạch thông qua hệ thống bài tập câu. Ví dụ : Khi dạy bài "Luyện tập về câu kể Ai là gì?", trang 78 SGK Tiếng Việt 4. - Giáo viên chuẩn bị bảng (phiếu bài tập) đã ghi sẵn tên các bộ phận của câu, và bộ thẻ từ: + Bộ thẻ ghi các câu kể có trong đoạn văn, được chia thành hai mảnh: là người Thừa Thiên. Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. Nguyễn Tri Phương quê ở Quảng Nam Hoàng Diệu Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. + Phiếu bài tập: PHIẾU BÀI TẬP CN VN CN VN CN VN CN VN - Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4, phát thẻ từ cho các nhóm. Trong nhóm, học sinh đặt các mảnh ngửa trên bàn, xáo đều và xếp thành hai dãy. Từng em trong nhóm lần lượt chọn hai mảnh từ hai dãy sao cho hai mảnh này khi đặt lại với nhau sẽ tạo thành một câu kể Ai là gì? với hai vế câu có nội dung phù hợp và dán các thẻ câu trên phiếu bài tập. PHIẾU BÀI TẬP Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. CN VN Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. CN VN Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. CN VN CN VN Sau khi các nhóm đã hoàn thành, các nhóm trình bày kết quả và nêu tác dụng của từng câu. e. Dạng bài về cách dùng trạng ngữ trong câu . Trong câu, ngoài hai bộ phận chính câu còn có bộ phận phụ là trạng ngữ. Việc nhận diện trạng ngữ cũng là một vấn đề khó đối với các em. Về vai trò ngữ pháp, trạng ngữ là thành phần phụ không bắt buộc phải có mặt trong câu, nhưng thêm phần trạng ngữ cho câu là để phản ánh đầy đủ tình cảm, nhận thức chủ quan của người nói. Về cấu tạo trạng ngữ là một cụm từ có hoặc không có quan hệ từ đứng trước. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Trạng ngữ ở đầu câu dễ gặp nhất, học sinh dễ nhận thấy còn trạng ngữ ở giữa câu và cuối câu học sinh khó nhận diện. Vì vậy khi dạy dạng bài này giáo viên cần đưa ra những câu hỏi mà học sinh dễ phát hiện ra kiến thức của bài học. Ví dụ : Khi tổ chức làm bài tập 1 trang 135, tiết Luyện từ và câu "Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu". - Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau: Buổi sáng hôm nay, nùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mườilàm nớt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Đối với dạng bài tập này giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên hướng dẫn học sinh khi xác định các thành phần trong câu thì xác định thành phần chính của câu trước, sau đó xác định đến thành phần phụ. Như thế sẽ không bị nhầm thành phần phụ với thành phần chính. Đọc cả câu văn lên, xác định mục đích cần thông báo. Mục đích ấy chính là thành phần chính trong câu. Chẳng hạn ở câu 3 để xác định bộ phận trạng ngữ, ta cần đặt câu hỏi cho cả câu. Trong câu này, có từ chỉ thời gian "qua một đêm mưa rào". Vậy thì có thể là trạng ngữ chỉ thời gian nên ta chọn câu hỏi "khi nào trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt".Và câu trả lời sẽ là "qua một đêm mưa rào", đây chính là trạng ngữ của câu. Học sinh rất dễ phát hiện vì đây là các tình huống rất quen thuộc với học sinh nên nhất thiết phải hướng dẫn cụ thể. Như vậy mức độ khó của bài tập không phụ thuộc vào các loại, các dạng bài tập nữa mà phụ thuộc vào chính ngữ liệu mà giáo viên đưa ra cho học sinh . 3. Để việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu được tốt, giáo viên còn quan tâm đến một số điều sau: 3.1. Chú ý bồi dưỡng đối tượng học sinh khá, giỏi, nâng cao chất lượng đại trà. Trong một lớp học bao giờ cũng có nhiều đối tượng như học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và có thể có cả học sinh yếu. Các bài tập trong SGK theo yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mọi đối tượng học sinh đều phải đạt được. Ngoài ra vì là lớp hai buổi có thời gian rèn luyện thêm vào buổi chiều. Nên bản thân tôi thấy cần phải có các bài tập dành cho học sinh khá, giỏi, từng bước nâng cao chất lượng học sinh trung bình và yếu. Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực.Sau tiết học, giáo viên cho các em rèn luyện thêm vào tiết luyện các bài tập như sau. Bài tập 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào ô trống ý chí, quyết chí, chí hướng, chí thân. a, Nam là người bạn ..... của tôi. b, Hai người thanh niên yêu nước ấy cùng theo đuổi một......... c, ....................của Bác Hồ cũng là.........của toàn thể nhân dân Việt Nam. d, Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển .............ắt làm nên. Lời giải: a.chí thân; b.chí hướng; c.ý chí; d. Quyết chí. Bài tập2: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào không nói về ý chí, nghị lực: a. Có chí thì nên. b.Thua keo này, bày keo khác. c. Có bột mới gột nên hồ. d. Có công mài sắt, có ngày nên kim. e. Có đi mới đến, có học mới hay. g. Thắng không kiêu, bại không nản. Lời giải: c. Có bột mới gột nên hồ. Như vậy đối với hai bài tập này, mục tiêu của giáo viên đề ra là với bài tâp 1 dành cho học sinh toàn lớp, bài tập 2 dành cho học sinh khá giỏi. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc quan tâm đến các đối tượng học sinh là một việc làm quan trọng, không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, nhất là những lớp học hai buổi / ngày. Với những bài tập rèn luyện thêm đã phát huy được khả năng học tập của các em học sinh khá, giỏi, nâng cao chất lượng học sinh đại trà. Bên cạnh đó còn rèn cho các em tính chăm chỉ, không chịu rừng lại ở những gì mình đã biết. Về việc ra bài tập để các em rèn luyện, giáo viên cần căn cứ theo tình hình thực tế ở lớp mình, tham khảo thêm các sách như: Tiếng Việt nâng cao lớp 4, Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 4 của nhà xuất bản Giáo Dục. 3.2. Gắn kiến thức bài học với thực tế. Kiến thức Tiếng Việt vốn bắt nguồn từ đời sống thực tế, nếu trong khi dạy , giáo viên liên hệ thực tế để học sinh tìm kiến thức thì các em làm bài tập tốt hơn, hứng thú hơn. Ngược lại sau mỗi hoạt động hoặc mỗi bài, giáo viên cần liên hệ thực tế để giáo dục các em vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. có như vậy, các em mới cảm thấy kiến thức bài học thật gần gũi, yêu thích môn học hơn. Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ "Nhân hậu - Đoàn kết",Tuần 3, trang 33 SGK Tiếng Việt 4, nếu dạy bài vào thời điểm nước ta đang chịu ảnh hưởng bão, lũ, giáo viên có thể cho học sinh xem băng hình, phóng sự về cảnh bà con đang chống chọi với thiên taivà cảnh khắp nơi đang tổ chức quyên góp, ủng hộ sẽ giúp học sinh tìm từ và đặt câu theo từ ngữ dễ hơn. Ngoài ra, từ việc liên hệ thực tế đó, giáo viên sẽ làm xúc động học sinh, khắc sâu, giáo dục tinh thần tương tân tương ái, sống nhân hậu đoàn kết, và các em biết vận dụng vào cuộc sống bằng những việc làm cụ thể như: ủng hộ lũ lụt, ủng hộ bạn nghèo đồ dùng học tập... IV. Kết quả đạt được. Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tích cực tìm tòi phương pháp tổ chức cho học sinh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu, qua một thời gian áp dụng phương pháp nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh của lớp qua bài tập sau: Đề bài : Chú chuồn nước mới đẹp làm sao. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh, bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh - Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên. - Đặt một câu với một từ đơn, từ ghép, từ láy em vừa tìm được. Số học sinh tham gia khảo sát là 21 em. Kết quả thu được: Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 5 22,5 6 28,2 8 39,9 2 9,4 Qua bảng số liệu cho thấy, kết quả khảo sát chất lượng học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Số học sinh nắm vững cấu tạo từ, xác định đúng từ ghép,từ láy,đặt câu chính xác với từ tìm được đạt 22,5%. Số học sinh đã phân biệt được từ loại ,biết sử dụng từ trong đặt câu đạt 28,2%. Số học sinh đã biết phân biệt từ ghép từ láy nhưng chưa đặt câu phù hợp đạt 39,9%. Số học sinh yếu đã giảm (9,4%). Điều này chứng tỏ phương pháp tổ chức cho học sinh học các bài tập Luyện từ và câu là rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến kết quả học tập của học sinh. Cùng với việc nghiên cứu của mình, tổ chức cho các em được hoạt động có hiệu quả, học sinh được hướng dẫn thực hành phù hợp với từng bài. Dần dần các em đã hình thành được thói quen làm việc có kế hoạch, linh hoạt với từng dạng bài. PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1.Kết luận: Thực tế cho thấy trong phân môn Luyện từ và câu thì kỹ năng dùng từ để đặt câu là rất cơ bản và trọng tâm của môn Tiếng Việt. Muốn làm bài tập Luyện từ và câu đúng và không sai yêu cầu học sinh phải nắm chắc lý thuyết và các các quy tắc, định nghĩa và kĩ năng làm bài tập. Qua kết quả thực nghiệm và thực tế giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, tôi thấy để đạt được những kết quả trên, người giáo viên cần chú ý: - Nghiên cứu kĩ bài dạy để soạn bài có chất lượng. - Thường xuyên đọc các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, trau dồi kiến thức phân môn Luyện từ và câu với các đồng nghiệp. - Tổ chức học tập bằng nhiều hình thức: học cá nhân, học nhóm, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. - Sử dụng đồ dùng trực quan để tạo hứng thú học tập cho học sinh và nhớ nhanh nội dung bài học. - Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm được những từ có nghĩa để đặt câu. - Cần quán triệt phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, coi học sinh làm chủ thể của hoạt động nhận thức, biến các em thành người chủ động trong quá trình học tập, lĩnh hội tri thức. Các em phải hoàn toàn tự mình tham gia mọi hoạt động nhận thức và giao tiếp. 2.Đề xuất: -Đối với học sinh cần quan tâm, xác định được tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu. Các em cần được động viên khuyến khích kịp thời để các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập. - Đối với giáo viên cần không ngừng học hỏi, tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tài liệu thông tin sách vở và từ chính học sinh. Ngoài ra giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình,ý đồ sách giáo khoa, dạy sát đối tượng học sinh, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mỗi dạng bài. Và đặc biệt giáo viên cần phải tâm huyết với nghề, luôn đặt học sinh là trung tâm, gần gũi, động viên giúp đỡ học sinh. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4, những kinh nghiệm của bản thân trình bày ở trên chỉ là một khía cạnh nhỏ. Rất mong được sự góp ý bổ sung của Hội đồng khoa học nhà trường cùng các bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Cẩm Châu, ngày 20 tháng 3 năm 2013 HIỆU TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác . Người viết Trần Thị Quỳnh Phạm Thị Phượng PHỤ LỤC TT Tên tác giả Tên tài liệu tham khảo Nhà xuất bản Năm xuất bản 1 Nguyễn văn Du Tài liệu BDTX chu kì 1996-2000, chu kì 2003-2007 Hà Nội 1992 2 Bộ Giáo Dục Sách Tiếng Việt lơp4 Tập 1&2 Giáo Dục 2006 3 Tạp chí Giáo dục tiểu học Giáo Dục 2007 4 Hà Nhật Thăng Một số trò chơi Giáo Dục 2001 6 Vụ Giáo Dục tiểu học Hoạt động và trò chơi Giáo Dục 2006 7 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học Giáo Dục 2006 MỤC LỤC TT Đề mục Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 PhầI. Đặt vấn đề................................................................... I. Lí do chọn đề tài.............................................................. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................. III. Phương pháp nghiên cứu.............................................. IV. Đối tượng và thời gian nghiên cứu............................... Phần II: Nội dung............................................................... I,Cơ sở lý luận.................................................................... 1. Vị trí vai trò của phân môn Luyện từ và câu................. 2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu..................... 3. Tác dụng của phân môn Luyện từ và câu...................... II. Thực trạng của việc dạy và học Luyện từ và câu.......... 1. Khảo sát nội dung chương trình sách giáo khoa.......... 2. Khảo sát việc dạy và học của giáo viên, học sinh........ III. Một số biện pháp trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu..................................................................................... Phần III: Kết luận.................................................................. Tài liệu tham khảo............................................................ Mục lục............................................................................. 1 1 2 2 3 4 5,6 6,7 7,8,9,10,11 11,12 13 13,14 14 15 16 . ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH SỞ GD&ĐT
File đính kèm:
- skkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_cac_dang_bai_luyen_tu_va_cau_lop_4_7513.doc