Đề tài Đề xuất một số biện pháp tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản

I. Lí do chọn đề tài

Luận ngữ viết: “ Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không

bằng say mà học”. Vậy niềm yêu thích say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi

dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người. Vì thế với vai trò tổ

chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn ai hết việc phải tìm ra

nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, gây niềm

hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người

GV.

Nhưng phải thừa nhận một thực tế rằng trong thời kì đất nước đang chuyển

mình hội nhập quốc tế, bên cạnh rất nhiều mặt tích cực thì cũng nảy sinh không ít

những khó khăn thách thức. Theo đó, chất lượng môn Văn và vai trò môn văn trong

nhà trường hiện nay đang có quá nhiều bất ổn. Đa số học sinh coi nhẹ vai trò của môn

Văn trong chương trình học và cả trong định hướng trong tương lai của các em.

Chính điều này đã tác động không nhỏ đến tâm lí học sinh, làm giảm niềm yêu thích

hứng thú của các em với môn Ngữ văn. Càng học lên lớp trên, các em càng ít hứng

thú học môn Ngữ văn. Hay nói cách khác, môn Văn trở thành gánh nặng, áp lực nặng

nề, thậm chí trở nên nhàm chán và nỗi ám ảnh trong học sinh. Đứng trước bối cảnh

đó, bên cạnh việc trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn vững vàng, người dạy Ngữ

văn cần thiết phải có nghệ thuật đứng lớp cao hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn mới

có thể tạo được niềm hứng thú cho học sinh. Làm thế nào để thổi vào tâm hồn các

em sự yêu thích, niềm hứng thú môn Văn, đưa môn Văn trở về đúng quỹ đạo thực sự

của việc học văn là học làm người, bởi “Văn học là nhân học” là trách nhiệm của

người giáo viên đứng lớp và lương tâm của nhà giáo?

pdf30 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3484 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đề xuất một số biện pháp tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thất bại tới 3 lần trước một đất nước Đại Việt nhỏ bé; nguyên nhân từ đâu? chính từ 
sự đoàn kết đồng tâm hiệp lực của quân dân nhà Trần, của một vị tướng tài là Hưng 
Đạo Đại Vương. Trong quá trình đọc hiểu, GV cũng có thể trình chiếu cho HS xem 
đoạn phim ngắn về cuộc đời Hưng Đạo Đại Vương, về cách dạy con của Người, thì 
chắc chắn mỗi HS sẽ tự rút ra cho mình một bài học về đạo đức làm người: bài học về 
một nhân cách vĩ đại đã dẹp thù riêng để tận trung với nước. 
 Sau khi học xong bài “Hồi trống Cổ Thành” (trích “Tam quốc chí”), để củng cố 
bài GV ứng dụng CNTT cho HS xem một đoạn phim trích “Tam quốc chí” liên quan 
đến bài học. HS sẽ nhìn thấy hình ảnh trực quan về các nhân vật mình vừa tìm hiểu, 
như vậy kiến thức sẽ được khắc sâu rất nhiều. 
 Ở chương trình ngữ văn lớp 11, khi dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) - 
CTNV lớp 11, nhờ ứng dụng CNTT, GV sẽ cho HS xem nhiều tư liệu về Hàn Mặc 
Tử, về xứ Huế, nghe bài ngâm thơ rất diễn cảm thì chắc chắn HS sẽ dễ dàng cảm thụ, 
thấu hiểu được niềm thiết tha yêu đời ham sống của tác giả dù hoàn cảnh bất hạnh 
đằng sau niềm hoài niệm mơ tưởng. 
 Với bài “Từ ấy” (Tố Hữu), GV trình chiếu cho HS xem một đoạn phim tư liệu 
ngắn về lễ kết nạp Đảng viên mới trang nghiêm, từ đó, HS có cơ sở thực tế để hiểu 
đúng, cảm thụ tốt niềm vui sướng, say mê tột bậc của nhà thơ Tố Hữu khi được giác 
ngộ lí tưởng cách mạng. 
 Trong phạm vi đề tài này, tôi không thể dẫn ra hết tất cả những giờ dạy ứng dụng 
CNTT đã thành công, nhưng mỗi chúng ta đều đã thừa nhận việc ứng dụng CNTT 
trong giờ dạy Ngữ văn văn nói chung và trong giờ Đọc hiểu mang lại những hiệu 
quả thiết thực, góp phần quan trọng để tạo sự hứng thú cho HS. 
5. Vận dụng linh hoạt những phương pháp dạy học tích cực 
 Theo PGS.TS Vũ Hồng Tiến, phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ dùng để 
chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ 
động, sáng tạo của người học, chứ không phải tập trung tập trung vào người dạy. 
 16 
 Có nhiều phương pháp dạy học tích cực mà GV có thể sử dụng như vấn đáp, đặt 
và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, đóng vai, động não 
- Tiến hành phương pháp vấn đáp, GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, HS cũng có 
thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó lĩnh hội được bài học. Lưu ý GV không 
nên đặt câu hỏi quá nhiều, nên đặt câu hỏi có hệ thống, bám sát yêu cầu bài học, phù 
hợp với trình độ HS, tạo điều kiện cho tất cả các em được tham gia bằng cách đặt ra 
câu hỏi, để các em suy nghĩ, trao đổi, chỉ định trả lời, yêu cầu em khác nghe bổ sung, 
nhận xét. GV nên có những khuyến khích, động viên để tạo hứng thú cho học sinh trả 
lời, hướng học sinh từng bước khám phá vấn đề. 
- Với phương pháp hoạt động nhóm, GV sẽ chia lớp thành từng nhóm nhỏ, nhóm 
có thể được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, HS tập trung thảo luận hoàn thành 
yêu cầu, cử đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần. 
 17 
 Một số hình ảnh thảo luận nhóm trong tiết Vội Vàng của hs lớp 11C9 
 18 
 Một số hình ảnh thảo luận nhóm tác phẩm Tấm Cám ở lớp 10 S6 
 19 
- Tiến hành phương pháp đóng vai, HS sẽ thực hành một số cách ứng xử nào đó trong 
một tình huống giả định hoặc cho học sinh dàn dựng lại một tác phẩm văn học theo ý 
tưởng và sự sáng tạo của mình 
- Tiến hành phương pháp động não , GV đưa ra các thông tin làm tiền đề, HS sẽ nảy 
sinh được nhiều ý tưởng, giả định về vấn đề đó. 
 Minh họa: Khi hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, giáo 
viên đã yêu cầu học sinh tự dàn dựng lại tác phẩm theo sự sáng tạo của bản thân trên 
cơ sở bám sát nội dung cốt truyện với mục đích cho học sinh tự định hướng tiếp cận 
theo năng lực của mình. Học sinh đã làm việc rất nhiệt tình và sáng tạo, thích thú và 
có những kỉ niệm đẹp khi tham gia tái hiện lại tác phẩm Chí Phèo. Giáo viên đã chia 
lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ lên kế hoạch và soạn kịch bản, nộp lại sau một tuần 
để giáo viên duyệt, sau đó có them một tuần để chuẩn bị cho biểu diễn. Tiết diễn kịch 
xem như một tiết ngoại khóa ngoài trời cho các em thể hiện năng lực và kĩ năng diễn 
xuất của mình. 
 Hoạt động ngoại khóa tác phẩm Chí Phèo lớp 11C5 
 20 
 Hình ảnh hoạt động ngoại khóa tác phẩm Chí Phèo lớp 11C5 
 21 
 Một số hình ảnh của hoạt động ngoại khóa tác phẩm Chí Phèo của lớp 11C9 
 22 
 Tuy nhiên để tránh sự nhàm chán đơn điệu, trong một tiết Đọc văn nói riêng, 
một giờ Ngữ văn nói chung, GV cần có sự thay đổi về phương pháp, tạo nên sự đa 
dạng linh hoạt trong từng mục của bài học. Và theo tôi phương pháp đặt và giải quyết 
vấn đề nếu được sử dụng hợp lí sẽ mang lại hiệu quả cao. Tình huống có vấn đề đó 
có thể do GV chú ý tạo ra, cũng có thể do HS tự phát hiện. Vấn đề đó không quá dễ 
mà cũng không nên quá khó. HS sẽ so sánh các phương án khác nhau, sau cùng chọn 
một phương án giải quyết tối ưu nhất, vì vậy sẽ duy trì sự hứng thú cho HS với khát 
khao tìm ra câu trả lời. 
Minh họa: Khi dạy bài “Tôi yêu em” (Pu-skin)- CTNV lớp 11, ở phần: Tìm 
hiểu chung về tác giả tác phẩm, GV có thể sử dụng phương pháp vấn đáp, đến phần 
Đọc hiểu văn bản, để tạo sự hứng thú cho HS, GV sẽ đặt vấn đề: “Tình yêu là một đề 
tài muôn thuở của thơ ca, đã có biết bao bài thơ tình, song bài Tôi yêu em vẫn đã, 
đang, sẽ sống mãi trong lòng mọi người. Vì sao như thế? Và tình yêu của nhà thơ-
nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ có gì độc đáo, mới lạ, hấp dẫn?” 
Khi dạy bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) - CTNV lớp 12, GV sẽ đặt 
HS vào một tình huống giả thiết: “Nếu bản thân gặp 1 tai nạn, cận kề cái chết, có 
người sẽ cứu sống ta, nhưng đổi lại ta phải làm một điều mà mình không muốn. Lúc 
đó ta sẽ làm gì? đồng ý hay không đồng ý? Đặt mình là Trương Ba, lí giải vì sao cuối 
tác phẩm lại xin được chết hẳn chứ không chấp nhận sống nhờ vào thân xác người 
khác”. 
Tóm lại, để tạo hứng thú cho HS THPT với bước Dạy bài mới trong giờ học 
Ngữ văn, GV rất cần thiết phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, 
phải đầu tư công sức thời gian rất nhiều, có trình độ chuyên môn sâu rộng, trình độ sư 
phạm lành nghề để mỗi khi lên lớp đóng vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, 
trọng tài trong hoạt động tìm tòi, tranh luận sôi nổi của HS. 
Việc gắn bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện pháp gây hứng thú 
cho HS. Nếu GV chỉ mải mê với những lí thuyết khô khan mà xa rời thực tế thì bài 
học sẽ thiếu tính thực tiễn. 
Minh họa: Khi dạy bài “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh” - CTNV lớp 10, 
ngoài những bài tập trong sách giáo khoa, GV cần dành một lượng thời gian thích 
 23 
đáng để HS thực hành với đề: Hãy lập dàn ý, lựa chọn viết đoạn văn thuyết minh về 
ngôi trường em đang học. Chắc chắn HS sẽ hoạt động sôi nổi hơn, đồng thời qua đó 
cũng hiểu thêm, yêu thêm, tự hào thêm về ngôi trường mình đang học. 
Khi dạy bài “Người trong bao” (Sê-khốp) - CTNV lớp 11, sau khi tìm hiểu về nhân 
vật Bê-li-cốp, GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi: “Theo em trong xã hội ta hiện 
nay có còn hiện tượng "người trong bao" không? Suy nghĩ của em về hiện 
tượng này”. Chắc chắc HS sẽ sôi nổi thảo luận, giờ học sinh động hơn rất nhiều. Từ 
đó giúp học sinh liên hệ về thực trạng vô cảm của con người trong thời kì hiện đại. 
Như vậy, để tạo hứng thú cho HS trong mỗi giờ Ngữ văn thì việc gắn bài giảng 
với thực tế cuộc sống là rất cần thiết, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó HS cũng 
thấy văn học rất gần với đời sống, từ đó tăng niềm yêu thích văn học hơn, rèn luyện 
kĩ năng và năng lực cảm thụ văn chương, góp phần nâng cao chất lượng môn Văn 
trong nhà trường phổ thông 
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
Tôi đã áp dụng các biện pháp trên vào giờ học Đọc văn trong năm học 2014-
2015 ở 4 lớp 10C2, 10S6, 11C5, 11C9 tôi thấy các em đã có những tiến bộ rõ rệt. 
Trong mỗi giờ học, các em chú ý hăng say phát biểu hơn, mạnh dạn hỏi những vấn đề 
chưa hiểu. Tôi tin rằng đó không chỉ là sự tiến bộ trong hiện tại mà chắc chắn với các 
em lớp 10, 11 sẽ yêu thích môn Ngữ văn hơn, không còn coi đó là một môn học "gây 
mê", "gây buồn ngủ" nữa; với các em học lớp 12 đó là một hành trang cho các em 
vào đời. 
Bảng Thống kê kết quả trước và sau khi sử dụng các phương pháp được đề xuất 
 Lớp Khi chưa sử dụng các biên 
pháp tạo sự hứng thú 
Sau khi sử dụng các biện 
pháp tạo sự hứng thú 
Điểm >_ 5 Điểm >_ 5 
10C2 32 HS 15 25 
10S6 36 HS 17 28 
11C5 38 HS 18 29 
 24 
 VI. Giáo án minh họa: Tiết 1 bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân iệu 
 Hoạt động của giáo viên và hs Nội dung cần đạt 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh 
tìm hiểu phần Tiểu dẫn 
GV yêu cầu hs đọc phần Tiểu dẫn sgk và 
trả lời các câu hỏi sau: 
1. Nêu những nét đặc biệt về cuộc đời 
Xuân Diệu? 
2. Vì sao nói Xuân Diệu là nhà thơ mới 
nhất trong các nhà thơ mới, nhà thơ của 
tình yêu, ông hoàng của thơ tình Việt 
Nam? 
3. Vai trò của Xuân Diệu trong lịch sử 
văn học dân tộc? 
GV : Sau khi yêu cầu học sinh trả lời, gv 
chốt lại và yêu cầu hs thuyết trình về tài 
liệu mình đã chuẩn bị. 
GV : Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ? 
Phân chia bố cục, nêu ý chính của từng 
phần 
*Chủ đề chính: Là sự thể hiện hai khía 
canh hoàn toàn đối lập trong tâm hồn nhà 
thơ, một tình yêu đời tha thiết, đắm say , 
một sự nuối tiếc khi thời gian trôi qua và 
mong muốn tận hưởng đến từng giây 
phút của cuộc sống trần gian. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tiếp cận văn 
bản 
GV nhắc cho hs nhớ lại cách tiếp cận một 
I.Tiểu dẫn 
1. Cuộc đời: 
- Cha là nho sĩ, mẹ là thi sĩ nên ngay từ 
nhỏ đã được thừa hưởng vốn thơ ca từ gia 
đình 
- Ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà 
thơ mới – mới từ thi pháp đến cấu trúc, 
giọng điệu và từ ngữ, là ông hoàng của 
thơ tình Việt Nam 
- Sự nghiệp sáng tác (sgk) 
- Các tác phẩm chính (sgk) 
2. Tác phẩm : Vội vàng 
a. Xuất xứ: Trích từ tập Thơ Thơ (1938) 
b. Bố cục: chia làm 3 phần 
- 13 câu đầu 
- 14 câu tiếp 
- Phần còn lại 
c. Chủ đề: 
II. Đọc hiểu: 
 25 
tác phẩm văn trữ tình: 
- Cần biết rõ xuất xứ bài thơ 
- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu 
chữ, hình ảnh, nhịp điệu. 
- Tìm những câu thơ đẹp, lời thơ hay, ý 
thơ lại để lí giải nội dung, nghệ thuật của 
bài thơ 
Vậy chúng ta sẽ tiếp cận tác phẩm Vội 
vàng theo đặc trưng thể loại của tác phẩm 
trữ tình 
Đầu tiên giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm 
thảo luận trên các vấn đề lớn 
Nhóm 1: Bốn câu thơ đầu: thảo luận 
trên các ý chính: 
1. Bốn câu thơ đầu có điều gì đặc biệt? 
- Nêu cảm nhận chung về bốn câu thơ 
đầu 
2. Chỉ ra các yếu tố nghệ thuật được sử 
dụng và ý nghĩa của các yêu tố đó? 
GV lên hệ : Xuân Diệu bước vào thi đàn 
Việt Nam và từng tuyên bố: 
 Ta là một, là riêng, là thứ nhất 
 Không có ai bè bạn nổi cùng ta 
Gv: Vậy tại sao ngay từ đầu bài thơ, tác 
giả lại muốn chặn đứng bước chân của 
thời gian? 
Nhóm 2: Liệt kê các yêu tố nghệ thuật 
xuất hiện trong 9 câu thơ tiếp 
GV lên hệ: sau 15 năm lưu lạc trở về, 
1. Mười ba câu thơ đầu: Tình yêu cuộc 
sống trần thế tha thiết, cuồng nhiệt, rạo 
rực đến đam mê 
a. Bốn câu thơ đầu: 
-Điệp từ: Muốn: sự chủ động, tự tin 
- Động từ: tắt nắng, buộc gió: hành động 
ngông cuồng, kì lạ, muốn đoạt quyền của 
tạo hóa, can thiệp vào thế giới tự nhiên 
- giọng thơ : nhanh, mạnh, thể thơ năm 
chữ 
=> Một ước muốn kì lạ, đoạt quyền của 
tạo hóa, lập nên bước tường thành vững 
chắc – chặn đứng bước chân của thời 
gian, vĩnh viễn hóa vẻ đẹp của cuộc sống 
trần thế cho hương thơm còn lưu giữ, sắc 
màu còn vẹn nguyên. 
* Một cái tôi đầy cá tính, táo bạo 
b. Chín câu thơ tiếp: Bức tranh thiên 
nhiên tuyệt đẹp, lung linh ánh sáng, sắc 
màu, âm thanh như một bữa tiệc trần gian 
trên mặt đất 
 26 
Thúy Vân cũng chỉ cho Thúy Kiều bằng 
từ “này”: Này chồng, này mẹ, này cha 
 Này là em rể, này là em dâu 
 ( Truyện Kiều) 
Nhóm 3: Chỉ ra các hình ảnh thiên 
nhiên được tác giả tái hiện trong 9 câu 
thơ: 
Gv bình thêm: Tất cả đều được nhìn qua 
lăng kính của tình yêu, qua đôi mắt của 
tình yêu trở nên ngọt ngào và mê đắm. 
Người ta nói “ cảnh không đẹp ở trên gò 
má người thiếu nữ mà đẹp trong đôi mắt 
của kẻ si tình” quả là không sai. 
Nhóm 4: Chọn và nêu cảm nhận của 
em về một câu thơ em ấn tượng nhất 
trong 13 câu thơ đầu? 
HS làm việc và cử đại diện trình bày, gv 
ghi nhận những phát hiện của học sinh, 
nhận xét, đánh giá và có thể bình thêm về 
một số câu thơ nổi tiếng của Xuân Diệu. 
GV chốt lại vấn đề, nhận xét thái độ hợp 
tác của hs trong suốt tiết học, ghi nhận 
đóng góp của cá nhân, của nhóm, rút ra 
bài học kinh nghiệm. 
- Từ “Của” (quan hệ từ sở hữu): xuất hiện 
4 lần nối kết mạch cảm xúc chặt chẽ ở 4 
câu thơ đầu và 9 câu thơ tiếp 
- Điệp từ : này đây (5 lần) 
- giọng thơ sôi nổi, rạo rực, thiết tha 
- Một bức tranh thiên nhiên đầy xuân sắc, 
xuân tình hiện ra: 
+ Của ong bướm này đây tuần tháng mật: 
mật ngọt của thiên nhiên, hoa trái, cuộc 
đời 
+Hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ 
phơ phất: gợi nên sự xanh non, mỏng 
manh, mềm mại, non tơ 
+ Của yến anh này đây khúc tình si, ánh 
sáng chớp hàng mi, ánh dương lấp lánh 
mỗi buổi bình minh 
=> Cảnh vật được tác giả lựa chọn vào 
khoảnh khắc đẹp nhất, tinh khôi, trong 
trắng nhất : tuần tháng mật, mỗi sáng 
sớm 
- Câu thơ “Tháng giêng ngon như một 
cặp môi gần” mang đậm dấu ấn Xuân 
Diệu. 
- Cảnh vật đang ở độ đẹp nhất, tràn đầy 
nhất “tháng giêng ngon như một cặp môi 
gần”,một sự so sánh cực kì táo bạo, mạnh 
dạn, bất ngờ đến thú vị. Từ “ngon” không 
chỉ gợi nên vẻ đạp bên ngoài mà còn diễn 
tả được sức sống từ bên trong. Với Xuân 
Diệu, mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ là phần 
đẹp nhất, ngon nhất, quyến rũ nhất của 
cuộc đời. 
 27 
III. Luyện tập: 
1. Yêu cầu hs học thuộc 13 câu thơ đầu 
2. Viết đoạn văn ngắn bình về câu thơ, 
hoặc đoạn thơ thích nhất trong 13 câu đầu 
 Giáo án Tiết 1 Đọc hiểu văn bản “Vội vàng” đã được sử dụng thành công trong 
hoạt động thao giảng tổ và nghiên cứu bài học năm học 2014-2015. 
 Phần kết luận 
I. Bài học kinh nghiệm: 
- GV giảng dạy Ngữ văn ngoài việc phải không ngừng tự học để nâng cao chuyên 
môn, bồi dưỡng kiến thức lí luận, kiến thức từ thực tế đời sống, còn cần phải nghiên 
cứu thêm về nghệ thuật sư phạm, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú học tập, tạo một 
không khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp HS ngày càng yêu thích bộ môn Ngữ văn, 
giúp việc dạy học đạt kết quả cao. 
- Bên cạnh đó, phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tìm các 
thông tin mới, hấp dẫn trên mạng internet làm cho các tiết học sinh động, lượng 
thông tin HS thu được nhiều. 
- GV cũng luôn phải cập nhật, tự bồi dưỡng những phương pháp dạy học tích cực, 
vận dụng linh hoạt trong từng tiết dạy để tạo sự hứng thú cho các em, không nên 
thuyết giảng nhiều mà cần để HS là người chủ động, tích cực tìm ra kiến thức. 
- GV cũng cần có sự hiểu biết về tâm lí lứa tuổi HS, biết khuyến khích động viên kịp 
thời, biết gần gũi tìm hiểu nguyên do khi các em có biểu hiện tiêu cực, biết nghiêm 
khắc phê bình những biểu hiện chây lười của HS... 
Theo tôi, dù áp dụng bất kì phương pháp dạy học nào, biện pháp gây hứng thú nào 
cho HS thì điều cốt yếu để có một giờ học tốt, GV nhất định phải có đủ tài, đủ đức, 
có cái tâm của một người thầy thì chắc chắn sẽ được HS kính trọng, tin yêu, tâm phục 
khẩu phục. Chính điều đó sẽ tạo cho các em một tâm thế học tập tốt nhất, có hứng thú 
nhất. 
II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 
 28 
Ở bất cứ môn học nào, để có được kết quả học tập tốt nhất thì trước hết người học 
phải thực sự yêu thích, có hứng thú với bộ môn đó. Chính vì thế các biện pháp tôi 
đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm này cần thiết và đúng đắn góp phần nâng cao 
hứng thú của HS trong mỗi giờ học Đọc văn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn 
Ngữ văn. 
III. Khả năng ứng dụng và triển khai 
Những biện pháp mà tôi đề xuất không quá khó thực hiện, cũng không cần các 
phương tiện dạy học quá hiện đại mà các nhà trường hiện nay không thể đáp ứng 
được, do vậy các đồng nghiệp có thể dễ dàng áp dụng. Tôi mong nhận sự góp ý của 
lãnh đạo, đồng nghiệp để SKKN của tôi được hoàn thiện, đầy đủ, hiệu quả hơn. 
IV. Những kiến nghị đề xuất 
* Đối với Trường: 
- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là 
phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa. 
- Cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn Văn, máy tính, đầu chiếu để GV và 
HS dễ dàng tiếp cận với tri thức mới. 
- Nhà trường cũng cần tuyên truyền cho HS hiểu tầm quan trọng của tất cả các môn 
học, tránh tình trạng học lệch. Có như vậy, HS mới chăm chỉ, cố gắng trong tất cả các 
môn, có hứng thú học tập thật sự. 
* Đối với tổ chuyên môn: 
- Thay đổi hình thức họp chuyên môn, bên cạnh dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm, còn 
nên tổ chức các hội thảo với những chuyên đề cụ thể, thiết thực. 
- Phối hợp với Đoàn trường tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa sinh động, hấp 
dẫn, đa dạng nhằm gây hứng thú cho HS đối với bộ môn Ngữ văn. 
Kiệm Tân, ngày 10 tháng 05 năm 2015 
 NGƯỜI VIẾT SKKN 
 Nguyễn Thị Ngọc Hồng 
 29 
Tài liệu tham khảo 
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội tháng 12 năm 2010, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ 
quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập, 
100 trang. 
2. Đỗ Huy Lân, 2009, Kĩ năng dẫn nhập, kĩ năng kết thúc, NXB Giáo dục Việt Nam, 
224 trang. 
3. Khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Quy Nhơn, 2002, Hợp tuyển nghiên cứu-
giảng dạy văn học và ngôn ngữ, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 544 trang. 
4. NXB Giáo dục, 2008, Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, 11,12 
5. NXB Quốc gia, 1998, Luật giáo dục. 
6. Viện Ngôn ngữ học, 2002, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1219 trang. 
7. Lê Minh Châu - Nguyễn Thúy Hồng - Trần Thị Tố Oanh, 2010, Giáo dục kĩ năng 
sống trong môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, 
134 trang. 
 30 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 Thống Nhất, ngày 15 tháng 3 năm 2015 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học 2014 – 2015 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO SỰ HỨNG THÚ 
CHO HỌC SINH TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hồng Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị (tổ): NGỮ VĂN 
Lĩnh vực: 
 Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn  
 Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng tại: Tại đơn vị Trong ngành  
1. Tính mới 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình 
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả 
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu 
quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình 
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đưa ra giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, dễ đi vào cuộc 
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong 
phạm vi rộng: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Nguyễn Thị Ngọc Hồng 

File đính kèm:

  • pdfskkn_de_xuat_mot_so_bien_phap_gop_phan_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_hoc_doc_hieu_van_ban_4038.pdf
Sáng Kiến Liên Quan