Đề tài Bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4 – 5 thông qua dạy học Tập làm văn

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay để đáp ứng yêu cầu của xã hội đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo những con người có đủ phẩm chất, phù hợp với cuộc sống hiện đại, toàn diện về tri thức, có bản lĩnh, năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Và để đạt được mục tiêu đó, nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng phải có những đổi mới phù hợp.Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm và chú trong về sự phát triển giáo dục và đào tạo, với chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực để phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Trong Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn có một vị trí rất quan trọng, đó chính là sự kết hợp, tổng hoà kiến thức của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện Để từ đó, học sinh có thể hoàn thành được các văn bản nghệ thuật.

Văn học có khả năng tác động kỳ diệu đến đời sống tâm hồn của con người, việc hướng dẫn học sinh, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học (CTVH) cho học sinh nhằm chiếm lĩnh các giá trị nghệ thuật của tác phẩm là hết sức cần thiết.Ở bậc tiểu học, hoạt động CTVH được hình thành và thể hiện qua các kỹ năng đọc, tìm hiểu từ ngữ, xác định hình ảnh chi tiết nghệ thuật thì còn phải hướng dẫn học sinh quan sát ở các góc độ, qua đó lột tả và phân tích, nắm được các đặc điểm nghệ thuật, biết sử dụng từ ngữ súc tích, giàu hình ảnh để viết lên, nói lên những cảm xúc, rung động của mình, đó là từng bước giúp các em phát triển năng lực CTVH.Xuất phát từ những lý do nêu trên, để bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh theo mức độ yêu cầu của chương trình Tiếng Việt hiện hành, đồng thời phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi về môn Tiếng Việt, tôi lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn”.

 

doc37 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4 – 5 thông qua dạy học Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mình lúc đứng xa và đứng gần quan sát cây Phượng? (Từ xa nhìn lại, cây Phượng như một cây Nấm khổng lồ, xòe tán che kín cả một góc sân, lúc đứng gần càng cảm nhận được bầu không khí mát mẻ tỏa ra từ cây Phượng).
2. Nhìn phía ngoài của cây Phượng, em liên tưởng đến sự phát triển của nó như thế nào? (Ngoài thân cây là một lớp da xù xì, nham nhám màu bạc thếch, nhưng ở bên trong cây là một dòng nhựa trắng tỏa khắp nơi tạo nguồn sinh lực dồi dào cho hoa lá cành).
Khi sử dụng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng phải xuyên thấm trong tất cả các hình thức và yêu cầu hỏi, thể hiện được mối giao cảm giữa người quan sát và đối tượng miêu tả bằng những câu hỏi như sau:
- Liên tưởng được mối liên hệ giữa bản thân và đối tượng miêu tả
 - Liên tưởng mối quan hệ giữa các chi tiết nghệ thuật
- Tưởng tượng về các khả năng phát triển của đối tượng miêu tả
- Tưởng tượng tâm trạng của bản thân khi lựa chọn một chi tiết nghệ thuật hay một số hình ảnh tiêu biểu của đối tượng miêu tả.
 Có thể nói rằng biện pháp xây dựng câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả có thể góp phần làm phong phú thêm, sâu sắc hơn hoạt động cảm thụ văn học cho học sinh.
3.2.2. Trau dồi vốn từ cho học sinh trong dạy học văn miêu tả
Văn học là loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện hay văn học là nghệ thuật sử dụng ngôn từ và ngôn từ là vật liệu chủ yếu của tác phẩm văn học. Vì vậy mà các nhà văn đã rất coi trọng việc dùng từ.V.Huygo có một nhận xét rất tinh tế: “mỗi từ là một sinh vật sống mà những ngón tay của nhà văn vừa viết nó vừa run”.
Đối với học sinh tiểu học, vốn sống của các em còn hạn chế, vốn từ của các em chưa nhiều, các em có thể thấy đẹp, rất thích, nhưng yêu cầu diễn tả lại thì chưa có khả năng nói hết được đó là do các em chưa có một vốn từ đầy đủ. Vì vậy, trau dồi vốn từ cho học sinh là hết sức quan trọng, đặc biệt là trong dạy học văn miêu tả. Đây chính là cung cấp thêm cho các em “vật liệu” để các em “xây dựng” nên một bài văn. Có vốn từ, các em miêu tả sự vật hiện tượng đầy đủ hơn, sinh động hơn, diễn đạt được tâm trạng, cảm xúc của mình khi miêu tả đối tượng. 
Ngoài việc cung cấp vốn từ cho học sinh, cần phải hướng dẫn cho các em sử dụng một cách hợp lý. Sử dụng từ phù hợp sẽ nâng cao khả năng diễn đạt cũng như sự quan sát tinh tế, thấu đáo, thể hiện được sự chân thực. Biện pháp trau dồi vốn từ cho học sinh sẽ phát huy tốt hơn năng lực CTVH khi kết hợp cùng với biện pháp quan sát và phát hiện chi tiết nghệ thuật, hai biện pháp này có thể hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy, có thể nói rằng biện pháp trau dồi vốn từ cho học sinh trong dạy học văn miêu tả là một trong những biện pháp rất quan trọng để bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh. 
3.2.3. Hướng dẫn học sinh quan sát và phát hiện chi tiết nghệ thuật
Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Để quan sát người ta phải sử dụng các giác quan như: mũi để ngửi, tai để nghe, miệng để nếm, mắt để thấy, tay để cầmnhằm nhận biết sự vật về hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vịQuan sát miêu tả là để nhằm phát hiện và nêu lên được đặc điểm, các giá trị nghệ thuật và những nét độc đáo, riêng biệt của đối tượng.
Quan sát trong miêu tả Tập làm văn luôn luôn gắn với cảm xúc, kỷ niệm, vốn sống và tư tưởng thẩm mỹ của người quan sát. Vì vậy quan sát trong miêu tả luôn gắn chặt với các hoạt động so sánh, liên tưởng, tưởng tượng và hồi tưởngcủa từng cá nhân.
Để sử dụng biện pháp quan sát đạt hiểu quả cao, cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Khi quan sát, học sinh cần phải tận mắt thấy được đối tượng cần miêu tả, tức là người thực, việc thực. Nếu miêu tả không được trực tiếp quan sát thì kết quả quan sát sẽ không thuyết phục người đọc, các hình ảnh trong lời văn sẽ “nhợt nhạt”, thiếu “hồn”. Ví dụ khi tả cây Phượng trên sân trường, giáo viên yêu cầu học sinh phải được đứng bên gổc cây Phượng, sờ tay vào lởp vỏ cây để có cảm giác về độ xù xì của cây, vòng tay ôm thân cây để thấy độ rộng của thân, ngửa đầu để ước lượng chiều cao của cây, , Đây chính là tạo giai điệu tâm hồn cho các em. Nhờ sử dụng những giác quan khi quan sát sẽ khơi gợi những cảm xúc, liên tưởngHọc sinh sẽ có nhiều chi tiết, nhiều ý, nhiều điều nói về cây Phượng, và như thế bài viết sẽ trở nên có cảm xúc hơn.
- Học sinh phải được quan sát nhiều lần, quan sát tỷ mỉ ở nhiều góc độ, các khía cạnh khác nhau, là cơ sở để phát hiện những nét đặc sắc và chi tiết nghệ thuật.
- Khi quan sát, học sinh cần phải tìm ra những nét chính, nét trọng tâm của đối tượng miêu tả, sẵn sàng bỏ đi những nét thừa bởi vì nếu quá ôm đồm sẽ làm bài văn lạc xa ý chính. 
- Học sinh cần phải tìm được nét tiêu biểu, đặc sắc của đối tượng miêu tả. Đây chính là cốt lõi của biện pháp quan sát. 
Để quan sát cặn kẽ, ngoài sử dụng các giác quan, cần phải quan sát đối tượng theo không gian, vị trí khác nhau, cụ thể đó là: xa, gần, trên dưới, trước saumột cách cụ thể.
Tất nhiên, khi miêu tả, tuỳ theo đối tượng mà chúng ta lựa chọn những vị trí thích hợp để quan sát, không nhất thiết khi nào cũng phải chọn tất cả các vị trí, giác quan để quan sát.
Mặt khác, để nắm bắt được đặc điểm, sự khác biệt ở các sự vật đối tượng miêu tả ở các thời điểm khác nhau, chúng ta phải quan sát theo thời gian. Ví dụ khi tả cây Phượng cần hướng dẫn các em quan sát ở các thời gian, thời điểm như: 
Buổi sáng,buổi trưa.
Mùa xuân,mùa hạ,Mùa thu.
Khi quan sát để miêu tả, chủng ta cần phải lưu ý, đó là tùy theo đối tượng miêu tả mà chọn theo những thời điểm thích hợp để quan sát, không nhất thiết khi nào cũng phải chọn toàn bộ thời gian. Ví dụ tả cây bàng : Mùa xuân, lá Bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá Bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng.
Để miêu tả hay, không chỉ biết cách quan sát tỷ mỉ, tinh tế mà quá trình quan sát phải được “ngấm” một cách có ý thức của người viết. Mặt khác, để viết được bài văn miêu tả hay, người viết phải có một cuộc sống gần gũi với sự vật xung quanh, phải từng trải để hiểu thêm sâu sắc hơn. 
Hoạt động CTVH được hình thành trong quá trình quan sát, bởi vì trong quá trình đó, dù chỉ phát hiện được một chi tiết nghệ thuật, một hình ảnh xúc động cũng làm cho bản thân người quan sát phải xao xuyến, muốn cầm bút ghi lại những gì đã thấy và xúc cảm của bản thân.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần giúp học sinh phát hiện được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của đối tượng, tức là tìm ra được điểm nhấn của nghệ thuật, không thể tả cái nào cũng đẹp như nhau, phải có cung bậc rõ ràng, phải làm cho nó nổi bật lên giữa các yếu tố khác. Vì có như vậy mới thể hiện được tình cảm của mỗi cá nhân.
Trong văn miêu tả, việc phát hiện các chi tiết nghệ thuật là thể hiện được khả năng quan sát tinh tế và cảm thụ sâu sắc. Ví dụ với đề bài tả người mẹ của mình, một bài viết dưới đây cho chúng ta thấy rằng không cần phải tả nhiều chi tiết, chỉ cần phát hiện được giá trị nghệ thuật và sử dụng các lời văn súc tích để thể hiện được tình cảm của mình thì hình ảnh của người mẹ sẽ hiện lên rất rõ với những tình cảm yêu thương.
“Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ tôi không biết.
Trên đôi vai ấy, ai đã để chiếc bánh dầy vào, bánh dầy màu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo núi gánh “đá dăm” xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh. Con hỏi mẹ, mẹ bảo: “không đau, nó ê ra rồi”. Mẹ cởi trần, mặc yếm mà gánh... 
Như vậy bài văn dù không tả, không nói đến nhiều đến nét mặt của người mẹ nhưng ta vẫn hình dung ra được một khuôn mặt hiền từ nhân hậu, chịu thương, chịu khó. Mặc dù không tả đôi mắt mẹ nhưng chúng ta vẫn thấy ánh mắt yêu thương dịu dàng nhìn con trìu mến ..... Đây chính là yếu tố nghệ thuật, là chi tiết đặc sắc nhất của bài văn miêu tả này. 
Như vậy, ngoài hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, giáo viên cần phải gợi mở, hướng dẫn học sinh phát hiện các chi tiết nghệ thuật để học sinh cảm nhận sâu sắc hơn. Chẳng hạn khi tả cây Phượng thì cần phải chú ý tới vẻ đẹp của hoa Phượng vì hoa Phượng còn được gọi là hoa học trò. Khi tả cô giáo, ngoài việc tả các đặc điểm bên ngoài, hình dáng của cô thì cái nổi bật nhất của cô là tình yêu đối với học sinh, thể hiện bằng những việc làm cụ thể với các em như: Cô giáo luôn tận tâm, tận tuỵ say sưa giảng bài,Chỉ một trong những hình ảnh đó cũng đủ nói lên vẻ đẹp sâu sắc của cô giáo. 
Có thể nói rằng, biện pháp hướng dẫn học sinh quan sát và phát hiện chi tiết nghệ thuật là biện pháp trọng tâm trong dạy học Tập làm văn miêu tả. Ngoài việc nắm bắt được đối tượng miêu tả thì phát hiện chi tiết nghệ thuật còn là yếu tố để gợi nên tình cảm, cảm xúc, hứng thú cho học sinh khi viết văn, đó là từng bước bồi dưỡng để nâng cao năng lực CTVH cho các em.
Trên đây là những biện pháp dạy học mà tôi đã đề xuất trên cơ sở tìm hiểu đặc trưng của phân môn Tập làm văn và hoạt động CTVH, đặc điểm nhận thức của Học sinh tiểu học và cả những đặc trưng trong dạy học ở nhà trường tiểu học. Mục đích của tôi là nhằm nâng cao năng lực CTVH cho học sinh, khơi gợi tính tích cực, năng động, tự mình tìm tòi, khám phá vẻ đẹp của thế giới chung quanh bằng ngôn từ. Tất nhiên dù sử dụng biện pháp nào đi nữa thì chìa khoá thành công phần lớn cũng nhờ vào sự tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở nắm chắc đặc điểm của môn học, đặc điểm của đối tượng học sinh và kể cả năng lực sở trường của giáo viên để tạo hiệu quả tốt nhất cho giờ học, giúp học sinh phát triển hài hoà cả về tâm hồn và trí tuệ. 
CHƯƠNG 3
THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4-5 THÔNG QUA DẠY 
HỌC TẬP LÀM MIÊU TẢ
3.1 Mục đích thử nghiệm
Mục đích thử nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả vào tính khả thi của các biện pháp đã nêu trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn miêu tả.
3.2. Đối tượng thử nghiệm
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 5A và 5B ở trường Tiểu học Quảng Đông Quảng Trạch-Quảng Bình.Trong đó lớp 5A là lớp thực nghiệm, lớp 5B là lớp đối chứng, mỗi lớp có 35 học sinh, trình độ ban đầu của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là tương đương nhau.
3.3. Giáo án thực nghiệm.
 Giáo án thử nghiệm:Luyện tập tả cảnh(lớp 5)
GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM
Bài: Luyện tập tả cảnh
Lớp 5
Mục tiêu
Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng”, học sinh hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát được.
II – Đồ dùng dạy học
Vở bài tập Tiếng Việt
Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, 
Những ghi chép, quan sát cảnh một buổi sáng trong ngày 
Bút dạ, 2-3 tờ giấy A3 để học sinh viết dàn ý của bài văn.
III – Hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5phút
1 phút
14 phút
12 phút
3 phút
1. Bài cũ:
- Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của tiết TLV trước.
- Nhắc lại cấu tạo của bài “Nắng trưa”.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Giáo viên có thể nêu lại mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
Gọi học sinh đọc bài tập 1.
Gọi học sinh đọc đoạn văn
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
Câu hỏi thảo luận nhóm.
a. Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
b. Tác giả quan sát sự vật bằng giác quan nào?
c. Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? (Có thể yêu cầu học sinh nói rõ lý do mình thích chi tiết đó).
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
Mục tiêu: Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi sáng trong ngày và trình bày theo dàn ý dựa vào những điều quan sát được.
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh ảnh đã sưu tầm.
- Giáo viên kiểm tra kết quả quan sát của học sinh.
- Dựa vào kết quả quan sát, giáo viên yêu cầu học sinh tự lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Giáo viên phát giấy A3 và bút dạ cho 2-3 học sinh khá giỏi.
- Gọi một số học sinh trình bày kết quả.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá cao những học sinh có khả năng quan sát tinh tế, phát hiện những nét độc đáo của cảnh vật, biết trình bày theo một dàn ý hợp lý với những gì mình đã quan sát được một cách rõ ràng, ấn tượng.
- Giáo viên chấm điểm những dàn ý tốt.
- Giáo viên chốt lại bằng cách mời học sinh làm bài tốt nhất trên giấy A3 dán bài lên bảng lớn, trình bày kết quả để cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung xem như là một mẫu để học sinh cả lớp tham khảo.
- Sau khi nghe các bạn trình bày, giáo viên sửa chữa và đóng góp ý kiến, mỗi học sinh phải tự sửa lại dàn ý của mình.
Ví dụ về dàn ý sơ lược tả một buổi sáng ở trong công viên:
Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sáng.
Thân bài: Tả cảnh vật xung quanh như cây cối, chim chóc, những con đường, mặt hồ, người tập thể dục buổi sáng
Kết bài: Yêu cầu học sinh nêu lý do thích đến công viên vào buổi sáng.
3. Củng cố, dặn dò
Giáo viên nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở.
Chuẩn bị cho tiết Tập làm văn sau.
Hai học sinh lên trả lời.
- Một học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Một học sinh đọc đoạn văn, cả lớp đọc theo.
- Học sinh làm việc theo nhóm 4.
- Tả cánh đồng buổi sáng: Vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng, bầy sáo lượn trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời mọc.
- Bằng cảm giác của làn da (xúc giác), thấy sớm đầu thu mát lạnh, một vài giọt mưa rơi loáng thoáng trên khăn và tóc, những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.
- Bằng mắt (thị giác) thấy mây xám đục, vòm trời xanh vời vợi vài giọt mưa loáng thoáng rơi, người gánh rau và những bó huệ trắng muốt, bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời đang mọc trên những ngọn cây tươi.
- Học sinh có thể lấy một chi tiết bất kỳ.
Thí dụ: Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra những khoảng vực xanh, vời vợi, một vài giọt mưa loáng thoáng rơi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Một học sinh đọc.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh có thể trả lời bằng miệng hoặc qua kết quả đã ghi vào vở ở nhà.
- Học sinh lập giàn ý.
- Học sinh ghi vào giấy để trình bày.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh tự sửa bài.
KẾT LUẬN
1.1. Phát huy năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 trong dạy học Tiếng Việt là hết sức cần thiết, và là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của môn học này. Dạy học Tiếng Việt không chỉ luôn luôn đặt ra yêu cầu giúp học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng và biết cảm thụ một cách sâu sắc, mà còn đòi hỏi phải trau dồi và gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt. Bên cạnh đó, bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh còn là cách phát hiện những học sinh có năng khiếu về môn học này, định hướng cho các em phát triển, hoàn thiện nhân cách góp phần quan trọng vào công việc giáo dục toàn diện của nhà trường.
1.2. Bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn miêu tả là giúp cho học sinh phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ nói và viết, nâng cao năng lực liên tưởng, tưởng tưởng sáng tạo, rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, kỹ năng sử dụng ngôn từ, qua đó giúp các em học tập tốt hơn các môn học khác.
1.3. Bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập làm văn miêu tả trước hết là vận dụng tối đa mối quan hệ giữa hai nội dung này, bởi vì chúng luôn hỗ trợ cho nhau trong việc giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, cũng như từ thực tế quan sát học sinh biết vận dụng những từ ngữ đã học để diễn đạt được tình cảm, thái độ, tâm trạng của mình với thế giới xung quanh.
1.4. Xuất phát từ thực tiễn dạy học Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học hiện nay, những biện pháp nêu trên đã đem lại hiểu quả to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng mũi nhọn nói riêng. Các biện pháp này đã tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh một cách bền vững,tôi đã tiến hành xây dựng các biện pháp trên với nội dung và quy trình cụ thể, dựa trên những cơ sở, nguyên tắc khoa học, bám sát với yêu cầu thực tiễn dạy học ở nhà trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Hòa Bình, Dạy văn cho học sinh tiểu học, NXBGD, 2000.
Tô Hoài, Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, NXBGD, 1997.
Nguyễn Trọng Hoàn, Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXBGD, 2003.
Nguyễn Trọng Hoàn, Rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh tiểu học ,NXB Hà Nội, 2002.
Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Trí, Giang Khắc Bình, Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 4, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2005.
Lê Phương Liên, Tập làm văn lớp 5, NXB Hà Nội, 200
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN
Phiếu điều tra nhận thức, thái độ và kỹ năng của giáo viên về bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5.
Họ tên...
Dạy lớp....Trường.
Số năm công tác...
Câu 1. Cảm thụ văn học là ? (đồng chí hãy lựa chọn ý đúng nhất)
1.Cảm thụ văn học là cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thể hiện trong tác phẩm thơ văn.
2. Cảm thụ văn học là hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài văn bài thơ.
3. Là biết cách đọc diễn cảm được bài văn, bài thơ.
4. không có ý nào trong các ý trên.
Câu 2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 là? (Đồng chí hãy lựa chọn ý đúng nhất)
Bồi dưỡng cho học sinh giỏi môn Tiếng Việt.
Phát huy năng khiếu, sở trường học môn Tiếng Việt cho học sinh.
Giúp học sinh hiểu, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong tác phẩm thơ văn, biết cách sử dụng từ ngữ trong sáng, súc tích, giàu hình ảnh để viết lên được nhữnh cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Không có ý nào trong các ý trên.
Câu 3. nội dung bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 là ? (Đồng chí hãy lựa chọn ý đúng nhất)
Bổ sung, mở rộng các dạng bài tập môn Tiếng Việt đã học trên lớp.
Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh làm các dạng bài tập về tìm hiểu vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng, nội dung, ý nghĩa của tác phẩm văn học.
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học.
Không có ý nào trong các ý trên.
 Câu 4. Đối tượng học sinh để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là? (Đồng chí hãy lựa chọn ý đúng nhất)
Mọi đối tượng học sinh đều được tham gia bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học.
Chỉ lựa chọn những học sinh có năng khiếu về môn Tiếng Việt để bồi dưỡng cho các em.
Chỉ lựa chọn những học sinh học yếu về môn Tiếng Việt để bồi dưỡng cho các em.
Câu 5. Đồng chí có thường xuyên tổ chức bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh lớp mình không ?
Thường xuyên.
Không thường xuyên.
Thỉnh thoảng.
Câu 6. Việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học văn miêu tả có ý nghĩa như thế nào? (Đồng chí hãy lựa chọn ý đúng nhất)
Nâng cao hiệu quả giờ dạy, học sinh hứng thú học tập hơn.
Giờ học sinh động hơn, học sinh chủ động phát hiện tri thức, phát huy được khả năng liên tưởng tưởng tượng. Học sinh có điều kiện nói lên những cảm xúc, rung động và suy nghĩ của mình.
Giờ học ồn ào kém hiệu quả và chuẩn bị công phu mất nhiều thời gian.
Bao gồm ý 1 và ý 2 
Câu 7 Trong dạy học văn miêu tả, đồng chí có kết hợp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh không ?
Thường xuyên.
Thỉnh thoảng. 
Chưa bao giờ.
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
Phiếu điều tra mức độ hứng thú và năng lực CTVH của học sinh lớp 4-5 
Câu 1. Em có thích làm các bài tập cảm thụ văn học không ?
Rất thích .
Thích.
Không thích.
Câu 2. Qua học bài “Kì diệu rừng xanh”, em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả nấm rừng. Nêu cảm nghĩ của em về cách tác giả miêu tả chúng.
Câu 3. Đề kiểm tra học sinh trước lúc thử nghiệm
 Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
Câu 4. Đề kiểm tra học sinh sau lúc thử nghiệm
 Em hãy viết một bài văn tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (Hay trong công viên, trên cánh đồng, nương rẫy)

File đính kèm:

  • docboi_duong_cam_thu_van_hoc_tap_lam_van_lop_4_5_2969.doc
Sáng Kiến Liên Quan