Dạy học môn khoa học lớp 4 theo phương pháp “ bàn tay nặn bột”

Hiện nay trong các nhà trường Phổ thông nói chung ,trường Tiểu học nói riêng việc đổi mới phương pháp dạy – học là vấn đề được các nhà giáo dục hết sức quan tâm ,bởi vì phương pháp dạy học là con đường giúp học sinh lĩnh hội các tri thức của nhân loại thông qua các bài học . Các phương pháp dạy học hiện hành mặc dầu nó có nhiều ưu điểm ,song so với yêu cầu hiện nay thì chưa đáp ứng được hết,đặc biệt đối với môn Khoa học lớp 4;5. Hiện nay trong toàn huyện Hương Sơn các nhà trường đã đưa Phương pháp dạy học vào dạy ở các môn Tự nhiên xã hội và khoa học lớp 4;5. Phương pháp “Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Phương pháp"Bàn tay nặn bột" chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra” .Do đó việc dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) trong dạy học môn TNXH lớp 1;2;3 và môn khoa học lớp 4;5 còn rất mới mẻ với cả giáo viên và học sinh. Khi thực hành dạy - học theo phương pháp này, cả thầy và trò đều gặp rất nhiều khó khăn. Với thực trạng đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Góp phần khắc phục một số khó khăn trong dạy học môn khoa học lớp 4 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở đơn vị tôi đang công tác.

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người phán đoán , thực hành thí nghiệm để tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức đó dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

Mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột ” là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp “Bàn tay nặn bột ” còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.

 

doc26 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 20084 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy học môn khoa học lớp 4 theo phương pháp “ bàn tay nặn bột”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đề đó, chỉ để trên bảng những câu hỏi liên quan đến bài học. 
 HOẠT ĐỘNG 3: Thực nghiệm, rút ra kiến thức
1. Không khí không màu, không mùi, không vị
1.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
Giáo viên: Để nhận biết không khí có màu, có mùi và vị gì ta làm thế nào? 
Học sinh nêu: Ta dùng các giác quan như dùng mắt nhìn, mũi ngửi và dùng lưỡi để nếm.
1.2. Tiến hành thực nghiệm
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành nhận biết tính chất của không khí bằng cách mình đã chọn và ghi kết quả vào vở thực hành thí nghiệm.
1.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức
- Học sinh trình bày kết quả: Sau khi quan sát, dùng mũi ngửi và đưa lưỡi ra nếm, em thấy không khí không có màu gì, không có mùi gì và không có vị gì cả ạ.
- Giáo viên: Có nhóm nào có ý kiến khác nữa không?
-> GV ghi bảng: Không khí không màu, không mùi, không vị.
? Đã bao giờ các em đi qua vùng có mùi khó chịu chưa? Liệu đó có phải là mùi của không khí không nhỉ?-> Đó là mùi rác thải, chất thải ở gần đó bốc lên chứ không phải mùi của không khí.
- GV: Cô có 1 bí mật, cả lớp hãy cùng nhắm mắt lại nhé!
- GV xịt nước hoa vào không khí.
? Em thấy có điều gì lạ trong căn phòng của chúng ta?-> Em thấy có mùi thơm. 
? Mùi thơm đó là do đâu nhỉ? Đó có phải là mùi không khí không?
-> Đó là mùi thơm của nước hoa chứ không phải mùi của không khí.
- GV chốt: Đúng đấy các em ạ. Đôi khi chúng ta ngửi thấy mùi lạ nhưng đó là mùi của một số chất phát tán trong không khí chứ không phải mùi của không khí. -> Không khí không màu, không mùi, không vị.
2. Không khí không có hình dạng nhất định.
-Vấn đề thứ nhất chúng ta đã rõ. Bây giờ chúng ta cùng khám phá về hình dạng của không khí nhé.
2.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
- Giáo viên: Làm thế nào để chúng ta biết không khí có hình dạng gì nhỉ?
- Học sinh nêu phương án thí nghiệm: Thổi bóng bay, ...
2.2. Tiến hành thực nghiệm
- Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm (bóng bay hình cầu và hình quả) yêu cầu HS thực hành làm theo cách của mình và ghi kết quả vào vở thí nghiệm. Giáo viên lưu ý HS cách thổi bóng bay dễ và không bị vỡ.
- HS thực hành thổi bóng bay. 
2.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức
- Học sinh báo cáo kết quả thực hành
+ Tình huống 1: Học sinh thấy không khí có hình dạng của quả bóng bay. không khí có hình dạng hình cầu và hình quả.
+ Tình huống 2: Không khí không có hình dạng nhất định (vì thổi không khí vào một quả bóng bay thì thấy không khí có hình dạng của quả bóng bay, dùng tay vặn quả bóng bay thì thấy hình dạng quả bóng bay thay đổi)
+ Tình huống 3: ....
-> Giáo viên ghi bảng: Không khí không có hình dạng nhất định 
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác về hình dạng của không khí trong thực tế.
Ví dụ: Không khí trong lòng cái mũ có hình dạng của lòng cái mũ, không khí trong lòng cái nón có hình dạng của lòng cái nón, 
3. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
-Vấn đề tiếp theo chúng ta cần giải quyết là gi? (Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra)
2.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
- GV: Muốn biết không khí có thể nén lại được không hay có giãn ra được không, các em 
có thể làm thế nào để biết?
- HS: đề xuất các phương án khác nhau, GV có thể định hướng để học sinh sử dụng cách đẩy xi lanh ..
2.2. Tiến hành thực nghiệm
- HS tiến hành thí nghiệm, GV quan sát, giúp đỡ
- Ghi kết quả ra vở thí nghiệm
2.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức
- Học sinh báo cáo kết quả thực hành
+ Khi ấn xi lanh xuống thì xi lanh di chuyển xuống một chút rồi không dẩy xuống được nửa. Khi thả tay ra thì xi lanh lại đẩy ngược lại về vị trí cũ -> Vậy Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
-> Giáo viên ghi bảng: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác Không khí có thể bị nén lại hoặc 
giãn ra trong thực tế.
Ví dụ: Bơm xe, bơm bóng
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh kiến thức vừa tìm hiểu so với cảm nhận của các em lúc ban đầu. Các em thấy mình có biết thêm kiến thức gì về tính chất của không khí không?
- Học sinh nhắc lại kiến thức đã tìm hiểu: 
+ Không khí không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
+ Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
HOẠT ĐỘNG 4: Kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên phát cho 3 nhóm 3 chai nhựa rỗng, yêu cấu: Làm thế nào lấy được khống khí trong lành bên ngoài lớp học mang vào tróng lớp học?
- Học sinh thảo luận và cử đại diện thực hành
- Các nhóm báo cáo kết quả:
+ Tình huống 1: Học sinh lấy nước trong phòng học đổ đầy nước vào chai mang ra ngoài đổ nước đi, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học.
+ Tình huống 2: Học sinh bóp dẹt chai nhựa, đậy nắp lại mang ra ngoài, mở nắp chai ra, nắn cho chai phình như cũ, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học.
+ Tình huống 3: Học sinh có thể mang chai ra ngoài, chao qua chao lại, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét những trường hợp nào đúng (Tình huống 1,2 là đúng, tình huống 1 là tối ưu), cho học sinh giải thích dựa trên tính chất của không khí (không màu, không có hình dạng nhất định
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố - dặn dò
- Giáo dục học sinh bảo vệ bầu không khí
- Giáo viên cho học sinh nêu lại kết luận về tính chất của không khí
 Bài 2:MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. Mục tiêu: 
Học sinh biết được sự hình thành của mây ,mưa 
Học sinh biết được mây được hình thành như thế nào ? nước mưa có từ đâu ?
Nêu được quá trình hình thành mây và mưa 
II. Đồ dùng: tranh sách giáo khoa phóng to; tranh sưu tầm; tài liệu sưu tầm nói về sự hình thành mây, mưa. 
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
 + Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào? 
 + Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ?
 + Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước ?
B. Bài mới:
1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
Gv cho học sinh cùng nghe bải hát “ mưa bong bóng” 
GV hỏi : theo các em mây được hình thành như thế nào? mưa từ đâu ra ? 
 2. Biểu tượng ban đầu của HS:
Cho học sinh ghi lại những suy nghĩ của mình : vào vỡ ghi chép khoa học, sau đó thảo luận nhóm 3 để ghi lại trên bảng nhóm ( có thể ghi lại bằng hình vẽ , sơ đồ)
Ví dụ : về 1 vài cảm nhận của học sinh.
*mây do khói bay lên tạo nên/ Mây do hơi nước bay lên tạo nên. / Mây do khói và hơi nước tạo thành./ Khói ít tạo nên mây trắng, khói nhiều tạo nên mây đen./ Hơi nước ít tạo nên mây trắng , hơi nước nhiều tạo nên mây đen. / Mây tạo nên mưa.... 
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi 
- yêu cầu học sinh tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong biểu tượng ban đầu về sự hình thành mây và mưa cuả các nhóm . GV tổ chức cho học sinh đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu :
Khi HS đề xuất câu hỏi GV tập hợp các câu hỏi sát với nội dung bài ghi lên bảng 
*mây có phải do khói tạo thành không ?
*mây có phải do hơi nước tạo thành không 
* vì sao lại có mây đen , lại có mây trắng ?
*mưa do đâu mà có 
* khi nào thì có mưa ?
-trên cơ sở các câu hỏi do học sinh đặt ra GV tổng hợp câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu cảu bài 
VD: GV có thể tổng hợp các câu hỏi 
*Mây được hình thành như thế nào ?
*mưa do đâu mà có ?
GV cho học sinh thảo luận , đề xuất cách làm: mây được hình thành như thế nào ? ( GV gợi ý về tranh ảnh đang treo trong lớp)
Có thể chọn phương án ( quan sát tranh ảnh )
GV cho học sinh thảo luận đề xuất cách làm đề tìm hiểu: khi nào có mưa ? ( GV gợi ý tranh treo trong lớp 
4. Thực hiện phương án tìm tòi :
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả , rút ra kết luận. (có thể bằng lời hoặc bằng sơ đồ ) 
-GV yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ hỉnh thành mây và mưa vào vở ghi chép khoa học 
+sau khi gặp lạnh biến thành các hạt mây nhỏ 
+dần dần kết lại thành các hạt nước lớn hơn 
+ sau khi nhiệt độ thấp đi biến thành những tinh thể băng 
+ gặp hơi nước biến thành bông tuyết 
+ những bông tuyết nhỏ kết hợp với nhau tạo thành những bông tuyết lớn 
+ khi rơi xuống xuyên qua vùng không khí ấm lại tan thành giọt nước 
+ biến thành mưa rơi xuống mặt đất. 
Cho học sinh so sánh những cảm nhận ban đầu về sự hình thành mây , mưa và đồi chiếu với kiến thức SGK để khắc sâu kiến thức
5. Kết luận kiến thức:
*kết luận bằng lời : nước ở ao hồ , sông , biển  bay hơi lên cao , gặp không khí lạnh , ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ nhiều hạt nước nhỏ đó tạo nên những đám mây 
*kết luận bằng sơ đồ :
C.Củng cố- dặn dò:
 - Hỏi: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình ?
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng 
bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Kể lại câu chuyện về giọt nước 
cho người thân nghe; Luôn có ý thức giữ gìn môi trường nước tự nhiên quanh mình.
 -Yêu cầu HS trồng cây theo nhóm: 2 nhóm cùng trồng một cây hoa (rau, cảnh) vào chậu, 1 nhóm tưới nước cho cây hàng ngày trong vòng 1 tuần, 1 nhóm không tưới để chuẩn bị bài 24.
Bài 3. NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
- Hiểu được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được: vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên ; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Dụng cụ làm thí nghiệm (nhiệt kế, cốc, chậu, 1 phích nước sôi.
 - Hình 2 trang 103 SHS phúng to
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Người ta dùng vật gì để đo nhiệt độ cơ thể người, không khí?
- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ C?, Của nước đá đang tan là bao nhiêu độ C?
-Nhiệt độ của cơ thể người khỏe mạnh vào khoảng mấy độ C?
- 3 HS trả lời – GV nhận xét tuyên dương.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Các con đã nắm được 1 số kiến thức về nóng, lạnh và nhiệt độ. Ngoài ra nóng, lạnh và nhiệt độ còn rất nhiều điều bí ẩn nữa, thầy trò chúng ta cúng khám phá trong giờ khoa học hôm nay nhé! “Nóng, lạnh và nhiệt độ ( tiếp theo)”
* 1. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
GV: Thầy đặt 1 cốc nước nóng vào trong 1 chậu nước. Theo các em sau 1 lúc điều gì sẽ xảy ra đối cốc nước nóng và chậu nước
2. Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.
Các em ghi lại những suy nghĩ của mình Một lúc sau mức độ nóng lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào? Vào vở ghi chép khoa học, sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi lại trên bảng nhóm. 
HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm thư kí ghi kết quả vào bản nhóm.
Ví dụ:
 - Độ nóng lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi 
 - Nước ở cốc nước nóng sẽ lạnh đi. Nước ở chậu sẽ nóng lên.
 - Cốc nước đã truyền nhiệt cho chậu nước
 - .
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi.
Hs dán kết quả thảo luận lên bảng lớp.
 GV: Như vậy vừa rồi các con đã ghi được rất nhiều hiểu biết của mình . Bây giờ các con đọc lướt ND ở các phiếu để tìm ra những điểm chung và điểm riêng cho thầy.
- Mời ý kiến của các con. (HS nêu GV khoanh tròn vào các điểm giống. Gạch chân ở các điểm sai.)
Thầy thấy các nhóm có điểm chung và cũng có điểmkhác nhau, các con có băn khoăn gì không? Đề xuất câu hỏi....
 - Có phải độ nóng lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi?
 - Có thật sự nước trong cốc lạnh đi và nước trong chậu lại nóng lên?
 - Có phải cốc nước đã truyền nhiệt cho chậu nước? 
 - .
 - Giáo viên tổng hợp và ghi câu hỏi lên bảng.
Có phải vật nóng hơn ( cốc nước) đã truyền nhiệt cho vật lạnh hơn ( chậu nước)Không?
Có đúng là cốc nước tỏa nhiệt nên bị lạnh đi, chậu nước thu nhiệt nên nóng lên? 
* GV: Qua phần tìm hiểu vừa rồi chúng ta đã đề xuất được 2 câu hỏi chung. Và đó là 2 nội dung chính chúng ta cần giải quyết. Vậy để trả lời được 2 câu hỏi này các con cùng đề xuất các phương án giải quyết. ( HS nêu)
GV Ta sẽ chọn phương án Thực hành, thí nghiệm. 
4. thực hiện phương án tìm tòi :
GV: Để biết xem dự đoán của các con đúng không chúng ta cùng làm thực hành. Các con hãy làm thực hành để chứng tỏ điều đó nhé!
- Các nhóm trưởng điều hành nhóm của mình. Chú ý an toàn khi dùng nước nóng và hướng dẫn HS đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cóc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ ( HS vừa thực hành vừa ghi cách thức TH, kết quả.)
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày - Nhận xét bổ sung.
5. Kết luận kiến thức:
- GV nhận xét và ghi kết luận lên bảng – HS nối tiếp đọc ( Phần bóng đèn toả sáng ở SHS)
- HS lấy ví dụ minh hoạ chất nóng lên hoặc lạnh đi? ( HS lấy ví dụ - GV nhận xét)
 HĐ 2. Nước nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi.
* 1. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
GV: GV treo hình lên bảng và nêu vấn đề: theo các em nước trong lọ nở ra hay co lại: 
+ Đặt lọ nước vào nước nóng ( Hình 2 b)
+ Đặt lọ nước vào nước lạnh ( Hình 2c)
2. Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.
Các em ghi lại những suy nghĩ của mình: Theo các em nước trong lọ nở ra hay co lại? 
+ Đặt lọ nước vào nước nóng ( Hình 2 b)
+ Đặt lọ nước vào nước lạnh ( Hình 2c)
Vào vở ghi chép khoa học, sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi lại trên bảng nhóm. 
HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm thư kí ghi kết quả vào bản nhóm.
Ví dụ:
 - Lọ nước ở hình 2b nở ra.
 - Lọ nước ở hình 2c co ra.
..
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi.
Hs dán kết quả thảo luận lên bảng lớp.
 GV: Như vậy vừa rồi các con đã ghi được rất nhiều hiểu biết của mình. Bây giờ các con đọc lướt ND ở các phiếu để tìm ra những điểm chung và điểm riêng cho 
thầy.
- Mời ý kiến của các con. (HS nêu GV khoanh tròn vào các điểm giống. Gạch chân ở các điểm sai.)
Thầy thấy các nhóm có điểm chung và cũng có điểmkhác nhau, các con có băn khoăn gì không? Đề xuất câu hỏi....
HS đề xuất câu hỏi.
 - Giáo viên tổng hợp và ghi câu hỏi lên bảng.
Có thật sự nước trong lọ nở ra khi nóng lên và co lại khi gặp lạnh?
* GV: Qua phần tìm hiểu vừa rồi chúng ta đã đề xuất được 1 câu hỏi chung. Và đó là nội dung chính chúng ta cần giải quyết. Vậy để trả lời được câu hỏi này các con cùng đề xuất các phương án giải quyết. ( HS nêu)
GV Ta sẽ chọn phương án Thực hành, thí nghiệm. 
4. thực hiện phương án tìm tòi :
GV: Để biết xem dự đoán của các con đúng không chúng ta cùng làm thực hành. Các con hãy làm thực hành để chứng tỏ điều đó nhé!
- GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Đổ nước nguội vào đầy lọ đo và đánh dấu mức nước ở ống sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nước trong lạo có thay đổi không.
- Đại diện một nhóm học sinh trình bày – Nhận xét bổ sung.
- GV hướng dẫn học sinh dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm.
-Dựa vào kết quả thí nghiệm trên,bạn hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong nhiệt kế lại thay đổi khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khác nhau? ( HS trả lời – GV nhận xét bổ sung)
5. Kết luận kiến thức:
- Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và khi lạnh đi?
- GV nhận xét và ghi kết luận lên bảng – HS nối tiếp đọc (Phần bóng đèn toả sáng ở SHS)
 3. Củng cố - Dăn dò: Gọi HS đọc lại phần bài học
 GV nhận xét tuyên dương học sinh
6. Kết quả đạt được:
 Với việc sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột, thực hiện theo quy trình trên, tôi đã thu lượm được kết quả đáng khích lệ. Kiến thức khoa học của bài cần cung cấp cho học sinh hoàn toàn đầy đủ và chính xác. Học sinh đã tự mình thực hành, tự mình tìm ra tri thức cần thiết, phù hợp với sự đổi mới hiện nay. Phương pháp này giúp học sinh hứng thú học tập, nhớ lâu đặc biệt là nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học : Hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, có niềm tin tuyệt đối vào những gì mình tận mắt chứng kiến, tận tay làm ra và các em đã thể hiện xuất sắc trong quá trình tìm kiếm tri thức mới, tri thức khoa học.
 Qua việc thực hiện giảng dạy bằng các biện pháp đã trình bày, tôi kiểm tra học sinh một bài tổng hợp để đánh giá chung. Qua khảo sát tôi thấy rằng chất lượng khi có áp dụng các biện pháp giảng dạy đã nêu đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà của học sinh, chất lượng học tập của học sinh cũng đều hơn. Kết quả cụ thể như sau:
TT
Lớp
Tỉ lệ HS hoàn thành
Tỉ lệ HS chưa HT
1
 4A
93,4%
 6,6%
2
 4B
100%
 0%
Đối chiếu với kết quả khi chưa tiến hành dạy theo phương pháp BTNB ta thấy chất lượng tiết dạy có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột cao hơn hẳn so với tiết dạy không áp dụng phương pháp này. 
 Kết quả trên cũng đã chứng minh được, chuyên đề của tôi đã đi đúng hướng chỉ đạo của nhà trường và của Phòng giáo dục và theo đúng tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục đề ra. 
 Với kết quả khả quan và được bạn bè đồng nghiệp hưởng ứng, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, tôi đã mạnh dạn đưa ra hội đồng Sư phạm trao đổi thảo luận, phổ biến về những hiệu quả, những ưu điểm mà Bàn tay nặn bột đem lại trong dạy các môn học được hội đồng đã nhất trí cao và yêu câu làm chuyên đề ứng dụng rộng rãi . 
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng đề tài này và rút ra một số kinh nghiệm thực hiện như sau:
	- Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung dạy học theo phương pháp BTNB như: Thiết kế giáo án, đặt ra tất cả những câu hỏi mà học sinh có thể đặt ra (kể cả những câu hỏi sai) để định hướng các em đi đúng hướng, hạn chế mức thấp nhất trường hợp các em đi sai hướng nghiên cứu dẫn đến sai giả thuyết nghiên cứu. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng học tập, các hình ảnh đầy đủ để học sinh có thể thực hiện tốt nội dung.
	- Hai bước mà học sinh gặp khó khăn là bước 2 và bước 3, giáo viên phải chuẩn bị tình huống để gợi mở giúp HS đặt câu hỏi phù hợp từ đó xác định đúng giả thuyết khoa học.
	- Trong quá trình lên lớp giáo viên chỉ là trọng tài, chỉ nhắc nhở, giúp đỡ, hướng dẫn học sinh kết luận kiến thức theo quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”.
	- Một khó khăn lớn nhất của đề tài này trong giai đoạn hiện nay đó là không đủ thời gian cho một tiết dạy theo phương pháp BTNB, số học sinh ở một lớp quá đông, học sinh chưa được rèn luyện cơ bản ở lớp dưới về phương pháp mới nên có sự bỡ ngỡ khi tiếp xúc với phương pháp mới, vì vậy kĩ năng đặt câu hỏi nghiên cứu, kĩ năng xây dựng giả thuyết nghiên cứu và phương án thực nghiệm dường như không có. Để học tập theo phương pháp này giáo viên phải trang bị từ đầu. Đó cũng là một nguyên nhân tiêu tốn thời gian của tiết học, của mỗi bài học, mỗi chủ đề.
 	- Trong khi viết đề tài này chắc chắn tôi chưa thấy hết được những ưu điểm và tồn tại trong tiến trình áp dụng, tôi rất mong muốn được sự góp ý phê bình của các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
 2. Kiến nghị.
 Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, tôi xin nêu một số kiến nghị sau:
a/ Đối với công tác quản lí chuyên môn:
 - Tăng cường bồi dưỡng các phương pháp dạy học mới cho giáo viên Tiểu học, trong đó có phương pháp “Bàn tay nặn bột” để chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao. Tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp này. 
- Động viên khuyến khích kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với giáo viên có thành tích, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp.
- Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho môn Khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp đỡ giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp này. 
 b/ Đối với giáo viên Tiểu học:
 - Cần có nhận thức đúng về lý luận đổi mới phương pháp dạy học, phải biết kết hợp trong việc giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng và phát triển tâm sinh lý.
 - Cần thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình để vận dụng các phương pháp dạy học mới, tiên tiến vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục nói chung.
 - Quy trình sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học mà tôi đã đề xuất có tính khả thi cao và dễ dàng áp dụng vào quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức cũng như tìm hiểu thêm bản chất của phương pháp này để ứng dụng phù hợp với trình độ của học sinh thực tại của trường mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất mà phương pháp mang lại.
 Ngày 6 tháng 3 năm 2015

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan