Chuyên đề Vận dụng các phương pháp dạy học môn Toán Lớp 2+3 nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh

1.1. Thuận lợi:

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi nên việc tiếp cận với chương trình mới, với việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại khá nhanh chóng, thành thạo.

- Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và đặc biệt là đồ dùng dạy học môn Toán lớp 2 khá đầy đủ, đẹp, phong phú về thể loại.

Bộ đồ dùng của giáo viên và học sinh giống nhau, khi sử dụng rất thuận lợi.

-Sự chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, chuyên môn nhà trường có vai trò tích cực giúp giáo viên thực hiện đúng chương trình nội dung môn toán lớp 2+3.

- Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị đầy đủ đặc biệt là đồ dùng dạy học .cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên, học sinh hoàn thành tốt việc dạy và học.

- Học sinh các lớp đều được học 2 buổi /ngày. Vì vậy có nhiều thời gian cho việc luyện tập thực hành ở buổi 2.

- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng các môn học nói chung và môn toán nói riêng.

1.2. Khó khăn:

- Giáo viên: Một số giáo viên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, có đồng chí ngại dùng, còn lúng túng khi sử dụng, nên hiệu quả tiết dạy chưa cao.

- Học sinh: Ở độ tuổi các em dễ tiếp thu nhưng lại chóng quên dẫn đến việc học tập chưa cao.

 Bên cạnh đó còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, còn có quan điểm “Trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô”cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.

Chính vì vậy “ Dạy học Toán lớp 2+3 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới” là một vấn đề bức xúc, cần thiết đặt ra đối với mỗi thầy cô giáo và với người quản lý chỉ đạo. Để giáo viên tự tin trong giảng dạy, học sinh chủ động trong học tập, học sinh tự tìm kiếm kiến thức mới. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán nói chung và Toán lớp 2+3 nói riêng. Đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội.

Những vấn đề trăn trở và tồn tại trên đây là động cơ thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu thực tế giảng dạy, tìm tòi tham khảo sách báo tạp chí để nghiên cứu chuyên đề: “ Vận dụng các phương pháp dạy học môn Toán lớp 2+ 3 nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh.”

 

docx19 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vận dụng các phương pháp dạy học môn Toán Lớp 2+3 nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc mà học sinh phải tiến hành để có thể tự mình chiếm lĩnh được kiến thức mới, trên giấy có chứa sẵn chỗ trống để HS làm, nhờ đó mà tiết kiệm được nhiều thời gian.
 Khi soạn phiếu giao việc, ta thường tìm cách chuyển đổi các thông tin ở SGK từ dạng tiếng sang dạng hình, để tố chức cho các em tiến hành được các hooatj động học tập bằng tay.
 Ở đây ta coi các thông tin biểu thị bằng lời nói, chữ viết.. là thuộc về dạng tiếng và các thông tin biểu thị bằng sơ đồ, biểu đồ, bảng kẻ ô, các hình vẽ thuộc về dạng hình. Việc chuyển từ tieegns sang hình, giúp chúng ta có thể biến các hoạt động bằng lời của học sinh bằng các hành động như : làm việc trên vật thật, dùng các kí hiệu để điền, vẽ, nối, đánh dấu.
Ví dụ : Dạy bài « Hình vuông »- Toán 3
 Khi dạy Bài tập 3, GV hướng dẫn và phát phiếu giao việc đã có sẵn nội dung bài tập, yêu cầu mỗi HS dùng thước tự kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông.
 Như vậy, ta thấy dạy học bằng phiếu giao việc ít tốn thời gian mà tất cả HS đề được làm việc bằng tay, GV chỉ cần quan sát, kiểm tra và nhận xét. Do đó, tưng cường chuyển các thông tin từ kênh tiếng sang kênh hình để làm » kênh hình » mạnh lên là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 2+3. Trong điệu kiện dạy học hiện nay chưa thể nêu ra những yêu cầu quá cao và không khả thi đối với phiếu giao việc. Vì thế ở đây ta chior xét tới loại phiếu giao việc tương đối đơn gainr gồm 3 bộ phận : mỗi bộ phận này là một phiếu nhở, đó là :
+ Phiếu kiểm tra
+ Phiếu học
+ Phiếu luyện tập
Ba bộ phận này tương ứng với các bước lên lớp truyền thống :
+ Kiểm tra bài cũ
+ Dạy bài mới
+ Luyện tập củng cố
Riêng việc «  dặn dò và hướng dẫn học ở nhà » thì có thể cho HS ghi vào vở hoặc GV ghi thêm vào phền cuối của phiếu luyện tập
* Phiếu học : Có thể coi phiếu học là một hệ thống công việc được sắp xếp một cách khéo léo để học sinh tự làm, qua đó các em có thể tự mình tìm ra được kiến thức mới, GV chủi cần nói, hỏi, hoặc hướng dẫn rất ít.
3. 4. Phương pháp thực hành luyện tập:
Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp GV tổ chức cho HS luyện tập các kiến thức kĩ năng của HS thông qua các hoạt động thực hành luyện tập. Hoạt động thực hành luyện tập chiếm hơn 50% tổng thời lượng dạy học ở lớp 2. Vì vậy phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy như học kiến thức mới, trong các tiết ôn tập, luyện tập. Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành luyện tập là củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành, giúp HS nhận ra rằng: học không chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng.
Ví dụ: Khi dạy bài: Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc. 
Học sinh luyện tập làm việc cá nhân với bài 1: Nối các điểm để có đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng,3 đoạn thẳng. Qua đó giúp học sinh củng cố kiến thức về vẽ đường gấp khúc có 2 đoạn thẳng từ 3điểm, vẽ đường gấp khúc có 3đoạn thẳng từ 4điểm. Hoặc ở bài 4 HS được thực hành tính độ dài đoạn dây đồng được uốn thành hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau và bằng 4cm. Từ đó các em củng cố và khắc sâu cách tính độ dài đường gấp khúc với 2 cách:
Cách 1: Làm bằng phép tính cộng 4+4+ 4= 12(cm), 
Cách 2: Làm bằng phép tính nhân 4x3= 12(cm) .
Ngoài ra còn mở rộng thêm cho học sinh về đường gấp khúc khép kín.
* Khi dạy thực hành luyện tập cần chú ý:
+ Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong sự đa dạng phong phú của các bài thực hành luyện tập.
+ Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng của mình.
+ Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
+ Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập 
+ Tập cho học sinh thõi quen không thoả mãn bài làm của mình, với cách giải quyết vấn đề đó, giáo viên không nên “áp đặt”học sinh theo phương án có sẵn, hãy động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất. 
3.5. Dạy học theo nhóm :
a. Quan niệm về tổ chức dạy học theo lớp và theo nhóm :
 Cách dạy học theo lớp có nhiều ưu điểm như :
 - GV dễ tổ chức, quản lí lớp và giao việc cho các em cùng làm, từ đó kiểm soát được hoạt động của tất cả học sinh.
 - Thích hợp với các phương pháp giảng giải hoặc làm mẫu. GV giảng cho cả lớp cùng nghe, cùng quan sát, cùng suy nghĩ.
 Cách dạy học theo nhóm cũng có nhiều thế mạnh như :
 - Tạo cơ hội để HS dễ hòa nhập cộng đồng. Các em được tập lắng nghe người khác và mạnh dạn phát biểu quan điểm của mình.
 - Góp phần rèn luyện inh thần tự học của các em. GV có thể giao nhiều việc cho hS tự làm mà mình không cần can thiệp trực tiếp vào.
 - Tạo cơ hội để học sinh nâng cao năng lực hợp tác, được rèn luyện ý thức lắng nghe ý kiến của các bạn để điều chỉnh suy nghĩ của mình.
 - Tạo điều kiện để từng HS phát huy được hết khả năng của mình, giúp cho việc phân hó trong hoạt động dạy học được thuận lợi.
Vì vậy, cần kết hợp hài hòa giữa cách dạy học theo lớp và theo nhóm, không nên quá coi trọng cách nào mà phải tùy tình hình để sử dụng cho phù hợp.
b. Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm :
- Bước 1 : Chia nhóm và phân chỗ làm việc
- Bước 2 : Cử nhóm trưởng,( GV cử hoặc nhóm HS tự bầu ra)
- Bước 3 : GV giao việc, HS nhận việc
- Bước 4 : Các nhóm làm việc
Nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm, mọi thành viên trong nhóm đều phải suy nghĩ làm việc độc lập trước khi trao đổi và giúpđỡ lẫn nhau. Giáo viên theo dõi và giúp đỡ các nhóm trưởng giải đáp các vấn đề vướng mắc( nếu có)- 
- Bước 5 :Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp.
- Bước 6 : Tổng hợp và kết luận
GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, kết luậ để xác định ý kiến đúng, sai và động viên khuyến khích HS.
3.5. Dạy học phân hóa theo năng lực của từng học sinh :
 Các phương pháp dạy học truyền thống mang tính đồng loạt. Các học sinh trong lớp với nhiều trình độ khác nhau đều nghe chung một bài giảng và chung một bài tập. Chẳng hạn với một bài tập nào đó :
 - Các HS tiếp thu bài nhanh làm mất 3 phút
 - Các HS tiếp thu bài mức trung bình làm mất 5 phút
- Các HS tiếp thu bài chậm làm mất 7,8 phút
 GV cứ ước lượng thời gian theo mức HS trung bình là sau 5 phút sẽ chữa bài. Như vậy những HS tiếp thu bài tốt sẽ phải ngồi chờ còn những HS tiếp thu bài chậm làm chưa xong. Tình trạng này làm cho các em kém vẫm kém mãi, mặt khác làm kiềm hãm sự phát triển của các em có năng lực học tập tốt. Ta có thể khắc phục hạn chế này bằng cách dạy học phân hóa theo năng lực của HS.
 Khi luyện tập, GV có thể phân hóa theo nhiều cách, chẳng hạn :
Cho HS lần lượt làm các bài tập SGK. Như vậy rất có thể là cùng trong một khoảng thời gian( 15 phút) có em làm nhanh được 4 bài, song có em chỉ làm được 3 hoặc 2 bài. GV quan sát, giúp đỡ HS tiếp thu chậm để các em có thể làm được 2 bài.
 Nhưng cũng có thể trong khoảng thời gian 15 phút đó, các em làm bài chậm có thể cũng làm được 4 bài còn các em học tốt thì chỉ mất 12 phút. Lúc này, GV ra thêm cho các em học tốt làm có thể dùng phiếu đưa cho từng em hoặc treo bảng phụ đã ghi sẵn các bài tập để thay cho phiếu bài tập.
 Để cho các em tiếp thu bài chậm không bị mặc cảm, GV nên nói : Em nào làm xong thì làm thêm bài. Trong lúc học sinh làm việc, GV quan sát giúp đỡ các em. Với học sinh làm bài tốt thì kiểm tra xem các em đã làm đúng chưa, nếu đúng rồi thì các em chuyển sang bài khác.
3.6. Tổ chức vui chơi có nội dung Toán học :
 Vì đặc điểm hồn nhiên, hiếu động c ủa trẻ nên một trong những yêu cầu đáng chú ý của việc đổi mới phương pháp dạy học Toán là phải làm sao cho các em thấy thích học toán. Muốn thế ta cần tìm cách đưa ra nhiều hình thức học tập vui vào trong các giờ Toán, có thể quan tâm đến các hình thức sau :
- Trò chơi Toán học :
 Là một trò chơi, trong đó có chứa một yếu tố toán học nào đó. Trò chơi có thể phân loại theo số người tham gia chơi : tập thể, cá nhân. Trò chơi có thể là vận động, trí tuệ, cũng có thể kết hợp vận động với trí tuệ
Bài toán dưới đây đòi hỏi các em phải suy nghĩ và gải bằng cách sử dụng các lập luận có lí, không cần tính toán.
- Đố vui Toán học :
 Là những câu đố có chứa một yếu tố kiến thức toán học nào đó. Câu đố toán học rất giống và có thể là một bài tập toán nhưng khác bài tập toán ở một số điểm sau :
 + Trong câu đố toán học nội dung toán học được gắn với một nội dung hấp dẫn nào đó trong cuộc sống thực tế.
 + Lời giải của câu đố toán học thường ngắn gọn, thông minh gây bất ngờ, thú vị.
4. Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng tiếp cận năng lực :
 Có nhiều kế hoạch bài học, trong đó thường dùng nhất là kiểu cấu trúc gồm 5 bước : - Ổn định tổ chức- Kiểm tra bài cũ- Bài mới- Luyện tập thực hành- Củng cố, dặn dò. Tuy nhiên thiết kế bài học như vậy thường thiên về lập kế hoạch các việc làm của GV mà chưa thật sự đi từ cách học của HS, cách HS chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, hình thành và phát triển năng lực.
 Với mô hình dạy học theo tiếp cận năng lực, nên khuyến khích sử dụng kiểu dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của học sinh gồm các bước chủ yếu : 
- Trải nghiệm
- Phân tích, khám phá, rút ra bài học
- Thực hành, luyện tập
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Theo đó, khi chuẩn bị thiết kế kế hoạch bài học theo hướng tiếp cận năng lực, GV cần thực hiện các bước sau :
 - Bước 1 :Nghiên cứu bài học
GV nghiên cứu bài học để xác định mục tiêu kế hoạch bài học về kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất của HS được hình thành, rèn luyện sau khi học xong một đơn vị kiến thức. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu bài học, GV xác định được kiến thức trọng tâm của bài và dự kiến các hoạt động học tấp sẽ thiết kế cho HS để đạt được mục tiêu của bài học.
 Khi xác định mục tiêu bài học, GV cần dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học và kết quả nghiên cứu bài học. Trong quá trình nghiên cứu bài học, GV
cần trả lời các câu hỏi sau :
 - HS có được kiến thức, năng lực, phẩm chất gì sau khi học bài này ?
 - HS đã có vốn kinh nghiệm thực tế gì liên quan đến ki	ến thức bài học ?
 - HS đã có được những kiến nào liên quan đến bài học ?
 - HS có thuận lợi, khó khắn gì khi học bài này ?
 - HS được rèn luyện, củng cố kiến thức, năng lực gì qua mỗi bài tập luyện tập ?
 - HS vận dụng kiến thức của bài học này vào thực tiễn như thế nào ?
 Khi viết mục tiêu bài học, GV nên sử dụng các động từ hành động có thể đo, đêm được để viết như : trình bày, phát biểu, xác định, phân tích, giải thích, so sánh, vận dụng. 
 - Bước 2: Thiết kế các hoạt động học tập
 GV cần dự kiến các hoạt động học tập cho HS khi nghiên cứu bài học, các hoạt động thường là : hoạt động trải nghiệm( trải nghiệm kiến thức cũ hoặc trải nghiệm bằng vốn sống của HS) ; hoạt động phân tích và rút ra bài học ; hoạt động thực hành luyện tập ; hoạt động củng cố, vận dụng kiến thức vào thực tiễn
 - Bước 3 :Thiết kê kế hoạch bài học
Nội dung của kế hoạch bài học có thể như sau :
I. Mục tiêu :HS bài này, HS đạt :
- Các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng( đặc biệt các trọng tâm của bài) đối chiếu với Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn Toán
- Các yêu cầu về năng lực, phẩm chất
II. Đồ dùng dạy học :
Giáo viên
Học sinh
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động trải nghiệm :
Hoạt động phân tích, khám phá, rút ra bài học
Hoạt động thực hành, luyện tập
Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiến
Tóm lại: Trong dạy học Toán người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng Toán học, hướng dẫn học sinh giải Toán, kết hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi Toán học, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Toán . 
 Hà Kỳ, ngày 10 tháng 5 năm 2020
 NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ
Đào Thị Kim Tuyến
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT CHUYÊN ĐỀ
..
Trường TH Hà Kỳ Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam
Tổ: 2+ 3 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÁO CÁO LÍ THUYẾT
Chuyên đề : “ Vận dụng các phương pháp dạy học môn Toán lớp 2+ 3 nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh.”
 Hôm nay, ngày 14 tháng 5 năm 2020, tổ 2+ 3 tiến hành họp báo cáo lí thuyết chuyên đề Toán.
I. Thành phần:
- Chủ tọa: Đ/c Đào Thị Kim Tuyến- Tổ trưởng
- Thư kí: Đ/c Phạm Thị Thơm - GV
- Toàn bộ GV tổ 2+ 3
II. Nội dung:
1. Thông qua lí thuyết chuyên đề:
 Người báo cáo: Đào Thị Kim Tuyến
2. Thảo luận góp ý nội dung chuyên đề:
 Các Đ/c giáo viên trong tổ lần lượt tham gia ý kiến bổ sung vào lí thuyết chuyên đề
3. Thống nhất nội dung lí thuyết chuyên đề:
 Thống nhất với lí thuyết chuyên đề đã triển khai. Chuyên đề đã đưa ra những định hướng cụ thể khi vận dụng đổi mới phương pháp dạy học Toán nhằm phát triển năng lực học tập cho HS
 Trong quá trình dạy học, GV chủ động lựa chọn nội dung tri thức phù hợp với đối tượng HS và điều kiện cụ thể của lớp học để phát triển năng lực học tập của HS không lệ thuộc vào sách giáo khoa.
 Giúp HS có đủ điều kiện, phương tiện để HS tự phát hiện ra tình huống có vấn đề từ đó lựa chọn cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất.
 Trong dạy học Toán người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng Toán học, hướng dẫn học sinh giải Toán, kết hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi Toán học, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Toán . 
 Trong quá trình tổ chức cho HS làm việc, giáo viên cần linh hoạt sáng tạo, không rập khuôn, máy móc biết tùy theo đặc điểm của HS, tùy theo nội dung bài, tùy theo điều kiện bàn ghế, phòng học và vận dụng các hình thức hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân,., chú trọng hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
4. Phân công người dạy minh họa chuyên đề:
- Người dạy: Nguyễn Thị Nhung
- Môn: Toán
- Bài dạy: Các số có ba chữ số
Ngày dạy: 28.5. 2020
 Biên bản được thông qua trước tổ, 100% GV trong tổ nhất trí.
 Chủ tọa Thư kí
Đào Thị Kim Tuyến Phạm Thị Thơm
Gi¸o ¸n d¹y THỰC NGHIỆM CHUY£N §Ò 2
 M«n: Toán
 Bµi d¹y: Các số có ba chữ số
 Ng­êi so¹n: Nguyễn Thị Nhung
 Ngày dạy: 28.5. 2020
I. Môc tiªu: 
 Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau:
 - Đọc, viết đúng các số có ba chữ số. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị.
- Cảm nhận được số lượng( số có ba chữ số) trong cuộc sống.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Mô hình các ô vuông, bộ thẻ số, thẻ chữ để lập các số co ba chữ số, bảng nhóm
- Phiếu học tập, trò chơi, tình huống vận dụng thực tiễn
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Bộ đồ dùng Toán 2
- Bảng gài đã kẻ sẵn các ô trăm, chục, đơn vị.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Khởi động: Chơi trò chơi Đố bạn.
 HS đặt câu hỏi đố bạn liên quan đến các số tròn trăm, các số có ba chữ số đã học; HS trả lời miệng hoặc viết đáp án ra bảng con. Chẳng hạn:
Viết số: một trăm linh năm
Đọc số: 104
Đếm tiếp 5 số bắt đầu từ số 107
Một nghìn bằng mấy trăm.
Qua quan sát HS chơi, GV đánh giá khả năng đếm, đọc, viết các số có ba chữ số, từ đó đưa ra những hỗ trợ kịp thời.
Hoạt động 2: Nhận biết các số có ba chữ số:
HS thực hiện các thao tác sau:
+ HS quan sát, GV lấy ra các thẻ ô vuông và gài vào bảng như SGK
+ HS xác định có bao nhiêu thẻ 1 trăm ô vuông, bao nhiêu thẻ 1 chục ô vuông, bao nhiêu thẻ ô vuông rời
- GV hướng dẫn cách đọc số 243( xác định số trăm, số chục, số đơn vị, viết số, đọc số)
( Lưu ý cách đọc, viết số, xác định số trăm, số chục, số đơn vị đối với một số trường hợp như 235, 444)
- HS lập các số có ba chữ số
+ Hoạt động theo nhóm, mỗi HS nghĩ ra một số có 3 chữ số bất kì, sau đó lấy các thẻ ô vuông trong bộ đồ dùng gài vào bảng trăm, chục, đơn vị rồi viết số thích hợp.
+ HS đọc cho bạn nghe số có ba chữ số mình vừa lập được và đố bạn số đó gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị
+ GV quan sát HS hoạt động, lắng nghe HS đọc số và giải thích cách lập số.
+ HS cử đại diện trình bày trước lớp- GV quan sát sản phẩm của HS, lựa chọn một vài sản phẩm
GV đặt câu hỏi để nhấn mạnh cách đọc cách viết các số có ba chữ số
3. Hoạt động 3: Thực hành- luyện tập
- HS làm bài cá nhân rồi đổi vở, chữa bài nói cho bạn nghe cách đọc, viết số cảu mình.
Bài 1:Mỗi số sau ghi số ô vuông trong hình nào?
GV đưa bảng phụ
HS quan sát hình vẽ nhận biết số lượng ô vuông rồi chọn số tương ứng
Bài 2:Mỗi số sau ứng với cách đọc nào?
Bài 3: Viết số( theo mẫu)
Tùy theo trình độ HS, GV có thể tổ chức cho HS làm từng bài tập để luyện tập kĩ năng đọc, viết các số có ba chữ số. Hoặc dựa vào các bài tập trên, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động củng cố kĩ năng đọc, viết các số có ba chữ số như sau:
 - HS tự viết các số có ba chữ số trong vòng 1 phút rồi đưa cho bạn đọc các số vừa viết
- HS chỉ vào số bất kì trong số vừa viết đố bạn đọc số vừa viết rồi nói xem số đó gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Đố bạn đếm tiếp, đếm cách các số trong phạm vi 1000 bắt đầu từ một số nào đó
- GV cũng có thể tổ chức chơi trò chơi tiếp sức theo nhóm, các em luận phiên nhau lên viết số. GV tổ chức nhận xét, đánh giá và yêu cầu mỗi nhóm đọc lần lượt các số được viết.
4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn:
- HS chia sẻ những thông tin các em biết về việc sử dụng các số có ba chữ số trong cuộc sống
- HS quan sát các hình ảnh sau và nói cho bạn nghe về các số có ba chữ số trong bức tranh
Ví dụ: dùng số có ba chữ số để đánh số trang sách, số phòng, độ dài quãng đường.
- GV có thể đặt câu hỏi kích thích HS tư duy như sau: 
Người ta dùng số có ba chữ số làm gì ?
Trong trường hợp nào nếu không nhìn rõ các con số sẽ gây khó khăn cho người sử dụng?
Ví dụ: dùng số có ba chữ số để đánh số trang sách, số phòng, độ dài quảng đường.
Trường TH Hà Kỳ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tổ: 2+ 3 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN DẠY THỰC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ
“ Vận dụng các phương pháp dạy học môn Toán lớp 2+ 3 nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh.”
 Hôm nay, ngày 28 tháng 5 năm 2020, tổ 2+ 3 tiến hành dự giờ tiết dạy thực nghiệm chuyên đề.
I. Thành phần:
- Chủ tọa: Đ/c Đào Thị Kim Tuyến- Tổ trưởng
- Thư kí: Đ/c Phạm Thị Thơm
- Toàn bộ GV tổ 2+3
II. Nội dung:
1. Dự giờ dạy thực nghiệm:
- Người dạy: Nguyễn Thị Nhung
- Môn: Toán
- Bài dạy: Các số có ba chữ số
2. Thảo luận nhận xét tiết dạy:
 Các đ/c GV lần lượt tham gia phát biểu ý kiến:
 - Đ/c Sen: Giảng dạy kiến thức cơ bản chính xác, có hệ thống theo đúng đặc trưng phân môn và định hướng lí thuyết đó triển khai.
 - Đ/c Sim: Giáo viên đã vận dụng tốt các phương pháp dạy học đặc biệt là phương pháp trực quan khi hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới về đọc, viết các số có ba chữ số
 - Đ/c Phương: Một vài HS trong lớp còn nhầm lẫn khi đọc một vài số có ba chữ số, khi đó GV đã đưa ra câu hỏi gợi ý giúp HS dựa vào các số chỉ trăm, chỉ chục, chỉ đơn vị để tìm ra cách đọc đúng
- Đ/ c Thơm: HS được tổ chức, hướng dẫn luyện tập thực hành, liên hệ thực tế gần gũi phù hợp với đối tượng HS trong lớp.
* Thống nhất nhận xét chung:
a. Ưu điểm:
- GV đã xác định được vị trí, mục tiêu chuẩn KT, KN và nội dung cơ bản trọng tâm của bài.
- Thực hiện vận dụng phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng lí thuyết chuyên đề đó triển khai.
- HS được luyện tập thực hành nhiều , nắm được nội dung bài, được hướng dẫn vận dụng kiến thức của bài vào thực tiễn cuộc sống
- Phát huy hơn nữa năng lực học tập của HS
- Lưu ý phần ghi bảng của GV cần khoa học
*. Thống nhất chuyên đề:
- Từng đồng chí GV nắm vững lí thuyết chuyên đề
- Có biện pháp tìm hiểu khảo sát đối tượng HS trong lớp, phân loại đối tượng HS qua kĩ năng đọc, viết số có ba chữ số.
- Lựa chọn biện pháp phù hợp trong nội dung chuyên đề thường xuyên áp dụng vào giảng dạy các nội dung thích hợp
- So sánh đối chiếu với các lớp trong khối để điều chỉnh hình thức dạy học phù hợp, đề xuất ý kiến bản thân với tổ chuyên môn
 Biên bản được thông qua , 100% GV trong tổ nhất trí
 Chủ tọa Thư kí
Đào Thị Kim Tuyến Phạm Thị Thơm
Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU 
..

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_cac_phuong_phap_day_hoc_mon_toan_lop_23_nham_p.docx
Sáng Kiến Liên Quan