Chuyên đề Tổ chức dạy học Tiếng Việt Lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Thực trạng của dạy học Tiếng Việt- phần vần lớp 1

Năm học 2020-2021 ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu: vừa tích cực thực hiện giải pháp phòng chống dịch Covid-19 vừa thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Tới nay, thầy và trò lớp 1 đã trải qua 2 tháng học của năm học với 8 tuần thực học. Trong đó: 2 tuần học 1 buổi/ngày; 6 tuần học 2 buổi trên ngày. Tuy thời gian chưa dài nhưng mỗi nhà trường chúng ta cũng đã cảm nhận được những thuận lợi và khó khăn khi học Tiếng Việt lớp 1chương trình GDPT 2018.

- Đối với cụm CM số 1 có 6 trường thì môn Tiếng Việt có 4 trường chọn bộ sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục"; 1 trường chọn bộ "Cánh Diều"; 1 trường chọn bộ "Cùng học để phát triển năng lực".

Thuận lợi:

 * Với giáo viên:

- Được cán bộ quản lí luôn đồng hành cùng giáo viên lớp 1: Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, dự giờ, phát hiện bất cập, tháo gỡ khó khăn. Coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học.

- Đội ngũ giáo viên lớp 1 là những hạt nhân trong đội ngũ giáo viên của nhà trường (Ưu tiên cho thay sách lớp 1) trẻ về độ tuổi, nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc.

- Các nhà trường rất quan tâm đầu tư trang thiết bị day học: đủ SGK, đồ dùng dạy học, thiết bị hiện đại (ti vi,máy chiếu )

- Thay sách lần này các tác giả của từng bộ sách đã đầu tư về nguồn tài liệu như: sách bản mềm, tranh ảnh sinh động, giáo án điện tử, đường linh tra cứu, kho tài liệu rất phong phú

 * Với học sinh:

 - Tranh ảnh trong sách rất phong phú và sinh động, phù hợp tâm lí lứa tuổi lớp 1, các em rất hứng thú học tập;

 - Chương trình đã phát huy được khả năng tư duy của học sinh dựa trên nhiều kênh hình, kí hiệu, mô hình giúp các em tự tìm ra các âm, vần tiếng mới, ghi nhớ nội dung câu chuyện., giúp các em nắm chắc được cấu tạo ngữ âm của tiếng nên học sinh nắm được cách phân tích cấu trúc ngữ âm, đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ,

 - Học sinh phát huy được các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Học sinh tự làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình. Học sinh được luyện tập, củng cố những kiến thức, kĩ năng đã học.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tổ chức dạy học Tiếng Việt Lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thanh.
	Lưu ý: Để phát triển tiếng, từ, câu, ngoài việc HS cài cần hướng dẫn, yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn, nói cho nhau nghe tiếng, từ câu; phân tích tiếng từ câu cho nhau nghe để phát huy sự sáng tạo của học sinh. Đây chính là dạy phát huy năng lưc học sinh.
 - Có thể cho HS nói trước lớp, HS khác nhận xét, phân tích,...(Nếu còn thời giian)
 	- Khi HS cài không nhất thiết phải giơ bảng cài, mà GV đến từng HS quabn sát, giúp đỡ, nắm chắc từng đối tượng mà có sự giúp đỡ cho hiệu quả.
	- Trong phần luyện viết vần: Gv cho HS tự viết vần ...vào bảng con, trình bày cách viết của mình. Nêu xem chữ ghi vần ... gồm mấy chữ cái? Vị trí, độ cao, khoảng cách của từng chữ cái... Có thể cho HS lên viết mẫu lại vần mới trên bảng lớp. GV không cần viết mẫu, trường hợp đối tượng HS viết chưa tốt thì GV đến giúp đỡ và hướng dẫn bổ sung.
	3.2. Dạy học tích hợp
	Dạy học tích hợp là dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và tronng cuộc sống. Trong Tiếng Việt lớp 1 cần tích hợp một cách nhẹ nhàng.
	- Tích hợp nội môn: 
Tích hợp các kiến thức, kĩ năng: đọc, viết, nói, nghe được tích hợp thông qua hoạt động học. Bài sau các em có tiến bộ hơn so với bài trước.
Ví dụ: Khi dạy vần ăm, ăp sau bài am/ ap. Học sinh so sánh được vần ăm/ăp có gì giống, có gì khác vần am/ap? Như vậy, nhờ tích hợp kiến thức, kĩ năng của các bài đã học các em hoàn thiện được yêu cầu của giáo viên.
Tích hợp các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong cùng một bài học. Điều này mỗi thầy cô chúng ta cảm nhận rất rõ ở mỗi bài học. Khi dạy, giáo viên cần tổ chức cho học sinh học tập sao cho ở mỗi hoạt động các em học được nhiều điều, phát triển được nhiều kĩ năng.
Ví dụ: Sách Cùng học để phát triển năng lực
Bài 5A: ch; tr Ở phần đọc qua câu hỏi Ở chợ có quả gì? HS trả lời được câu hỏi, GV cho nhắc lại đủ câu: “Ở chợ có quả na, quả thị, quả bí, quả cà.” Như vậy trong khi làm bài đọc hiểu, học sinh đồng thời được rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc.
	- Tích hợp môn Tiếng Việt với môn học khác
Cùng với tích hợp nội môn, trong khi dạy đọc, viết, nói, nghe giáo viên còn biết tận dụng các cơ hội để lồng ghép một cách nhuần nhuyễn, hợp lí vào giờ học các yêu cầu giáo dục liên môn như kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục quốc phòng an ninh,; tích hợp liên môn trong GDNT (ÂN, MT,...). Kết quả của các hoạt động đó giúp các em có được năng lực, phẩm chất của học tập Tiếng Việt.
+ Dạy tích hợp trong Âm nhạc: Ví dụ: Bài: "Vần /ay – ây/ (TV1- Tập 2 trang 50) Khi giải lao giữa tiết Tiếng Việt, GV cho HS cả lớp hát bài: Lí cây xanh. Sau khi học sinh hát xong GV yêu cầu HS tìm trong bài vừa hát tiếng nào có chứa vần ây. ...
+ Dạy tích hợp trong Mĩ thuật: Khi dạy Mĩ thuật, HS vẽ xong bức tranh. HS được thuyết minh về bức tranh của mình, GV chỉnh sửa lời giới thiệu của HS. Đó chính là rèn kĩ năng nói cho HS.
+ Dạy tích hợp lồng ghép QPAN trong bài: "Vần ay - ây TV1 Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 trang 88). Khi HS luyện đọc đến từ "máy bay" GV giới thiệu hình ảnh một số loại máy bay dân sự và máy bay quân sự (hình ảnh hoặc phim,...). GV chỉ vào máy bay quân sự và hỏi HS: Máy bay quân sự thường dùng để làm gì? nếu HS không trả lời được thì GV nói cho HS hiểu máy bay quân sự để vận chuyển vũ khí, .....
Đồng thời giáo dục HS KNS. Ví dụ: Dạy bài "Vần ay - ây". Trong hoạt động nói về chủ đề “xin lỗi”, GV giáo dục kĩ năng sống khi nào cần nói lời xin lỗi và nói lời xin lỗi có lợi gì cho em?
Như vậy, các em đã sử dụng điều học được ở các môn Âm nhạc, Mĩ thuật vào môn Tiếng Việt một cách nhẹ nhàng. Ngược lại, cách học Tiếng Việt như vậy cũng tác động tích cực tới việc học Âm nhạc, Mĩ thuật, giáo dục kĩ năng sống... cho các em.
	3.3. Dạy học phân hóa đối tượng học sinh:
- Dạy học phân hóa đối tượng học sinh là dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát huy tối đa khả năng học tập, tiếp thu của mỗi em. Với cách dạy học phân hóa đối tượng học sinh, giáo viên cần lựa chọn nội dung và hình thức dạy học nhằm hỗ trợ học sinh khó khăn trong học tập, khích lệ những học sinh có tiến bộ, tạo điều kiện phát huy khả năng của học sinh tiếp thu nhanh. Yêu cầu của dạy học phân hóa là xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, đưa HS yếu kém đạt chuẩn và giúp các đối tượng đã đạt chuẩn hoặc khá, giỏi phát triển ở mức cao hơn. Dạy học phân hóa có thể thực hiện bằng nhiều cách: nêu câu hỏi, bài tập theo nhiều mức độ khác nhau; yêu cầu tất cả học sinh đều được làm việc và được lựa chọn vấn đề phù hợp với mình; khuyến khích sự mạnh dạn, tự tin trong trao đổi, tranh luận và thể hiện; động viên và khen ngợi kịp thời các học sinh có ý tưởng sáng tạo, mới mẻ, độc đáo trong đọc, viết, nói, nghe.
Ví dụ : * Sách Cánh diều
Bài"Vần ôm; ôp" (Trang 86). Trong hoạt động luyện tập tìm tiếng có chứa vần "ôm, GV yêu cầu HS tìm các tiếng chứa vần "ôm". Lúc này, học sinh tự tìm tiếng theo khả năng của mình.
	- Hay phần đọc Bài " Chậm như rùa, nhanh như thỏ", GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm bài trong vòng 2phút. Trong khoảng thời gian 2 phút HS đọc theo khả năng của mình. (HS nhanh sẽ đọc được nhiều lần; HS chậm đọc được 1 lần hoặc chưa xong, có HS còn phải đánh vần)
* Bộ sách Vì sự bình đẳng trong giáo dục
Bài"Vần “ân;ât" Ởphần đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS quan tranh sách giáo khoa trước rồi mới quan sát tranh trên bảng lớp .
	- Sau khi quan sát tranh vẽ HSKG nảy ra từ và có thể tự đọc ,còn với HSTB giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm tiếng có chứa vần mới sau đó đánh vần , đọc trơn tiếng mới ->đọc từ ứng dụng . 
	- Ví dụ từ đất đỏ có thể gọi ngay HST B tự đọc và nêu tiếng mới được . 
Ởphần tạo tiếng mới:
	- GV để HS tự ghép tiếng và tự đọc tiếng chứa vần ân, ât. Có em ghép được 2, 3 tiếng , với HSKG có em nói được từ ngữ có tiếng vừa tìm được, có em nêu được cả câu chứa tiếng đó.
	- Sau khi HS nêu lại tiếng ,từ ,câu của mình GV đưa bảng chia thành 
Thật 
..
Thật thà 
Em rất thích ăn mận .
.
Yêu cầu HSKG đọc rồi rút ra kết luận vần ân kết hợp với 6 dấu thanh , vần ât kết hợp thanh sắc ,thanh nặng . 
**Giải lao hát : Đường và chân 
 Tìm tiếng trong bài vừa hát tiếng nào có chứa vần ân ? 
 GD KNS : Đôi chân đi học , chân đi chơi .
Sách cùng học để phát triển năng lực:
Ví dục: Bài 5B. HSTB- Đọc câu nói về lá cọ. HSKG- Lá cọ như thế nào? Tìm từ chứa tiếng âm vần của bài học trong câu  Vận dụng nói câu có chứa từ âm vần của bài học.
Tổ chức cho Học sinh luyện dưới nhiều hình thức khác nhau: VD bài 6D Phân cho Hs mỗi dãy cài tiếng mới trên đồ dùng. HS đọc cá nhân lần lượt tiếng mình cài. Tiếng sưởi. HS nêu miệng, GV kết hợp hỏi để củng cố về cấu tạo vần vừa học. Khuyến khích HS khá giỏi cài, tìm tiếng có chứa vần của bài học.
Phần vận dụng: Luyện đọc đoạn cho học sinh tìm tiếng có vần uôi, ươi; Luyện đọc nhiều hơn 3 câu văn cuối (trọng tâm)
	4. Tiếp tục khai thác có hiệu quả kho học liệu: 
	- Sách Cánh diều: đường linh: cloud book.vn
Cách 1: truy cập trang Web:  Thực hiện các bước sau:
	1. Chọn: Hỗ trợ Giáo viên/Sách giáo khoa/Sách giáo viên/Tiểu học/Môn Tiếng Việt.
	2. Vào mục Hỗ trợ dạy bao gồm:
	- Tài liệu tập huấn
	- Bài dạy minh họa
	- Các tranh minh họa phục vụ bài học -> GV tải ảnh về để sử dụng cho bài dạy.
	Hoặc GV có thể sử dụng các đường link sau:
Cách 2:truy cập trang Web:  
	Hoặc 
-> Giáo viên có thể nhập trực tiếp Mã sách Tiếng Việt ( mã số kích hoạt tem được in ở bìa sau của sách Tiếng Việt – cào lớp nhũ trên tem để nhận mã số)
	- Sách Cánh diều: đường linh: cloud book.vn
	- Sách: Cùng học để phát triển năng lực: sachmem.vn
5. ĐỀ XUẤT:
	Để thực hiện tốt việc Dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình GDPT 2018, cụm chuyên môn số 1 xin đề xuất với các cấp một số nội dung sau:
- Điều chỉnh nội dung chưa phù hợp trong bộ sách Tiếng Việt lớp 1. 
- Tách bộ đồ dùng toán, tiếng việt riêng biệt để tránh cồng kềnh, tiện cho việc sử dụng.
- Tổ chức các chuyên đề cấp huyện, cấp tỉnh để quản lí và giáo viên lớp 1 trong các nhà trường có dịp để học tập, trao đổi chuyên môn đặc biệt tháo gỡ khó khăn dạy và học Tiếng Việt lớp 1.
- Trong khung chương trình học, Bộ Giáo dục cần có tuần 0 trong quy định để các em học sinh lớp 1 có thời gian chuẩn bị, làm quen với trường lớp bạn bè, thầy cô; làm quen nề nếp học tập trước khi bắt tay vào việc học tập chính thức.
- Mỗi nhà trường tiếp tục nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa lớp 1 xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện của trường mình; thực hiện nghiêm túc chương trình GDPT 2018 nói chung và môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng.
- Các nhà quản lí, giáo viên lớp 1 tiếp tục phát huy nhiệt huyết, lòng yêu nghề, mến trẻ, tự học, tự bồi dưỡng trao đổi kinh nghiệm dạy và học để mỗi giờ học không chỉ đạt mục tiêu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh còn được phát triển phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
Trên đây là nội dung chuyên đề "Tổ chức dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018" của Cụm chuyên môn số 1. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà quản lí, các đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1. Đặc biệt, ý kiến chỉ đạo của các đc lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tứ Kỳ, các đồng chí lãnh đạo chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương để chuyên đề đạt kết quả cao nhất.
PHẦN PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHUYÊN ĐỀ CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 1 
1. BỘ SÁCH VÌ SỰ BÌNH ĐẲNG VÀ PHÁT TRIỂN TRONG GIÁO DỤC
(TRƯỜNG TH HƯNG ĐẠO)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Ngọc Hoàn
Trường: Tiểu học Hưng Đạo 
Bài 39: on, ot 
( Tiết 1 - Tuần 8)
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc được các vần on, ot và các tiếng / chữ có on, ot. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa on, ot.
- Viết đúng cỡ chữ, đúng kĩ thuật: on, ot, nón lá, quả nhót
- Bước đầu hình thành được năng lực hợp tác , giao tiếp ; hình thành phầm chất chăm chỉ, tích cực, tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: - Tivi, bài giảng Power Point
2. Học sinh: - Bộ đồ dùng Học vần (gồm thẻ chữ , dấu thanh và chữ cái ).
 - SGK, bảng, phấn, khăn lau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : ( 2-3’)
- GV tổ chức cho HS thi đọc các từ: đàn vịt, quả mít, nhà in, số chín
- GV và HS cùng nhận xét, tổng kết và tuyên dương những bạn đọc tốt.
- GV nhận xét chung 
- HS thi đua đọc đúng, nhanh các từ GV đưa.
- Nhận xét và tuyên dương bạn.
2. Hoạt động chính
2.1. Hoạt động 1: Khá phá vần mới + tạo tiếng ( 14-15’)
a. Vần on
- GV đưa cái nón, hỏi: Đây là cái gì? 
- HS trả lời: cái nón
+ Nón dùng để làm gì?
- HS trả lời 
- GV đưa từ: nón lá
Phân tích từ để có tiếng mới.: nón
- Phân tích tiếng để có vần mới: on
- GV chốt và giới thiệu vần mới : on
- HS quan sát, đọc lại từ
- HS trả lời: Có tiếng lá học rồi.
- HS đọc từ
- HS: Âm n, thanh sắc học rồi.
- GV: Vần on gồm có những âm nào?
HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần on.
- GV hướng dẫn HS đánh vần, đọc trơn , phân tích tiếng nón.
- Gọi HS đọc từ: nón lá
- Đọc tổng hợp: nón lá – nón – on
- Cho HS ghép tiếng có vần on
- Gọi 1 vài HS đọc tiếng của mình. -> GV nhận xét ( sửa nếu HS ghép sai)
- GV hỏi: Tiếng có vần on có thể kết hợp được với mấy dấu thanh?
-> GV chốt: khi tạo tiếng có vần on, có thể kết hợp với cả 6 dấu thanh
b. Vần ot : 
- GV yêu cầu: giữ nguyên âm o, thay âm n - Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn vần: CN- ĐT
- YC HS ghép tiếng có vần ot -> gọi HS đọc tiếng ghép được.
- GV: Tiếng có vần ot có thể kết hợp với mấy dấu thanh.
- GV chốt:.
- Gọi HS đọc tiếng: nhót -> đánh vần, phân tích, đọc trơn tiếng.
- GV: Hãy nói từ có tiếng chứa vần ot
- Gọi HS đọc từ: quả nhót
- Cho HS đọc tổng hợp lại bài.
- GV hỏi : Các em vừa học 2 vần mới nào ?
So sánh 2 vần 
- GV chốt: vần on, ot thuộc kiểu vần có âm chính và âm cuối.
- HS: phân tích
- HS đánh vần theo cá nhân , tổ , nhóm , lớp (từ chậm đến nhanh).
- HS đánh vần , đọc trơn, phân tích vần theo hiệu - HS đọc từ.
- 1,2 HS đọc
- HS ghép tiếng trên Bộ ghép chữ
- 2,3 HS đọc tiếng của mình.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS ghép trên Bộ ghép chữ
- Đọc vần: ot
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn vần: CN- ĐT
- HS ghép tiếng trên Bộ ghép chữ, đọc tiếng.
- HS trả lời: 
- HS đọc, đánh vần, phân tích.
- HS nói theo NL cá nhân ( quả nhót, lá nhót, cây nhót,...)
- HS đọc: CN- ĐT
- HS đọc tổng hợp.
- HS nêu sự giống và khác nhau của 2 vần vừa học
2.2. Nghỉ giải lao: ( 2-3’)
- Cho HS vận động tay chân theo nhạc 
- HS hát + vận động.
2.3. Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng (9-10’)
- GV yêu cầu mở SGK/ 90, đọc phần Khám phá.
- HS quan sát tranh, đọc các từ dưới tranh trong nhóm đôi
-Cho HS luyện đọc từ ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ ngữ 
- HS thực hiện đọc thầm phần Khám phá trong SGK.
- HS đọc nhóm đôi 
- HS tìm tiếng có chứa vần mới, đánh vần, đọc: CN- ĐT
- HS nghe. 
2.4. Hoạt động 3: Viết (bảng con) ( 5-6’)
- GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu : on, ot
YC HS đọc vần
* Viết vần on, ot: YC HS nêu độ cao các con chữ viết
- GV vừa viết mẫu vừa mô tả cách viết vần on, ot.
- Cho HS viết vào bảng con. GV quan sát , chỉnh sửa cho HS.
- GV nhận xét bài viết , tuyên dương HS.
Nếu còn thời gian GV hướng dẫn và cho HS viết từ : nón lá, quả nhót.
- HS đọc bài viết.
- HS nêu độ cao các con chữ.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS viết bảng con.
3. Hoạt động tiếp nối: ( 2-3’)
- GV: Nêu 2 vần mới học hôm nay.
- GV tổng kết, tuyên dương HS.
- Nhận xét tiết học. 
- HS: on, ot
- HS lắng nghe.
2. BỘ SÁCH CÁNH DIỀU (Trường TH Ngọc Kỳ)
 Giáo viên soạn giảng: Trịnh Thị Hồng
Đơn vị công tác: Tiểu học Ngọc Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương
TIẾNG VIỆT
Bài 43: im, ip ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Tìm và đọc đúng tiếng, từ có vần im, ip. Đọc đúng, bước đầu biết ngắt nghỉ hơi phù hợp sau mỗi dấu câu. Bước đầu hiểu được nội dung bài tập đọc. 
- Biết chia sẻ với bạn, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn hoạn nạn.
- Hình thành phầm chất chăm chỉ, tích cực, tự giác học tập. Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, con vật xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG : - GV: Ti vi (Trình chiếu)
 - HS: Sách giáo khoa, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1-2 phút): 
- Video bài hát: Tập thể dục buổi sáng 
2. Luyện đọc:
a) Giới thiệu bài (1-2 phút) 
- GV đưa tranh cho HS quan sát xem bức tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu vào bài tập đọc.
b) GV đọc mẫu (1 phút)
- Gv đọc chậm, giọng đọc nhẹ nhàng.
c) Luyện đọc tiếng, từ. (4-5 phút) 
- Cho HS tìm tiếng, từ chứa vần im, ip
- Cho HS luyện đọc lại tiếng từ đó. Đọc từ ngữ khó: thò mỏ gắp, gặp gió to, chả dám chê.
- GV có thể giải nghĩa một số tiếng, từ khó.
d) Luyện đọc câu (6-7 phút)
- Yêu cầu HS tự đọc thầm, nêu số câu
- GV cho HS luyện đọc từng câu, nối tiếp câu trước lớp. (thay đổi hình thức đọc)
- Đọc nối tiếp câu. GV nghe và chỉnh sửa 
* Giải lao: GV cho HS chơi trò chơi:......
e) Thi đọc nối đoạn (9-10 phút)
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 79 .
- Đọc 3 câu đầu. GV nêu đó là đọc 1. 4 câu sau là đoạn 2. Bài chia làm 2 đoan.
- Cho HS luyện đọc đoạn.
- Tổ chức thi đọc. 
g) Luyện đọc cả bài (2-3 phút)
- Gv nhận xét.
h) Tìm hiểu bài. (5- 7 phút)
+ Sẻ gặp cò ở đâu? Sẻ chê mỏ cò thế nào?
+ Sẻ rủ cò qua bờ hồ, gặp gió to sẻ bị làm sao?
+ Khi đó, cò đã làm gì? Từ đó sẻ có dám chê cò nữa không?
- GD HS, liên hệ: Chúng ta không chê người khác, biết giúp đỡ, tình bạn.
3. Vận dụng (2-3 phút)
- Nêu 2 vần mới học hôm nay.
- Về nhà em còn làm gì?
- HS hát và vận động theo bài hát.
- HS quan sát tranh và trả lời.
- Tranh vẽ cỏ, hồ nước, con cò đang cắp một con chim,.....
- HS lắng nghe.
- HS tìm: chìm nghỉm, kịp.
- HS luyện đọc tiếng, từ ( cá nhân, nhóm, lớp).
- HS tự đọc thầm bài, nêu số câu trong bài.
- HS luyện đọc câu 
- Nhận xét bạn đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS dùng chì gạch đoạn
- HS luyện đọc đoạn.
- 2 HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn.
- HS luyện đọc cả bài ( 1-2 HS), cả lớp đọc đồng thanh.
+ Sẻ gặp cò ở hồ.Sẻ chê mỏ cò thô.
+ Gặp gió to, sẻ chìm nghỉm.
+ Cò kịp thò mỏ gắp sẻ, đưa sẻ qua hồ.Từ đó, sẻ chả dám chê cò.
- HS lắng nghe
-HS đọc lại 2 trang của bài 43
- Tìm các tiếng, từ chứa vần im, ip. Viết, đọc lại bài. Chuẩn bị bài: Ba chú lợn con.
_________________________________________________________________
1. BỘ SÁCH CÙNG HỌC VÀ PHÁT TRIỂN (Trường TH Bình Lãng)
GIÁO ÁN DẠY CHUYÊN ĐỀ CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 1 
MÔN TIẾNG VIỆT 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Bình Lãng - Tứ Kỳ - Hải Dương
Bài 8B: on, ôn, ơn ( Tiết 1)
I. MỤC TÊU:
- Đọc đúng các vần on, ôn, ơn; các tiếng, từ ngữ chứa vần on hoặc ôn, ơn. Đọc hiểu một số từ ngữ trong bài.
- Nói về bức tranh dùng từ chứa vần on hoặc ôn, ơn.
- Học sinh biết hợp tác nhóm, quan sát tranh trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập .
- Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Máy tính, ti vi,
- Học sinh: Bộ đồ dùng thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KHỞI ĐỘNG:
*Hoạt động 1: Nghe – nói: (3 - 5')
- Đưa tranh phóng to SGK, yêu cầu HS quan sát tranh và nói ND tranh.
- HSCL quan sát tranh và một số em nói trước lớp.
- GV kể đoạn hội thoại của chào mào, sơn ca cho HS nghe.
- Lắng nghe
 - Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi hỏi-đáp theo nội dung tranh.
- HS trao đổi nhóm đôi
- Mời các nhóm lên đóng vai. Nhận xét, ĐG 
- 2 - 3 nhóm trình bày.
B. KHÁM PHÁ: 12-15’
*Hoạt động 2: Đọc.
a/ Đọc tiếng, từ ngữ.
*Vần on
* GV chiếu từ: Con và gọi HS đọc.
- HS đọc.
- YC HS phân tích từ con.
- HS phân tích: 
- Giới thiệu, cho HS PT tiếng mới: con.
- HS phân tích. HS khác nhận xét.
- GV phát âm mẫu: on. 
- HS CN, ĐT.
- Vần on có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?
- HS trả lời: âm o đứng trước, âm n đứng sau.
- YC HS nhận xét
- HS thực hiện
- YC HS đánh vần: o - nờ - on. Sau đó đọc trơn vần on.
- HS thực hiện
- YC HS đánh vần tiếng con.
- HS đánh vần cá nhân,ĐT.
- Cho HS đọc bài. 
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
*Vần ôn: 
- Yêu cầu HS cài vần "on" vào thanh cài.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS giữ lại âm cuối n, thay âm chính o bằng âm chính ô ta được vần gì?
- HS thay và tự phát hiện ra vần "ôn".
- GV viết vần "ôn" lên bảng.
- GV phát âm mẫu. 
- HS phát âm 
- Yêu cầu HS nêu cấu tạo, đánh vần vần "ôn"
- Vài HSTL.
- YC HS tự tìm tiếng mới có chứa vần ôn.
- HS cài vào thanh cài, đọc.
- Viết tiếng "bốn".
- Vài HS phân tích.
- Yêu cầu HS tìm từ có tiếng chứa tiếng bốn. 
- HS tự tìm từ, đọc trước lớp.
- Viết từ số bốn
Từ "số bốn" gồm có mấy tiếng?
- HS luyện đọc từ.
- HSTL
- GV cho HS đọc tổng hợp . 
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
*Vần ơn: Quy trình tương tự vần “on”
- GV cho HS đọc tổng hợp cả bài.
- Một số HS, nhóm đôi, cả lớp.
- Yêu cầu Hs nhắc lại các vần mới học
- HS nêu: ....on, ôn, ơn
- GV Giới thiệu tên bài, Kết hợp ghi bảng 
Hs nhắc tên 
- Yêu cầu HS so sánh 3 vần mới học 
Hs nêu
Giải lao(2 - 3’)
b/ Tạo tiếng mới:
- Yêu cầu Hs mở SGK trang 82
HS Thực hành theo nhóm đôi
- Đưa bảng phụ tiếng	
HS chỉ, đánh vần tạo tiếng
- GV lưu ý phát âm.
- GV nhấn mạnh lại cách đặt dấu thanh trên hoặc dưới o, ô, ơ.
- HS chú ý lắng nghe.
C. LUYỆN TẬP: 7-9’
c/ Đọc hiểu
+ GV đưa tranh 1 và yêu cầu HS quan sát rồi nêu nội dung tranh.
- HS quan sát, nêu nội dung.
- GV đưa từ: "mẹ con" và gọi HS đọc.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới học.
- Một số HS đọc.
- HS nêu: con
- GV hỏi: Hai mẹ con đang làm gì?
- GVGD tình cảm mẹ con.
- HS nêu
- HS tự nêu
+ Tranh 2, 3 thực hiện tương tự tranh 1.
Với từ “Lay ơn” GV nhấn mạnh phần khuyết âm đầu.
+ Đưa lại bức tranh có cả 3 từ và cho HS đọc tổng hợp.
Cho Hs nói câu với 1 trong các từ trên.
- Một số HS, nhóm, lớp đọc.
*Củng cố:2-3’ Hôm nay các em vừa được học mấy vần mới? 
Tổ chức cho HS giải câu đố sau:
- HSTL: 3 vần.
"Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò?".
 Là con gì?
- HSTL: con lợn.
- Theo con, tiếng có chứa vần mới học là tiếng nào?
- HSTL: tiếng "lợn".
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_to_chuc_day_hoc_tieng_viet_lop_1_theo_chuong_trinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan