Chuyên đề Rèn cách cầm bút và ngồi viết cho học sinh Lớp 1

Thực trạng của việc cầm bút viết và tư thế ngồi viết của học sinh lớp 1.

 Đôi tay của HS lớp 1 đang phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động của các ngón tay vụng về, yếu, chóng mỏi. Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi, cầm bút chặt, các cơ tay căng khó di chuyển, dường như các em viết toàn thân chứ không phải viết bằng tay, khi viết mím môi, mím lợi, tròn mắt, dùng sức mạnh của cả cách tay khi viết. Như vậy tay sẽ ấn mạnh và chữ bị cứng, nét bút quá to, nếu viết bút mực có thể làm in sang trang phía sau hoặc làm rách vở. Đặc biệt hiện nay HS được cha mẹ quan tâm, mua màu sáp và những quyển vở tập tô màu như tô màu siêu nhân, đồ dùng học tập, các loại hoa để rèn cho các em kĩ năng tô màu ngay từ khi còn rất nhỏ. Đó là điều tốt nhưng nhiều cha mẹ không để ý đến cách cầm màu tô của các con nên chúng cầm màu bằng cả bàn tay khi tô (vì tay chúng còn yếu). Từ đó khi lên Mẫu giáo và lớp 1 các em đã thành thói quen và rất khó sửa cho giáo viên. Các em cầm bút bằng 4 ngón tay hoặc chụm cả 5 ngón tay khi viết. Khi viết tay các em khuỳnh phần cổ tay lên trên, cổ tay không thẳng với phấn cánh tay làm cho tốc độ di chuyển của tay chậm, giảm tốc độ viết, nét chữ cứng, không có độ mềm mại. Nhiều học sinh khuỷu tay còn không đặt chéo ở phía dưới mà lại chếch lên phía trên. Nhiều học sinh còn cầm bút thấp quá, tay tì cả vào ngòi bút làm cho tay bẩn, bôi bẩn ra vở và ngòi bút bị cứng, không có độ mềm nhất định. Có học sinh khi viết tay trái thõng xuống phía dưới, ngực tì vào mép bàn hoặc tay trái còn nghịch vật nào đó, hay để lên phía trên của quyển vở, không giữ cố định vở khi viết. Như vậy khi viết không thoải mái, vở dễ bị xê dịch khi viết gây nguệch ngoạc ra vở.

 Về tư thế ngồi viết. Hiện nay tôi thấy hầu hết các em đều có tư thế sai khi ngồi viết. Lưng các em thường cong, mông choãi ra phía sau của ghế, ngực tì vào bàn và gần như ở tư thế nằm bò ra bàn viết. Có nhiều em còn gác hai chân lên thanh ngang phía dưới của ghế làm cho toàn thân mình cứng, không thoải mái khi ngồi viết có thể làm cong vẹo cột sống, các xương phát triển không bình thường. Nhiều em khi viết cằm tì vào tay trái hoặc tì vào bàn khi viết có thể gây các tật ở mắt.

 Trước những thực trạng trên nên Tổ chuyên môn 1 tiến hành thực hiện chuyên đề "Rèn cách cầm bút và ngồi học cho học sinh lớp 1" để sửa cách cầm bút và tư thế ngồi viết cho các em từ đó nâng cao chất lượng chữ viết, đẩy mạnh phong trào vở sạch chữ đẹp. Ngoài ra thực hiện chuyên đề còn hàn chế tối đa các tật ở mắt do cách ngồi học và những dị tật về xương sống cho học sinh.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Rèn cách cầm bút và ngồi viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở mắt. 
	Trước những thực trạng trên nên Tổ chuyên môn 1 tiến hành thực hiện chuyên đề "Rèn cách cầm bút và ngồi học cho học sinh lớp 1" để sửa cách cầm bút và tư thế ngồi viết cho các em từ đó nâng cao chất lượng chữ viết, đẩy mạnh phong trào vở sạch chữ đẹp. Ngoài ra thực hiện chuyên đề còn hàn chế tối đa các tật ở mắt do cách ngồi học và những dị tật về xương sống cho học sinh.
IV. Tìm hiểu cách cầm bút đúng và ngồi học đúng tư thế
1. Cách cầm bút đúng
1. Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. 
2. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết . 
3. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. 
4. Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út va áp út (ngón đeo nhẫn). 
5. Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út). 
6. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 450. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 900. 
7. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy. 
8. Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá “tù”, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu.
2. Tư thế ngồi đúng
1. Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó.
2. Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm. 
3. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
4. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi. 
5. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái. 
6. Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang.   
IV. Một số biện pháp giúp học sinh cầm bút và có tư thế ngồi viết đúng
1. Giáo viên hướng dẫn thật tỉ mỉ và sát sao trong việc rèn cho HS cách cầm bút và tư thế ngồi viết
a. Điều kiện về tư thế ngồi viết .
Ngay từ khi vào lớp ở tuần đầu cần hướng dẫn học sinh rất kĩ về tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất, không gò bó (dễ gây tê mỏi), hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi quá cao, đầu phải cúi gằm xuống. Ngồi quá thấp, đầu phải nhìn lên (điều này phụ thuộc vào bàn ghế phải thích hợp kích cỡ học sinh). Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Khoảng cách từ mắt đến tầm 25cm đến 30cm là vừa (hơn một gang tay người lớn); không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị .
Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghé ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lệch cột sống, rất khó chữa sau này.
Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
Tay trái để xuôi theo chiều  ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch , đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
b/  Hướng dẫn cách cầm bút đúng:
Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay  là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
Các tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đến các cố tật sau này khó chữa như: căng cứng, mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi tay; ra nhiều mồ hôi tay; không thể viết lâu, viết nhanh được.
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 450. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 900. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
	Sau khi hướng dẫn với học sinh cách cầm bút đúng và tư thế ngồi viết trên giáo viên cần nhắc nhở các em thường xuyên. Đây là một quá trình diễn ra lâu dài thì các em mới thành thói quen tốt được nên giáo viên không được nóng vội yêu cầu các có thể làm đúng luôn được. Nếu những em có cách cầm bút sai từ trước thì để sửa cho em này cần thời gian, sự tỉ mỉ, nghiêm khắc và cũng cần động viên kịp thời khi em đó có tiến bộ. Thời gian này phải mất một hoặc hơn một tháng. Giáo viên cần nhẹ nhàng, khích lệ các em làm đúng yêu cầu của giáo viên. Ngoài ra kiểu chữ mà các em viết là kiểu chữ 5 li nên khi viết các em rất nhanh bị mỏi tay. Cần tổ chức các bài thể dục cho tay và lưng hoặc tổ chức trò chơi cho học sinh giữa thời gian viết thì hiệu quả viết và rèn thói quen cho các em sẽ hiệu quả hơn.
	Để các em có thể nắm được cách cầm bút đúng và ngồi viết thoải mái thì cầm cho học sinh nhớ các quy định về cách cầm bút và ngồi viết. Trong một tiết học, trước khi tổ chức cho học sinh viết thì giáo viên cho một vài học sinh nhắc lại cách cầm bút và cách ngồi viết để học sinh cả lớp nhớ và thực hiện theo. Giáo viên cần cho học sinh nhớ kĩ những nội dung này vì có nhớ trong đầu thì các em mới có thể hình thành hành vi được. Giáo viên cũng cần tuyên dương những học sinh thực hiện tốt nhất những yêu cầu của cô về cách cầm bút và cách ngồi viết. Có thể thưởng cho em đó một phần thưởng nhỏ như bông hoa hoặc bút chì thì các em sẽ có hứng thú hơn và thi nhau thực hiện tốt. 
2. Thi đua trong nhóm học tập
	Với học sinh lớp 1 không có ai giám sát hiệu quả hơn việc học sinh theo dõi lẫn nhau bởi các em rất thích cho cô giáo thấy mình làm tốt hơn bạn. Khi cung cấp cho học sinh về quy định cách cầm bút và ngồi viết đúng cần phân nhóm kiểm tra lẫn nhau theo nhóm đôi 2 học sinh ngồi cùng bàn. Khi viết các em sẽ theo dõi nhau xem trong cả quá trình viết thì bạn bên cạnh mình thực hiện đúng hay chưa đúng và báo cáo với cả lớp để tuyên dương hay nhắc nhở kịp thời. Việc làm này tưởng nhỏ nhưng có hiệu quả rất lớn. Các em sẽ kịp thời báo cáo cho giáo viên biết nếu bạn thực hiện sai và tư đó giáo viên sẽ sửa chữa kịp thời không để các em quay trở lại thói quen cũ. Giáo viên cũng có thể tổ chức cuộc thi nhỏ: Chúng mình cùng làm tốt để hai bạn cùng nhắc nhở nhau thực hiện. Nếu sau một thời gian đôi bạn nào cùng có cách cầm bút viết và ngồi viết đúng thì hai bạn đó cùng được tuyên dương và có phần thưởng. Làm như vậy các nhóm bạn sẽ thi đua nhau thực hiện và hiệu quả sẽ rất cao
3. Kết hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện cho con
	Nếu ở trên lớp giáo viên đã rèn luyện cho học sinh cầm bút và ngồi viết đúng nhưng về nhà phụ huynh muốn cho con viết nhưng không để ý đến cách cầm bút cũng như ngồi viết của con thì công sức của cả cô và trò khi ở trên lớp là bằng không. Nhiều phụ huynh không thể nắm được các quy định đúng về cách cầm bút và ngồi học. Họ không để ý đến các tư thế này của con mà chỉ quan tâm đến con có viết hay không, viết đẹp hay chưa mà thôi. Nhiều phụ huynh còn cho con ngồi bàn gấp hoặc ngồi bàn uống nước viết thậm chí còn nằm bò ra giường viết. Như vậy là đã phá bỏ hết tất cả những cố gắng của cô và học sinh ở trên lớp. Và như vậy lại phá hỏng nhứng thói quen vừa mới được hình thành ở trên lớp. Cứ như vậy thì học sinh không bao giờ có thể hình thành được thói quen và kĩ năng đúng được. Do vậy vấn đề cũng rất quan trọng là giáo viên cần gặp gỡ phụ huynh và hướng dẫn cho họ các quy đinh về cách cầm bút và ngồi học để từ đó họ rèn luyện thêm cho con em mình. Cũng cần nhắc nhở phụ huynh cần phải kiên trì, sát sao không thể nóng vội được. Để các em thực hiện đúng trước hết khuyến khích phụ huynh thay bàn học cho con theo đúng quy chuẩn và phù hợp với chiều cao của con. Không để cho con nằm viết. Sắm sửa đèn học để học sinh đảm bảo ánh sáng khi ngồi viết. Đây cũng là một yếu tố giúp các em có thể ngồi viết đúng được. Ngoài ra khuyến khích phụ huynh trước khi cho con viết cần yêu cầu con nhắc lại cách cầm bút đúng và tư thế ngồi viết đúng để vừa học sinh nhớ được mà phụ huynh cũng nhớ được nội dung này. Học sinh vừa được rèn luyện ở lớp vừa được rèn luyện ở nhà thì thói quen tốt của các em sẽ nhanh chóng được hình thành. Đây sẽ là điều kiện tốt để các em học tốt nhiều môn học trong chương trình lớp 1 đặc biệt là kĩ năng viết của các em được nâng cao rõ rệt.
	Ở thời gian đầu, HS viết bằng bút chì, do các ngón tay còn yếu nên trẻ thường cầm bút rất thấp để điều khiển bút viết. Muốn cố định khoảng cách cầm bút của trẻ, phụ huynh cần trực tiếp gọt bút chì và yêu cầu trẻ không cầm trùm lên lát gọt ( độ dài lát gọt không nhỏ hơn 2,2cm). Hơn nữa, việc viết bằng bút chì ngay từ đầu sẽ tạo cho các con thói quen viết nhẹ tay ( một yếu tố hết sức quan trọng trong kĩ thuật viết chữ), vì nếu con tì bút mạnh tay thì phần đầu bút chì sẽ gãy. Vì vậy, để trẻ có thói quen cầm bút đúng khoảng cách, viết nhẹ nhàng, phụ huynh tuyệt đối không cho con sử dụng bút bi, bút mực để viết chữ ở giai đoạn đầu. 
	Kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện cho thấy, những HS không biết cách cầm bút, cầm bút thấp và tì mạnh tay khi viết thì không thể có chữ viết đều, mềm mại, trơn nét và nhanh được. Nếu GV và phụ huynh không quan tâm hướng dẫn HS cách cầm bút ngay từ buổi đầu thì các em sẽ có thói quen cầm bút sai và rất khó khắc phục khi học ở các lớp trên
4. Giáo viên và phụ huynh cần chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh có cách cầm bút đúng và ngồi viết thoải mái
a. Lựa chọn bút viết cần đảm bảo một số yêu cầu sau
- Giai đoạn viết bút chì (từ đầu năm học đến tuần 9) tôi đã hướng dẫn HS chuốt bút chì sao cho đầu bút không quá nhọn vì khi di chuyển bút trên giấy khó, dễ gãy ngòi và xước giấy, nét chữ bị mỏng, cũng không để đầu bút quá to làm nét chữ bị lớn quá không đẹp, vở sẽ bị dơ; hạn chế tối đa việc dùng tẩy bôi xoá nhằm tạo cho em có ý thức cẩn thận không ỷ lại vào “cục tẩy”.
 - Đến giai đoạn HS viết bút mực và viết chữ nhỏ cũng cần phải lưu ý một số điều: thống nhất với cả lớp là dùng mực màu tím, giới thiệu một số loại bút tốt, viết nét đẹp để phụ huynh mua cho các em.
Bút không quá dài hoặc quá ngắn khoảng 13 cm là vừa phải
Bút không to hoặc nhỏ quá nhất là chỗ tay cầm bút đường kính 7 mm là vừa
Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.
Các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra mực đều.
Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ ( khoảng 8 đến 10g/1 cây bút là vừa )
Ngòi bút không quá trơn để điều khiển được bút theo ý người viết, không quá sắc để khi viết không bị gai tránh việc rách giấy và nhoè mực. Điều chỉnh rãnh dẫn mực đến đầu ngòi cho vừa phải nhiều hơn bút bình thường vì nét đậm cần xuống mực nhiều hơn. Ngoài ra lựa chon bút tránh những bút hay tắc mực vì bút này học sinh phải tô đi tô lại mới ra mực làm bẩn vở, xấu chữ và phá hỏng cách cầm bút của học sinh. Rửa sạch bút bằng nước trước khi hút mực lần đầu, hút đầy mực và lau mực ở phần đầu ngòi.
Với những yêu cầu trên sẽ giúp học sinh cầm bút được dễ dàng, không bị mỏi tay, dễ viết nên học sinh sẽ dễ dàng thích nghi với cách cầm bút đúng. Bút ra mực đều, trơn ngòi sẽ dễ viết, học sinh không cần phải xoay bút hoặc đổi cách cầm bút khác làm thay đổi thói quen cầm bút của các em.
b. Lựa chọn vở
Chuẩn bị giấy, vở là loại giấy tốt không nhoè vì hiện nay thị trường bút bi rất nhiều loại phong phú, đa dạng nên các nhà sản xuất giấy ít quan tâm đến chất lượng giấy viết cho bút mực do vậy nhiều loại giấy không sử dụng được cho viết bút mực. Giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ là loại vở ô li có dòng kẻ carô nhỏ.
Khi sửa dụng loại vở này bút sẽ dễ ra mực, không nhòe không gai học sinh dễ viết cũng tạo điều kiện để các em thực hiện cầm bút đúng và ngồi viết với tư thế thoải mải.
KẾT LUẬN
 Như vậy cách cầm bút đúng và có tư thế ngồi viết đúng gần như quyết định chất lượng chữ viết của học sinh. Ngoài ra nếu cầm bút và ngồi viết đúng sẽ giúp học sinh tránh được những tật về mắt hoặc cong vẹo cột sống do quá trình ngồi viết sai tư thế. Do vậy đây là một thói quen quan trọng của học sinh mà giáo viên cần coi trọng để rèn luyện. Nhưng đây không phải là thói quen dễ hình thành một cách nhanh chóng. Muốn có thói quen tốt này đòi hỏi không chỉ sự kiên trì của cô giáo mà cần hơn cả sự cố gắng hết sức của học sinh vì các em ở độ tuổi còn rất nhỏ mà bất cứ sự việc cần cố gắng thì các em lại rất nhanh chán. Do vậy cần phối hợp nhiều phương pháp để rèn luyện cho các em. Quan trọng hơn cần giáo dục cho các em biết tác dụng của việc thực hiện đúng và tác hại của việc thực hiện chưa đúng những yêu cầu về cầm bút và ngồi học. Giáo viên cũng cần động viên, khuyến khích kịp thời sự cố gắng, nỗ lực của các em để nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện từ đó nâng cao chất lượng chữ viết. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà trong mỗi trường học.
 Quang Khải, ngày 19 tháng 12 năm 2019
 	NGƯỜI VIẾT
 Trần Thị Hường
Ý KIẾN CỦA BAN GIÁM HIỆU
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Khi HS viết vở, tôi hướng dẫn cho HS viết từng chữ từng dòng, luôn kiểm tra, sâu sát với từng em để chỉnh sửa kịp thời kết hợp với việc nhắc các em giữ gìn vở cẩn thận (không để vở quăn góc), tôi luôn yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau thường xuyên kiểm tra vở nhau để nhắc nhau chỉnh sửa. 
Trong quá trình viết bút mực, tôi luôn lưu ý học sinh cẩn thận để hạn chế tối đa sai sót. Khi lỡ sai, các em dùng bút chì và thước kẻ gạch ngang lên chữ viết sai, rồi viết lại chữ đúng bên cạnh - Đối với cỡ chữ nhỏ tôi cho HS luyện riêng trong vở rèn chữ ở nhà nội dung bài học ( chỉ cho HS rèn viết một phần bài học, khoảng 4-> 5 dòng) tránh tình trạng các em phải viết quá nhiều, dẫn đến việc nhàm chán. Biện pháp 2: Chú ý rèn chữ viết trong tất cả các môn học. Không chỉ uốn nắn, rèn luyện nét chữ cho các em ở phân môn Tập viết, bản thân tôi còn luôn chú trọng đến việc rèn chữ viết, cách trình bày bài vở sạch đẹp, khoa học ở tất cả các môn học cho HS. Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, tạo sự hài hước nhẹ nhàng trong giờ rèn chữ: Tôi đã vận dụng phương pháp giáo dục thân thiện giữa thầy và trò trong giờ rèn chữ. Đó là sự ân cần hướng dẫn chi tiết đến từng học sinh, không nên, không vội, không nóng nảy, chú ý nếu có vấn đề mà mình chưa thể trả lời được ngay thì nên khiêm tốn hẹn học sinh để nghiên cứu và xem xét lại rồi hẹn và thực hiện trả lời trước học sinh. Sự khiêm tốn của người thầy trong trường hợp này là một tấm gương rất có giá trị cho học sinh. Đôi khi trong quá trình dạy viết giáo viên có thể nhầm lẫn, ví dụ: gọi nhầm tên nét chẳng hạn – đừng khoả lấp vì học sinh sẽ phát hiện – lúc này tôi nói “cô xin lỗi – cô nhầm” theo tôi không nên để học sinh ngồi im chỉ biết nghe, tôi luôn cố gắng dành thời gian hỏi – đáp và tạo cơ hội cho học sinh hỏi những vấn đề các em còn thắc mắc qua đó đánh giá kết quả tiếp thu của học sinh và kết quả giảng dạy của mình một cách chính xác. Tạo cơ hội thảo luận, đối đáp trong học sinh bằng hình thức nhóm nhỏ hoặc cả lớp.Từ đó rèn phản ứng nhanh nhạy, phản xạ tốt, mạnh dạn, chủ động trước đám đông. Ví dụ: Khi tôi đố các nhóm trong lớp chữ hoa B có bao nhiêu nét và gồm những nét gì? Học sinh thảo luận nhóm và trình bày. Tôi thể hiện sự chú ý lắng nghe ý kiến của học sinh để từ đó xây dựng điều
gì cần chỉnh. Cần sửa sai cho học sinh. Nếu các em nêu đúng thì tôi không tiếc lời khen học sinh theo phương châm “phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm” nếu học sinh nói chưa đúng tôi nhẹ nhàng chỉnh sửa với thái độ thân thiện. Ví dụ: bạn nêu rất là rõ ràng nhưng chưa chính xác Trong giờ học rèn chữ nói riêng và trong tất cả các môn học nói chung tôi tránh gây căng thẳng với học sinh thay vào đó là nụ cười thân thiện. Điều đó sẽ tạo nên một không khí thoải mái, không bị ức chế, theo tôi như vậy học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn. Nếu học sinh có sai sót, ngớ ngẩn tôi không tỏ ý bực dọc, mắng nhiếc, mà coi đó là cơ hội sư phạm để giải đáp, điều chỉnh, uốn nắn, nhằm tăng hiệu quả giáo dục của mình. Theo tôi sửa cái sai trong học sinh cũng cần thiết và quan trọng như dạy điều đúng cho học sinh. Tôi luôn thể hiện sự bao dung, tha thứ, sự hiểu biết về tâm lí lứa tuổi trước các lỗi lầm của học sinh “nhẹ nhàng mà nghiêm khắc” (như quên mang vở, lỡ tay làm lem mực vào vở, viết sai nét,) với những trường hợp như vậy có thể cho học sinh viết tạm vào một quyển vở khác, hay nhắc nhở học sinh rút kinh nghiệm lần sau. Theo tôi nên chia sẻ, động viên, khuyên bảo, lắng nghe những ý kiến, những thắc mắc của các em để khoảng cách giữa thầy và trò gần lại. Từ đó, các em mới dám thể hiện những “điểm yếu” của mình trong môn học và mong muốn được cô giúp đỡ. Ví dụ: Cô ơi con viết chữ th không được hay chữ o con viết chưa tròn Tạo hứng thú trong giờ học thông qua các thủ thuật suy luận của giáo viên, dẫn dắt học sinh tự tìm ra con đường giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh có cảm giác là chính các em đã tìm ra giải pháp, rèn luyện, khuyến khích các em có thói quen tự học, giữ lâu bền độ tập trung chú ý để tạo hứng thú học tập lâu dài. Ø Ngoài việc giảng dạy theo phương pháp đặc trưng phân môn, trong quá trình rèn luyện tôi đặc biệt chú ý uốn nắn HS những điểm sau: - Về tâm lí học sinh Tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp, thường hiếu động, thiếu kiên trì nên nhiều em không tự giác khi viết bài. Các em muốn
viết thật nhanh chóng cho hết bài để chơi. Để khắc phục điều này, tôi có quy định với học sinh: viết từng dòng theo hiệu lệnh của cô. Nhờ vậy, tránh được tình trạng viết nhanh, viết ẩu trong quá trình viết của học sinh. Đặc biệt, với những em viết đẹp, có nhiều cố gắng thì tôi sẽ cho điểm động viên, tuyên dương trước lớp để các em khác nhìn vào noi theo. - Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ khó viết, tôi thường cho các em luyện viết lên bảng nhiều, đến khi nào học sinh viết tương đối đồng đều thì lúc đó mới viết vào vở. Những học sinh nào viết bảng xấu, chậm, tôi thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn các em viết cho đúng. - Sau khi học sinh viết xong bài, tôi chấm điểm ngay một số vở, sửa lỗi sai cho học sinh: tuyên dương những bài viết tốt. Với những bài viết chưa đẹp, viết ẩu thì ngoài việc kèm thêm ở lớp, tôi còn thường xuyên động viên HS về viết lại bài, khắc phục các lỗi sai nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn. HS có một chút tiến bộ thì GV cần tuyên dương, khen thưởng ngay thì HS sẽ cảm thấy thích thú và cố gắng rèn luyện hơn.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_ren_cach_cam_but_va_ngoi_viet_cho_hoc_sinh_lop_1.doc
Sáng Kiến Liên Quan