Chuyên đề Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học phân môn Lịch sử Lớp 4,5

Nội dung phân môn lịch sử trong trường Tiểu học mang những nội dung cơ bản sau:

- Ở lớp 4, học sinh được trở về với cội nguồn của dân tộc từ buổi đầu dựng nước (khoảng 700 năm trước CN đến năm 179): Nước Văn Lang, nước Âu Lạc.

- Hơn 1 ngàn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ 179 TCN đến 938 SCN) Dưới ách đô hộ của phong kiến Phương Bắc. Khởi nghĩa Hai bà Trưng. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.

- Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến 1009) nhà Đinh, Lê (tiền Lê).

- Nước Đại Việt (từ 1009 đến 1858): Nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê (hậu Lê).

- Nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn. Lịch sử lớp 4 kết thúc vào giai đoạn thực dân Pháp xâm lược nước ta 1858.

Ở lớp 5:

- Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 đến 1945) các cuộc khởi nghĩa và hoạt động yêu nước chống thực dân Pháp. Thành lập Đảng CSVN 1930. Cách mạng tháng 8/1945 và tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.

- 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Các chiến dịch quân sự lớn. Chiến thắng Điện Biên Phủ. hiệp định Giơ- Ne- Vơ chấm dứt chiến tranh Đông Dương.

- Kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954-1975).

Giai đoạn này nổi bật lên là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân năm 1968 đã gây cho Mỹ- nguỵ thiệt hại nặng nề và hoang mang lo sợ . Tiếp theo là chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội, thắng lợi vẻ vang của quân và dân ta dẫn tới Đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh và tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam. Giai đoạn này kết thúc vào lúc đất nước ta hoàn toàn độc lập Bắc- Nam sum họp một nhà thể hiện ở chiến thắng 30/7/1975 rực rỡ.

Giai đoạn 1975 đến nay: Thời kỳ xây dựng CNXH trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, xây dựng lại đất nước, từng bước vươn lên sánh vai với các nước trên thế giới.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học phân môn Lịch sử Lớp 4,5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến thức thảo luận.
Ví dụ: Dạy bài “Chiến thắng Chi Lăng” GV phải trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng : Cuối năm 1946 , quân Minh xâm lược nước ta ,nhà Hồ chưa đủ thời gian đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407) .Dưới ách đô hộ của nhà Minh nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra , tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Năm 1418 , từ vùng núi Lam Sơn cuộc khởi nghĩa ngày càng lan rộng ra cả nước . Năm 1426 quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan ( Thăng Long ) , Vương Thông - tướng chỉ huy quân Minh – hoảng sợ , một mặt xin hòa ,một mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện . Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn . Biết quân giặc phải đi qua Ải Chi Lăng , nghĩa quân đã chọn đây là trận quyết định để tiêu diệt địch .
Khi dạy bài “ Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai ( 1075 – 1077 ) “ để tổng kết về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khán chiến GV kết luận : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang , nền độc lập của nước ta được giữ vững .Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước , tinh thần dũng cảm , ý chí quyết tâm đánh giặc ,bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt . Bài thơ Nam quốc sơn hà mãi mãi vang vọng non sông : 
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
 Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
 Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời .
Bài thơ chính là tiếng của núi sông nước Việt vang lên cổ vũ tinh thần đấu tranh của người Việt trước kẻ thù và nhấn chìm quân cướp nước để mãi mãi giữ vẹn toàn bờ cõi nước Nam ta .
5. Phương pháp thảo luận: 
Là cách tổ chức đối thoại giữa HS và GV hoặc giữa HS và HS nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một vấn đề do môn học đặt ra. Học sinh giữ vai trò tích cực và chủ động tham gia thảo luận và tranh luận. Giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề. Học sinh mạnh dạn tham gia thảo luận đề xuất ý kiến của mình rồi từ đó phát triển lòng tự tin, tính độc lập của học sinh. 
Ví dụ: Để học sinh có nhận biết đúng đắn về Nguyễn Trường Tộ trong bài “Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước” Tôi cho HS tổ chức cho HS đối thoại, thảo luận:
Trình bày ý kiến đánh giá của em về Nguyễn Trường Tộ: Trước hoạ xâm lăng Nguyễn Trường Tộ không cầm vũ khí đứng lên chống Pháp. Theo em Nguyễn Trường Tộ có phải là người yêu nước không?
Học sinh thảo luận đưa ra các ý kiến khác nhau thậm chí là trái ngược nhau.
Ví dụ có HS nêu: Trước hoạ xâm lăng thì mọi người dân yêu nước phải đứng nên chống giặc vì nhân dân ta có câu “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” Hay như Phan Bội Châu kêu gọi: 
 “Bầu máu nóng chất quanh đầy ruột
 Anh em ơi mau tuốt gươm ra”
 Phải như vậy mới là yêu nước.
Có HS lại nêu: Không phải cứ cầm súng đánh giặc mới là yêu nước mà những người cầm bút cũng là những người yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu viết: 
 “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khảm
 Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Như vậy Nguyễn Trường Tộ cũng có ý mong muốn dân giàu nước mạnh để đủ sức chống giặc như vậy cũng là yêu nước.
GV sẽ làm trọng tài cho cuộc tranh luận này, phân tích rõ tình thế lúc bấy giờ để HS thấy được tấm lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ. Làm được như vậy là HS đã có quyền nói ra tiếng nói của mình từ đó phát triển lòng tự tin của các em.
 6. Phương pháp điều tra:
Trong khi dạy lịch sử là phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vấn đề và sau đó dựa trên các thông tin thu thập được để học sinh nắm chắc được kiến thức và bồi dưỡng lòng tự hào về quê hương. 
Ví dụ: Khi dạy những bài về cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi đã cho HS sưu tầm tìm hiểu, thu thập thông tin về cuộc kháng chiến này trên địa bàn tỉnh, huyện, xã mình để các em thấy được phong trào đấu tranh của quê hương mình và tự hào với những chiến công mà ông cha mình đã giành được. Từ đó các em sẽ thấy môn lịch sử nó rất gần gũi với các em. Các em sẽ say mê tìm hiểu và tiếp thu bài dễ dàng hơn.
 Lịch sử đã đi qua nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại dấu vết của nó qua kí ức của nhân loại(văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội); qua những thành tựu văn hóa vật chất (thành quách, nhà cửa; đình, chùa, miếu mạo, tượng đài,); qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa; qua tên đất, tên làng, tên đường phố; qua tranh ảnh, báo chí đương thời; qua thái độ của người đương thời đối với các sự kiện lịch sử (những ngày kỉ niệm, những ngày lễ lớn,) Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử. Ngày nay, ngoài những hình thức dạy học truyền thống, người ta hết sức quan tâm đến các hình thức tổ chức dạy học tại thực địa, bảo tàng, khu di tích, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các nguồn sử liệu nói trên.
 Tại địa phương tôi, những dấu vết cổ xưa của lịch sử phong kiến không còn nữa. Những mái đình, mái chùa qua hàng chục năm đằm mình trong bom đạn nay đã được xây dựng lại, khang trang hơn, to đẹp hơn. Tuy nhiên, những nét đặc trưng của ngôi chùa từ thời Lý vẫn còn vẹn nguyên. Vì vậy, khi dạy bài Chùa thời Lý, tôi đã yêu cầu các em quan sát và nhận xét về đặc điểm ngôi chùa ở làng mình rồi từ đó đối chiếu với nội dung tìm hiểu trong bài, các em sẽ có nền tảng kiến thức thực tế vững chắc hơn.
 Đối với những bài học về nhân vật lịch sử, các cuộc khởi nghĩa, tôi thường yêu cầu học sinh tìm hiểu qua suy nghĩ của ông, bà, cha, mẹ về những anh hùng lịch sử ấy, những chiến công oanh liệt ấy. Sự kế thừa lòng yêu nước, ngưỡng mộ các danh nhân lịch sử Việt Nam của các em qua ông bà, cha mẹ sẽ tốt hơn nhiều việc các em được giáo dục, bồi đắp qua các câu chữ khô khan, qua lời nói “suông” của giáo viên.
Ví dụ: Khi dạy những bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên , hay bài Văn học khoa học thời Hậu Lê , tôi đã cho HS điều tra tìm hiểu về di tích Kiếp Bạc , Côn Sơn thuộc huyên Chí Linh Hải Dương xem nơi đó thờ ai ? có công trạng như thế nào ? Học sinh sẽ thu thập được rất nhiều thông tin về Trần Hưng Đạo hay Nguyễn Trãi . Từ đó các em sẽ thấy môn lịch sử nó rất gần gũi với các em. Các em sẽ say mê tìm hiểu và tiếp thu bài dễ dàng hơn và sẽ rất tự hào về quê hương mình.
 7. Phương pháp đóng vai:
Là cách tổ chức học sinh tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng mà không cần kịch bản hoặc luyện tập trước. Phương pháp này giúp học sinh phát huy tính tưởng tượng của học sinh giúp các em có thể học tập các nhân vật lịch sử. Với phương pháp này giáo viên và học sinh cùng lựa chọn tình huống đóng vai, cùng bàn bạc cách thể hiện. Giáo viên không gò ép tình huống để học sinh mất hứng thú. Phương pháp này dạy với những bài lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện được phẩm chất cao quý của nhân vật lịch sử. 
Kiểu bài 1: là học sinh có thể dựa vào nội dung sách giáo khoa và những câu nói của các nhân vật lịch sử tự dựng lên kịch bản để diễn.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên “. Để tái hiện lại tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà Trần ,giáo viên cho học sinh đóng vai một số nhân vật lịch sử như vua Trần , Trần Thủ Độ , các cụ bô lão 
Cảnh 1 : Vua Trần họp bàn với Trần Thủ Độ về việc nên hòa hay nên đánh quân xâm lược . Học sinh có thể tự sáng tạo ra các tình tiết dựa vào nôpị dung SGK . Nhưng nhất thiết em đóng vai Trần Thủ Độ phải truyền đạt được toàn bộ nội dung câu nói : “ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo “ để thấy được sự tự tin và tinh thần quyết tân giết giặc của Ông .
Với cảnh 2 : Hội nghị Diên Hồng .
Vua Trần mời các bô lão trong nước về Lăng Long họp bàn kế hoạch đánh giặc Mông –Nguyên lần 2 .
HS có thể tự sáng tạo ra kịch bản dựa vào nội dung SGK và tài liệu GV cung cấp thêm để diễn xuất nhưng nhất thiết phải bộc lộ được sự đồng lòng nhất trí cao của các bô lão và người đóng vai Trần Hưng Đạo đọc bài Hịch tướng sĩ với giọng đọc đanh thép , ý chí quyết tâm để khích lệ được mọi người .
GV cho HS đóng vai với sự phân công:
1 em dẫn chuyện 
1 em đóng vai Trần Hưng Đạo 
1 em đóng vai vua Trần
Còn lại đóng vai các bô lão.
Như vậy tất cả học sinh đều được tham gia vào vai diễn các em sẽ rất hào hứng học tập.
Kiểu bài thứ 2: Học sinh chỉ việc đọc lại nội dung sách giáo khoa theo các vai nhưng cũng phải diễn xuất để thể hiện được nội dung của bài.
8. Phương pháp dạy học nêu vấn đề:
Phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại được nhiều nước sử dụng. Để dạy học theo phương pháp dạy học nêu vấn đề, giáo viên đề xuất vấn đề, học sinh tìm cách giải quyết vấn đề và rút ra kết luận khoa học. Tình huống có vấn đề chính là mâu thuẫn giữa yêu cầu khách quan và vốn hiểu biết của học sinh. Tìm cách giải quyết được mâu thuẫn đó học sinh sẽ tìm ra tri thức mới hoặc phương pháp hành động mới.
Dạy học bằng phương pháp nêu vấn đề có các mức độ khác nhau:
Mức độ 1: Trình bày nêu vấn đề tức là giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề, trình bày cách giải quyết và cuối cùng cũng chính giáo viên nêu ra kết luận. Với phương pháp này giáo viên trình bày tri thức trên cơ sở khoa học vững chắc do đó có thể coi như giới thiệu về sự mẫu mực của hoạt động tìm tòi khoa học, gây hứng thú cho người nghe và tiết kiệm thời gian. 
Thí dụ:Khi dạy bài : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên GV lần lượt nêu ra các bước 
-GV nêu vấn đề : Vào thế kỷ 13 vua tôi nhà Trần đứng trước họa xâm lược của quân Mông – Nguyên là một đội quân hùng mạnh và hung hãn đã đánh chiếm Trung Quốc và gần hết Châu Âu.
-Đặt vấn đề: Trước tình hình đó dân tộc ta nên hòa hay nên chiến?
-GQVĐ: Vua nhà Trần quyết định họphội nghị các vị bô lão trong cả nước (Hội nghị Diên Hồng ) phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc để khẳng định quyết tâm đánh giặc .
* Mức độ 2: Tìm tòi và giải quyết vấn đề: ở mức độ này giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề sau đó học sinh thảo luận thống nhất đưa ra cách giải quyết vấn đề. 
Ví dụ: Khi dạy bài : Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981 ) giáo viên đặt vấn đề : 
Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có hai ý kiến khác nhau :
+ Thái hậu Dương Vân Nga yêu quý Lê Hoàn nên đã trao cho ông ngôi vua.
+ Lê Hoàn được tôn lên làm vua là phù hợp với tình hình đất nước và nguyện vọng của nhân dân lúc đó .
Học sinh dựa vào SGK thảo luận để tìm ra ý kiến đúng và trình bày
GV chốt ý kiến đúng : (ý thứ hai đúng vì : Đinh Toàn lên ngôi còn quả nhỏ không lo nổi việc nước , nhà Tống lợi dụng thời cơ đó đem quân sang xâm lược , Lê Hoàn lúc đó đang là Thập đạo tướng quân là người tài giỏi nên được mời lên làm vua . 
*Mức độ 3: nêu tình huống có vấn đề để cuốn hút học sinh cùng tham gia giải quyết vấn đề.
Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077 )” GV nêu vấn đề: Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981 , nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa . Năm 1072 ,vua Lý Thánh Tông từ trần , vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi . Nhà Tống coi đó là một cơ hội tốt liền xúc tiến việc xâm lược nước ta . Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy , ai sẽ là người lãnh đạo nhân ta kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai diễn ra như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này . Làm được như vậy HS sẽ rất háo hức muốn tìm hiểu để trả lời vấn đề Gv vừa nêu .
9.Phương pháp trò chơi.
Để kiến thức lịch sử được khắc sâu một cách nhẹ nhàng thoải mái giáo viên có thể tổ chức các trò chơi cho học sinh dựa vào nội dung bài học. Có thể giáo viên tổ chức theo phuơng pháp đóng vai hoặc tìm những câu đố về danh nhân, di tích lịch sử để vận dụng vào bài học.
+ Ví dụ: dạy bài “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”
GV ra những câu đố:
 “Vua nào xuống chiếu dời đô 
 Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam”
 -Là ai ? 
Trả lời:Vua Lý Thái Tổ.
Khi dạy những bài ôn tập ta có thể tổ chức các trò chơi như “Ô chữ kỳ diệu” hoặc giải câu đố.
+ Ví dụ dạy bài Tổng kết 
Để giúp học sinh ghi nhớ một số nhân vật hoặc địa danh lịch sử và có hứng thú trong học tập , giáo viên sưu tầm một số câu đố liên quan đến bài học rồi viết vào phiếu (mỗi phiếu một câu ), học sinh xung phong bốc thăm được câu đố nào giải đáp câu đố đó.
Câu đố 1: Vua gì từ tuổi ấu thơ
 Cờ lau tập trận đợi giờ khởi binh
Câu đố 2: Vua nào đại phá quân Thanh
 Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời ?
Câu đố 3 : Sông nào nổi sóng bạc đầu
 Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan?
Câu đố 4: Ải nào núi đá giăng giăng
 Năm xưa tướng giặc Liễu Thăng rụng đầu?
Câu đố 5: Gò nào thây giặc chất cao
 Quang Trung thừa thắng tiến vào Thăng Long?
Câu đố 6 :Thông minh và dũng cảm 
                            Được vua Lý tin yêu 
                           Bên bờ sông Như Nguyệt 
                           Ngâm vang bài thơ thần.                                   
Đáp án : 1.Đinh Tiên Hoàng; 2. Quang Trung ; 3.Bạch Đằng;
 4. Ải Chi Lăng ; 5. Gò Đống Đa : 6 . Lý Thường Kiệt 
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BÀI HỌC THEO QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 Thực tế kinh nghiệm giảng dạy cho thấy không có phương pháp nào là vạn năng. Trong một bài học không bao giờ chỉ dùng một phương pháp dạy học mà thành công. Một bài học tốt là kết quả của việc phối hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học một cách hợp lý. Tuỳ từng bài học ,tuỳ từng hoạt động của mỗi phần ,tuỳ từng đối tượng hs giáo viên quyết định lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp sao cho tương tác giữa thày và trò trong quá trình lĩnh hội tri thức của trò đạt kết quả cao nhất.
1. Hoạt động định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập
Hoạt động này thường diễn ra ở đầu giờ học , hoặc đầu mỗi phần của bài học,bằng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp quan sát, phương pháp kể chuyện , phương pháp dạy học nêu vấn đề, GV nêu vấn đề (câu hỏi) hướng HS vào vấn đề cần giải quyết. Muốn định hướng mục tiêu , xác định nhiệm vụ học tập được tốt, phần nêu vấn đề của giáo viên phải đạt được các yêu cầu sau: 
-Lời dẫn phải súc tích , giàu tính khái quát và giàu hình ảnh.
-Phải đề cập tới vấn đề cốt lõi của bài học,
-Tạo ấn tượng , gợi trí tò mò của HS.
2.Hoạt động tổ chức cho học sinh tiếp cận nguồn sử liệu
Việc tổ chức cho Hs tiếp cận nguồn sử liệu (kênh chữ ,kênh hình ) trong SGK giúp các em có những hình ảnh cụ thể về sự kiện ,hiện tượng lịch sử .Đây là khâu cực kỳ quan trọng của quá trình nhận thức lịch sử . Bởi nếu không dựa trên các hình ảnh của sự kiện thì học sinh không thể nhận thức và tư duy . ở bước này GV có thể sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp quan sát (trên các phương tiện trực quan), phương pháp kể chuyện , phương pháp truyền đạt, phương pháp dạy học nêu vấn đề. Lịch sử đã đi qua nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại dấu vết của nó qua kí ức của nhân loại(văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội); qua những thành tựu văn hóa vật chất (thành quách, nhà cửa; đình, chùa, miếu mạo, tượng đài,); qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa; qua tên đất, tên làng, tên đường phố; qua tranh ảnh, báo chí đương thời; qua thái độ của người đương thời đối với các sự kiện lịch sử (những ngày kỉ niệm, những ngày lễ lớn,) Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử. Ngày nay, ngoài những hình thức dạy học truyền thống, người ta hết sức quan tâm đến các hình thức tổ chức dạy học tại thực địa, bảo tàng, khu di tích, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các nguồn sử liệu nói trên.
 Tại địa phương, những dấu vết cổ xưa của lịch sử phong kiến không còn nữa. Những mái đình, mái chùa qua hàng chục năm đằm mình trong bom đạn nay đã được xây dựng lại, khang trang hơn, to đẹp hơn. Tuy nhiên, những nét đặc trưng của ngôi chùa từ thời Lý vẫn còn vẹn nguyên. Vì vậy, khi dạy bài Chùa thời Lý, tôi đã yêu cầu các em quan sát và nhận xét về đặc điểm ngôi chùa ở làng mình rồi từ đó đối chiếu với nội dung tìm hiểu trong bài, các em sẽ có nền tảng kiến thức thực tế vững chắc hơn.
 3.Hoạt động tổ chức cho hs làm việc , tự giải quyết các nhiệm vụ học tập
 Giáo viên đưa ra các ý kiến khác nhau để học sinh trao đổi, thảo luận, lựa chọn, nêu ý kiến riêng của mình. Tuy nhiên, không phải bất cứ bài học nào, phần kiến thức nào cũng đem ra thảo luận. Tùy từng dạng bài, tùy từng phần kiến thức mà giáo viên cho học sinh thảo luận.Thông thường chỉ những phần kiến thức phức tạp, có nhiều cách hiểu khác nhau, hay những câu hỏi, những bài tập khó cần có sự hợp tác giữa các cá nhân thì nên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Khi thảo luận nhóm, giáo viên cần lưu ý đến thời gian tiết học, không gian lớp học và số lượng học sinh  để tổ chức thảo luận nhóm một cách hợp lí. Không nên lạm dụng phương pháp này trong suốt tiết học cũng như phải hết sức tránh tính hình thức trong thảo luận nhóm.
 Ví dụ: Bài 10- Chùa thời Lý.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Hoạt động 2: Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý
- Gv chia học sinh thành các nhóm 4, yêu cầu học sinh đọc SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi: Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt?
- Gv gọi đại diện các nhóm phát biểu.
- Gv kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo. (là tôn giáo của quốc gia)
- Hs chia thành nhóm 4 cùng thảo luận để tìm câu trả lời.
- Đại diện học sinh một nhóm nêu ý kiến,các nhóm khác bổ sung và thống nhất câu trả lời đúng là:
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.+ Chùa được mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây dựng 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền xây chùa.
Gv cần tổ chức cho học sinh làm việc, tự giải quyết các nhiệm vụ học tập mà bản thân đã nêu ra ở đầu giờ hoặc đầu mỗi phần của bài học.
Ở bước này , chúng ta có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trò chơi , phương pháp điều tra
 4. Hoạt động kết luận vấn đề
Gv cho Hs nhận xét ,đánh giá những ý kiến của cá nhân hoặc nhóm xem các bạn nói đúng hay sai ,cần bổ sung gì không bằng phương pháp hỏi đáp. Sau đó Gv kết luận khẳng định những kết quả học tập của Hs ,chốt lại những vấn đề cần nắm chắc bằng phương pháp truyền đạt.
 5. Hoạt động dạy Lịch sử qua các hoạt động ngoại khóa.
 Bên cạnh những giờ học trên lớp chật hẹp, ngoại khóa là điều cần thiết để giải tỏa những căng thẳng và bổ sung thêm nhiều kiến thức cho học sinh. Nếu dạy học Lịch sử lớp 5 với những câu chuyện, những kỉ niệm chân thực về một thời lửa đạn được các nhân chứng- những cựu chiến binh trở về từ bom đạn kể lại sẽ thu hút học sinh đến với lịch sử mạnh mẽ hơn, tích cực hơn. Nhưng Lịch sử lớp 4, nội dung là kiến thức các triều đại phong kiến, ta không thể mời nhân chứng từ quá khứ về kể chuyện cho học sinh nghe. Vì vậy, tổ chức cho học sinh thăm quan các khu di tích lịch sử như Đền Hùng, Cổ Loa, Hoa Lư, , các viện bảo tàng lịch sử đề các em được tận mắt nhìn, được sờ tận tay các di vật từ lịch sử, được cảm nhận khí thế Đông A hùng thiêng của dân ta thời Trần, các em sẽ hứng thú hơn với Lịch sử nước nhà, hình thành thói quen tự giác tìm hiểu Lịch sử quốc gia. Tất cả các kiến thức ấy sẽ thấm dần vào nhận thức của học sinh một cách tự giác chứ không phải nhồi nhét một cách thụ động, tiêu cực.
 Vẫn biết phương pháp trên mang lại hiệu quả giáo dục tích cực nhưng trên thực tế, việc tổ chức cho học sinh thăm quan các khu di tích lịch sử vượt quá tầm khả năng của chúng tôi.Vì địa phương tôi công tác rất xa các các khu di tích lịch sử, các em học sinh lại quá nhỏ, kinh phí eo hẹp. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, chúng ta có tổ chức các buổi triển lãm tranh ảnh lịch sử theo giai đoạn. (Phần lớn tranh ảnh là do tôi sưu tầm trên mạng, trên sách báo), tổ chức các trò chơi “Theo dòng lịch sử” dưới hình thức “Rung chuông vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia” để củng cố kiến thức lịch sử cho học sinh. Tổ chức các buổi kể chuyện lịch sử cho học sinh nghe. (Nguồn truyện lấy từ cuốn Đại Việt sử kí toàn thư, Các triều đại Việt Nam) nhằm tăng sự hứng thú học Lịch sử cho học sinh trong lớp.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_phat_huy_tinh_tich_cuc_sang_tao_cua_hoc_sinh_trong.doc
Sáng Kiến Liên Quan