Chuyên đề Ôn học sinh giỏi Lịch sử 8

Thực trạng

 Qua những năm gần đây, trong quá trình ôn học sinh giỏi môn Lịch sử 8 thì bản thân tôi đã thấy được những cái thuận lợi cũng như những mặt khó khăn. Sau đây, tôi xin chia sẽ cùng quý thầy cô trong tổ.

 a) Thuận lợi:

 - Được sự quan tâm của lãnh đạo trường đặc biệt là sự chỉ đạo của tổ chuyên môn.

 - Có sự tạo nguồn và giới thiệu của các thầy cô dạy lịch sử ở lớp dưới.

 - Học sinh có tinh thần tự nguyện đăng ký dự thi, chớ không ép buộc.

 - Sự ủng hộ nhiệt tình và sự động viên học tập của cha mẹ học sinh.

 - Giáo viên chủ nhiệm quan tâm đôn đốc, nhắc nhở.

 - Học sinh chịu khó học bài và làm bài sau những buổi ôn tập hoặc những buổi giáo viên cho đề kiểm tra thử.

 - Có sự quan tâm của tổ chuyên môn Lịch sử huyện, cụ thể như việc bàn bạc thống nhất lại cấu trúc thi môn Lịch sử 8 của huyện.

 b) Khó khăn:

 - Có một số ít học sinh trải qua một thời gian ôn luyện, bài học càng nhiều thì các em sinh ra chán học.

 - Kiến thức môn Lịch sử 8 khá dài nhiều bài, nhiều giai đoạn làm cho học sinh khó nhớ.

 - Có sự tác động bên ngoài cũng như bạn bè làm cho các em có suy nghĩ lệch lạc về môn lịch sử.

 - Học sinh hay nhầm lẫn kiến thức lịch sử cho nên khi làm bài các em hay viết nhằm sự kiện này với mốc thời gian khác.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Ôn học sinh giỏi Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRưỜNG THCS MINH DIỆU 	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ: VĂN – SỬ	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	 Minh Diệu, ngày 30 tháng 11 năm 2018
BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ ÔN HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ 8
	I. Đặt vấn đề
	Những năm qua phong trào thi học sinh giỏi các môn ở khối 8 và 9 cấp THCS của huyện Hòa Bình nói chung và môn lịch sử nói riêng đã trở thành một sân chơi rất bổ ích cho học sinh ở các trường trong huyện. Qua những kỳ thi học sinh giỏi ở các năm đã cho nhiều kết quả rất khả quan, được như thế là nhờ vào sự nỗ lực của học sinh và sự nhiệt tình dạy dỗ, sự tích cực ôn luyện của các thầy cô giảng dạy môn Lịch sử mà đặc biệt là sử 8 và sử 9.
	Đối với bản thân thì tôi cũng đã công tác trong nghề dạy học cấp THCS ở xã Minh Diệu đã hơn 20 năm, nhiều năm qua tôi đã được nhà trường phân công và trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn và Lịch Sử, đồng thời cũng được phân công ôn học sinh giỏi môn sử 8 và sử 9. Trong thực tế so với các trường trong huyện thì kết quả học sinh giỏi vòng huyện cũng không cao lắm, tuy nhiên số lượng đạt học sinh giỏi môn sử 8 và 9 vòng huyện ít nhiều gì thì hầu như năm nào cũng có. 
	Đặc biệt là năm học 2017 – 2018, có 4 học sinh được công nhận là học sinh giỏi môn lịch sử 8 vòng huyện, có 1 HS đạt giải nhì, 2 học sinh đạt giải ba và 1 học sinh đạt giải KK. Song bằng tâm huyết với nghề, là giáo viên dạy môn Lịch sử ở trường THCS Minh Diệu, tôi xin thay mặt giáo viên dạy sử của trường trao đổi với quý thầy, cô một ít kinh nghiệm trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử 8.
	II. Nội dung
	1. Thực trạng
	Qua những năm gần đây, trong quá trình ôn học sinh giỏi môn Lịch sử 8 thì bản thân tôi đã thấy được những cái thuận lợi cũng như những mặt khó khăn. Sau đây, tôi xin chia sẽ cùng quý thầy cô trong tổ. 
	a) Thuận lợi:
	- Được sự quan tâm của lãnh đạo trường đặc biệt là sự chỉ đạo của tổ chuyên môn.
	- Có sự tạo nguồn và giới thiệu của các thầy cô dạy lịch sử ở lớp dưới.
	- Học sinh có tinh thần tự nguyện đăng ký dự thi, chớ không ép buộc.
	- Sự ủng hộ nhiệt tình và sự động viên học tập của cha mẹ học sinh.
	- Giáo viên chủ nhiệm quan tâm đôn đốc, nhắc nhở.
	- Học sinh chịu khó học bài và làm bài sau những buổi ôn tập hoặc những buổi giáo viên cho đề kiểm tra thử.
	- Có sự quan tâm của tổ chuyên môn Lịch sử huyện, cụ thể như việc bàn bạc thống nhất lại cấu trúc thi môn Lịch sử 8 của huyện.
	b) Khó khăn:
	- Có một số ít học sinh trải qua một thời gian ôn luyện, bài học càng nhiều thì các em sinh ra chán học.
	- Kiến thức môn Lịch sử 8 khá dài nhiều bài, nhiều giai đoạn làm cho học sinh khó nhớ.
	- Có sự tác động bên ngoài cũng như bạn bè làm cho các em có suy nghĩ lệch lạc về môn lịch sử.
	- Học sinh hay nhầm lẫn kiến thức lịch sử cho nên khi làm bài các em hay viết nhằm sự kiện này với mốc thời gian khác...
2. Giải pháp
Để có được một đội tuyển học sinh môn Lịch sử 8, cũng như những mặt thuận lợi và khó khăn đã nêu trên, qua những năm ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử 8 vòng huyện, bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp để cùng chia sẽ với quý thầy cô trong tổ Lịch sử.
a) Giải pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.
	Để bồi dưỡng đúng theo kế hoạch, trọng tâm phải xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho toàn đợt một cách chi tiết, cụ thể bám sát vào cấu trúc thi học sinh giỏi môn Lịch sử 8 của Phòng GD-ĐT Hòa Bình để xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch bồi dưỡng.	
Trên cơ sở đó, bản thân tôi xây dựng đề cương theo các chủ đề bằng nhiều dạng câu hỏi.Đồng thời tập trung chú trọng nâng cao kiến thức bộ môn, mở rộng kiến thức, nhưng phải có hệ thống, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng trong làm bài. 
	b) Giải pháp thứ hai: Giúp học sinh thực sự yêu thích học bộ môn Lịch sử.	
Cần phải động viên các em, tâm sự, gần gũi, chia sẻ .Đặc biệt phải khéo léo động viên, khích lệ các em trong học tập bộ môn. 
Cần khéo léo động viên để gắn trách nhiệm cho các em cũng là một cách để các em yêu thích môn học, hãy cho các em nhận thấy rằng mình là niềm tự hào của gia đình, của nhà trường, của địa phương khi đạt giải học sinh giỏi cấp huyện và bây giờ các em còn là niềm tự hào, niềm tin của trường, của thầy cô, gửi gắm niềm tin ở các em khi tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện, nên trách nhiệm của các em càng cao hơn. Vậy nên hãy cố gắng để không phụ tất cả những niềm tin, lòng tự hào đó.
	Những nguồn động viên đó có tác dụng rất lớn, giúp các em thêm tự tin, thầy trò thêm gần gũi, đặc biệt là các em càng thêm yêu thích học môn Lịch sử.
	c) Giải pháp thứ ba: Giúp các em biết phương pháp học môn Lịch sử.
	Cố gắng nghe thầy cô giảng, trả lời câu hỏi, ghi chép bài đầy đủ. Ghi vở không thể ghi tất cả những gì thầy giảng mà phải ghi những ý trọng tâm nhất (giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh). Ghi vở có thể gạch từng ý, từng nội dung cho dễ hiểu, dễ nhớ, dễ học. Ghi ngắn gọn nội dung những sự kiện cơ bản nhất, để giành thời gian còn nghe giảng để hiểu, để nắm, để diễn đạt trong làm bài.
	Bên cạnh việc học trên lớp thì việc tự học của học sinh cũng hết sức quan trọng, cần hướng dẫn cho học sinh cách tự học, phải nắm vững những sự kiện lịch sử chính, sau đó mới liên hệ với những sự kiện lịch sử khác có liên quan; phải nắm được sự kiện nào là sự kiện chính ? sự kiện đó nằm trong bối cảnh nào ? (hoàn cảnh lịch sử), diễn ra như thế nào? (diễn biến), kết thúc ra sao ? (kết quả), tác dụng gì (ý nghĩa lịch sử)?	
	d) Giải pháp thứ tư: Hướng dẫn học sinh cách làm bài thi môn lịch sử.
	Khi chấm bài thi thử của học sinh giỏi mới thấy được sự hạn chế trong khả năng diễn đạt cũng như kỹ năng làm bài của học sinh. Bởi vậy cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm bài cũng là một yêu cầu quan trọng trong bồi dưỡng. Nên đọc qua tất cả các câu hỏi trong đề trước khi làm bài. Sau đó đọc kỹ câu mà mình hiểu nhất, xác định đâu là trọng tâm câu hỏi (vì đề thi học sinh giỏi thường có những câu đánh đố, nếu đọc không kỹ, xác định sai trọng tâm câu hỏi sẽ trả lời sai), sau đó gạch những ý cơ bản cho câu trả lời vào giấy nháp, tức phải xây dựng một sườn đáp án trước khi làm bài.
	Sau khi lập dàn ý mới bắt đầu trả lời câu hỏi. Phải có phần mở đề trước khi làm bài (có thể sử dụng hoàn cảnh lịch sử để mở bài) nhưng lưu ý không nên quá dài dòng, chỉ cần vài câu, đủ ý để dẫn dắt vào nội dung trả lời.
	Dựa trên cơ sở những ý cơ bản đã vạch ra, hãy tập trung liên hệ những kiến thức đã học, đã nắm được, nhớ được để làm bài.
	Lưu ý, chọn câu dễ làm trước, nhưng phải phân phối thời gian hợp lý, cố gắng làm hết tất cả các câu hỏi trong đề ra.
	Trong quá trình làm bài hạn chế xóa lem nhem (không được dùng bút tẩy), nếu lỡ có sai thì nên gạch một nét chỗ sai. Cố gắng để chữ viết dễ đọc, trình bày thẩm mỹ, nếu phát hiện thiếu một đoạn, một nội dung nhiều ý thì nên làm bổ sung ở cuối bài; không nên viết chèn, hay gạch xóa quá nhiều trong bài làm.
	e) Giải pháp thứ năm: Thường xuyên kiểm tra việc tự học ở nhà và cách diễn đạt trong làm bài của học sinh.
	Sau mỗi buổi học cần đưa ra những câu hỏi, những bài tập yêu cầu học sinh về nhà học và hoàn thành (bên cạnh việc tự học những nội dung đã học trên lớp). Hôm sau đến lớp giành khoảng 30 phút để kiểm tra việc tự học của học sinh thông qua những câu hỏi để trả lời, giáo viên kiểm tra những câu hỏi, bài tập đã ra hôm trước. Trên cơ sở bài làm kiểm tra của học sinh và làm bài tập ở nhà của các em, giáo viên bồi dưỡng đánh giá tinh thần, thái độ, ý thức học tập của từng em. Qua bài làm của các em cũng uốn nắn cách diễn đạt trong bài làm của từng em.
	Đặc biệt, sau khi học được hai phần ba chủ đề bồi dưỡng, giáo viên cần giành một buổi cho các em kiểm tra thử - giáo viên ra các dạng câu hỏi như một đề thi, để các em làm bài như một buổi thi thật và nói rõ trước học sinh nếu ai không đạt yêu cầu từ 14 điểm trở lên sẽ bị loại khỏi danh sách đội tuyển. Vấn đề này phải đưa ra ngay từ khi mới bước vào đợt bồi dưỡng, mục đích chính là yêu cầu các em phải thực sự chú tâm vào học tập và học có trách nhiệm, tránh tư tưởng bằng lòng với kết quả thi đạt giải cấp trường .
	f) Giải pháp thứ sáu: Sưu tầm các dạng câu hỏi, đề ra của những năm trước đây để giúp học sinh tìm hiểu các dạng, các kiểu câu hỏi đề ra.
	Nhờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệp cùng tìm hiểu qua mạng in-ter-net, giáo viên sưu tầm các đề ra của những năm trước để giới thiệu cho học sinh, hướng dẫn cho học sinh cách trả lời, tránh bỡ ngỡ, bất ngờ trước đề ra cấp huyện. 
	Theo sự đúc rút của bản thân, đề ra cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 không phải giống đề kiểm tra ở lớp bình thường; đề ra thường có 4 câu hỏi, mỗi câu 5 điểm và một câu hỏi thường không phải chỉ một nội dung, một ý mà có nhiều nội dung, nhiều ý. 
III. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa
Nhằm đóng góp những kinh nghiệm qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân mình, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8 môn Lịch sử, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp thiết thực và đã áp dụng có hiệu quả trong những năm học vừa qua. Như vậy muốn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, trước hết phải xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.
	Phải tạo cho học sinh có thái độ yêu thích học môn Lịch sử, phải có lòng đam mê thì học sinh mới chuyên tâm học tập.
	Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học môn Lịch sử - đam mê, yêu thích nhưng phải có phương pháp học phù hợp, đúng đắn thì mới có thể mang lại hiệu quả trong làm bài.
	Giúp cho các em biết cách làm bài thi môn Lịch sử - đây là vấn đề quan trọng để các em có thể trình bày những hiểu biết, am hiểu của mình về môn Lịch sử.
	Thường xuyên kiểm tra việc tự học ở nhà và cách diễn đạt của học sinh để giáo viên bồi dưỡng nắm được tinh thần, thái độ ý thức tự học của các em đồng thời uốn nắn, rèn luyện cho các em kỹ năng diễn đạt trong làm bài thi môn Lịch sử.
	Giới thiệu các dạng đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử cấp huyện để cho các em làm quen với các dạng đề, kiểu đề, tránh tâm trạng bỡ ngỡ, bất ngờ trong khi vào làm bài.
	Với những giải pháp trên, tôi đã sử dụng vào thực tiễn quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8 môn Lich sử tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện những năm gần đây đạt kết quả như sau:
Năm
Vòng huyện
Giải
2015- 2016
2
KK
2016- 2017
2
KK
2017 - 2018
4
1 nhì, 2 ba, 1 KK
2. Kiến nghị, đề xuất
	Đối với học sinh tham gia bồi dưỡng: Phải thực sự ham thích, đam mê học môn Lịch sử, tự nguyện vào đội tuyển chớ không bị ép buộc.
	Đối với giáo viên bồi dưỡng: Bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi những giáo viên phải thực sự tâm huyết, nhiết tình với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phải nắm vững trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có những kỹ năng, hiểu biết về cách làm bài thi môn Lịch sử.
	Đối với trường : Cần lựa chọn học sinh có lòng đam mê học tập môn Lịch sử, lựa chọn giáo viên nhiệt huyết với nghề - với công tác mũi nhọn để bồi dưỡng học sinh giỏi. 
	Biểu dương những học sinh đạt giải, những giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải để nhân rộng.
Trên đây là những giải pháp thực tiễn mà bản thân tôi đã thực hiện trong những năm vừa qua, chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, những suy nghĩ mang tính chủ quan của bản thân mình. Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp góp ý, bổ sung để thêm hoàn thiện và cùng nhau thực hiện thành công trong công tác giảng dạy. 
	TỔ VĂN – SỬ

File đính kèm:

  • docchuyen_de_on_hoc_sinh_gioi_lich_su_8.doc
Sáng Kiến Liên Quan