Chuyên đề Nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 4+5 phần mở rộng vốn từ theo hướng tiếp cạn năng lực của học sinh
THỰC TRẠNG
Trong thực tế giảng dạy sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ thiên về giao tiếp một thầy ngại nghiên cứu tìm tòi- một trò sẽ dẫn đến một số học sinh lười suy nghĩ, thụ động tiếp thu kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và không linh hoạt. Do đó, hiệu quả dạy học chưa cao. Cụ thể:
1. Về phía HS:- Do trình độ của các em không đồng đều, gây khó khăn cho việc cung cấp kiến thức.
- Do vốn từ của các em còn nghèo nên việc giải nghĩa từ, thành ngữ tục ngữ còn gặp khó khăn.
- Việc hiểu từ và giải nghĩa từ còn nhiều hạn chế
- Nhiều học sinh không thjích học, còn ngạihọc phân môn này
- Do các em không nắm được sự chặt chẽ về nghĩa của từ nên việc xác định tiếng, từ, cụm từ còn sai nhiều.
- HS ít hứng thú với môn học này chưa dành nhiều thời gian cho học Luyện từ và câu
- Học sinh còn ỉ lại chưa chủ động học tập, không thích tìm tòi tranh luận. câu trả lời chưa có sự sáng tạo đặc biệt là trong những câu hỏi, bài tập mở
- Tư duy của các em còn thiên về trực quan, những khái niệm, từ ngữ mang tính trừu tượng các em sẽ lâu nhớ và rất nhanh quên.
2. Về phía GV:- Việc nghiên cứu và chuận bị cho bài dạy chưa thật chu đáo.
- Chưa quan tâm nhiều đến mọi đối tượng HS trong giờ học, thường chỉ cho HS K,G thực hiện yêu cầu giờ học, bỏ qua đối tượng HS TB,Y vì sợ khi cho các em trả lời, làm bài tập thì mất nhiều thời gian.
- Do GV chưa thực sự hăng say với nghề nghiệp nên chưa dành thời gian, công sức nghiên cứu bài dạy cũng như cách thức tổ chức các hoạt động cho HS nên chất lượng chưa cao.
- Do kiến thức Tiếng Việt, khả năng tư duy nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Số GV hiểu sâu, hiểu đúng về từ Tiếng Việt còn ít. Thêm nữa, do thời gian nghiên cứu tài liệu tham khảo không nhiều nên kiến thức về phân biệt từ, cụm từ, , hiểu nghĩa từ, thành ngữ, tục ngữ còn hạn chế. Vì vậy việc giảng dạy cũng như hướng dẫn HS tìm hiểu những kiến thức này chưa nhanh, chưa chính xác. Mặt khác thời gian dành cho một tiết không nhiều ít có những tiết luyện tập thêm nên cả GV và HS chưa có kĩ năng, kĩ sảo về những nội dung học tập này.
- Nhiều Gv còn chưa linh hoạt trong lựa chọn các phương pháp và hình thưc tổ chức dạy học. Phương pháp và hình thưc tỏ chức dạy học còn đơn điệu, chưa đa dạng, phong phú.
- Nhiều khi không xác định rõ ý đồ và kiến thức trọng tâm của bài tập. Còn dạy lan mam chưa chốt, khắc sâu kiến thức từ ngữ về chủ đề, chủ điểm một cách thường xuyên.
- Phân bố thời gian còn chưa thật hợp lí.
- Xử lí tình huống còn nhiều lúng túng, thiếu linh hoạt và sáng tạo.
- Chưa chú ý động viên, khuyến khích học sin tích cực, hăng say học tập học tập.
- Chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học.
CHUYÊN ĐỀ 1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY- HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4-5 PHẦN MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO HƯỚNG TIẾP CẠN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. * * * * * Bước 1 : Chuẩn bị chuyên đề - Ngày 30 tháng 8 năm 2018 tổ 4-5 đã họp và đi đến thống nhất chọn làm chuyên đề: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY- HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4-5 PHẦN MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO HƯỚNG TIẾP CẠN NĂNG LỰC CỦA HỌC - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ như sau: - Tất cả các đồng chí GV trong tổ đều nghiên cứu mỗi GV một phần +Tập hợp ý kiến viết lí thuyết : Đ/c Phạm Thị Sáng. + Dạy minh hoạ chuyên đề : Đ/c Vũ Thị Thủy Bước 2 :Tổ chức chuyên đề PHẦN 1: LÍ THUYẾT I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Luyện từ và câu là phân môn có vị trí quan trọng. Qua đó, học sinh được mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: bao gồm các từ Thuần Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học được trang bị kiến thức sơ giản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản, rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu được bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã có nhiều cố gắng, tìm tòi song việc đổi mới còn hạn chế, việc áp dụng các phương pháp chưa đa dạng, linh hoạt. Trang thiết bị đồ dùng còn gây khó khăn không ít cho dạy và học. Học sinh còn khó khăn lúng túng trong việc tìm từ, chọn từ... Chính vì vậy, giáo viên cần phải linh hoạt và vận dụng tối ưu các phương pháp để giờ học đạt hiệu quả cao. Phân môn Luyện từ và câu có nội dung, phạm vi khá rộng, phong phú nhiều bài tập tình huống mở đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, có vốn sống thực tế sâu sắc. Thực tế trong quá trình giảng dạy, dự giờ thì việc dạy học phân môn luyện từ và câucủa giáo viên còn đơn điệu, tẻ nhạt thiếu sự hấp dẫn thu hút quá trình học của học sinh. Do vốn kiến thức về từ Tiếng Việt của một số giáo viên còn nghèo, chưa sâu sắc và chắc chắn nên còn phải lệ thuộc nhiều vào SGV và sách thiết kế dẫn đến việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn nhiều lúng túng. Phần lớn giáo viên ít có sự đầu tư thời gian chuẩn bị cho bài giảng, ít sáng tạo, chủ yếu làm lần lượt các bài tập mà chưa hướn dẫn học sinh khai thác triệt để các bài tập theo từng đối tượng HS của lớp mình. việc cung cấp các kiến thức thực tế và liên hệ thực tế còn nhiều hạn chế. Mặt khácdo tư duy của các em cụ thể là chính nên rất khó khăn cho việc nắm chắc nghĩa của từ và phát triển cũng như tích cực hoá vốn từ. Chính vì vậy mà tiết học trở nên nặng nề, buồn tẻ.không gây được hứng thú học tập cho học sinh. HS chán và ngại học. Đây cũng là một nguyên nhân đến việc GV không thích dạy phân môn này và cho rằng rất khó dạy.dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Vậy làm thế nào để tiết dạy Luyện từ và câu đạt hiệu quả cao? Làm thế nào để phát huy tính tích cực cho học sinh, rèn luyện và phát triển năng lực suy nghĩ, làm việc tự chủ, sáng tạo của học sinh? Tổ 4 + 5 đã họp, thảo luận và đi tới thống nhất thực hiện chuyên đề: " Nâng cao hiệu quả dạy- học phân môn LTVC lớp 4-5 phần MRVT” II THỰC TRẠNG Trong thực tế giảng dạy sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ thiên về giao tiếp một thầy ngại nghiên cứu tìm tòi- một trò sẽ dẫn đến một số học sinh lười suy nghĩ, thụ động tiếp thu kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và không linh hoạt. Do đó, hiệu quả dạy học chưa cao. Cụ thể: 1. Về phía HS:- Do trình độ của các em không đồng đều, gây khó khăn cho việc cung cấp kiến thức. - Do vốn từ của các em còn nghèo nên việc giải nghĩa từ, thành ngữ tục ngữ còn gặp khó khăn. - Việc hiểu từ và giải nghĩa từ còn nhiều hạn chế - Nhiều học sinh không thjích học, còn ngạihọc phân môn này - Do các em không nắm được sự chặt chẽ về nghĩa của từ nên việc xác định tiếng, từ, cụm từ còn sai nhiều. - HS ít hứng thú với môn học này chưa dành nhiều thời gian cho học Luyện từ và câu - Học sinh còn ỉ lại chưa chủ động học tập, không thích tìm tòi tranh luận. câu trả lời chưa có sự sáng tạo đặc biệt là trong những câu hỏi, bài tập mở - Tư duy của các em còn thiên về trực quan, những khái niệm, từ ngữ mang tính trừu tượng các em sẽ lâu nhớ và rất nhanh quên. 2. Về phía GV:- Việc nghiên cứu và chuận bị cho bài dạy chưa thật chu đáo. - Chưa quan tâm nhiều đến mọi đối tượng HS trong giờ học, thường chỉ cho HS K,G thực hiện yêu cầu giờ học, bỏ qua đối tượng HS TB,Y vì sợ khi cho các em trả lời, làm bài tập thì mất nhiều thời gian. - Do GV chưa thực sự hăng say với nghề nghiệp nên chưa dành thời gian, công sức nghiên cứu bài dạy cũng như cách thức tổ chức các hoạt động cho HS nên chất lượng chưa cao. - Do kiến thức Tiếng Việt, khả năng tư duy nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Số GV hiểu sâu, hiểu đúng về từ Tiếng Việt còn ít. Thêm nữa, do thời gian nghiên cứu tài liệu tham khảo không nhiều nên kiến thức về phân biệt từ, cụm từ, , hiểu nghĩa từ, thành ngữ, tục ngữ còn hạn chế. Vì vậy việc giảng dạy cũng như hướng dẫn HS tìm hiểu những kiến thức này chưa nhanh, chưa chính xác. Mặt khác thời gian dành cho một tiết không nhiều ít có những tiết luyện tập thêm nên cả GV và HS chưa có kĩ năng, kĩ sảo về những nội dung học tập này. - Nhiều Gv còn chưa linh hoạt trong lựa chọn các phương pháp và hình thưc tổ chức dạy học. Phương pháp và hình thưc tỏ chức dạy học còn đơn điệu, chưa đa dạng, phong phú. - Nhiều khi không xác định rõ ý đồ và kiến thức trọng tâm của bài tập. Còn dạy lan mam chưa chốt, khắc sâu kiến thức từ ngữ về chủ đề, chủ điểm một cách thường xuyên. - Phân bố thời gian còn chưa thật hợp lí. - Xử lí tình huống còn nhiều lúng túng, thiếu linh hoạt và sáng tạo. - Chưa chú ý động viên, khuyến khích học sin tích cực, hăng say học tập học tập. - Chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học. III. BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Chuẩn bị trước khi lên lớp 1. Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và bài dạy, xác định đúng mục đích yêu cầu của tiết dạy. - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình đẻ có hệ thống chuỗi kiến thức, xác định được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ, giữa kiến thức của phân môn Luyện từ và câu với các phân môn khác trong Tiếng Việt. - Nắm vững mục tiêu của bài học, nghiên cứu kĩ nội dung của bài dạy để biết nhưng gì học sinh đã có, đã biết từ đó lựa chọn chọn phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học cho phù hợp với khả năng của các đối tượng HS trong lớp, hiệu quả. 2. Thiết kế, xây dựng giáo án để dạy học theo yêu cầu chuẩn kiến thức môn học, phù hợp với từng đối tượng HS, cần lồng ghép GD BVMT, GDKNS (nếu có). - Trong tiết dạy, GV cần chú ý đến đối tượng HS, nắm đơcj HS đã có những gì và cần phải đạt thức kĩ năng nào. Để làm được việc này thì ngay từ bước soạn giáo án, GV đã phải chú ý đến điều đó. Khi soạn giáo án, GV phải dự kiến các câu hỏi, các tình huống và các yêu cầu ở từng mức độ khác nhau cho HS trong từng phần. - Trước tiên, GV phái nắm chắc kĩ năng cơ bản từng bài học, bài tập theo yêu cầu của SGK. Cần quan tâm nhiều đến các đối tượng học sinh ntn, nhưng gì HS đã có, nhưng gì HS cần phải được rèn luyện trong tiết học và chú ý, dạy lồng ghép giáo dục BVMT, KNS (nếu có). B. Biện pháp thực hiện cụ thể 1. Nắm chắc yêu cầu cần đạt : HS biết thêm các từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, lao động sản suất, bảo vệ Tổ quốc thì : GV cần tổ chức hướng dẫn HS dựa vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, những kiến thức đã học ở lớp dưới hoặc được hểu biết qua tiết Tập đọc mà đặc biệt là sự hỗ trợ của Từ điển hay cuốn Ca dao - Tục ngữ Việt Nam, vào gợi ý SGK,... hoặc chủ động dẫn dắt, gợi ý HS, giải nghĩa từ bằng nhiều hình thức khác nhau để bổ sung vốn Tiếng Việt và giúp HS thực hiện yêu cầu của bài tập. Hay có thể HS trao đổi nhóm để bớt khó khăn cho các em. Dạy phát triển, mở rộng vốn từ cho HS, SGK lớp 4 + 5 xây dựng dưới ba dạng bài tập như: Tìm những từ ngữ cùng chủ đề; Tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, Tìm các từ có cùng yếu tố cấu tạo. * Với loại bài tập: Tìm các từ ngữ ngữ cùng chủ đề (Tức là cùng biểu thị một phạm vi hiện thực nào đó) thì trước hết, phải cho HS hiểu biết về "phạm vi hiện thực ấy", về đối tượng mà từ gọi tên. Ví dụ: Để tìm được những từ chỉ sự vật hiện tượng trong thiên nhiên thì HS phải hiểu "Thiên nhiên là gì?" Ở dạng bài tập này, cần cho HS tìm từ theo khả năng của các em. HS NK có thể tìm được nhiều từ; song HS chậm có thể tìm được một vài từ theo khả năng. Trong bài học này, GV cần kết hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường ở phần kết bài. GV kết hợp cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống. *Với loại bài tập : Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn - Khi hướng dẫn HS làm loại bài tập này, GV cần lưu ý: + Trước hết, để định hướng cho việc tìm từ của HS, GV có thể yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Trên cơ sở đó, gợi ý, hướng dẫn HS tìm từ theo yêu cầu của bài tập. + Để HS có điểm tựa trong việc tìm từ, GV có thể hướng dẫn cho HS giải thích nghĩa của từ cho sẵn và nêu một số ngữ cảnh trong đó có sử dụng từ cho sẵn.. Bên cạnh đó, HS phải nắm được từ loại của từ cho sẵn vì từ cần tìm cũng phải cùng loại với từ cho sẵn. *Với loại bài tập: Tìm các từ có cùng yếu tố cấu tạo Loại bài tập này gắn liền với những vấn đề về cấu tạo từ Tiếng Việt. Thường cho sẵn "yếu tố cấu tạo từ" (Ví dụ: thường là tiếng có nghĩa) yêu cầu HS tìm từ phức có cùng yếu tố cấu tạo từ đã cho. Vì vậy, HS phải nắm được hai phương thức cấu tạo từ quen thuộc: phương thức ghép và phương thức láy thì việc tìm từ, tạo từ của HS mới tránh được sự cảm tính, ăn may, tránh được những tổ hợp không phải từ. GV cũng cần lưu ý HS đọc kĩ yêu cầu của đè bài để thực hiện đúng yêu cầu ấy. Ví dụ: Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 yêu cầu: ghép tiếng "bảo" với một số tiếng để tạo thành từ phức có tiếng "bảo"(bảo: có nghĩa là giữ, chịu trách nhiệm) thì HS phải ghép để tạo thành từ phức có tiếng "bảo" với đúng nghĩa trên, loại bỏ những từ phức có tiếng "bảo" không cùng loại v v * Để HS có cái nhìn khái quát, làm cơ sở cho việc tìm từ ngữ. Ở một số bài tập cụ thể, GV có thể nêu mô hình cấu tạo từ hoặc ngữ cần tìm. Ví dụ: BT2 tuần 24 Luyện từ và câu lớp 5 yêu cầu: Tìm những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ "an ninh". GV có thể nêu mô hình: DT + an ninh; ĐT + an ninh. Ở loại bài tập này, GV cũng cần nêu một số VD để định hướng cho HS tìm từ. 2. TC cho HS nắm chắc nghĩa của từ khóa của chủ điểm và mở rộng vốn từ - TC cho HS tự do nêu ý hiểu của mình về nghĩa từ khóa của chủ diểm - Gv tập hợp các ý kiến và chốt ý đúng nhất - HS tìm thêm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ khóa của chủ điểm sau đó cho HS giải nghĩa một số từ ngữ vưat tìm được 3. Tổ chức cho HS giải nghĩa từ thuộc chủ điểm : G Nắm chắc khả năng, năng lực của đối tượng HS trong lớp mà GV GV cần lựa chọn các biện pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù với điều kiện, đặc điểm của từ, trình độ HS như dùng trực quan, dùng đồng nghĩa, ngữ cảnh hay biện pháp định nghĩa v v ... Theo cách giải nghĩa bằng định nghĩa có 3 dạng bài tập như sau: *Dạng 1: Cho sẵn cả nội dung (nghĩa của từ) và tên gọi (từ) yêu cầu HS phát hiện ra sự tương ứng giữa chúng. Đây là kiểu bài tập nối từ ở cột A với nghĩa tương ứng của nó ở cột B. Khi hướng dẫn HS thực hiện loại bài tập này, GV cần hướng dẫn giúp HS hiểu nghĩa của từng yếu tố ở 2 cột để thấy được sự tương ứng của từng cặp ( nghĩa - từ). Các em sẽ lần lượt lấy 1 từ (hoặc một ngữ) ở cột bên trái ghép với một ô ở cột bên phải xem có tương ứng không để nối lại với nhau (tránh việc nối theo quán tính, nối ăn may của HS). Đây là dạng bài tập (kiểu trắc nghiệm) tương đối dễ làm nên GV lưu ý dành việc chấm chữa cho đối tượng HS chậm *Dạng 2: Cho sẵn ND từ (các nét nghĩa của từ) yêu cầu tìm tên gọi (từ) hoặc sắp xếp các từ cho sẵn có cùng nhóm nghĩa đó vv.., Ví dụ: Trong Mở rộng vốn từ: Tài năng (Tuần 19) Luyện từ và câu lớp 4. BT1 có yêu cầu: Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài: Tài giỏi, tài nguyên, tài ghê, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa. a, Tài có nghĩa là (có tài năng hơn người bình thường) M: tài hoa b, Tài có nghĩa là (tiền của) M: tài nguyên GV cho HS sử dụng từ điển để hiểu nghĩa các từ trên rồi sắp xếp. HS Y,TB làm bài tập theo đúng yêu cầu SGK; HS NK: tìm thêm các từ ngữ khác có cùng nét nghĩa. BT2 yêu cầu: Đặt câu với một trong các từ trên Với HS chậm có thể chỉ đặt câu với một từ theo yêu cầu; HS NK có thể đặt nhiều hơn theo khả năng. *Dạng 3: Cho sẵn từ, yêu cầu HS xác lập ND nghĩa. - Đây là BT khó, cần HD HS giải nghĩa bằng định nghĩa. GV cần dùng các câu hỏi để giúp đỡ, làm chỗ dựa cho việc mở ra nghĩa của từ cho HS. Ví dụ: Giải nghĩa từ "thác" GV nêu câu hỏi: Chỗ dòng suối hay dòng nước chảy ntn gọi là thác? Hoặc HS sử dụng từ điển. Song với bài tập yêu cầu HS phân biệt nghĩa của câu, cụm từ thì GV có thể đưa về dạng 1 dể giúp HS giải nghĩa dễ dàng hơn. Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường (Luyện từ và câu lớp 5) Bài tập 1a có yêu cầu như sau: - Phân biệt nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên. Đây là một số cụm từ HS ít dùng còn ít sử dụng nên GV có thể biến đổi yêu cầu bài tập theo dạng 2 như sau: Nối từ ở cột từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B A B - Khu dân cư - Khu sản xuất -Khu bảo tồn thiên nhiên khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp. khu vực dành cho nhân dân ăn, ở, sinh hoạt ... khu vực trong đó có loài cây, con vật và cảnh quan tự nhiên được bảo vệ giữ gìn lâu dài. Như vậy, GV giúp HS Y làm được bài và hiểu nghĩa của các cụm từ. Đối với HS K,G sau khi nối nghĩa thích hợp các em đặt câu với từ trên. Lưu ý: Khi HS giải nghĩa các từ trên GV cũng cần chấp nhận nhiều cách diễn đạt khác nhau (đôi khi còn vụng về, "ngây ngô") miễn sao thể hiện được sự cảm nhận đúng và biết dùng từ không sai lạc về nghĩa. Từ đó, GV uốn nắn để các em biết cách giải nghĩa từ cho chính xác. Chú ý trong mỗi chủ đề chúng ta không thể giải nghĩa hết các từ ngữ đã tìm nêu ra mà phải chọn lọc những từ ngữ tiêu biểu để giải nghĩa. Có nhiều cách giải nghĩa + Giải nghĩa bằng trực quan ; là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh, mô hình, sơ đồ để giải nghĩa. nó giúp HS hiểu nghĩa một cách rõ ràng hơn mà đồ hỏi GV phải chuân bị công phu nhưng đối với những từ trừu tượng thì không thể giải nghĩa được. + Giải nghĩa từ bằng cách tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa + Giải nghĩa bằng đinh nghĩa ( tra từ điển); Đối với những từ ngữ khó 4. Tổ chức cho HS làm bài tập : Sau khi HS đã tìm được các từ thuộc chủ điểm vadf hiểu được nghĩa cảu nó HS cos thể thực hiện được các bài tập một cách dễ dàng Tùy từng YC bài tập mà GV lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợpvà đạt hiệu quả Đặc biệt đối với dạng bài tập:Viết đoạn văn thuộc chủ điểm GV cần HD như sau: Bước 1: HS đọc bài theo yêu cầu bài tập GV HD HS định hướng viết về ai?, viết về cái gì? *HD HS lập dàn ý (xây dựng trên những yêu cầu về nội dung, thể loại mà BT đã nêu ra, dựa trên cơ sở của bước định hướng mà HS đã xác lập được) vì có xây dựng được dàn ý, HS mới hình thành được ý ở trong đầu, làm cơ sở, chỗ dựa việc huy động lựa chọn từ ngữ để được thực hiện hoá các ý này. - Hướng dẫn HS phát triển, chuyển hoá dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh (ở khâu này, GV không nên "làm thay" HS mà phải tôn trọng tính sáng tạo, sự độc lập của HS GV chỉ gợi ý sự huy động lựa chọn những từ ngữ thích hợp, những cách nói, cách diễn tả sinh động, gợi cảm). Bước 2: Cho HS viết đoạn văn vào VBT. Bước 3: Một số HS (gồm các đối tượng chậm) trình bày đoạn văn ở phiếu to để cả lớp cùng theo dõi, nhận xét các đoạn văn trên bảng, về các mặt: Nội dung có sát với yêu cầu của BT không? Các câu văn viết có đúng ngữ pháp không? Những từ ngữ thuộc chủ đề đang học có được sử dụng trong đoạn văn, có phong phú không? Có được xây dựng một cách sáng tạo không? Có thể thay thế từ ngữ nào trong đoạn văn để chủ đề đoạn văn được rõ hơn? (các đoạn văn này được gắn lên bảng lớp) HS khác lần lượt đọc đoạn văn của mình cho cả lớp nghe, nhận xét, bình chọn. Với cách HD, tổ chức như trên sẽ giúp HS yếu tự tin hơn, mặc dù các em chỉ có thể viết được một vài câu còn HS NK sẽ có những đoạn văn đúng chủ đề, hay và sáng tạo, các em được rèn cả kỹ năng viết và kĩ năng nói. *Tóm lại, biện pháp chính để dạy Luyện từ và câu theo yêu cầu chuẩn kiến thức - kĩ năng như sau: Thứ nhất: GV cần bám sát đối tượng HS sao cho: HS chậm phải đạt được những yêu cầu tối thiểu của chuẩn KT - KN. Đồng thời giúp HS tự tin trong học tập, không bị "đứng ra lề" lớp học bằng việc giảm nhẹ yêu cầu BT hoặc chỉ làm một phần ở các BT đồng dạng. Còn HS NK được phát triển khả năng của mình. Sao cho các em không thấy nhàm, chán, qua việc yêu cầu các em tìm thêm từ, đặt thêm câu, làm thêm BT, viết đoạn văn dài, có hình ảnh và phong phú hơn, HD kiểm tra bài của bạn. Như vậy, việc dạy học như trên chính là tạo mối quan hệ tương tác: Khi rèn cho HS Y chính là giúp cho HS NK củng cố kiến thức. Khi HS NK phát hiện thêm cũng là để HS chậm làm quen và mở rộng. Thứ hai: Những BT về phát triển, mở rrộng vốn từ, về giải nghĩa từ (nhất là những từ Hán Việt) mà vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức (mà HS đã học ở lớp dưới, ở phân môn Tập đọc hoặc các phân môn khác) của mỗi cá nhân HS không đủ để thực hiện yêu cầu BT thì cần cho HS thảo luận nhóm 2, 4, 6 tuỳ theo độ khó của BT) để tạo sự tương tác trong học tập hoặc sử dụng sự hỗ trợ của từ điển, đồ dùng trực quan Thứ ba: Đối với những BT về tìm từ, đặt câu mà nội dung kiến thức SGK cung cấp khó có thể giúp HS hoàn thành yêu cầu BT ở SGK (với HS chậm) bài tập phát triển thêm (với HS NK) thì GV nên tổ chức cho HS thảo luận nhóm hay có những câu hỏi dẫn dắt gợi mở hoặc cung cấp thêm KT cho các em Thứ tư: Đối với những BT khó thì GV có thể thay đổi lệnh của bài đó sao cho vẫn đảm bảo được chuẩn KT- KN của bài học. Điều cốt lõi là: Trong mỗi tiết soạn và dạy, yêu cầu GV phải biệt lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi bám sát chuẩn KT - KN, GV phải xác định thật rõ ở tiết này, BT này, câu hỏi này nhằm cung cấp cho HS kiến thức gì, rèn kĩ năng gì, và tìm biện pháp thực hiện. Đồng thời, GV phải nắm được khả năng học tập của từng HS trong lớp để xác định ND cụ thể của bài tập trong SGK cho từng đối tượng HS. Cần hướng dẫn cho từng nhóm, đối tượng HS. Dạy ND bài mới phải dựa trên kiến thức kĩ năng của HS ở bài học trước làm sao cho mọi HS học được và được học. Trong quá trình giảng dạy, yêu cầu GV phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS. Bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, quan tâm phát triển HS G. GV cũng cần tổ chức các hình thức dạy học phong phú, hấp dẫn như làm việc cá nhân, cả lớp, theo nhóm trò chơi học tập, sử dụng đồ dùng trực quan, phương tiện dạy học hiện đại để cuốn hút HS vào hoạt động học tập. 3. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học a, Phương pháp - Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp trực quan - Phương pháp gợi mở, vấn đáp - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp luyện tập, thực hành - Phương pháp tra từ điển b, Hình thức tổ chức dạy học - GV cần tổ chức các hình chức dạy học linh hoạt, phong phú như: làm việc cá nhân, theo nhóm ( nhóm đôi, nhóm 4, nhóm 6, nhóm ngẫu nhiên,....) để kích thích hứng thú học tập và phát huy tính sáng tạo, ý thức kỉ luật khi làm việc tập thể của HS, tạo sự tương tác trong học tập giữa các đối tượng HS. - Tùy từng dạng bài tập cụ thể, đối tượng HS để GV lựa chọn những hình thức dạy học sao cho phù hợp.
File đính kèm:
- chuyen_de_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_phan_mon_luyen_tu_va_cau.docx