Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kèm cặp học sinh Trung bình, yếu môn Toán Lớp 5

Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất

nước, giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng

nhân lực, đào tạo nhân tài. Như chúng ta đã biết : Tiểu học là bậc học nền tảng

đặt cơ sở cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách của con người tạo

nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.Cùng với các môn

học khác môn Toán là một trong những môn học bắt buộc ở Tiểu học, nó có vị

trí tầm quan trọng rất lớn. Tất cả các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học

đều được ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và rất cần thiết cho người lao động.

Trong trường học tất cả học sinh cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo

dục giống nhau, nhưng do mỗi em có sự phát triển về thể chất và trí tuệ , có điều

kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình, có động cơ và thái độ

học tập , môi trường giáo dục khác nhau (mà trong đó có sự dạy dỗ của thầy cô

giáo) nên năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng

khác nhau.

pdf10 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kèm cặp học sinh Trung bình, yếu môn Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÈM CẶP HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU MÔN 
TOÁN LỚP 5
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất 
nước, giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng 
nhân lực, đào tạo nhân tài. Như chúng ta đã biết : Tiểu học là bậc học nền tảng 
đặt cơ sở cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách của con người tạo 
nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân..Cùng với các môn 
học khác môn Toán là một trong những môn học bắt buộc ở Tiểu học, nó có vị 
trí tầm quan trọng rất lớn. Tất cả các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học 
đều được ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và rất cần thiết cho người lao động. 
Trong trường học tất cả học sinh cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo 
dục giống nhau, nhưng do mỗi em có sự phát triển về thể chất và trí tuệ , có điều 
kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình, có động cơ và thái độ 
học tập , môi trường giáo dục khác nhau (mà trong đó có sự dạy dỗ của thầy cô 
giáo) nên năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng 
khác nhau. Do đối tượng học sinh học tập yếu, kém môn toán vẫn luôn tồn tại 
trong giáo dục, Vì vậy, tôi đã tập trung tìm hiểu về những học sinh trung 
bình,yếu toán rồi phân tích nguyên nhân yếu kém để tìm ra các giải pháp nhằm 
giúp các em học sinh trung bình, yếu, kém vươn lên lên trong học tập . Đó cũng 
là lí do tôi chọn đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÈM CẶP HỌC SINH 
TRUNG BÌNH, YẾU MÔN TOÁN LỚP 5
 II .NỘI DUNG
1.Thực trạng
Đầu năm tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5G 
có hai nhóm đối tượng học sinh trung bình và yếu với tổng số học sinh là 39/ 23 
nữ. Với kết quả khảo sát môn toán đầu năm như sau: 
1
GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
9 12 18
 Sau khi nhận lớp chủ nhiệm, qua tuần thực dạy và kết quả kiểm tra chất 
lượng đầu năm tôi nhận thấy sự yếu kém Toán của học sinh trung bình, yếu, 
kém toán lớp 5G qua những biểu hiện sau đây: 
Nhóm 1: Tiếp thu bài chậm, lười học nên bị hổng kiến thức : ( 18 em) 
Do lười học nên nhiều kiến thức cơ bản ở lớp dưới bị bỏ quên hoặc có nhớ cũng 
mơ hồ nên việc tiếp thu kiến thức ở lớp hiện tại gặp nhiều khó khăn. Biểu hiện ở 
chỗ: Có em thực hiện được phép tính có nhớ còn sai, Chưa biết cách phân tích 
để hiểu đề toán có lời văn.Cùng một nội dung kiên thưc chỉ có một số học 
sinh đã hiểu và biết vận dụng vào thực hành nhưng ở những em yếu còn mơ hồ 
chưa hiểu nên việc vận dụng vào thực hành chưa đạt yêu cầu.
 Nhóm 2: Năng lực tư duy hạn chế , thiếu linh hoạt :( Là những học sinh 
có học lực trung bình ở năm trước) Nghe giáo viên phân tích giảng giải, không 
biết khái quát nên không nhớ trình tự tính toán, Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng 
tượng chậm. Khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ toán học lúng túng, nhiều 
chỗ lẫn lộn nên có thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin, ngay 
cả khi làm đúng bài tập, giáo viên hỏi cũng ngập ngừng không tin mình làm 
đúng . Thái độ trong lớp thụ động . Vì vậy kết quả học toán thường thấp hơn các 
bạn. 
Nhóm 3: Học sinh lớp là con em gia đình nông dân, cha mẹ làm thuê, làm 
mướn. Do cha mẹ các em lo đi làm ăn nên không chăm lo nhắc nhở việc học 
bài làm bài của các em khi về nhà hoặc có gia đình quan tâm nhưng lại không 
biết để dạy con học bài khi con hỏi nội dung bài chưa hiểu.
2 Biện pháp
2.1 BIỆN PHÁP CHUNG
Để từng bước giải quyết các thực trạng trên điều quan trọng cần phải làm 
trong quá trình giảng dạy môn toán là;
 - Xây dựng không khí lớp học thoải mái thân thiện :Trong mỗi buổi 
học cũng như tiết học tạo cho học sinh không khí thân thiện cởi mở để học sinh 
2
thích đi học và được học, giúp các em hiểu tại sao phải học và học toán để làm 
gì?
- Điều tra khảo sát : Trong quá trình giảng dạy cần tìm hiểu nắm được 
khả năng học tập của từng em. Cần biết được em học sinh nào yếu ở lĩnh vực 
nào, nguyên nhân yếu kém, cách khắc phục tình trạng yếu kém của từng em.
- Lập kế hoạch dạy học phân hóa đối tượng học sinh Trung bình – yếu
- Chuẩn bị và nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp: 
- Xây dựng nhóm học tập đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Tích hợp giảng dạy: Khi dạy các môn học khác cần chú ý nếu có thể 
củng cố lồng ghép được cho môn toán đặc biệt là đối với học sinh yếu giáo viên 
cần lồng ghép để học sinh hứng thú học tập. 
 - Phối hợp với các đoàn thể và giáo viên bộ môn giúp đỡ các em tiến bộ.
 - Với học sinh yếu toán cần kiểm tra nhắc nhở, động viên thường xuyên để 
học sinh không bị chán nản và không quên nội dung toán cần ghi nhớ.
2.2 BIỆN PHÁP CỤ THỂ
Để giúp đỡ học sinh tiến bộ về môn toán, tôi đã tiến hành các biện pháp 
nhằm vào các nội dung sau
Nhóm 1: Tiếp thu bài chậm, lười học nên bị hổng kiến thức 
 1/ Dựa vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và quá trình giảng dạy 
thực tế tôi bắt đầu tiến hành vừa dạy kiến thức mới, vừa củng cố lại kiến thức cũ 
mà học sinh chưa nắm bắt được.
 Ví dụ : Khi day phep chia số thâp phân mà học sinh không thưc hiên đươc thi 
tôi phai quay lai hương dân cho học sinh cách chia số tư nhiên cho số tư nhiên 
( Phep chia từ đơn gian là chia cho số có một chữ số rôi đên chia cho số có 2 - 3 
chữ số). Tôi thưc hiên công viêc cung cố kiên thưc này qua thời gian day phụ 
đao trong các buôi chiều, 15 phut đâu giờ thâm chí ca trong giờ ra chơi.
Vơi các phep tính con lai cua số thâp phân tôi cung làm tương tư. 
Sau khi day xong kiên thưc cua các bài, tôi khuyên khích các em học 
thuộc quy tăc hay kêt luân. Vơi em về nhà lười học, trên lơp tôi gọi các em đọc 
quy tăc, kêt luân nhiều lân và yêu câu các em này chu ý nghe ban đọc để thuộc 
3
bài. Hôm sau, tôi kiểm tra em thuộc bài trươc rôi các em lười học phát biểu lai 
nội dung kiên thưc mà ban vừa nêu. Nhờ đó mà các em lười học thuộc bài và 
làm đươc bài.
 Với học sinh không thuộc bảng nhân, chia tôi thay hát đầu giờ hằng ngày 
bằng cách cho học sinh lớp đọc đồng thanh bảng nhân hay chia. Ngoài ra Tôi 
xây dựng đôi bạn học tập: em thuộc bảng nhân chia giúp đỡ kèm cặp bạn chưa 
thuộc trong 15 phút đầu giờ.
 2/ Tôi cung cấp kiến thức cho học sinh mang tính liên thông như:
 +Dạy học bằng cách ôn tập kiểm tra kiến thức có liên quan đến bài học 
hôm nay.
 +Những kiến thức, kỹ năng cần thiết được tái hiện ở những lúc thích hợp, 
trong mối liên quan với từng nội dung mới chứ không thành một khâu tách biệt
 Tuy nhiên, tôi chủ yếu chọn hình thức thứ nhất nhằm để tăng cường hiệu 
quả dạy học và tạo động cơ học tập của học sinh khi lãnh hội kiên thức mới.
Ví dụ: Dạy bài “ So sánh số thập phân”. Tôi kết hợp cả hai cách hướng 
dẫn như sau:
Cách 1: Hướng dẫn học sinh theo kết luận trong sách giáo khoa. Khi so 
sánh đến phần thập phân với nội dung của kết luận “ Nếu phần nguyên của hai số 
đó bằng nhau thì so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, phần trăm, 
phần nghìn... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số hàng tương 
ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn”.
Ưu điểm của kết luận này là củng cố lại hàng của số thập phân cho học 
sinh. Nhưng hạn chế của nó là quá dài, khó hiểu.Với học sinh khá giỏi học hết 
kết luận đó còn khó huống chi với học sinh trung bình – yếu lại không siêng học 
như học sinh lớp tôi. Khi tôi dạy đúng theo kết luận trong sách giáo khoa, học 
sinh hiểu và vân dụng thưc hành con han chê. Vi thê tôi đôi lai cách hương dân 
cua minh băng cách dưa vào kiên thưc mà các em đã học : So sánh số tư nhiên 
và số thập phân bằng nhau.
4
Tôi hương dân cho các em đưa phân thâp phân cua số thâp phân về dang 
có các chữ số ở phần thập phân bằng nhau rồi các em so sánh các số thập phân 
mới như so sánh số tự nhiên.
VD: So sánh 0,7 với 0,65 Ta có: 0,7 = 0,70 ( Số thập phân bằng nhau)
So sánh 0,70 với 0,65 thì 70 > 65 ( so sánh số tự nhiên)
Nên: 0,7 > 0,65
Với cách hướng dẫn trên tỉ lệ học sinh làm bài đúng trên 95 % có khi là 
100 %.
Bằng cách hướng dẫn trên, tôi vừa củng cố kiến thức cũ, kiến thức đã học 
cho học sinh vừa hướng dẫn các em nắm kiến thức mới một cách dễ dàng và nhẹ 
nhàng. Khi các em nắm vững chắc về số thập phân bằng nhau thì các em học 
kiên thưc về cộng, trừ, nhân, chia số thâp phân cung dễ dàng hơn. 
 3/ Trong giang day toán, tôi luôn bám vào đối tương học sinh để cung 
cấp kiến thức vừa sức cho các em. Do đó khi hướng dẫn học sinh luyện tập, tôi 
đặc biệt chú ý đến các điều sau:
 Đảm bảo học sinh hiểu đề bài, nắm được các bước làm các dạng toán 
đã học :Học sinh yếu kém nhiều khi gặp khó khăn ngay từ bước đầu tiên: 
không hiểu đề toán nói gì, do đó không thể tiếp tục quá trình giải toán. Vì vậy, 
đâu tiên tôi giup các em hiểu rõ đề bài, dưa vào từ khóa có trong bài ( lơn hơn: 
chỉ rõ cho học sinh khi nào lơn hơn thưc hiên phep tính cộng; khi nào lơn hơn 
thưc hiên phep tính trừ. Vơi từ khóa nhỏ hơn, ngăn hơn, dai hơn. hương dân 
học sinh làm tương tư; gâp, kem số lân: Tôi hương dân tỉ mỉ trường hơp nào thi 
thưc hiên phep nhân, trường hơp nào thưc hiên phep chia..). Học sinh phai 
năm đươc bài toán cái gi đã cho, cái gi cân tim, cung cố lai các bươc làm các 
dạng toán nhằm tạo điều kiện cho các em vượt qua khó khăn khi làm bài.
 Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và theo chuân: Phần này Học 
sinh làm bài theo chuẩn kiến thức và kĩ năng được quy định. Ngoài ra tôi còn ra 
bài tập cùng dạng để học sinh khắc sâu cách làm cũng như kiến thức cần nhớ.
5
 Sử dụng những mạch bài tập phân bậc : Đối với HS yếu kém tôi đã sử 
dụng dạng phân bậc so với trình độ chung, tức là khoảng cách và mức độ khó 
của hai bậc liên tiếp không quá xa quá cao.
Ví dụ: Sau khi dạy xong phần bài mới bài “Cộng hai số thập phân”, tôi 
tiến hành cho học sinh luyện tập theo trình tự sau:
- Luyện tập cộng hai số thập phân có số chữ số sau dấu phẩy bằng nhau:
13,76+5,05 17,36+5,05 44,628+579,843
28,7+79,5 308,45+86,75 15,327+452,547
Sau khi HS đã thành thục với cách cộng hai số thập phân có số chữ số sau 
dấu phẩy bằng nhau, tôi tiến tới cho học sinh làm các phép cộng trong trường 
hợp số chữ số sau dấu phẩy khác nhau
2,77+4,8 357,34+8,765 8,64+14
Tiếp sau đó, tôi mới cho học sinh tiến tới giải các bài toán giải đơn giản 
liên quan đến cộng hai số thập phân.
 Được bước theo những bước vừa với sức mình, học sinh trung bình yếu 
sẽ không còn gặp khó khăn khi làm bài. Nhờ đó các em có nhiều khả năng tiếp 
thu kiến thức theo chuẩn giúp các em chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mà 
chương trình yêu cầu. Những dạng bài tập đầu dù có thấp, những bước chuyển 
bậc dù có ngắn nhưng khi học sinh thành công sẽ tạo nên một yếu tố tâm lý cực 
kỳ quan trọng: các em sẽ tin vào bản thân, tin vào sức mình, từ đó có đủ nghị lực 
và quyết tâm vượt qua tình trạng yếu kém 
. Nhóm 2: Năng lực tư duy hạn chế, thiếu linh hoạt.
 Giúp đỡ học sinh rèn luyện phương pháp học tập: Yếu về phương pháp 
học tập là một tình hình phổ biến của học sinh yếu kém toán .Hơn nữa, có thể nói 
rằng đó là nguyên nhân của tình trạng yếu kém đối với một bộ phận khá đông 
trong những học sinh diện này. Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng 
học sinh yếu kém là giúp đỡ các em về phương pháp học tập. Tôi luôn nhắc nhở 
các em học lý thuyết rồi mới làm bài tập, đọc kỹ bài trước khi làm bài, tính toán 
cẩn thận, trình bày bài rõ ràng, giải toán xong cần thử lại. 
6
Vi học sinh tư duy con han chê nên khi giang day, tôi phai sử dụng hê 
thống câu hoi dân dăt ngăn, gọn, rõ ràng dành riêng cho đối tương này. Câu hoi 
phai cụ thể, dễ hiểu, sát thưc tê để các em có kha năng tra lời đươc. Nêu dùng hê 
thống câu hoi dân dăt mà các em vân không hiểu, không năm đươc bài nữa thi 
tôi đành phai áp đăt cho các em. Nhưng viêc áp đăt này ít khi tôi phai sử dụng vi 
trong khi day tôi kiên tri hương dân các em cách tư duy nên dân dân các em cung 
tiên bộ măc dù không đươc tốt cho lăm. Ngoài day cách tư duy cho học sinh ơ 
môn toán, các môn con lai tôi cung tim đu mọi cách để giup học sinh phát triển 
tư duy.
Nhóm 3: Đối với việc học bài ở nhà: Vì gia đình ít quan tâm nhắc nhở 
các em tự học ở nhà. Vì vậy tôi thường xuyên trò chuyện tạo mối quan hệ thân 
thiện gần gũi với học sinh.Nhắc nhở động viên để các em tự giác trong học 
tập.Hướng dẫn các em cách xem trước nội dung học ở nhà chỗ nào chưa hiểu 
thì hỏi bạn hoặc hỏi giáo viên ngay tại lớp để được giảng giải giúp các em hiểu 
bài từ đó sẽ yêu thích và tư giác học tâp. Nhờ kiên tri phối hơp mà phụ huynh đã 
quan tâm nhăc nhơ các em học tâp ơ nhà nhiều hơn góp phân đưa chât lương cua 
lơp đi lên.
Thường xuyên liên hệ với gia đình ( gọi điện) động viên gia đình tạo 
điều kiện quan tâm đến các em cũng như quan tâm đến việc học tập của con 
em họ: Nhắc nhở các em học bài làm bài ở nhà trước khi đến lớp. 
Khi các em biết vai trò học tập và được sự động viên khích lệ giúp đỡ từ 
thầy cô, bạn bè, cha mẹ giúp hình thành thói quen tự giác tích cực trong học tập 
giúp các em nắm vững kiến thức từ đó các em tự tin vào bản thân . ở lớp học 
sinh được trình bày ý kiến bài làm của mình dưới sự động viên và giúp đỡ của 
giáo viên, giúp các em tự tin và yêu thích môn học.
 Tổ chức kèm cặp, phụ đạo trong điều kiện thời gian quy định: Trong các 
buổi này, nội dung chủ yếu là kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên 
lớp, nếu cần thì ôn tập, củng cố kiến thức để các em nắm vững hơn; kiểm tra việc 
thực hiện các yêu cầu của giáo viên, hướng dẫn về nhà, làm bài tập và học bài ở 
nhà; cần phân tích cụ thể các sai lầm và hướng dẫn phương pháp giải để các em 
7
nắm vững; trò chuyện để tìm hiểu thêm chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm 
chắc để bổ sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài tập, 
việc tự học ở nhà. 
 III . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Qua những lần khảo sát kết quả đạt được đều tăng lên chất lượng môn 
Toán của học sinh lớp tôi có tiến bộ rõ rệt. Hầu hết tất cả các em đã có phương 
pháp học tập ở lớp cũng như việc tự học ở nhà. Những lỗ hổng kiến thức toán 
học của các em đã dần được bồi đắp. Được động viên, khích lệ, các em đã mạnh 
dạn, tự tin hơn trong các hoạt động trong lớp cũng như ngoài giờ. Được giải và 
nắm được cách giải các bài toán vừa sức, các em hăng say học tập, hứng thú hơn 
với môn Toán. Qua chấm bài, tôi thấy các em đã có kĩ năng giải đúng, tương đối 
chính xác các dạng bài tập, việc trình bày bài khoa học hơn, ít nhầm lẫn, lộn xộn. 
Số lượng học sinh khá giỏi được nâng lên; những em đầu năm lực học trung 
bình đã tiến lên lực học trung bình khá; số em điểm yếu, kém đã đạt được mức 
trung bình. Cụ thể như sau:
MÔN 
TOÁN ĐẦU NĂM
 ( 1)
CUỐI KÌ I
 (2)
CUỐI KÌ II
 ( 3)
So sánh 
(3 và 1)
So sánh 
 (3 và 2)
Tăng Giảm Tăng Giảm
GIỎI 6 13 13 7
KHÁ 9 9 10 1 1
T. BÌNH 12 18 16 4 2
YẾU 18 6 0 18 6
 Qua kết quả trên cho thấy số lượng học sinh khá giỏi tăng, học sinh trung 
bình, yếu giảm. Để giúp đỡ học sinh trung bình và yếu toán có tiến bộ giáo viên 
cần: 
1/ Làm tốt công tác chủ nhiệm, tìm hiểu học sinh để phát hiện ra nguyên 
nhân khiến học sinh yếu, kém môn Toán. Từ đó có kế hoạch cụ thể với từng đối 
tượng học sinh .
8
 2/ Lập kế hoạch kèm cặp, phụ đạo phải cụ thể; Mỗi đối tượng học sinh 
cần có cách khích lệ riêng. Giáo viên phải hết sức kiên trì, nhẫn nại, hướng dẫn 
học sinh từng điểm nhỏ, cụ thể, không được nóng vội muốn có ngay kết quả 
hoặc yêu cầu tiến bộ nhanh của các em.
 3/ Người giáo viên không những phải có kiến thức vững chắc, phương 
pháp giảng dạy hay mà phải luôn sát sao tới học sinh. Thường xuyên quan tâm 
tới sự tiến bộ cũng như biểu hiện sút kém của học sinh để uốn nắn kịp thời. 
 4/ Trong giảng dạy phải bám sát chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ 
năng. Đảm bảo tính vừa sức của học sinh ;
5/ Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các đoàn thể trong nhà 
trường. Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông 
qua các phong trào, tạo cho các em động cơ ham học.
6/ Trong việc uốn nắn các em, giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ 
bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng nề với các em, hòa hợp với 
các em, tạo được sự mật thiết giữa thầy với trò, giữa học sinh với học sinh, thầy 
trò tạo được sự vui vẻ, thoải mái và nhẹ nhàng trong học tập thì chắc chắn rằng 
các em là học sinh yếu sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều để phát huy khả năng 
học tập của mình. Cùng với lòng nhiệt thành của người thầy và sự cố gắng, nỗ 
lực của chính bản thân các em thì chúng ta tin tưởng vào kết quả học tập tốt nhất 
sẽ đến với các em.
 IV. KẾT LUẬN 
Tóm lại, quá trình nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và áp dụng đề tài này 
vào thực tế giảng dạy môn Toán ở lớp 5G, hiệu quả học tập môn Toán của các 
em đã được nâng lên đáng kể. Qua đây tôi thấy rằng: Việc giảng dạy nâng cao 
chất lượng thực của học sinh trung bình yếu môn Toán là một việc làm hết sức 
khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi thời gian, lòng nhiệt tình, tâm huyết, của giáo 
viên. Có tình cảm yêu thương trẻ thật sự, chịu khó theo dõi sâu sát các em, nắm 
chắc từng hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh yếu kém. Có năng lực chuyên môn 
vững vàng . Biết vận dụng linh hoạt, nhẹ nhàng các phương pháp dạy học thích 
9
hợp cho từng đối tượng cụ thể., biết phối hợp cùng gia đình dạy dỗ cho các em 
học sinh yếu kém học tiến bộ. 
- Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc: Giúp đỡ học 
sinh yếu môn toán lớp 5G của tôi tiến bộ. Trong quá trình nghiên cứu và áp 
dụng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến 
của quý thầy cô để kinh nghiệm của tôi ngày càng đạt hiệu quả cao.
 Giá Rai, ngày 29 tháng 04 năm 2014
 Người viết
 Ngô Thị Lan
10

File đính kèm:

  • pdfntl.pdf
Sáng Kiến Liên Quan