Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

1. Thực trạng và nguyên nhân chính

Học sinh dân tộc thường nói tiếng Việt rất ít, phát âm còn sai. Học sinh con hộ nghèo chiếm đa số. Các em đến trường gặp nhiều khó khăn, như thiếu đồ dùng học tập, sức khỏe của trẻ không đảm bảo, từ đó ảnh hưởng nhiều tới kết quả học tập. Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập; trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế; khả năng chú ý và tập trung vào bài học không bền. Học sinh chậm biết đọc, biết viết; nhiều em đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai; đây là điểm hạn chế lớn nhất.

2. Những thuận lợi, khó khăn chính khi triển khai thực hiện nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

a. Những thuận lợi chính

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường, của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận đoàn thể trong nhà trường.

100% học sinh ở điểm trung tâm được học 2 buổi/ ngày.

Cha mẹ học sinh ngày càng nâng cao nhận thức và quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình.

100% cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn trở lên. Đại bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên tâm huyết, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm.

Trường lớp, cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ, khang trang và đạt chuẩn đảm bảo 01 phòng học/lớp (ở điểm trung tâm).

b. Những khó khăn chính

Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh (CMHS) đến việc học của các em còn nhiều hạn chế. Không ít CMHS trông chờ, ỉ lại vào chính sách của nhà nước và khoán trắng cho nhà trường.

Lối sống khép kín trong gia đình khiến môi trường tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) nhiều hạn chế, tạo ra không ít rào cản trong việc học tiếng Việt của các em.

Đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng HS DTTS (Khơme) có nhiều khác biệt, nhất là yếu tố dấu thanh trong tiếng Việt tạo ra không ít khó khăn cho các em.

Một bộ phận giáo viên còn hạn chế trong phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ.
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Trường Tiểu học Vĩnh Bình C là Trường vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. Năm học 2018-2019 trường có 12 lớp với hơn 300 học sinh. Riêng điểm trung tâm có 7 lớp thì học sinh dân tộc khơme mỗi lớp chiếm trên 50%, trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày ở điểm trung tâm đạt tỉ lệ 100%. Do các em thường nói tiếng mẹ đẻ là chính, nói tiếng Việt rất ít, phát âm chưa chuẩn. Nhiều HS còn e dè, nhút nhát, tư duy chậm; đọc- viết còn sai nhiều.
Thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Trường, Ngành Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình. Tôi đã chọn và viết chuyên đề “Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số” nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy- học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn.
II. THỰC TRẠNG NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thực trạng và nguyên nhân chính
Học sinh dân tộc thường nói tiếng Việt rất ít, phát âm còn sai. Học sinh con hộ nghèo chiếm đa số. Các em đến trường gặp nhiều khó khăn, như thiếu đồ dùng học tập, sức khỏe của trẻ không đảm bảo, từ đó ảnh hưởng nhiều tới kết quả học tập. Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập; trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế; khả năng chú ý và tập trung vào bài học không bền. Học sinh chậm biết đọc, biết viết; nhiều em đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai; đây là điểm hạn chế lớn nhất.
2. Những thuận lợi, khó khăn chính khi triển khai thực hiện nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
a. Những thuận lợi chính
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường, của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận đoàn thể trong nhà trường.
100% học sinh ở điểm trung tâm được học 2 buổi/ ngày.
Cha mẹ học sinh ngày càng nâng cao nhận thức và quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình.
100% cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn trở lên. Đại bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên tâm huyết, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm.
Trường lớp, cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ, khang trang và đạt chuẩn đảm bảo 01 phòng học/lớp (ở điểm trung tâm).
b. Những khó khăn chính
Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh (CMHS) đến việc học của các em còn nhiều hạn chế. Không ít CMHS trông chờ, ỉ lại vào chính sách của nhà nước và khoán trắng cho nhà trường.
Lối sống khép kín trong gia đình khiến môi trường tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) nhiều hạn chế, tạo ra không ít rào cản trong việc học tiếng Việt của các em.
Đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng HS DTTS (Khơme) có nhiều khác biệt, nhất là yếu tố dấu thanh trong tiếng Việt tạo ra không ít khó khăn cho các em.
Một bộ phận giáo viên còn hạn chế trong phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS.
B. NỘI DUNG
I. Một số giải pháp
1. Đối với nhà trường và giáo viên
Tổ chức dạy tập nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc, chú ý các biện pháp tăng cường tiếng Việt trong các môn học, tạo môi trường học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt cho tất cả các học sinh còn yếu về tiếng Việt. Ở trường, giáo viên có thể sử dụng tiếng dân tộc để hướng dẫn các em thực hiện một số hoạt động học tập, vui chơi, sau đó dần dần chuyển sang sử dụng tiếng Việt. Tăng cường tổ chức các trò chơi, tạo môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi giữa thầy và trò. Rèn cho HS ý thức thường trực phấn đấu vươn lên, kiên trì vượt khó để đi học đều và chăm học, mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động học tập. Tăng cường công tác Đoàn Đội, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá, giáo dục học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo không khí vui tươi trong nhà trường, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó rèn luyện thói quen sinh hoạt tập thể có nền nếp và mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt cho các em. 
2.  Đối với phụ huynh HS và Ban đại diện cha mẹ HS
Ban đại diện có sự liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh, tạo điều kiện và cơ hội học tập tốt nhất cho học sinh. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quan tâm kiểm tra và hướng dẫn việc tự học của học sinh. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở con cái học hành chuyên cần, chăm chỉ; tăng cường sử dụng tiếng Việt ở môi trường giao tiếp của gia đình và cộng đồng. Luôn đảm bảo đầy đủ và cập nhật thông tin 2 chiều từ phía nhà trường và từ phía phụ huynh học sinh về chất lượng và sự chuyển biến về chất lượng học sinh.
3. Giải pháp về chuyên môn
a. Giải pháp cụ thể trong từng phân môn
* Tập đọc
- Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp tổ chức dạy đọc thích hợp để huy động được nhiều học sinh đọc. Một trong những hình thưc tối ưu đó là chia nhóm, đọc nối tiếp. 
- Chú ý cho học sinh luyện đọc nhiều và sửa sai kịp thời cho học sinh những phương ngữ địa phương.
- Thực hiện quy trình dạy tập đọc linh hoạt phù hợp với từng thể loại văn bản và với từng giai đoạn học tập của học sinh.
- Tăng thời lượng dạy đối với các lớp có nhiều học sinh dân tộc.
* Kể chuyện
Được nghe kể chuyện là một nhu cầu tâm lý của học sinh, đồng thời cũng là một yêu cầu của chương trình giảng dạy. Để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ kể chuyện và nâng cao hiệu quả giờ dạy, giáo viên cần sử dụng một số giải pháp sau:
- Giáo viên chú ý rèn luyện giọng kể của mình, làm cho học sinh hứng thú khi nghe kể chuyện, coi trọng các thủ pháp mở đầu câu chuyện, thêm tình tiết cho văn bản truyện.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học thích hợp: Làm mẫu, dẫn dắt, gợi mở bằng câu hỏi hoặc tranh ảnh nhằm khích lệ học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động rèn kỹ năng nói của mình.
- Hướng dẫn học sinh kể bằng lời của mình, không đọc thuộc lòng nguyên xi câu chuyện.
- Tổ chức tốt các hình thức luyện tập, gây hứng thú đối với học sinh (phân vai, hoạt cảnh, đóng kịch...); chú ý tạo mọi cơ hội cho học sinh được thực hiện luyện tập kể chuyện trên lớp, trong nhóm, tổ hoặc theo cặp.
- Một số yêu cầu khó có thể được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với trình độ học sinh.
- Giáo viên cần tế nhị hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
* Tập viết
- Giáo viên viết chữ mẫu đúng và đẹp từng kiểu chữ, mẫu chữ.
- Dạy học sinh viết đúng các nét chữ cơ bản như nét gạch ngang, nét xiên phải, cong tròn,... Dạy viết theo nhóm các chữ có nét cơ bản giống nhau.
- Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập với số chữ, số dòng theo trình độ học sinh: Giáo viên hướng dẫn học sinh cụ thể về các yêu cầu kỹ thuật viết từng nét chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút trên dòng kẻ ly để hình thành nên một chữ cái, rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu. 
- Sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị hỗ trợ dạy học Tập viết: Bảng cài, bảng lớp, bảng con...; Rèn tư thế ngồi viết đúng cho học sinh.
* Chính tả
 - Giáo viên chuẩn bị và hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt các phương tiện viết bài chính tả (vở, bút, bảng lớp, bảng phụ).
- Giáo viên chú ý cách đọc: Đọc to, rõ ràng, điều chỉnh tốc độ đọc cho phù hợp với trình độ học sinh.
- Có thể thay đổi bài tập chính tả cho phù hợp với lỗi của học sinh trong lớp.
- Thường xuyên kiểm tra, nhận xét bài, chữa lỗi cho học sinh, hướng dẫn học sinh cách tự chữa lỗi cho nhau.
b. Tích hợp nội dung tăng cường tiếng Việt  trong dạy học các môn học và hoạt động Giáo dục
 Môn Hát - nhạc: dạy nghe, dạy nói (qua hát), tăng vốn từ (qua lời bài hát), dạy đọc, viết lời bài hát, cảm thụ qua giai điệu và lời ca. 
Môn Mĩ thuật: Tăng vốn từ, tập diễn đạt (nhận xét tranh).
Môn Thể dục: Tập đếm (điểm danh), tăng vốn từ (qua các trò chơi). 
Môn Toán: nghe hiểu, đọc hiểu (bài toán có lời văn), tập diễn đạt (chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu) qua câu lời giải, tăng vốn từ. 
Môn Tự nhiên và Xã hội: Tận dụng các mô hình, tranh ảnh, vật thật để cung cấp vốn từ, mẫu câu. Tăng cường thực hành học nói, luyện nói, luyện  kĩ năng diễn đạt (theo mẫu câu, theo tình huống giao tiếp, qua trao đổi, thảo luận nhóm, trong các trò chơi học tập). 
Môn Đạo đức: Rèn luyện khả năng nghe, nói, hiểu, diễn đạt, vốn từ (tự giới thiệu, chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, thảo luận, báo cáo, nhận xét, ).
c. Vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách dạy học ngôn ngữ thứ hai
Với học sinh dân tộc thiểu số, đa số các em vốn tiếng Việt có rất ít bởi vì trước khi đến trường các em ít được làm quen với tiếng Việt; giao tiếp với cộng đồng chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, trẻ đến lớp trước tiên phải học nói, học giao tiếp sau đó mới học đến tập đọc, tập viết. Việc dạy và học tiếng Việt đối với các em có thể diễn ra mọi nơi, mọi lúc, với mọi đối tượng.
d. Tạo môi trường học tiếng Việt 
Tổ chức các hoạt động đội, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”, văn hóa văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gianqua đó giúp các em nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
Tạo môi trường học tiếng Việt trong nhà trường: tạo cảnh quan tiếng Việt trong và ngoài lớp học: không gian lớp học (trang trí, trưng bày, ), không gian trường học (khẩu hiệu, bản tin, ). Tạo cơ hội thực hiện các hoạt động giao tiếp tiếng Việt (trong giờ học và các hoạt động tập thể, trò chơi, văn nghệ, ...). Tạo môi trường tiếng Việt  ở gia đình: tạo góc học tập (chú ý trang trí). Kiểm tra, hỏi han, trao đổi bằng tiếng Việt. Nghe radio, xem tivi, đọc truyện tranh, sách báo và trao đổi. Tạo môi trường tiếng Việt trong cộng đồng: vận động cộng đồng giao tiếp đơn giản với học sinh bằng tiếng Việt (chào, hỏi, ). Mở chuyên mục kể chuyện dưới cờ dành cho học sinh (giới thiệu sách, nêu gương tốt, hát, kể chuyện, đọc thơ,). Tổ chức lễ hội, văn nghệ thể thao, các trò chơi.
C. KẾT LUẬN
Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Các lớp tôi giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số chiểm tỉ lệ khá cao. Với tinh thần trách nhiệm, tôi đã vận dụng các giải pháp nêu trên thực hiện trong giảng dạy. Đầu năm học có nhiều em đọc, viết chậm nhưng đến cuối năm học các em đã đọc, viết có tiến bộ rõ rệt; hoàn thành chương trình môn học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, lên lớp đạt 100%.
Để đạt được kết quả tốt, tôi thiết nghĩ chúng ta cần vận dụng các giải pháp nêu trên trong giảng dạy. 
- Tăng cường sử dụng tiếng Việt trong thời gian ở trường, ở tất cả các hoạt động học tập và vui chơi cho các em.
- Dạy tiếng Việt trong tất cả các môn học: nghe, nói, đọc viết đều được giáo viên uốn nắn, chỉnh sửa cho các em như trong môn Tiếng Việt.
- Thực hiện dạy tiếng Việt, rèn các kỹ năng nghe, nói, đọc viết trong tất cả các môn học.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho CMHS và cộng đồng tăng thời thường sử dụng tiếng Việt trong gia đình và cộng đồng.
- Tổ chức các hoạt động đội, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”, văn hóa văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gianqua đó giúp các em nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
- Xây dựng thư viện thân thiện, thư viện xanh, thư viện lớp học tạo phong trào đọc sách.
 Việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS là việc làm thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng học sinh vùng DTTS nói riêng. Đây là việc làm cần tới sự bền bỉ, sự nỗ lực to lớn của ngành giáo dục và đào tạo, sự cống hiến, hi sinh lớn lao của các thầy cô giáo cùng với sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội. 
 Vĩnh Bình, ngày 15 tháng 02 năm 2019
	 Người viết
 Nguyễn Thị Thêu
PHÒNG GD-ĐT HÒA BÌNH
TRƯỜNG TH VĨNH BÌNH C
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ
Môn TẬP ĐỌC 
TIẾT CT 67 NHÀ ẢO THUẬT (GDKNS)
 Ngày soạn:15/02/2019
 Ngày dạy: 23/02/2019
	I. MỤC TIÊU
	- Biết ngắt hơi sau đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.
	- Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô – phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
	* GDKNS: -Thể hiện sự cảm thông.
 - Tự nhận thức bản thân.
 - Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét
	II. ĐDDH
	* GV: - Tranh minh họa bài học trong SGK.
	- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: - SGK, vở.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
2. Bài cũ: Cái cầu.
- GV mời 3 em đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi:
+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
+ Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?
+ Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
- GV nhận xét bài.
3. Bài mới
Giới thiệu và ghi tựa bài: Trong các tuần 23, 24 các em sẽ được học các bài gắn với chủ điểm nghệ thuật; qua đó các em sẽ hiểu biết về những ngưòi làm công tác nghệ thuật (nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, diễn viên xiếc,) những hoạt động nghệ thuật, các bộ môn nghệ thuật Truyện đọc đầu tuần sẽ cho các em làm quen với một Nhà ảo thuật tài ba.
4. Tiến hành các hoạt động
*Hoạt động 1: Luyện đọc
Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
GV đọc mẫu bài văn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- GV mời HS đọc từng câu.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV mời HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- GV mời HS giải thích từ mới: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
GDKNS: - Tự nhận thức bản thân.
+ Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 GDKNS:- Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét
- Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
GDKNS: -Thể hiện sự cảm thông.
+ Vì sao chị em Xô- phi không đi xem ảo thuật?
(HS đạt KT-KN)
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
+ Hai chị em Xô- phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật thế nào? (HS nắm vững KT)
+ Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp xiếc? (HS đạt KTKN)
- GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4. Thảo luận câu hỏi:
+ Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô- phi và Mác?
(HS nắm vững KT)
+ Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uống trà? (HS nắm vững KT)
+ Theo em hai chị em Xô- phi đã được xem ảo thuật chưa? (HS nắm vững KT)
- GV nhận xét, chốt lại: Nhà ảo thuật Trung Quốc đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV cho 3 HS thi đọc đoạn 3 trước lớp.
(GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn 3 của bài.)
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
5. Tổng kết – dặn dò.
- GV hỏi: Các em học được ở Xô phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
- Truyện khen ngợi hai chị em Xô- phi. Truyện còn ca ngợi ai nữa?
- Về luyện đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài: Chương trình xiếc đặc sắc
- Nhận xét bài học.
HS
+ Người cha làm nghề xây dựng cầu
+ Bạn nghĩ tới sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước; nghĩ đến ngọn gió như chiếc cầu giúp sáo qua sông 
+ Phát biểu suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe
Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
 Chị em Xô-phi Ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài, lỉnh kỉnh
- Học sinh đọc thầm theo.
- HS xem tranh minh họa.
- HS đọc từng câu.
- HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
+ 4 HS đọc 4 đoạn trong bài.
- HS giải thích các từ khó trong bài.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Bốn nhóm đọc ĐT 4 đoạn.
* Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
- HS đọc thầm đoạn 1.
+ Vì bố các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua về.
- HS đọc thầm đoạn 2
+ Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em giúp chú mang những đồ đạt lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
+ Hai chị em nhớ mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
- HS đọc đoạn 3, 4.
+ Chú muuốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngan và giúp đỡ chú..
+ Đã xảy ra hết bấy ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bỗng nhiên biến thành 2 cái; các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra; một chú thỏ trắng mắt hồng bỗng nằm trên chân Mác.
+ Chị em Xô- phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
- HS phát biểu ý kiến.
*Kiểm tra, đánh giá.
- HS thi đọc diễn cảm truyện.
- Ba HS thi đọc đoạn 3 của bài.
- HS nhận xét.
-Yêu thương cha mẹ./ ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ mọi người
- Chú Lí- nghệ sĩ ảo thuật tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em.
 ----------------------------------------------------------------------
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG	 NGƯỜI THỰC HIỆN	
..
..
..
.. Thạch Um
 Ngày .....tháng năm 2019
 Phó Hiệu Trưởng

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tieng_viet_c.docx
Sáng Kiến Liên Quan