Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh năng khiếu
Thực trạng
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Lãnh đạo trường tạo điều kiện cho tôi phát triển về mọi mặt.
- Được làm việc với nhiều thầy, các anh chị em đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm , có năng lực chuyên môn có tinh thần trách nhiệm trong công tác, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
2. Khó khăn
- Trường THCS Phong Phú với địa bàn rộng học sinh đi học rất khó khăn, trong quá trình công tác dù rất nỗ lực nhưng gặp không ít những khó khăn.
- Địa bàn công tác giảng dạy dù là phường, nhưng nhiều gia đình học sinh còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em.
- Hiện nay, ngoài nhà trường, nhiều loại hình dịch vụ thiếu lành mạnh thu hút học sinh tham gia như: Bi - da, banh bàn, game online, game bắn cá ảnh hưởng đến việc học tập của một số học sinh, cũng như về mặt thể chất của học sinh.
ĐỖ THỊ VÂN BÁO CÁO THÁNG 02.2021 CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO HỌC SINH NĂNG KHIẾU I. Đặt vấn đề Là một giáo viên thể dục, tôi nghĩ giáo dục thể chất trong nhà trường rất quan trọng, để cống hiến cho sự nghiệp trồng người - sự nghiệp Giáo dục và bồi dưỡng nâng cao đội tuyển điền kinh nói chung... đây cũng là mong muốn, là trách nhiệm của mỗi giáo viên thể dục. Nhưng phấn đấu như thế nào để nâng cao cho học sinh năng khiếu để thành lập đội tuyển điền kinh là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Từ thực tế kinh nghiệm giảng dạy trong những năm qua, từ những thành tích đã đạt được, sự tín nhiệm của Lãnh đạo nhà trường, cho phép tôi xin có một số ý kiến về quá trình phát hiện bồi dưỡng nâng cao thành tích cho học sinh năng khiếu để thành lập đội tuyển điền kinh như sau. II. Thực trạng 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Lãnh đạo trường tạo điều kiện cho tôi phát triển về mọi mặt. - Được làm việc với nhiều thầy, các anh chị em đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm , có năng lực chuyên môn có tinh thần trách nhiệm trong công tác, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. 2. Khó khăn - Trường THCS Phong Phú với địa bàn rộng học sinh đi học rất khó khăn, trong quá trình công tác dù rất nỗ lực nhưng gặp không ít những khó khăn. - Địa bàn công tác giảng dạy dù là phường, nhưng nhiều gia đình học sinh còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em. - Hiện nay, ngoài nhà trường, nhiều loại hình dịch vụ thiếu lành mạnh thu hút học sinh tham gia như: Bi - da, banh bàn, game online, game bắn cá ảnh hưởng đến việc học tập của một số học sinh, cũng như về mặt thể chất của học sinh. III. Quá trình phát hiện học sinh năng khiếu để thành lập đội tuyển điền kinh. Để phấn đấú có được thành tích TDTT trong những năm qua, tôi có được những thuận lợi như: sân bãi, dụng cụ dạy và học, học sinh yêu thích môn học, đồng thời bản thân tôi được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, các đồng nghiệp góp phần không nhỏ vào thành tích ấy. Đây là những điều kiện thuận lợi khách quan, nhưng quan trọng nhất là sớm phát hiện và bồi dưỡng mới nâng cao được đội tuyển điền kinh học sinh, để làm được điều đó tôi có một số cơ sơ thực tế như sau: 1. Công tác tuyển chọn Trong những giờ dạy trên lớp, tôi luôn quan tâm đến những em có tố chất nhanh, mạnh, bền sau đó có những bài tập phù hợp với từng học sinh, tiếp đó trong những giờ ra chơi tôi thường ở ngoài sân quan sát theo dõi các em vui chơi, chạy nhảy và cũng có phát hiện những học sinh có tố chất tốt. Qua những sự việc đó tôi gọi các em lại và nói năm tới đi thi chạy điều kinh, nhiều em gật đầu đồng ý, cũng có em sợ nhà la, sợ đi thi chạy không lại...Để các em có niềm tinh và tinh thần tôi thường gợi ý cho các em về tố chất mình có, về thành tích ở trường là đi thi được, trước khi tập luyện cần cho các em biết một số nội dung thi, các cự li chạy,có những lời khuyên các em xuyên năng tập luyện sẽ có thành tích tốt ,sau khi phát hiện sẽ tập luyện cho các em trong các giờ học thể dục, có những bài tập phù hợp với khả năng , tố chất của từng em,và để có đội tuyển dự thi có kết quả tốt sẽ tổ chức thi vòng trường tuyển chọn thành lập đội tuyển tập luyện để dư thi điền kinh các cấp ... 2. Giáo dục cho học sinh ý thức và trách nhiệm của học sinh Muốn làm tốt được việc này các thầy, cô giảng dạy môn giáo dục thể chất phải là những người có chuyên môn tốt, giờ học phải tạo được hứng thú với học sinh. Trong các giờ dạy các thầy cô mạnh dạn đưa ra các trò chơi dân gian phù hợp với tâm lý đối tượng, phù hợp với đặc thù địa phương, làm cho các em hứng thú, phấn khỏi, quên mệt mỏi ... Giảng dạy là vậy nhưng khi gọi học sinh vào đội tuyển thì lại xảy ra một số khó khăn mới: Học sinh không tha thiết với cuộc khi. Khó khăn không phải xảy ra với một trường mà hầu hết các trường đều gặp phải: Những học sinh có năng khiếu thành tích tốt nhưng khi gọi vào đội tuyển thì trốn tránh hoặc ép buộc tham gia thì tập luyện chống đối. Để giải quyết tình trạng này trước hết các thầy cô giáo dạy bộ môn TD phải làm tốt công tác tư tưởng về vai trò và trách nhiệm của mình nêu rõ những cái được khi em học sinh tham gia thi đấu nếu cần thì phải nhờ sự can thiệp của BGH nhà trường. 3. Xây dựng kế hoạch thi giải điền kinh cấp trường Dựa vào sự chỉ đạo của Phòng GD, BGH nhà trường hàng năm để xây dựng kế hoạch tổ chức, kết hợp các tổ chức đoàn TNCSHCM, các giáo viên chủ nhiệm các khối ... tổ chức giải chào mừng các ngày lễ lớn (20/11, 26/3, 1/5...) qua các giải này tôi lựa chọn được các VĐV ưu tú nhất bổ sung vào đội tuyển điền kinh nhà trường. Qua các giải điền kinh, hội khỏe phù đổng cấp trường đánh giá thi đua giữa các lớp với nhau, điều này khích lệ được học sinh tích cực tập luyện trong giờ học chính khóa và ngoại khóa. Khi xây dựng kế hoạch phải đủ dài để các vận động viên có đủ thời gian tập luyện chu đáo mới mang lại kết quả cao trong hội thi. Nhất là các em tham dự nội dung chạy 100m, 200m 400m, 800m và 1500m. Tổ chức giải phải long trọng, chu đáo, biến ngày tổ chức giải thành ngày hội với học sinh toàn trường. Việc lựa chọn đội tuyển còn dựa vào sự phát triển của các đ/c giáo viên TD qua giảng dạy. Kết thúc mỗi phần học chúng tôi luôn tổ chức thi đấu trong giờ (cuối giờ mỗi lớp cử 2 học sinh nam - nữ thi đấu giáo viên làm trọng tài chính xác - công bằng) vừa gây hứng thú vừa luyện tập vừa chọn tuyển VĐV. 4. Công tác huấn luyện Sau khi có đội tuyển giáo viên dạy phải sắp xếp thời gian để dạy. Đây cũng là một khó khăn khi các em học sinh ở rất nhiều lớp tập hợp lại. Giáo án tập luyện cho các em cũng phải thật kỹ càng, đánh giá học sinh qua từng buổi học để qua đó điều chỉnh các buổi sao cho phù hợp. Một yếu tố mang lại hiệu quả cao nhất trong các buổi tập là ngoài tập luyện chung, thì giáo viên còn luyện riêng cho từng em. Cuối buổi tập cho các em rèn luyện thể lực chung đó là chạy bền. Chạy bền ngoài việc nâng cao thể lực thì không ít lần phát hiện được các em chạy bền có khi lại đạt được kết quả cao hơn các em đang học nội dung chính. Điều đó mang lại cho giáo viên hướng dẫn có nhiều sự lựa chọn tốt hơn với đội tuyển. 5. Biểu dương thành tích học sinh Đây là một giải pháp mang lại hiệu quả cao đối với phong trào, hàng năm nhà trường đều thực hiện tốt công việc khen thưởng kịp thời đối với thầy và trò nhà trường có thành tích tốt trong các giải về văn hóa và phong trào thể dục thể thao nhà trường nói chung và môn điền kinh nói riêng Tuy tôi có đạt được thành tích về phong trào TDTT những năm qua, nhưng tôi nghĩ, đó cũng chỉ là những thành tích rất nhỏ của nhà trường.Tôi sẽ phấn đấu hơn nữa để có thành tích tốt hơn. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi về việc đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh năng khiếu để nâng cao thành tích đội tuyển điền kinh học sinh rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và sự quan tâm của các cấp lảnh đạo để phong trào TDTT của ngành ngày càng đi lên. Người viết Đỗ Thị Vân
File đính kèm:
- chuyen_de_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_cho_hoc_sinh_nang_khie.doc