Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận đồn cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non
1: Đặt vấn đề
Hiện nay nhà nước ta đang hướng tới xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý ,có cơ cấu và giáo dục hợp lý.
Đối với giáo dục mầm non thì giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách. Còn đối với giáo dục phổ thông tâp trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực, bên cạnh đó chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống. Và để thực hiện được mục tiêu mà nhà nước đã đề ra thì chúng ta cần thực hiện tốt ngay từ bậc mầm non.
Đối với trẻ em hoạt động vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ,trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ các trò chơi là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa đặc biệt là các trò chơi dân gian.
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũnglà một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. “Trò chơi dân gian” không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
an được sáng tác trong quá trình lao động nên mang tính tập thể cao. - Trò chơi dân gian được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng này sang vùng khác nên trò chơi dân gian mang tính dị bản. - Phong phú về nội dung và đề tài. 2.1.3 Cách tiến hành. - Trò chơi dân gian được người dân lao động sáng tạo ra, phong phú về đề tài, nội dung và đặc biệt mỗi trò chơi lại có một cách chơi và luật chơi khác nhau, không trò chơi nào giống trò chơi nào. Chính vì vậy để tiến hành được trò chơi dân gian trước tiến phải nắm rõ được cách chơi và luật chơi. Bên cạnh đó còn học thuộc lời ca để vừa chơi vừa đọc lời ca, như vậy trò chơi sẽ trở nên hấp dẫn, thu hút hơn. Trò chơi dân gian có thể tổ chức ở ngoài sân hoặc tổ chức ngay trong lớp học, vì trò chơi dân gian có thể chơi với cả lớp số lượng đông hoặc cũng có thể chơi theo từng nhóm nhỏ nên tùy thuộc vào điều kiện của trường, của lớp và đối tượng trẻ tham gia mà chọn địa điểm tổ chức cho phù hợp. Không chỉ có học thuộc lời ca, nắm vững cách chơi, luật chơi, chọn được địa điểm tổ chức trò chơi mà một số trò chơi còn đòi hỏi phải chuẩn bị dụng cụ chơi như trò chơi “Tập tầm vong” thì cần chuẩn bị hạt cho trẻ chơi. Khi nắm vững các đặc điểm và yêu cầu trên thì ta có thể tự tin để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. 2.2 Một số vấn đề phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 2.2.1 Khái niệm Vận động là quá trình hoạt động, di chuyển của cơ thể. Vận động làm cho các cơ bắp và toàn bộ cơ thể hoạt động, do đó tăng cường hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, tăng cường sự trao đổi chất, giúp cho cơ thể lớn lên. 2.2.2 Đặc điểm vận động của trẻ 3- 4 tuổi - Có khả năng đi bằng mũi chân, đứng bằng 1 chân, đi xe đạp 3 bánh . - Xếp được 6 tới 9 khối chồng lên nhau. Bắt bóng. - Trẻ có thể tự mặc đồ. - Trẻ có khả năng leo trèo - Trẻ có thể giữ được 3 đồ vật nhỏ cùng một lúc - Trẻ đã có thể giữ một cây bút chì màu hoặc bút chì ở giữa các ngón tay của mình và viết nguệch ngoạc trên giấy (kỹ năng vận động của trẻ đã có sự khéo léo) - Trẻ có thể bật nút hoặc tháo nút chai. - Trẻ đã có được sự cân bằng và phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng vận động của một cơ thể trưởng thành. Trẻ lúc này đã có thể đi bộ, chạy nhảy, đánh đu, tự tin bước những bước chân dài hơn, đi lên đi xuống cầu thang mà không cần giữ tay vịn. - Cuối năm 4 tuổi trẻ đã có thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp như nhảy dây, đá cầu. Các ngón tay cử động chậm hơn so với sự vận động toàn thân, nhưng phần lớn trẻ 4 tuổi đã có thể thực hiện các động tác nắn, vẽ hay bóp một cách thành thạo. Vận động thô: Đứng bằng 1 chân vài giây, nhảy tai chỗ, nhảy qua vật cản. Vận động tinh tế: Sử dụng các ngón tay dễ dàng, thích vẽ, vẽ được vòng tròn. Để giúp trẻ phát triển vận động thì ta nên cho trẻ tự làm một số việc như mặc quần áo.. 2.2.3 Tiến hành Thường được tiến hành trong các hoạt động trong ngày, trong các giờ học như phát triển thể chất, trong các trò chơi dân gian. Cần phải thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian trẻ có điều kiện để phát triển vận động Có thể tổ chức ở trong hoặc ngoài lớp học 2.3 Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 3 đến 4 tuổi Ở tuổi mẫu giáo bé (3 đến 4) tuổi có một bước ngoặt lớn trong sự phát triển tâm sinh lý. - Sự thay đổi hoạt động hoạt chủ đạo: Đây chính là sự chuyển từ hoạt động với đồ vật sang hoạt động vui chơi, và bắt đầu từ đây hoạt động vui chơi trở thành hoạt đông chủ đạo của trẻ, Hoạt động với đồ vật nguyên là hoạt động chủ đạo của trẻ nhưng giờ đã xuống hàng thứ 2. - Sự hình thành ý thức về bản thân. Ở tuổi mẫu giáo bé (3 đến 4 tuổi) đây là điểm khởi đầu của sự hình thành về ý thức bản thân. Vì là điểm khởi đầu cho nên trẻ chưa phân biệt được đâu là thế giới khách quan và đâu là thế giới chủ quan, trẻ chưa phân biệt đâu là ý muốn chủ quan của bản thân, đâu là những quy tắc, luật lệ. -Xuất hiện bước ngoặt trong tư duy :Ở tuổi mẫu giáo bé có bước ngoặt lớn trong tư duy đó chính là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là vận chuyển những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu dựa vào những hình ảnh của sự vật và hiện tượng đã có trong đầu, nghĩa là chuyển từ tư duy trực quan – hành động sang kiểu tư duy trực quan – hình tượng. - Sự xuất hiện động cơ hành vi:Ở tuổi mẫu giáo bé có một sự biến đổi can bản trong hành vi đó chính là chuyển từ hành vi bột phát sang hành vi mang tính xã hội( hay còn được gọi là hành vi mang tính nhân cách). Về sau trong hành vi của trẻ có sự biến đổi quan trọng đó là sự nảy sinh động cơ, lúc đầu động cơ còn đơn giả và mờ nhạt => Ở lứa tuổi mẫu giáo, tâm sinh lý của trẻ có sự thay đổi lớn, vì vậy chúng ta phải giúp trẻ bắt kịp vơi sự thay đổi đó . 3. Các biện pháp. 3.1. Cơ sở để xây dựng các biện pháp: Để xây dựng được các biện pháp trước tiên cần căn cứ và điều kiện thực tế tại các trường mầm non: - Dựa vào độ tuổi của đối tượng nghiên cứu. - Căn cứ vào vào tình hình thực tế của các trường mầm non, của từng địa phương để đưa ra các biện pháp cho phù hợp. - Số lượng trẻ thực nghiệm. địa điểm để thực hiện. - Địa điểm tổ chức trò chơi và các phương tiện để tổ chức trò chơi. 3.2. Các biện pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi ở trường Mầm non 3.2.1 Biện pháp 1:Dạy trẻ thuộc lời ca * Mục đích sử dụng biện pháp - Giúp trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi. - Làm cho không khí của buổi chơi vui vẻ, nhộn nhịp. - Học thuộc lời ca giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tăng thêm vốn từ. - Giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ và tư duy. * Cách tiến hành Để có thể tiến hành trò chơi dân gian nhằm giúp trẻ phát triển động trước tiên ta cần dạy trẻ đọc thuộc lời ca của trò chơi vì khi chơi trẻ không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Với biện pháp “Dạy trẻ thuộc lời ca” này.Tôi sẽ tiến hành dạy trẻ học thuộc lời ca mọi lúc mọi nơi, chứ không chờ đến một tiết học cụ thể nào cả. Dạy trong hoạt động ngoài trời, trong hoạt động chiều, trong giờ trả trẻ. Với cách tiến hành dạy mọi lúc, mọi nơi như vậy sẽ giúp trẻ không bị nhàm chán, trẻ học mà như chơi nên trẻ sẽ hứng thú và cuối cùng kết quả tôi thu lại sẽ là trẻ học thuộc những lời ca mà tôi dạy. Từ đây tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi trò chơi theo các lời ca đó. 3.2.2 Biện pháp 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi. + Với trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) khả năng chú ý có chú định của trẻ còn yếu, nhận thức còn đơn giản, vì vậy cần chọn cho trẻ những trò chơi đơn giản, phù hợp với khả năng và nhận thức của trẻ như : “Dung dăng dung dẻ”, “Nu na nu nống”, “Chi chi chành chành”, “Lộn cầu vòng”, “Tập tầm vong”, “Cắp cua” * Mục đích sử dụng biện pháp: - Giúp trẻ phát triển vận động của tay ngày một khéo léo, nhanh nhẹn - Tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thoải mái khi chơi - Giúp trẻ phát huy được khả năng của mình, trẻ có thể chơi trò chơi 1 cách dễ dàng, tránh làm khó trẻ như vậy trẻ sẽ bị chán - Giúp trẻ hứng thú vào trò chơi. - Giúp trẻ phát triển những khả năng mà trẻ cần phát triển trong lứa tuổi. - Giúp trẻ phát triển vận động của tay ngày một khéo léo, nhanh nhẹn. * Cách tiến hành: - Trò chơi “Dung dăng dung dẻ” “Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Tới ngỏ nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bơi bếp Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống đất” Số lượng trẻ tham gia vào trò chơi từ 5 đến 7 trẻ Cách chơi: Trẻ sẽ cầm tay nhau theo hàng ngang, vừa đi vừa đọc lời ca, chân bước tay vung nhịp nhàng theo lời ca.Cứ như thế cho đến từ cuối cùng thì tất cả ngồi xuống và trò chơi lại tiếp tục. Với trò chơi này, số lượng trẻ tham gia chơi theo nhóm, chính vì vậy trò chơi này tôi sẽ tổ chức tại lớp học, không cần không gian quá lớn trẻ cũng đã có thể chơi được trò chơi này. Trò chơi “ Lộn cầu vòng” “ Lộn cầu vòng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Lộn ra cầu vòng” - Cách chơi : Từng cặp 2 trẻ một, đứng đối diện cầm tay nhau, vừa đọc lời ca, vừa vung tay sang hai bên nhịp nhành theo lời ca. Đến cuối cùng thì cả hai người cùng xoay nửa vòng, lưng quay vào nhau. Sau đó lại vung tay ra hai bên nhịp nhàng theo lời ca như trước. Đến từ cuối cùng thì xoay nửa vòng ngược lại, mặt quay lại vào với nhau. Cứ thế trò chơi tiếp tục. - Trò chơi: “Cắp cua” “Cắp cua Bỏ giỏ Mang về Nấu canh” Số lượng trẻ tham gia vào trò chơi từ 3 – 4 tuổi Cách chơi: Mỗi trẻ có 10 hòn sỏi. Trẻ bốc hết sỏi của mình vào hai lòng bàn tay chụm lại và rải đều ra sân. Sau đó lần lượt mỗi em đi một lần, hai bàn tay úp vào nhau sao cho các ngón tay đan vào nhau làm giỏ đựng cua. Trẻ vừa đọc lời ca vừa đưa hi ngón tay trỏ ra cắp từng hòn sỏi vào giỏ. Cứ đọc một câu thì cắp một hòn sỏi, khi nào đầy tay thì đổ sỏi sang bên cạnh. Nếu khi cắp sỏi bị chạm vào hòn sỏi bên cạnh thì mất lượt. Đến trẻ khác đi. Chơi cho tới khi hêt sỏi trên sân thì đém xem ai nhiều sỏi hơn sẽ là người tháng cuộc. - Trò chơi: “ Nu na nu nống” “Nu na nu nống Cái cống nằm trong Con ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Phật ngồi phật khóc Con cóc nhảy ra Con gà ú ụ Nhà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Te hè cống rụt” Cách chơi: Năm, sáu trẻ ngồi sát nhau theo hàng ngang, chân duỗi thẳng. Tất cả cùng đọc lời ca, trong lúc đó một em lấy tay đập nhẹ vào chân từng người, cứ mỗi một từ thì tay đập vào một chân. Yuwf cuoois cùng rơ vào chân ai thì người đó co chân lại. Đọc đi, đọc lại lời ca cho đến khi tất cả các chân đều co về hết. Trò chơi tiếp tục lại từ dầu. 2.2.3 Biện pháp 3: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi: * Mục đích của biện pháp - Thỏa mãn nhu cầu chơi của tất cả trẻ. - Trò chơi càng đông số lượng trẻ tham gia càng vui - Giúp trẻ vận động ngày một nhanh nhẹ, khéo léo. - Giúp trẻ tự tin, hòa đồng cùng với các bạn. - Giúp trẻ biết đoàn kết,nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. * Cách tiến hành: Chọn những trò chơi có thể chơi với số lượng trẻ chơi không giới hạn. yêu cầu tất cả trẻ trong lớp tham gia vào trò chơi. Trẻ nào còn rụt rè thì cô giáo cần động viên, khuyến khích trẻ tham gia vào trò chơi. Với những trò chơi có số lượng trẻ tham gia đông thì nên tổ chức 4. Kết luận Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi,mà còn góp phần nâng cao nhận thức, giúp phát triển vận động cho trẻ , giúp. Tham gia vào trò chơi dân gian giúp trẻ vận động ngày càng khéo léo, hoạt bát, nhanh nhẹn, ngày càng trở nên khéo léo. Trò chơi dân gian được sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất chính vì vậy các trò chơi dân gian luôn đòi hỏi sự đoàn kết, giúp đỡ nhau . Vì vậy khi cho trẻ tham gia vào trò chơi dân gian ta đã giúp trẻ biết kết hợp với nhau, biết giúp đỡ, đoàn kết, nhường nhịn nhau để hoàn thành trò chơi. Chính vì có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là phát triển vận động cho trẻ vì vậy chúng ta nên có kế hoạch để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ chơi một cách thường xuyên, có kế hoạch để phát huy tốt nhất vai trò của trò chơi dân gian. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Ánh Tuyết Trò chơi của trẻ em (2000) NXB Phụ Nữ [2] Nguyễn Ánh Tuyết Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm Non [3] TS Lê Thu Hương Tuyển chọn: Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố NXB Giáo Dục Việt Nam [4] www.text.123doc.org GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG CHIỀU Chủ đề: Một số phương tiện giao thông Đề tài: Làm quen với trò chơi mới “Cắp cua” Đối tượng: Trẻ 3 – 4 tuổi (MG Bé D) Thời gian: 40 – 45 phút Ngày soạn: 18/04/2016 Người soạn: Nguyễn Hà Ly I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Trẻ biết tên trò chơi mới. - Trẻ biết cách cắm hoa, thay hoa bằng cờ. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định. - Rèn kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 3. Giáo dục - Giáo dục trẻ một số luật giao thông đơn giản. - Giáo dục trẻ có ý thức khi tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông. - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô. II. Chuẩn bị: - Bài hát “Cả tuần đều ngoan”, “Em đi qua ngã tư đường phố”. “Đi học về” - Hoa, cờ, phiếu bé ngoan - Các đồ dùng ở các góc III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô xin chào tất cả các con, cô xin giới thiệu - Bây giờ các con cùng cô hát bài hát “Cả tuần đều ngoan” nhé! - Các con ơi! Buổi chiều hôm nay cô sẽ cho các con làm quen một trò chơi mới. Đó là trò chơi “Bịt mắt bắt dê” *Hoạt động 2: Nội dung 1. Hướng dẫn trò chơi mới - Để chơi được trò chơi “Cắp cua” thì các con chú ý lắng nghe cô nêu cách chơi nha - Cách chơi: Cách chơi: Mỗi trẻ có 10 hòn sỏi. Trẻ bốc hết sỏi của mình vào hai lòng bàn tay chụm lại và rải đều ra sân. Sau đó lần lượt mỗi em đi một lần, hai bàn tay úp vào nhau sao cho các ngón tay đan vào nhau làm giỏ đựng cua. Trẻ vừa đọc lời ca vừa đưa hi ngón tay trỏ ra cắp từng hòn sỏi vào giỏ. Cứ đọc một câu thì cắp một hòn sỏi, khi nào đầy tay thì đổ sỏi sang bên cạnh. Nếu khi cắp sỏi bị chạm vào hòn sỏi bên cạnh thì mất lượt. Đến trẻ khác đi. Chơi cho tới khi hêt sỏi trên sân thì đém xem ai nhiều sỏi hơn sẽ là người tháng cuộc. - Các con đã hiểu chưa? - Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. 2. Chơi tự do - Hôm nay cô thấy các con chơi rất là giỏi rồi đấy! Bây giờ cô sẽ cho các con được chơi tự do ở các góc chơi. - Cô mời các con đi nhẹ nhàng về các góc mà mình yêu thích nào. - Khi về các góc chơi các con không được tranh dành đồ chơi của nhau, không ném đồ chơi - Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi ( Chơi 15 phút) - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. 3. Nêu gương, cắm hoa - Cô thấy vừa rồi các con học rất là ngoan, cô khen cả lớp nào. Đặc biệt nổi bật trong chiều nay có bạn Gia Hưng, Thu Phương, Phương Trang, Thảo Uyên, Nhật Hưng, Anh Hùng, Quang Vinh, Ngọc Linh. Các bạn xứng đáng được nhận hoa để lên cắm trong chiều nay. - Cô mời các con lên cắm hoa nào. - Cả lớp tuyên dương các bạn nào. 4. Vệ sinh Bây giờ cô mời tổ thỏ trắng đi rửa tay trước nhé! Cô mời lần lượt từng tổ đi rửa tay, rửa tay bằng xà phòng. Cô rửa giúp trẻ, lau mặt sạch sẽ cho trẻ. - Khi 1 tổ thực hiện trước, thì 2 tổ còn lại ở trong lớp và cô mở nhạc cho trẻ nghe. 5. Bình cờ - Các con ơi! Cô đố các con mấy hoa thì được cắm cờ các con? - Các con nhìn trên bảng bé ngoan của tổ chim non nha,bạn nào có 3 hoa nhỉ? - Bạn nào có 3 hoa trở lên sẽ nhận được 1 lá cờ. - Cho từng tổ lên thay hoa bằng cờ. 6. Tặng phiếu bé ngoan - Các con ơi! Hôm nay là thứ mấy nhỉ? - Đúng rồi! hôm nay là ngày thứ 6, là ngày cuối tuần đấy. Chiều hôm nay cô thấy các con học rất là ngoan, giờ cô sẽ cho các con được nhận bé ngoan bằng cách thay cờ nhé! Và bạn nào được 3 cờ trở lên sẽ được nhận 1 bé ngoan, các con nhớ chưa nào. *Nhận xét từng tổ - Trước tiên là tổ thỏ trắng nào, trong tuần vừa qua các con nhận thấy các bạn học thế nào? - Cô động viên, tuyên dương và phát bé ngoan. - Tiếp theo đến tổ hoa hồng. - Trong tuần vừa qua các con nhận thấy các bạn học thế nào? - Cô động viên, tuyên dương và phát bé ngoan. - Và cuối cùng là tổ chim non. - Trong tuần vừa qua các con nhận thấy các bạn học thế nào? - Cô động viên, tuyên dương và phát bé ngoan. -> Cô khen cả lớp mình nào. Trong tuần học mới các con phải ngoan hơn, cố gắng nhiều hơn nữa nhé! + Cho trẻ hát “Đi học về” * Hoạt động 3: Kết thúc - Vệ sinh, trả trẻ - Trẻ hát “Cả tuần đều ngoan” - Trẻ chú ý lắng nge - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ tham gia trò chơi - Trẻ về góc chơi yêu thích - Trẻ thu dọn đồ dùng - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ lên cắm hoa - Cả lớp khen bạn - Trẻ thực hiện - 3 hoa - Trẻ trả lời - Từng tổ thực hiện - Thứ 6 - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ hát “Đi học về” Giáo án Hoạt động ngoài trời Chủ điểm: Thực vật Đề tài: Hoạt động ngoài trời: - Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây su hào - Trò chơi vận động: Nhảy lò cò - Chơi tự do: Trẻ chơi với đồ chơi và trò chơi mà trẻ thích Đối tượng: 3 – 4 tuổi Thời gian : 20- 25 phút Người soạn : Nguyễn Hà Ly Ngày soạn: 18/04/2016 I. Mục tiêu Trẻ biết được tên, đặc điểm, cấu tạo của cây su hào và lợi ích của cây su hào. Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra,diễn đạt mạch lạc, phát triển khả năng quan sát, phán đoán cho trẻ Trẻ biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc cây Trẻ biết tên trò chơi và chơi được trò chơi II. Chuẩn bị Địa điểm: vườn sau sạch sẽ, thoáng mát, an toàn Đồ dùng + Vườn rau + Xắc xô, bóng, phấn III .Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Dặn dò trẻ trước khi ra sân - Bây giờ đã đến giờ hoạt động ngoài trời rồi! Các con ơi lại gần đây với cô nào Giờ hoạt động ngoài trời ngày hôm nay cô sẽ cho các con quan sát vườn rau, quan sát cây su hào, rồi sau đó sẽ được chơi trò chơi nhảy lò cò. - Khi ra sân chơi thì các con phải như thế nào? =>Khi ra sân các con nhớ đi nhẹ, nói khẽ, không được chen lấn xô đẩy, không chạy ra ngoài khu vực quy định. - Các con hãy cùng đi theo cô nào! 2. Hoạt động có chủ đích: Tham quan vườn rau su hào. - Cho trẻ dạo chơi tham quan vườn rau - Các con lại đây cùng cô nào! - Đố các con biết đây là cây gì? - À đúng rồi! Đây chính là cây su hào đó các con à! - Ai có nhận xét gì về cây su hào trước mặt của chúng ta nào?( gồm có 3 phần: lá, cuống và củ (thân) - Đây là gì? (lá). Lá có màu gì? - Để biết được lá của su hào như thế nào thì các con hãy dùng đôi bàn tay xinh xắn của mình, sờ và cảm nhận xem nhé - Các con đã được tận tay sờ vào lá cây rồi.Vậy bạn nào nhanh tay trả lời cho cô biết lá cây su hào như thế nào? - Lớp mình rất giỏi cô khen cả lớp! - Ở gần lá su hào có gì đây các con? (Cành) - Cành lá su hào như thế nào? Có màu gì? - Bây giờ các con hay nhìn xuống dưới cành lá xem còn có gì? - Đúng rồi đây chính là củ su hào đấy các con ạ? Củ su hào có màu gì các con? Bây giờ các con có muốn sờ củ su hào không? - Vậy ai giỏi hơn cho cô biết củ su hào đem lại lợi ích gì cho chúng ta nào? - Lớp mình bạn nào đã được ăn những món ăn làm từ củ su hào rồi nhỉ? => Củ su hào được dùng để chế biến thành các món như: su hào xào tỏi,canh su hào nấu tôm ăn bổ dưỡng cho sức khỏe đấy. Các con hãy ăn thật nhiều các món được nấu từ su hào nhé - Vậy chúng ta phải như thế nào đối với cây? - Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây:Cây su hào và các loài cây khác là người bạn thân thiết của chúng ta vì vậy các con phải biết bảo vệ và chăm sóc cho cây, hàng ngày các con phải tưới nước, bón phân cho cây, nhổ cỏ và đặc biệt là không được ngắt lá bẻ cành để cây mãi xanh tốt các con nhớ chưa nào. - Lớp mình rất là giỏi, hoan hô cả lớp mình nào. 3. Trò chơi vận động: “Nhảy lò cò” - Và bây giờ cô có một trò chơi rất là thú vị .Các con đã sẵn sàng tham gia vào trò chơi chưa nào? - Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 2 hàng, và ác con hãy dùng tay cầm lấy 1 chân của mình lên và nhảy bằng chân còn lại - Luật chơi Khi cô hô bắt đầu thì các con hãy nhảy về đích, đội nào về trước đội đó sẽ dành chiến thắng - Cho trẻ chơi 1-2 lần và chú ý bao quát trẻ - Cô nhận xét tuyên dương. 4. Hoạt động chơi tự do - Trên sân trường của chúng ta có rất nhiều đồ chơi, và cô cũng đã chuẩn bị một số đồ chơi như bóng, phấn, lá Bây giờ các con hãy đến lựa chọn đồ mà các con thích đi nào. - Cho trẻ chơi. Cô khuyến khích trẻ chơi, tự chọn nội dung và đồ chơi, phương tiện hoạt động - Cô bao quát trẻ, theo dõi để xử lý tình huống xảy ra và đề phòng tai nạn cho trẻ. 5. Kết thúc - Các con ơi! Lại gần đây với cô nào! Ngày hôm nay cô thấy lớp mình rất là giỏi, chơi rất là ngoan. Một tràng pháo tay dành cho cả lớp mình nào.Bây giờ các con hãy cùng nhau thu dọn đồ dùng và rửa tay chân sạch sẽ trước khi vào lớp nhé -Trẻ lại gần cô. -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ dùng tay để cảm nhận -Trẻ trả lời -Trẻ vỗ tay -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe
File đính kèm:
- cac_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_nham_phat_trien_van_don_cho_tre_mau_giao_3_4_tuoi_o_truong_m.docx