Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian học sinh học trực tuyến

 Giáo dục, đào tạo vốn luôn là vấn đề quan trọng cấp bách của mọi quốc gia trong mọi thời đại. “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” là quan điểm của Đảng ta được đưa ra lần đầu tiên trong Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ngày 14/01/1993. Ngày 04-11-2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghị quyết là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”, “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”. Đây được coi là yêu cầu bắt buộc và tự thân của mỗi cơ sở đào tạo, nếu không muốn bị người học và xã hội đào thải.

Đặc biệt cuối năm 2019 với sự xuất hiện của Covid -19 - một thuật ngữ mà nhiều người nghĩ đến với nỗi sợ hãi kinh hoàng trong hai năm gần đây. Đại dịch virus corona, là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Giãn cách xã hội và tiêm vắc xin là hai biện pháp phòng chống Covid -19 hiệu quả nhất hiện nay. Với chỉ thị 16/CT-TTg, 15/CT-TTg, 19/CT-TTg của Chính phủ Việt Nam đã thực hiện giãn cách xã hội và khống chế Covid khá hiệu quả. Nhiều hoạt động của đời sống kinh tế xã hội đất nước trong tình trạng “tạm dừng - tạm nghỉ” hoặc thực hiện giãn cách với số lượng tập trung không quá 20 người, 10 người thậm chí không quá 5 người nhằm đảm bảo an sinh, tính mạng, sức khỏe của người dân cũng như các hoạt động sản xuất xã hội thiết yếu trong nước. Không chỉ có nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mà hệ thống trường học, sinh viên, học sinh các cấp cũng phải tạm dừng việc đến trường và các trường học đều phải thay đổi phương phức hoạt động phù hợp với bối cảnh hiện nay.

 

doc11 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian học sinh học trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục, đào tạo vốn luôn là vấn đề quan trọng cấp bách của mọi quốc gia trong mọi thời đại. “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” là quan điểm của Đảng ta được đưa ra lần đầu tiên trong Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ngày 14/01/1993. Ngày 04-11-2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghị quyết là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”, “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”. Đây được coi là yêu cầu bắt buộc và tự thân của mỗi cơ sở đào tạo, nếu không muốn bị người học và xã hội đào thải.
Đặc biệt cuối năm 2019 với sự xuất hiện của Covid -19 - một thuật ngữ mà nhiều người nghĩ đến với nỗi sợ hãi kinh hoàng trong hai năm gần đây. Đại dịch virus corona, là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Giãn cách xã hội và tiêm vắc xin là hai biện pháp phòng chống Covid -19 hiệu quả nhất hiện nay. Với chỉ thị 16/CT-TTg, 15/CT-TTg, 19/CT-TTg của Chính phủ Việt Nam đã thực hiện giãn cách xã hội và khống chế Covid khá hiệu quả. Nhiều hoạt động của đời sống kinh tế xã hội đất nước trong tình trạng “tạm dừng - tạm nghỉ” hoặc thực hiện giãn cách với số lượng tập trung không quá 20 người, 10 người thậm chí không quá 5 người nhằm đảm bảo an sinh, tính mạng, sức khỏe của người dân cũng như các hoạt động sản xuất xã hội thiết yếu trong nước. Không chỉ có nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mà hệ thống trường học, sinh viên, học sinh các cấp cũng phải tạm dừng việc đến trường và các trường học đều phải thay đổi phương phức hoạt động phù hợp với bối cảnh hiện nay.
	Bối cảnh mới trên đây đã ảnh hưởng sâu sắc đối với hình thức đào tạo truyền thống trong hệ thống trường đào tạo thuộc tất cả các cấp bậc ở nước ta. Thực tế này là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để các nhà trường đổi mới, thích ứng và hình thức đào tạo trực tuyến trở thành một yêu cầu bắt buộc đòi hỏi nhà trường phải tiếp cận, vận dụng, vận hành trong hoạt động đào tạo hiện nay. 
Tuy nhiên, mô hình đào tạo trực tuyến có một số hạn chế nhất định như sự đơn độc bởi hạn chế tiếp xúc, giao lưu của người học; sự đơn độc của người dạy khi người học thiếu đi sự hợp tác; quản lý người học khó (nếu lớp đông); hạn chế CNTT của cả thầy và trò; tương tác giữa thày và trò, trò với trò hạn chế chưa kể đến những hạn chế về đường truyền, thiết bị sử dụng của người dạy và học 
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp trong hoạt động dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học trong bối cảnh hiện nay là một việc làm quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian học sinh học trực tuyến”. 
II. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, từ đó đề xuất một số biện pháp đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian học sinh học trực tuyến nhằm giúp học sinh giải tỏa áp lực căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tâm lý do quá trình học trực tuyến kéo dài.
 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi sáng kiến đề cập đến là: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm làm giảm áp lực cho học sinh trong năm học 2021-2022.
2. Sáng kiến tập trung nêu ra những biện pháp, cách làm mới trong hoạt động ngoài giờ lên lớp để làm giảm áp lực cho học sinh trong thời gian học trực tuyến.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu từ thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục trong năm học 2021-2022.
2. Dựa vào thực tế hoạt động trong công tác Đội từ đó định hướng những hoạt động cơ bản góp phần vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Đội của nhà trường.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Thực tế hàng chục năm qua các phong trào của Đội đã lôi cuốn biết bao các thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: phong trào "Nghìn việc tốt", công tác "Trần Quốc Toản", phong trào "Kế hoạch nhỏ", phong trào "Quỹ vì bạn nghèo", phong trào "Tấm áo tặng bạn"; "Áo lụa tặng bà",... Điển hình một số phong trào của Đội từ khi thành lập cho đến nay đã chứng minh sự vững mạnh của hoạt động Đội như: xây dựng được khu di tích lịch sử Kim Đồng, Đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,...
Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho đội viên được tiếp cận tự giáo dục, tính tự giác, tự quản, ... thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động Đội, đặc biệt là hoạt động ngoài giờ lên lớp để nhằm làm giảm áp lực cho học sinh khi học trực tuyến là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thuận lợi:
- Các hoạt động Đội, đặc biệt là hoạt động ngoài giờ lên lớp luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo cô giáo trong Ban giám hiệu cũng như các thầy giáo, cô giáo trong HĐSP nhà trường.
- Đội ngũ các thầy cô giáo chủ nhiệm, phụ trách chi đội luôn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng, hưởng ứng tích cực các hoạt động Đội.
- Cơ sở vật chất phục vụ công tác Đội được trang bị tương đối dồng bộ và đầy đủ.
- Các em đội viên trong liên đội đa số rất tích cực tham gia các hoạt động Đội, đặc biệt là các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- GV – Tổng phụ trách nhiệt tình, sáng tạo, có kinh nghiệm trong công tác Đội.
2. Khó khăn:
- Năm học 2021-2022, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, học sinh không được đến trường, chính vì vậy mà các em không được tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp trực tiếp, dẫn đến tình trạng bất ổn tâm lí, ít giao tiếp, làm việc nhóm bị hạn chế, lí thuyết nhiều hơn thực hành, tạo cảm giác cô lập....
- Kết quả điều tra tháng 9/ 2021 khi chưa áp dụng sáng kiến:
Nội dung
Tổng số
Số lượng
Tỉ lệ %
Học sinh mất động lực học tập
100
53
53
Học sinh ít giao tiếp
100
67
67
Học sinh dễ nổi nóng
100
52
52
Học sinh tham gia các hoạt động tại cụm dân cư
 100
28
28
Học sinh có cảm giác bị cô lập
100
55
55
 III. Một số biện pháp đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian học sinh học trực tuyến”. 
1. Tổ chức chuỗi chương trình “Cùng em đến trường”:
Các em học sinh sau một thời gian dài học trực tuyến, phải tiếp xúc quá nhiều với máy tính, lại không được đến trường học tập trực tiếp với thầy cô tạo cho các em cảm giác bị cô lập, ít giao tiếp. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn đề xuất và tổ chức chuỗi chương trình “Cùng em đến trường” với hình thức đa dạng như làm video, quay MV “Chào đón học sinh khối 6”, “Chào năm học mới” với những nội dung ấn tượng, đặc sắc. Chương trình không chỉ mang lại những trải nghiệm thú vị với các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường mà còn giúp các em học sinh có thêm hứng thú trong học tập, tạo cảm giác như được hoạt động trực tiếp tại nhà trường, đặc biệt là với học sinh khối 6.
Với mỗi chương trình, các thành viên trong tổ sản xuất chúng tôi cùng nhau lên ý tưởng, nội dung thực hiện sau đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thông qua các buổi họp zoom. Khi đã hoàn tất các khâu, chúng tôi tiến hành quay và làm hậu kì kĩ càng cho từng sản phẩm.
* Chương trình “Chào đón học sinh khối 6”:
+ Nội dung: 
- Phần 1: Gửi ngàn lời yêu thương. Ở phần này, các em học sinh khối 6 sẽ được chào đón bởi các thầy giáo cô giáo trường THCS Thượng Thanh và được đón nhận những tình cảm thân thương nhất.
- Phần 2: Các con sẽ được “đến trường” thông qua đoạn video ngắn ghi lại từng hàng cây, lớp học, thư viện ngoài trời, sân bóng, khu vực nhà kính 
- Phần 3: Giới thiệu thành tích nhà trường năm học 2020-2021
- Phần 4: Giới thiệu các thầy cô trong HĐSP nhà trường và các thầy cô giáo chủ nhiệm 6.
- Phần 5: Lời nhắn gửi của cô giáo Hiệu trưởng Trần Thị Ngọc Yến.
- Phần 6: Quà tặng yêu thương.
+ Phân công thực hiện:
- Kịch bản và dàn dựng: Cô giáo Phùng Thư.
- Quay phim – Hậu kì: Thầy giáo Tuấn Dũng.
- Phục trang – Đạo cụ: Chi đoàn
- Dẫn chương trình: Cô giáo Phùng Thư
+ Link chương trình: https://www.youtube.com/watch?v=65zPv27S-XE
* Chương trình “Chào năm học mới”:
+ Nội dung:
- Phần 1: THCS Thượng Thanh – 55 mùa khai trường. Ở phần này, các em học sinh sẽ được xem video về quá trình 55 năm xây dựng và trưởng thành của nhà trường.
- Phần 2: Nhắn gửi tin yêu. Các thầy giáo, cô giáo và các bạn học sinh gửi lời chúc mừng năm học mới, một năm học thật đặc biệt đối với các con học sinh.
- Phần 3: Quà tặng mùa thu. Đây là món quà đặc biệt mà các thầy giáo, cô giáo gửi tới các con nhân dịp năm học mới. Các thầy giáo, cô giáo nhà trường hoá thân làm các cô, các cậu học trò để tái hiện lại thời học sinh tinh nghịch, hồn nhiên, đáng yêu với hi vọng các con vơi đi nỗi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô và bạn bè.
 + Phân công thực hiện:
- Kịch bản và dàn dựng: Cô giáo Phùng Thư- Thanh Bình – Thanh Mai
- Đạo diễn - Quay phim – Hậu kì: Thầy giáo Tuấn Dũng.
- Phục trang – Đạo cụ: Cô giáo Hải Anh – Dương Linh – Lê Trang
- Diễn viên: Cô giáo Phùng Thư – Thanh Bình – Thanh Mai – Thu Thuỷ - Trí Công – Văn Đạo – Đặng Thắng – Hồng Khuyên – Hồng Vân – Nguyễn Thuỳ - Thu Hằng – Tân Lụa.
+ Link chương trình: https://www.youtube.com/watch?v=Hca6unWRhH
Các chương trình không chỉ là hoạt động ngoài giờ đơn thuần mà đã trở thành món ăn tinh thần giúp các thầy giáo cô giáo cũng như các em học sinh có thêm năng lượng, động lực bước vào một năm học đầy khó khăn, thử thách.
2. Tổ chức các cuộc thi trực tuyến:
2.1. Cuộc thi “Vì một Việt Nam tất thắng”
Với thông điệp “Cùng chung tay bảo vệ Hà Nội - Việt Nam khỏi đại dịch”, cuộc thi được tổ chức từ tháng 9/2021 – tháng 12/2021 dành cho các em học sinh từ khối 6 đến khối 9 trong nhà trường. Qua đây, tôi muốn các em có những cảm nhận, suy nghĩ của tuổi thơ về tình hình dịch bệnh COVID-19, tình cảm tri ân đối với các chiến sĩ, y bác sĩ nơi tuyến đầu phòng chống dịch bệnh; Nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam trong khó khăn, hoạn nạn, cổ vũ mọi người thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế... vì cuộc sống bình an với mong muốn các em được học tập dưới mái trường an toàn. 
Qua hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã được các em học sinh tích cực hưởng ứng và tham gia với 200 bài dự thi. Mỗi một tác phẩm tranh hưởng ứng cuộc thi là một câu chuyện, nói lên cảm xúc, những suy nghĩ và ước mơ của các em học sinh thông qua ngôn ngữ hình ảnh màu sắc của hội họa. Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho em Bùi Lương Anh Tú – lớp 9A2 với bức tranh “Hà Nội của em đẩy lùi Covid”.
Link cuộc thi “Vì một Việt Nam tất thắng”: https://www.facebook.com/167259923849527/posts/1044143639494480/?d=n
2.2. Cuộc thi “Sức sống mới từ rác thải nhựa”
Rác thải nhựa là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến và bị đem vứt bỏ. Rác thải nhựa bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, những sản phẩm này có đặc điểm là thời gian phân hủy lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn năm. Rác thải nhựa nếu không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường đặc biệt là với sức khoẻ của con người.
Để nâng cao nhận thức của các em học sinh về những tác hại mà rác thải nhựa gây ra cũng như hướng tới các hoạt động bảo vệ môi trường, tôi đã chủ động tổ chức cuộc thi tái chế rác thải nhựa “Sức sống mới từ rác thải nhựa”. Cuộc thi đã đánh thức những tài năng sáng tạo, trí tư duy duy của các em học sinh trong nhà trường. Hàng trăm những sản phẩm tái chế từ nhựa dùng một lần đã được chụo và gửi về ban tổ chức. Những chiếc chai, lọ vốn không được dùng đến nay lại hoá thành những chiếc hộp bút, lọ hoa, chậu cây, đồ trang trí vô cùng độc đáo và bắt mắt với những thông điệp vô cùng ý nghĩa. Kết thúc cuộc thi, ban tổ chức trao 01 giải đặc biệt và 2 giải Nhất cho các em học sinh: Bùi Diễm Quyên – 9A3, Nguyễn Hồng Anh – 7A2 và Nguyễn Hồng Ngọc - 8A2.
Cuộc thi đã kết thúc nhưng dư âm của nó còn vang mãi và làm lan toả những hành động đẹp tới học sinh trong và ngoài nhà trường.
Link cuộc thi “Sức sống từ rác thải nhựa”: https://www.facebook.com/167259923849527/posts/1043291439579700/?d=n
2.3. Cuộc thi “Trao gửi yêu thương” và “Tôn vinh thầy cô”
Trong đợt thi đua chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam, để các em học sinh được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo tôi đã tổ chức hai cuộc thi: Cuộc thi làm bưu thiếp, làm văn, sáng tác thơ “Trao gửi yêu thương” và Cuộc thi làm video, chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp của thầy cô, bạn bè. Cuộc thi đã để lại ấn tượng sâu đậm, những phút giây ý nghĩa với thầy trò nhà trường. Mặc dù không được đến trường học trực tiếp để gặp thầy cô, bạn bè nhưng các em học sinh cũng như các thầy cô giáo đã thực sự có những kỉ niệm thật đặc biệt trong “Mùa tri ân 2021”. 
*Trao gửi yêu thương
* Khối 6 -7:
- Các lớp khối 6,7 sẽ tham gia cuộc thi “Trao gửi yêu thương” với hình thức làm bưu thiếp tặng thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Số lượng: Mỗi lớp tham gia ít nhất 5 bưu thiếp.
- Mỗi lớp sẽ nộp Bưu thiếp vào ngày 15/11/2021 qua địa chỉ mail sau: anhtruongthcsthuongthanh@gmail.com, lưu ý mỗi lớp tạo một file ảnh để gửi, không gửi riêng lẻ.
*Khối 8-9:
- Các lớp khối 8-9 sẽ tham gia cuộc thi Trao gửi yêu thương với hình thức viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Mỗi lớp tham gia tối thiểu 2 tác phẩm
- Thời gian nộp: 15/11/2021
- Địa chỉ mail: anhtruongthcsthuongthanh@gmail.com
* Tôn vinh thầy cô
* Khối 6 -7:
- Khối 6-7 tham gia cuộc thi Tôn vinh thầy cô với hình thức ghi lại những khoảnh khắc đẹp của thầy cô hoặc khoảnh khắc đẹp của thầy cô với học sinh qua ảnh.
- Số lượng: Mỗi lớp tham gia 5 ảnh
- Thời gian: 12/11/2021
- Hình thức: Nộp qua địa chỉ mail: anhtruongthcsthuongthanh@gmail.com
*Khối 8:
- Khối 8 tham gia cuộc thi Tôn vinh thầy cô với hình thức ghi lại những khoảnh khắc đẹp của thầy cô hoặc khoảnh khắc đẹp của thầy cô với học sinh qua video.
- Số lượng: Mỗi lớp tham gia 1 video
- Thời gian: 12/11/2021
- Hình thức: Nộp qua địa chỉ mail: anhtruongthcsthuongthanh@gmail.com
*Khối 9: Lựa chọn 1 trong 2 hình thức trên để tham gia.
- Nhà trường sẽ đăng Video dự thi lên facebook của trường và sẽ có hai giải:
+ Giải do khán giả bình chọn (Chia sẻ: 2 điểm, like, comment: 1 điểm)
+ Giải của BGK.
Kết thúc cuộc thi, ban tổ chức đã trao Hai giải đặc biệt cho các tập thể 7A2 và 9A4 cùng nhiều giải chuyên đề khác.
Link cuộc thi “Trao gửi yêu thương” và “Tôn vinh thầy cô”: https://fb.watch/cmCXr1_7Le/
3. Đổi mới tiết chào cờ đầu tuần:
Các giờ chào cờ đầu tuần là các giờ sinh hoạt tập thể được mong chờ nhất của các em học sinh bởi các em được tham gia các hoạt động với hình thức và nội dung phong phú. Các em được vận động, được vui chơi sau những giờ học căng thẳng. Nhưng khi học trực tuyến, các hoạt động này không thể thực hiện được. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn đổi mới với chuyên mục “Mỗi tuần nột câu chuyện đẹp – Một cuốn sách hay – Một tấm gương sáng”. Chuyên mục này sẽ do các con học sinh tự tìm tòi, sáng tạo và gửi về ban thiếu nhi, vào mỗi tiết chào cờ đầu tuần các sản phẩm sẽ được lần lượt trình chiếu, thảo luận về cả nội dung và hình thức. Chính vì vậy, thông qua chuyên mục, các em học sinh được không chỉ được bồi dưỡng về mặt tâm hồn, nhân cách mà các con còn được tương tác với thầy cô thông qua hệ thống các câu hỏi, các trò chơi giao lưu giữa các thầy cô và các con. Chính vì vậy, mỗi giờ chào cờ là một trải nghiệm mới, thú vị của các con học sinh.
Link chuyên mục “mỗi tuần một câu chuyện đẹp - Một cuốn sách hay – Một tấm gương sáng”:
https://fb.watch/cmD6MBfNbt/
https://fb.watch/cmD9M1T460/
https://fb.watch/cmDbNYkSTi/
https://fb.watch/cmDd7ZGZhU/
Chính nhờ những thay đổi các hoạt động mà các em học sinh đã có những chuyển biến tích cực trong tâm lí cũng như trong hành động. Đây là một tín hiệu đáng mừng không chỉ đối với các con học sinh mà cả với các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Số liệu điều tra tháng 3/ 2022:
Nội dung
Tổng số
Số lượng
Tỉ lệ %
Học sinh mất động lực học tập
100
12
12
Học sinh ít giao tiếp
100
7
7
Học sinh dễ nổi nóng
100
11
11
Học sinh tham gia các hoạt động tại cụm dân cư
 100
78
78
Học sinh có cảm giác bị cô lập
100
5
5
 Căn cứ bảng số liệu, có thể thấy sau thời gian áp dụng sáng kiến, số học sinh hứng thú trong học tập, tích cực tham gia tương tác, giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình và tham gia các hoạt động tại cụm dân cư ngày càng tăng. Trong khi số học sinh ít giao tiếp, dễ nổi nóng cũng như có cảm giác bị cô lập giảm xuống rõ rệt. Điều này cho thấy hiệu quả từ việc áp dụng sáng kiến đã giải tỏa áp lực, căng thẳng cho học sinh trong quá trình học trực tuyến kéo dài. Chính vì vậy, trong học kỳ I vừa qua, học sinh trường THCS Thượng Thanh dù không được trực tiếp đến trường nhưng vẫn có những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn và thật ý nghĩa.
Trên đây là một số biện pháp cũng như bài học từ kinh nghiệm thực tiễn tôi đã áp dụng, hi vọng trong thời gian tới, với các hoạt động đa dạng phong phú hơn nữa, các em học sinh sẽ thực sự tìm thấy niềm vui trong học trực tuyến.
 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Công tác Đội vẫn luôn là một trong những hoạt động không thể thiếu trong nhà trường, đặc biệt trong trường THCS. Chính vì vậy, việc mạnh dạn đổi mới việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phần nào giúp các em giảm tải áp lực, có thêm nguồn năng lượng mới để học tập tốt hơn. Tuy rằng, khi áp dụng cách thức mới còn nhiều khó khăn nhưng tôi hi vọng rằng, với tình yêu nghề, mến trẻ và sự giúp đỡ của Ban giám hiệu cùng HĐSP nhà trường hoạt động Đội của trường THCS Thượng Thanh sẽ ngày một vững mạnh hơn nữa.
II. Khuyến nghị, đề xuất:
	- Đối với Ban giám hiệu: Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao và đưa ra những định hướng thiết thực, phù hợp cho hoạt động Đội của nhà trường.
- Đối với Giáo viên phụ trách chi đội: Cẩn tích cực, chủ động đề xuất các hoạt động thiết thực, phù hợp với học sinh khi học trực tuyến.
- Đối với Giáo viên chi đoàn: Tích cực vào cuộc hơn nữa trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như các hoạt động Đội.
Trên đây là một số biện pháp cũng như bài học từ kinh nghiệm thực tiễn trong công tác Đội tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng giáo dục nhà trường cũng như của tất cả các quý thầy cô. Và đặc biệt là các thầy cô đã từng làm công tác Đội để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. 
 Thượng Thanh, ngày 05 tháng 04 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung người khác.
Người thực hiện
 Phùng Thị Thư
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ Trường THCS, Trường THPT, Trường phổ thông có nhiều cấp học 
2. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết Vượng.
3. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên).
4. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
5. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh.
6. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2023.

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_doi_moi_cac_hoat_dong_ngo.doc
Sáng Kiến Liên Quan