Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò gắn kết các lực lượng giáo dục trong nhà trường của Tổng phụ trách đội
Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là hoạt động giáo dục không thể thiếu được trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Đây là mảng lớn, bề nổi, giữ vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, lý tưởng, tình cảm, tinh thần tập thể ban đầu cho các em. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đạo đức và học tập đối với mỗi thiếu niên, nhi đồng.
Những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phong trào thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . 1. Tên sáng kiến: Nâng cao vai trò gắn kết các lực lượng giáo dục trong nhà trường của Tổng phụ trách đội 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong ngành Giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: * Thuận lợi: Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là hoạt động giáo dục không thể thiếu được trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Đây là mảng lớn, bề nổi, giữ vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, lý tưởng, tình cảm, tinh thần tập thể ban đầu cho các em. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đạo đức và học tập đối với mỗi thiếu niên, nhi đồng. Những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phong trào thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác Đội trong nhà trường được Ban giám hiệu đặc biệt quan tâm, trong những năm học qua Ban giám hiệu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tổng phụ trách thực hiện các phong trào, các hoạt động đội góp phần cho công tác đội trong nhà trường ngày một đi lên. * Khó khăn Điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn ảnh hưởng lớn đến chất lượng các phong trào của đội, bên cạnh đó đời sống của người dân còn nghèo, địa phương là vùng sâu đường sá đi lại còn khó khăn dẫn đến khó tập hợp các em tham gia các phong trào. Công tác chủ nhiệm giữa các lớp chưa đồng đều. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: * Mục đích của giải pháp: Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhằm thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường * Nội dung giải pháp Thực hiện chương trình hoạt động của Hội đồng Đội Giồng Riềng, tôi đã lên kế hoạch chung cho cả năm học và trình Ban giám hiệu nhà trường để đưa vào chỉ tiêu và nhiệm vụ chung của năm học. Do có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường nên năm học qua Liên đội đã tổ chức thành công nhiều hoạt động lớn như: Kế hoạch nhỏ vì trường em xanh – sạch – đẹp, giao lưu với liên đội bạn, tổ chức chuyến tham quan thực tế tại Hà Tiên..Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động của huyện đoàn Giồng Riềng, cũng như các cuộc thi, giao lưu đoàn, đội do PGD&ĐT, huyện Đoàn, Hội đồng đội huyện, Nhà thiếu nhi đề ra. 1. Gắn kết mối quan hệ giữa TPT Đội với Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội: Đây là mối quan hệ mật thiết nhất của công tác đội, giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng hoạt động Đội nói riêng. Vì vậy giáo viên TPT Đội phải thực sự gần gũi chăm lo xây dựng đội ngũ phụ trách Chi đội có mối đoàn kết thống nhất, hợp tác chặt chẽ nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì công việc chung, đồng thời phải tìm ra được một đội ngũ cán bộ Liên Chi đội thực sự có năng lực thúc đẩy phong trào hoạt động Đội ngày càng phát triển. Muốn vậy TPT Đội phải thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho các em để các em tự tổ chức các hoạt động ở chi đội mình, sau đó TPT Đội đánh giá và bổ sung những gì còn thiếu sót để các em tự hoàn thiện mình hơn, đồng thời giáo viên TPT Đội phải thường xuyên khích lệ, tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc của các em để kịp thời giải quyết, tạo uy tín và niềm tin cho các em, đề xuất với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có khen thưởng, biểu dương nhằm động viên, khuyến khích các em tham gia hoạt động tốt hơn . 2. Gắn kết mối quan hệ giữa TPT Đội với Chi đoàn giáo viên, các anh chị phụ trách chi đội (Giáo viên chủ nhiệm) trong nhà trường: Người giáo viên TPT Đội phải có quan hệ mật thiết với Chi đoàn thanh niên, cán bộ giáo viên đóng vai trò là những anh chị phụ trách Chi đội, Sao nhi đồng. Trước hết, giáo viên chủ nhiệm là người phụ trách chi đội, là người gẫn gũi với các em, là người các em tin tưởng và nghe lời nhất. Do vậy, TPT Đội phải gắn kết chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, phải hướng dẫn cho các anh chị phụ trách hiểu và nắm mọi hoạt động của đoàn Đội trong nhà trường. Theo kế hoạch chung của Liên đội kết hợp với Ban chấp hành Đoàn trường, chỉ đạo và theo dõi các hoạt động ở các Chi đội, tiếp thu những ý kiến, những đề xuất của các anh chị phụ trách để điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với đặc thù của từng chi đội. Hàng tuần nắm báo cáo của chi đội về tình hình học tập rèn luyện của đội viên để kịp thời tuyên dương dưới cờ những đội viên có thành xuất sắc và có biện pháp giáo dục kịp thời những đội viên chậm tiến giúp các em ngày càng hoàn thiện mình hơn. 3. Gắn kết chặt chẽ TPT Đội với Ban giám hiệu nhà trường: Cùng với những mối quan hệ trên, giáo viên TPT Đội phải thiết lập được mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo nhà trường bởi vì: Là một thành viên trong bộ máy cán bộ quản lý, giáo viên TPT Đội cùng với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động của tổ chức Đội, gắn các hoạt động giáo dục trên lớp, giáo dục ngoại khoá, hoạt động NGLL đưa kế hoạch công tác Đội vào kế hoạch chung của nhà trường. Chính mối quan hệ này phản ánh sự thống nhất mục tiêu của các lực lượng giáo dục trong nhà trường. TPT Đội có nhiệm vụ đề xuất với nhà trường về mức đầu tư kinh phí, cơ sở vất chất cần thiết cho các hoạt động Đội theo kế hoạch đã duyệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Đội đạt được kết quả cao. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Áp dụng cho tổng phụ trách các liên đội Tiểu học và Trung học cơ sở. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Liên đội duy trì tốt hoạt động của đội cờ đỏ, do đó mọi nề nếp của nhà trường cũng như của Liên Đội được duy trì tốt. Phong trào nói lời hay làm việc tốt , phong trào hoa điểm 10 được duy trì trong suốt năm học, các phong trào lớn trong năm đạt được nhiều kết quả tốt như: Giải Nhì cuộc thi Tìm hiểu kiến thức năm 2017, Giải Nhì cuộc thi viết tìm hiểu biển đảo quê hương Phong trào xây dựng quỹ kế hoạch nhỏ được các em nhiệt tình hưởng ứng và hoàn thành tốt chỉ tiêu của huyện Đoàn đề ra. Song song với các phong trào trên là phong trào hoạt động của Đội theo chủ đề của các tháng, cũng được Liên đội tổ chức thường xuyên, đây là sân chơi thu hút đông đảo các đội viên và các lực lượng giáo dục cùng tham gia. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Tham khảo trên Internet: chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng phụ trách đội. Xác nhận của Ban Giám Hiệu Giồng Riềng, ngày 15 tháng 9 năm 2017 Người mô tả Huỳnh Thanh Thì
File đính kèm:
- Mo_ta_SKKN_TPT_Doi.doc