Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5
Về phía giáo viên giảng dạy:
Tập đọc đa số giáo viên chỉ chú trọng đến việc đọc, thực hiện theo các bước lên lớp, đúng quy trình mà chưa đi sâu vào phần tìm hiểu nội dung, khai thác ý đồ nghệ thuật của tác giả (mặc dù chỉ là đơn giản).
Một số giáo viên lại giảng quá kĩ các từ khó, xem nhẹ phần luyện đọc nên giờ Tập đọc lại trở thành giờ Luyện từ. Hơn nữa, thỉnh thoảng giáo viên còn thụ động tỏng việc sáng tạo bài giảng của mình, dập khuôn theo giáo án đã soạn mà không linh động thay đổi phù hợp với tình hình lớp học.
Về phía học sinh:
Một số học sinh chưa thực sự thích đọc các tác phẩm văn học
Trong bài giảng ở trên lớp, do khả năng đọc và vốn sống của học sinh còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến sự tiếp nhận văn học của trẻ. Vì vốn từ ngữ, vốn sống còn ít nên nhiều khi các em cắt nghĩa sai các từ, các cụm từ.
Nhiều em không hứng thú lắm với tiết Tập đọc vì cho rằng cô dạy khô khan, hay gò ép học sinh vào khuôn phép, buộc phải hiểu và nhớ theo những gì cô đã dạy.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA BÌNH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI LAI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 Giáo viên: Vũ Văn Quang Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đại Lai PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Đọc hiểu văn học là quá trình cảm nhận cái đẹp, cái tinh tế của tác phẩm văn học trong mỗi con người. Nhận thức vấn đề là như vậy, nhưng một số người trong số chúng ta còn dạy theo lối dập khuân máy móc, chỉ chú trọng vào hoạt động của thầy, giảng giải quá nhiều. Vô hình chung chúng ta đã đọc hiểu hộ học sinh từ lúc nào không hay. Học sinh chỉ biết đọc hiểu theo lối chép lại cảm xúc của thầy cô mà không có sự rung động của chính mình. Các em có thể đọc rất hay, nói rất hay nhưng cái hay đó không phải từ trái tim cũng như tấm lòng của các em. Từ đó các em mất dần khả năng đọc hiểu văn học, mất đi sự tự chủ của chính mình. Như vậy các em sẽ viết văn ngày càng yếu đi, lười suy nghĩ, không có khả năng khẳng định mình. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, nhận thức của trẻ cũng như trong việc hình thành và phát triển nhân cách sau này. Chính vì vậy việc xác định lại vị trí và tìm ra biện pháp nâng cao khả năng đọc hiểu văn học cho học sinh lớp 5 là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Điều này không chỉ giúp học sinh luyện đọc tốt và còn góp phần tạo nên kết quả học tập cao trong môn Tiếng việt. Xuất phát từ những lý do trên, trong năm học 2020- 2021 tôi tiếp tục chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5 qua phân môn Tập đọc”. Một số biện pháp 1. Tập cho hoc sinh thói quen chuẩn bị bài trước ở nhà 2 Tổ chức quá trình đọc hiểu cho học sinh 3. Cảm nhận hình ảnh, tái hiện hình ảnh 4.Nhận xét nhân vật, về chi tiết nhân vật và biện pháp nghệ thuật 5. Hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng trong giờ luyện đọc 6. Khuyến khích đọc diễn cảm có sáng tạo Biện pháp 2: Tổ chức quá trình đọc hiểu cho học sinh. Đọc thầm văn bản trong lần đọc đầu ở lớp: Đây là hình thức đọc có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng vì: + Nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 - 2 lần. + Dễ tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì học sinh không chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dung điều mình đọc. Hướng dẫn tìm hiểu chủ đề và nội dung chính của bài: Để xác định đề tài của văn bản nhiều khi cần hướng dẫn học sinh dựa vào chủ điểm của bài tập đọc hoặc dựa vào tranh minh họa để đoán về đề tài. Tôi sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác để xác định được đề tài: - Hướng dẫn học sinh chỉ cần lướt mắt trên dòng ghi tên bài, những dòng có tên người, tên công việc chính,chú ý những chữ in đậm, in nghiêng,... - Phát biểu đề tài của bài: Cần cho các em phân biệt hai kiểu văn bản để sử dụng các từ ngữ phát biểu cho phù hợp: Biện pháp 3: Cảm nhận hình ảnh, tái hiện hình ảnh. Một trong những đặc điểm của văn bản nghệ thuật là giàu hình ảnh Tiếng Việt 5 dạy cho các em biết cảm nhận hình ảnh trong các tác phẩm văn học, cảm nhận được những hình ảnh gợi ra từ ngôn từ nghệ thuật .Các câu hỏi đưa ra cho học sinh thường đã hàm chứa gợi ý để các em có thể tự cảm nhận được các hình ảnh trong bài học. Ví dụ: +Trong bài “Sắc màu em yêu” Tiếng việt 5 tập 1.Câu hỏi 2 của bài có hỏi: Mỗi sắc màu gợi ra hình ảnh nào? Với yêu cầu này giáo viên hướng dẫn học sinh qua các hình ảnh: - Màu đỏ tượng trưng cho màu máu, màu cờ Tổ quốc. - Màu xanh tương trưng cho màu của đồng bằng, rừng núi, biển, bầu trời - Màu vàng tương trưng cho màu của lúa chín, hoa cúc mùa thu, nắng... Thực tế trong quá trình dạy học, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận các hình ảnh trong bài văn, bài thơ, trong các tác phẩm mà các em được học Biện pháp 4. Nhận xét về nhân vật, về chi tiết nhân vật, biện pháp nghệ thuật. Hiểu ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của các nhà văn gửi tới người đọc. Người đọc phải cảm nhận được thông điệp đó mới thực sự thấu hiểu được tác phẩm. Đối với những câu hỏi trên GV định hướng cho học sinh khi đọc một văn bản nghệ thuật, cần phải biết đồng cảm với tác giả. Để trả lời những câu hỏi về tình cảm, thái độ của tác giả gửi trong tác phẩm của mình Biện pháp 6: Khuyến khích đọc diễn cảm có sáng tạo . - Hướng dẫn học sinh luyện tập để từng bước đạt yêu cầu theo các mức độ từ thấp đến cao như sau: -Biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng (từ ngữ gợi tả , gợi cảm, từ làm nổi bật ý chính,...) - Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, trường độ, cường độ,.) phù hợp với từng loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm. - Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật. - Biết đọc phân biệt lời nhân vật phù hợp với lứa tuổi, tính cách (già, trẻ, người tốt, người xấu,...) - Biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay thái độ cảm xúc cuả tác giả (vui, buồn, giận dữ,....) Khảo sát thực tế Lần Sĩ số Đạt Chưa đạt 1 29 em 15 em 14 em 2 29 em 26 em 3 em Kiến nghị, đề xuất: a. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn: - Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về phân môn tập đọc. Chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước cho thế hệ trẻ học tập. b. Đối với lãnh đạo nhà trường: Thường xuyên sưu tầm tài liệu, sách tham khảo để tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng có nhiều tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu. - Tăng cường chuyên đề về dậy phân môn tập đọc để các đồng nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. c. Đối với Phòng GDĐT - Phòng Giáo dục cần tăng cường tổ chức các tiết dạy đọc hiểu trong các buổi chuyên đề, hội thảo để đúc rút kinh nghiệm, học tập lẫn nhau và cần tập trung vào những vấn đề mà giáo viên còn gặp khó khăn
File đính kèm:
bao_cao_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doc_hieu_cho_ho.pptx