Báo cáo Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương

Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết.

a. Ưu điểm

- Đối với trường THCS Bình Dương, công tác chủ nhiệm luôn được Ban giám hiệu và nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao. Nhà trường luôn tạo điều kiện, giáo viên Tổng phụ trách Đội luôn hỗ trợ và sát cánh với giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Giáo viên trong nhà trường nói chung và GVCN nói riêng có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, năng nổ, tìm tòi sáng tạo, có tâm với nghề. Luôn xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.

- Học sinh: Đa số các em học sinh có ý thức chấp hành tốt nội qui trường lớp. Đội ngũ cán bộ lớp năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm, hổ trợ tốt cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý lớp. Các em có ý thức học tập tốt, ngoan ngoãn, chăm chỉ, có ý chí vươn lên, có tinh thần ham học hỏi.

- Phụ huynh học sinh: Phần lớn phụ huynh trong lớp đều quan tâm đến con em của mình. Giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm luôn có sự phối hợp và liên lạc thường xuyên qua nhóm zalo của lớp.

b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế.

- Một bộ phận học sinh chưa thực hiện nghiêm túc nội qui trường lớp, còn ham chơi, trốn học, thường xuyên không thuộc

bài; vẫn còn tình trạng mất đoàn kết trong lớp, còn nói tục, chửi bậy, chưa lễ phép với thầy cô.

- Một số học sinh vì kết bạn bên ngoài hư hỏng dẫn tới lười học, mải chơi.

- Học sinh THCS đang ở lứa tuổi dậy thì rất nhạy cảm và

ương bướng.

-Một số em có hoàn cảnh gia đình éo le. Cha mẹ lục đục, bỏ nhau, hoặc cha mẹ vướng vào cờ bạc, rượu chè không làm gương tốt cho con cái. Có những gia đình nuông chiều con, bênh con dẫn đến sự phối hợp giữa gia đình với GV, nhà trường còn hời hợt.

 

docx21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Báo cáo biện pháp "Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương" https://thcsbinhduong.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=...
 Thứ 5, 28/03/2024 | 20:40
 Báo cáo biện pháp "Giáo dục 
 học sinh chưa ngoan bằng 
 tình yêu thương"
 PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ.
 Bối cảnh của giải pháp
 Trong chiến lược phát triển toàn diện con người, Đảng và 
 Nhà nước ta luôn đề cao vai trò giáo dục đạo đức. Chính đạo 
 đức đã góp phần quan trọng vào giáo dục nhân cách con người 
 ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bác Hồ đã dạy “Đạo đức là 
 cái gốc của người cách mạng. Đạo đức cũng phải là cái gốc của 
 con người phát triển toàn diện mà nhà trường có trách nhiệm 
 đào tạo’’. Thực vậy nhà trường là nơi có điều kiện tốt nhất để 
 giáo dục thế hệ trẻ có hiệu quả nhất, mà đạo đức là gốc, là nền 
 tảng của sự phát triển nhân cách con người.
 Ở mọi thời đại vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc 
 quan trọng luôn được nhà trường và xã hội quan tâm. Đạo đức, 
 lối sống của HS được hình thành từ môi trường, gia đình, nhà 
 trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò quan trọng 
 đối với sự phát triển toàn diện của các em.
 Trong nhà trường nói chung và nhà trường THCS nói riêng 
 vấn đề học sinh chưa ngoan (HSCN) luôn được các nhà quản lí 
 đặc biệt quan tâm. Hơn nữa ngành giáo dục đang thực hiện 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với định hướng 
 phát triển 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi đang được 
 các nhà trường hưởng ứng, thực hiện chủ động, sáng tạo thông 
 qua các môn học, các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, thể 
 chất, nghệ thuật và văn hóa.
 2. Lý do chọn biện pháp
 Trong giáo dục, công tác chủ nhiệm là một trong những
1 of 21 8/20/2024, 1:08 PM Báo cáo biện pháp "Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương" https://thcsbinhduong.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=...
 4. Mục đích nghiên cứu
 - Giảm số lượng HS vi phạm nội qui nề nếp, đảm bảo cho lớp 
 ổn định, trật tự, nề nếp, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau 
 tu dưỡng và học tập đạt kết quả tốt; xây dựng môi trường học 
 tập thân thiện, an toàn lành mạnh để các em có điều kiện học 
 tập tốt nhất phát huy hết năng lực học tập.
 - Giáo dục HSCNtrở thành những HS tốt, phát triển toàn diện, 
 đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của xã 
 hội.
 - Giáo dục HSCN góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an 
 ninh trật xã hội và cung cấp cho xã hội những công dân tốt.
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết.
 a. Ưu điểm
 - Đối với trường THCS Bình Dương, công tác chủ nhiệm luôn 
 được Ban giám hiệu và nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao. Nhà 
 trường luôn tạo điều kiện, giáo viên Tổng phụ trách Đội luôn hỗ 
 trợ và sát cánh với giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ 
 nhiệm để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 - Giáo viên trong nhà trường nói chung và GVCN nói riêng 
 có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, 
 năng nổ, tìm tòi sáng tạo, có tâm với nghề. Luôn xây dựng mối 
 quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha 
 mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự 
 tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
 - Học sinh: Đa số các em học sinh có ý thức chấp hành tốt 
 nội qui trường lớp. Đội ngũ cán bộ lớp năng nổ, nhiệt tình, 
 trách nhiệm, hổ trợ tốt cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác 
 quản lý lớp. Các em có ý thức học tập tốt, ngoan ngoãn, chăm 
 chỉ, có ý chí vươn lên, có tinh thần ham học hỏi.
 - Phụ huynh học sinh: Phần lớn phụ huynh trong lớp đều quan 
 tâm đến con em của mình. Giữa phụ huynh và giáo viên chủ 
 nhiệm luôn có sự phối hợp và liên lạc thường xuyên qua nhóm 
 zalo của lớp.
 b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
 - Một bộ phận học sinh chưa thực hiện nghiêm túc nội qui 
 trường lớp, còn ham chơi, trốn học, thường xuyên không thuộc
3 of 21 8/20/2024, 1:08 PM Báo cáo biện pháp "Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương" https://thcsbinhduong.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=...
 Để GDHSCN thì GVCN là người giữ vai trò rất là quan 
 trọng trong nhà trường. Và nhiệm vụ đầu tiên của GVCN là 
 phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần 
 thiết thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua hồ sơ học bạ, qua 
 các buổi lao động đầu năm, phiếu thăm dò thông tin từ học 
 sinh, qua quá trình học tập....về những học sinh. Do vậy ngay 
 từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác lấy thông tin 
 học sinh.
 Qua tìm hiểu, tôi thấy lớp 6A học sinh chưa ngoan biểu hiện:
 - Lười học, thường xuyên không học bài, làm bài về nhà,
 điểm kém, thiếu sách, vở, đồ dùng học tập,
 - Mất trật tự trong giờ học, làm việc riêng, học không tập 
 trung, hay ngủ gục trong lớp, tiếp thu bài chậm,
 - Chơi game, lấy trộm đồ, tiền của bạn bè, thường xuyên 
 nghỉ học không phép, vi phạm qui định về đồng phục nhà 
 trường,
 - Có thái độ xem thường GV- TPT đội, không tích cực tham 
 gia hoạt động tập thể,
 - Sử dụng điện thoại trong lớp để chơi, xem phim người 
 lớn,
 Sau khi điều tra, tôi tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sự chưa 
 ngoan của các em như sau:
 Thứ nhất: Do một số em đời sống gia đình khó khăn, bố mẹ 
 phải gửi các em cho ông bà hay họ hàng để đi làm ăn xa. Các 
 em ở nhà không có sự quản lí chặt chẽ dễ sinh hư.
 Thứ hai: Do một số phụ huynh nhận thức còn hạn chế, chỉ 
 thích khen con ngoan, quá nuông chiều con, không nghiêm 
 khắc với con. Trước thời kì bùng nổ thông tin, xã hội ngày 
 càng phát triển nhưng cũng có nhiều cái xấu, các phụ huynh 
 không quản lí để các em xem bị nhiễm các thói hư tật xấu.
 Thứ ba: Phụ huynh chưa thực sự gương mẫu, sa vào các tệ 
 nạn xã hội, rượu chè cờ bạc, nghiện hútđánh chửi vợ con 
 dẫn đến các em không coi bố mẹ là tấm gương, ngại và xấu 
 hổ với bạn bè.
 Thứ tư: Do sức học yếu, nhận thức chậm, mất gốc từ những 
 năm học trước dẫn đến học không hiểu, chán học, nói chuyện, 
 làm việc riêng trong giờ,
 Trường hợp thứ nhất:Đầu năm học, lớp 6A có em Nguyễn
5 of 21 8/20/2024, 1:08 PM Báo cáo biện pháp "Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương" https://thcsbinhduong.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=...
 định hướng nhận thức cho học sinh.
 Khi HS mắc lỗi GV tìm hiểu, giảng giải phân tích đồng thời cũng 
 nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, và phải luôn thể hiện 
 cho các em thấy tình cảm yêu thương chân thành của mình đối 
 với các em. Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng 
 cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí. Dù lỗi 
 lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn 
 tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin, 
 nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh vi 
 phạm nội qui thường xuyên thì tôi xử lí một cách linh hoạt tùy 
 theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay 
 nhỏ tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó 
 biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử 
 thách.
 Theo quy luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước sau 
 cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, 
 bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để 
 giáo dục và cảm hóa học sinh. Giáo viên nên xử lý mềm mỏng, 
 thậm chí dịu ngọt đối với học sinh chưa ngoan. Nếu không sẽ 
 không khó có hiệu quả, hoặc khi gặp phản ứng không tốt ngược 
 trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải 
 cứng rắn trong một số tình huống đặc biệt.
 Ở trong lớp của tôi, Cường là một học sinh học khá môn 
 toán. Tuy nhiên em rất lì lợm, thích gây sự chú ý, có tính tắt 
 mắt hay lấy đồ dùng học tập của các bạn trong. Nhiều lần tôi 
 tâm sự, khuyên nhủ nhưng em vẫn chứng nào tật đó. Hôm đó 
 trong lớp có bạn mất máy tính cầm tay. Tôi đã cho học sinh viết 
 vào mảnh giấy nhỏ trả lời các câu hỏi (em có thấy ai khả nghi 
 không, bạn nào hay mượn đồ mà không trả...). Học sinh không 
 cần ghi tên mình lên giấy nên các em viết rất thành thật. Sau khi 
 kiểm tra, tôi thấy có Cường là nhân vật duy nhất khả nghi. Tôi 
 đã nói chuyện riêng với em, phân tích để cho em hiểu tầm quan 
 trọng của vấn đề, ai cũng có lỗi lầm, quan trọng là biết sửa sai 
 để trở thành một người tốt. Cuối cùng Cường đã nhận lỗi và 
 nhờ tôi chuyển lại máy tính cho bạn. Tôi đã lấy lí do khác để trả 
 lại máy tính cho học sinh và giữ kín chuyện này cho Cường.
 Thời gian sau đó Cường đã tin tưởng và rất hay tâm sự với tôi. 
 Em hay kể về những khó khăn đang gặp phải và mong cô định 
 hướng cho mình. Từ đó trở đi, lớp tôi chủ nhiệm không còn 
 hiện tượng mất đồ. Cường tiến bộ rất nhiều, học tiến bộ hơn
7 of 21 8/20/2024, 1:08 PM

File đính kèm:

  • docxbao_cao_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan_bang_tinh_yeu_thuong.docx
  • pdfBáo cáo biện pháp _Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương.pdf
Sáng Kiến Liên Quan