Báo cáo Biện pháp Nâng cao phẩm chất chăm học, chăm làm cho học sinh Lớp 5

Học sinh trong lớp cũng có nhiều em hoàn cảnh khó khăn nên thiếu sự quan tâm của gia đình, một số em chưa chăm học, chăm làm, một số em học có tâm lí chán học và có tính hiếu động thường trêu ghẹo, nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học

Từ thực tế trên, bản thân tôi phải cố gắng thật nhiều để giúp các em tự ý thức được việc học tập là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bản thân các em. Từ đó các em chăm học, chăm làm hơn, đạt được kết quả cao hơn trong học tập để ba mẹ và thầy cô vui lòng. Để đạt được những mục tiêu, những tiêu chí đó thì cả giáo viên và học sinh phải nỗ lực hết mình trong mọi hoạt động của trường, lớp đề ra.

 

pptx21 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp Nâng cao phẩm chất chăm học, chăm làm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN PHÚ RIỀNG 
TRƯỜNG TIỂU HỌC L ONG HÀ B 
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ 
 DỰ HỘI THI GI Á O VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 – 2023 
G iáo viên: THÁI THỊ PHƯƠNG DUNG 
BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO 
 PHẨM CHẤT CHĂM HỌC, CHĂM LÀM 
 CHO HỌC SINH LỚP 5 
1 
2 
3 
Lí do chọn biện pháp 
Nội dung biện pháp 
Hiệu quả thực hiện biện pháp 
CẤU 
 TRÚC 
4 
Bài học kinh nghiệm 
 Kết luận – Kiến nghị 
4 
5 
Lí do 
1 
Học sinh trong lớp cũng có nhiều em hoàn cảnh khó khăn nên thiếu sự quan tâm của gia đình , m ột số em chưa chăm học, chăm làm, m ột số em học có tâm lí chán học và có tính hiếu động thường trêu ghẹo, nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học  
2 
Từ thực tế trên, bản thân tôi phải cố gắng thật nhiều để giúp các em tự ý thức được việc học tập là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bản thân các em. Từ đó các em chăm học, chăm làm hơn, đạt được kết quả cao hơn trong học tập để ba mẹ và thầy cô vui lòng. Để đạt được những mục tiêu, những tiêu chí đó thì cả giáo viên và học sinh phải nỗ lực hết mình trong mọi hoạt động của trường , lớp đề ra. 
Phạm vi nghiên cứu : 
Đối tượng nghiên cứu 
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN 
Lớp 5.1 
Trường Tiểu học Long Hà B 
Học sinh lớp 5 Trường Tiểu học 
Long Hà B 
III. Mục đích của biện pháp 
	 Hướng dẫn để học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách đạo đức, cách ứng xử trong cộng đồng. 
	 Học sinh được giao lưu, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, tập cho các em có nề nếp học tập tốt hơn; làm thay đổi cách suy nghĩ của học sinh về việc học tập: học cho bản thân chứ không phải học cho người khác . 
	 Tạo điều kiện cho học sinh khẳng định mình trước lớp, trước tập thểBước đầu xây dựng thói quen ham học cho học sinh. 
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ VẬN DỤNG ĐỂ NÂNG CAO PHẨM CHẤT CHĂM HỌC CHĂM LÀM 
NỘI DUNG 
Xây dựng bộ máy tổ chức lớp. 
Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy việc dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” kết hợp với việc dạy học theo đối tượng học sinh để nâng cao phẩm chất chăm học, chăm làm của học sinh. 
1 
2 
1 
Xây dựng bộ máy tổ chức lớp. 
	 V ào đầu năm học, tôi để các em tự bầu chọn ban c án sự lớp, tôi chỉ tham gia sau khi đã có ý kiến của số đông học sinh. 
	 Tiếp theo đó cùng cả lớp thảo luận về nội quy của nhà trường và một số điều do lớp đặt ra để các bạn cán sự lớp dễ theo dõi, kiểm tra giúp nhau cùng tiến bộ. 
	 Tất cả các em đều được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào các em thấy khó thực hiện tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. Sau đó tiến hành phát động thi đua giữa các tổ. 
1 
Xây dựng bộ máy tổ chức lớp. 
	 Lớp tôi chia làm 3 tổ (Mỗi tổ 8 em hoặc 9 em). Tôi giao cho lớp trưởng, lớp phó và mỗi tổ trưởng một quyển vở để làm sổ ghi chép những công việc của tổ khi cần thiết. Nhiệm vụ của các thành viên được tôi nêu rất cụ thể: 
+ Lớp trưởng, lớp phó : Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa các tổ, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm khi có sự cố và là người phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm về tình hình hàng ngày của lớp. 
+ Tổ trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hàng ngày của tổ về việc  thực hiện nề nếp, nội quy, học tập, thực hiện truy bài đầu giờ, tiến hành xếp loại các thành viên của tổ  
+ Tổ phó: Cùng với tổ trưởng điều hành công việc chung nhưng phụ trách về việc thực hiện nội quy  là chính.. 
+ Nhiệm vụ chung của tổ trưởng, tổ phó là truy bài 15 phút đầu giờ, kiểm tra tổ viên việc học ở nhà,  việc thực hiện nội quy. Tôi đưa ra những quy định cụ thể để các em cán sự lớp dễ theo dõi đảm bảo tính công bằng. D ĩ nhiên những quy định này cũng được các em đồng ý thông qua trong cuộc họp lớp đầu năm. 
1 
Xây dựng bộ máy tổ chức lớp. 
Để xây dựng được bộ máy tổ chức lớp tốt , người giáo viên chủ nhiệm cần căn cứ vào: 
thông tin đã cập nhật về số lượng học sinh của lớp , đặc điểm tâm sinh lý , hoàn cảnh gia đình 
năng lực tổ chức quản lý và học lực của học sinh 
bầu chọn cán sự lớp và dàn đều số học sinh có khả năng tiếp thu nhanh, học sinh tiếp thu chậm và học sinh cá biệt trong từng tổ . 
Cần tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm cũ bởi họ là người nắm rõ khả năng của các em học sinh. 
Từ đó giáo viên có sự chọn lựa ban cán sự lớp phù hợp. 
2 
Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy việc dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” kết hợp với việc dạy học theo đối tượng học sinh để nâng cao phẩm chất chăm học, chăm làm của học sinh. 
	 Trong quá trình dạy học tôi luôn cố gắng vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng việc dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” nhằm phát huy tối đa khả năng học của từng học sinh đồng thời cũng tạo điều kiện để giúp những học sinh tiếp thu bài chậm có cơ hội được học và học được. 
	 Ví dụ: Trong lớp có em Bảo khả năng tiếp thu bài chậm, em ít nói và rất nhút nhát. Qua trao đổi với GV lớp trước, học sinh trong lớp tôi được biết do em học yếu sợ bạn chê cười nên em trở nên lầm lì như vậy. Biết được nguyên nhân của em trong giờ học tôi thường quan tâm em nhiều hơn, khi làm bài tập tôi thường đến gần xem em có hiểu bài không, nếu em chưa hiểu tôi giảng lại , dần dần em đã làm được một số bài tập đơn giản rồi khó hơn. Sau đó tôi đã khuyến khích em xung phong lên bảng sửa bài và mỗi lần như vậy tôi đề nêu gương trước lớp. Được động viên khích lệ em đã mạnh dạn, tự tin hơn và bây giờ em đã có thể xung phong lên kể chuyện trước lớp 
	 Tiếp theo tôi luôn tạo môi trường học tập thân thiện để các em cảm nhận được lớp học là nhà; làm sao để các em cởi mở thân thiện để trao đổi các vấn đề về học tập và trong đời sống hàng ngày với cô và với bạn một cách thoải mái nhất . Cùng với việc dạy học “ lấy học sinh làm trung tâm ” trong các hoạt động giáo dục tôi đã kết hợp với việc dạy học theo đối tượng học sinh. 
	 Sau khi nắm tình hình HS trong lớp tôi đã tiến hành phân nhóm học tập , HS học nhanh ngồi kèm HS hoàn thành chậm, những HS gần nhà thì cùng bàn, cùng nhóm với nhauđể HS có điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập. 
	 Phát huy việc học “ Đôi bạn cùng tiến ”. Giao cụ thể nhiệm vụ cho từng HS học nhanh giúp đỡ HS học chậm để các em theo dõi, giám sát các bạn một cách kịp thời và làm tốt công tác truy bài 15 phút đầu giờ. 
- Trên lớp, thực hiện dạy theo từng đối tượng HS, tạo điều kiện tối đa cho mọi đối tượng HS có thể học được, làm được . Tận dụng tối đa những thời gian luyện tập trên các tiết học và các tiềm năng sẵn có ở trong lớp để bồi dưỡng những mặt mạnh của HS năng khiếu và kèm cho những HS chưa hoàn thành trong lớp. 
Ví dụ: Môn Tập đọc thì HS đọc chậm, đánh vần được luyện đọc nhiều hơn khi đọc theo nhóm cần tạo điều kiện để HS đọc chậm được luyện đọc với HS đọc tốt, môn Toán thì các bài dễ HS làm chậm được lên bảng làm, kết hợp nhắc nhở các em những kiến thức đã quên. Đối với môn Tập Làm Văn giáo viên cung cấp từ, đọc những bài văn của HS năng khiếu cho các em nghe, hướng dẫn HS làm theo dàn ý của bài văn, viết câu ngắn, đoạn rồi giáo viên góp ý, sửa chữa. 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC QUẢN LÝ HỌC SINH 
	 Ví dụ: Trong lớp có bạn Quốc Minh tiếp thu bài còn chậm, tôi cho e ngồi cùng em Ân Trang. Sau thời gian học tập em Minh đã có sự tiến bộ, điển hình là số lần học bài cũ ở nhà đã tăng, số lần không học bài chỉ còn 1 lần, kết quả kiểm tra giữa kì I cũng khả quan hơn( môn Toán 6đ, môn Tiếng Việt 5đ, trong khi kết quả học tập ở lớp 4 em đã phải thi lại 2 môn đó ). Đó chính là hiệu quả của “Đôi bạn cùng tiến”. 
	 Phát huy các phong trào thi đua học tập như “Đôi bạn cùng tiến”;  Tổ chức cho các em tham gia các trò chơi như “Em vui học cùng bạn, Đố vui, ” Tăng cường công tác nêu gương, khen thưởng Nhằm giúp các em có cơ hội thể hiện và phát triển năng khiếu của mình và ôn lại kiến thức đã học và biết thêm nhiều kiến thức mới. 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC QUẢN LÝ HỌC SINH 
	 Để tạo hứng thú học tập thì trong từng giờ học, tôi thường tổ chức trò chơi để thu hút sự chú ý tham gia và không gây nhàm chán cho các em. Tôi thường động viên bằng những lời khen c ho tổ, cá nhân nếu tổ hoặc bạn nào hăng hái phát biểu. Chưa bao giờ tôi trách phạt học sinh vì đã phát biểu chưa đúng, thậm chí nếu có bạn nào cười vì những câu phát biểu lạc đề hoặc chưa chính xác của bạn thì tôi nhắc nhở học sinh đó ngay . 
	 Với học sinh chưa chăm, tiếp thu bài chưa nhanh tôi không yêu cầu cao về kiến thức mà mỗi ngày tôi ra bài tập vừa sức để các em có thể làm. Những học sinh này tôi luôn ra những câu hỏi dễ để các em trả lời trong các giờ học và chính các bạn trong lớp cũng thường động viên những bạn này bằng những tràng vỗ tay tán thưởng. Vì thế không khí học tập của lớp tôi luôn sôi nổi tạo sự phấn khởi cho các bạn chưa chăm. 
	 Tôi luôn lắng nghe những ý kiến từ giáo viên bộ môn để kịp thời nhắc nhở, động viên những em chưa chăm học hoàn thành bài tốt hơn. 
	 Ngoài ra tôi thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh ( có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại ) để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ kịp thời từng học sinh nhất là đối với những học sinh chưa chăm học, chăm làm để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực. 
	 Cuối mỗi tuần, tháng, tôi lại dành thời gian để cô, trò cùng nhau tổng kết thi đua sau đó bình chọn những bạn xuất sắc trong tuần, tháng. Về việc này tôi để học sinh tự xếp loại theo sự bình chọn của tổ. Sau đó tôi xem lại và nếu thấy hợp lý, tôi sẽ công bố xếp loại trước tập thể lớp. Nếu HS có tiến bộ, tôi khen kịp thời để động viên . Đối với những học sinh còn chưa tiến bộ, tổ cùng nhau bàn bạc, tìm nguyên nhân , đưa ra cách giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc mà bạn chưa vượt qua được trong tháng đó. 
II. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 
	 Với biện pháp nêu trên : 
Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học, học bài và làm bài đầy đủ. 
Biết nỗ lực hoàn thành công việc được giao ở lớp, ở nhà đúng hẹn. 
Các em đã có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, hoàn thành nhiệm vụ học tâp mà thầy cô giao . 
 Qua biện pháp trên giúp cho các em có ý thức tốt hơn về việc học ở lớp cũng như ở nhà. 
 KẾT LUẬN 
1 
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
Việc điều tra lí lịch, hoàn cảnh của học sinh là một việc làm hết sức cần thiết, là khởi đầu quan trọng cho việc làm giúp học sinh phát triển toàn diện đạt hiệu quả và thành công. 
Biết kết hợp với giáo viên chủ nhiệm cũ (năm học trước) để điều tra năng lực, phẩm chất, kĩ năng của từng học sinh, trên cơ sở đó phân loại đúng đối tượng học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng. 
Phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội để cùng có biện pháp giáo dục học sinh giúp các em chăm học, chăm làm đạt kết quả cao và phát triển toàn diện. 
2 
KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT ĐỂ TRIỂN KHAI, ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP VÀO THỰC TIỄN 
	Đối với người giáo viên: cần quan tâm đến học sinh của mình, hãy dành cho các em tình yêu thương thì hiệu quả đạt được cao hơn. Luôn luôn trao dồi kiến thức để có các biện pháp giáo dục phù hợp đối với từng đối tượng để em nào cũng có thể có tinh thần tự giác học tập, giáo dục các em chăm học, chăm làm hơn. 
	Đối v ới cha mẹ học sinh : c ần có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để cùng nhau giáo dục các em chăm học, chăm làm phát triển toàn diện. 

File đính kèm:

  • pptxbao_cao_bien_phap_nang_cao_pham_chat_cham_hoc_cham_lam_cho_h.pptx
Sáng Kiến Liên Quan