Báo cáo biện pháp Nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của nền giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Thực tế cho thấy việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một vấn đề rất quan trọng cần phải được quan tâm một cách đúng mức. Chăm sóc giáo dục trẻ được coi là một nhiệm vụ hàng đầu của trường mầm non.

Xây dựng môi trường học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng cần thiết và phù hợp trong thực tế hiện nay. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có thể hiểu là các hoạt động dựa vào nhu cầu và hứng thú của người học. Đối với trẻ mầm non, các hoạt động được thiết kế xuất phát từ trẻ từ sự hứng thú, đến kỹ năng .Giáo viên giữ vai trò tổ chức, trẻ giữ vai trò chủ đạo. Khi tham gia hoạt động, trẻ được tạo cơ hội để tham gia trải nghiệm, tìm cách giait quyết, sau đó lựa chọn cách giải quyết tốt nhất, phù hợp nhất.

 Năm học 2019 -2020, Sở GD&ĐT chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ”. Để thực hiện tốt chuyên đề này, đòi hỏi giáo viên phải thật sự quan tâm gần gũi trẻ, nắm bắt được đặc điểm phát triển, những mong muốn hay nhu cầu của trẻ để có thể đưa ra những hoạt động tạo hình hay âm nhạc phù hợp. Quan trọng là vừa đạt yêu cầu độ tuổi, vừa phát huy sáng tạo của trẻ. Muốn trẻ đạt mục tiêu giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, trẻ đạt được những yêu cẩu bắt buộc qua 2 hoạt động chủ đạo là âm nhạc, và tạo hình. Đối với hoạt động âm nhạc, trẻ đạt các yêu cầu về khả năng hát, nghe hát, vận động theo nhạc.Bên cạnh đó trẻ cũng đạt các kỹ năng cơ bản của hoạt động tạo hình theo yêu cầu từng độ tuổi.

Hoạt động tạo hình bao gồm các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán, gấp. Với mỗi nội dung hoạt động, trẻ sử dụng các nguyên liệu phù hợp bằng các kỹ năng tạo sản phầm theo yêu cầu ý thích. Tùy vào nhận thức, kinh nghiệm và cảm xúc mà trẻ có thể tạo ra những sản phẩm đạt kết quả theo mức độ khác nhau. Thêm vào đó, mỗi trẻ là một cá thể, nhận thức không đồng đều trong khi sự hứng thú giữ vai trò quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Vì vậy, các điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tạo hình chính là nhận thức, nguyên liệu, kỹ năng, và cảm xúc của trẻ.

 

docx11 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p ứng được với yêu cầu giáo dục hiện tại.
          Qua trao đổi, trò chuyện với trẻ câu hỏi “ Con có thích hoạt động tạo hình không?” . Nhiều trẻ không thích hoạt động tạo hình. Cũng có trẻ trả lời , có trẻ ngập ngừng lắc lắc. Điều đó càng khẳng định sự hứng thú của trẻ với môn học chưa cao. Từ tất cả lý do trên, tôi đã quyết tâm nghiên cứu, tìm tòi vận dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn, góp phần phát triển toàn diện trẻ.
III. Các biện pháp
1. Biện pháp 1:  Khảo sát nhu cầu khả năng hoạt động tạo hình của trẻ     
          Con người sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn trong mình những năng khiếu thẫm mĩ, cũng không ai cũng có những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Nhất là đối với trẻ nhỏ, việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua chơi, “trẻ chơi mà học, học mà chơi”.
Căn cứ vào kết quả mong đợi, và mục tiêu giáo dục của trẻ 5-6 tuổi tôi xây dựng phiếu bài tập, tổ chức trò chơi nhằm xác định nhu cầu và khả năng tạo hình của trẻ. 
Trước tiên , tôi quan tâm gần gũi trò chuyện với trẻ về nội dung liên quan đến  hoạt động tạo hình. Thăm dò thái độ, sự huwngs thú của trẻ, các kỹ năng mà trẻ biết để tọa sản phẩm. Các câu hỏi đặt ra thường là: Con có thích tạo bức tranh không? / Nếu cô tặng con một tờ giấy, 1 hộp bút màu con sẽ làm gì?/ Con thấy màu đỏ kết hợp màu gì thì sẽ hài hòa/ Muốn tạo thành màu xanh da trời con pha màu gì với nhau...
Bên cạnh đó, tôi thiết kế phiếu trắc nghiệm để trẻ thể hiện kỹ năng tạo hình và những hiểu biết của mình về hội họa. Hoặc yêu cẩu trẻ tạo thành bức tranh theo ý thích...Thông qua trò chuyện về cảm nhận trẻ trước mỗi sản phẩm tạo hình, một đối tượng. Quan sát quá trinh thực hiện tạo một sản phẩm mà trẻ thích, từ đó biết được khả năng của trẻ. từ đó tôi đưa ra các chỉ tiêu khảo sát đối với trẻ. Tiến hành khảo sát 100% trẻ trong lớp theo từng nội dung kết quả cụ thể như sau:
Bảng khảo sát khả năng của trẻ. (Trước khi áp dụng )
Chỉ tiêu
Kết quả
Trẻ đạt
%
Số
trẻ
43
1.Trẻ hứng thú với nội dung hoạt động tạo hình
25
58
2. Kỹ năng phối hợp màu sắc
22
51
3.Khả năng sử dụng các nguyên liệu tạo hình
18
41
4.Thể hiện ý tưởng tạo sản phẩm 
12
27
5. Kỹ năng tạo hình
26
60
Thông qua bảng khảo sát tôi thấy: Đa số  trẻ đã hứng thú tham gia vào tiết học.Tuy nhiên khả năng sử dụng và phối hợp màu còn chưa hài hòa, thiếu thẩm mĩ.Nhiều trẻ chưa biết hoặc chưa mạnh dạn nêu ý tưởng của mình với ngườ khác. Đặc biệt, trẻ thể hiện kỹ năng thực hiện sản phẩm còn hạn chế, khả năng sắp xếp bố cục còn chưa cân đối.
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lựa chọn nội dung  hoạt động tạo hình phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ.
Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế, căn cứ vào kết quả mong đợi và mục tiêu giáo dục trẻ 5-6 tuổt, tôi đã nghiên cứu, lựa chọn xây dựng ngân hàng nội dung các hoạt động tạo hình cho trẻ, Bởi xây dựng kế hoạch cụ thể sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong việc chuẩn bị nội dung, đồ dùng giảng dạy cho trẻ trong năm học. Khi xây dựng kế hoạch, ngoài các đề tài được gợi ý tôi đã xây dựng thêm một một số đề tài tạo hình kết hợp truyền thống với hiện đại, đan xen các tác phẩm điêu khắc, gấp , đan tết...sáng tạo phù hợp với khả năng tạo hình của trẻ.  Cách lựa chọn nội dung dựa trên một số nguyên tắc cụ thể: 
- Thứ nhất: phù hợp với yêu cầu và khả năng của trẻ, đạt mục tiêu giáo dục nào đó về tạo hình.
- Thứ hai: Tạo cơ hội để trẻ vận dụng nhiều kỹ năng tạo hình khi tham gia hoạt động.
- Thứ ba: Nội dung được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo có thể nâng cao đối với trẻ có năng khiếu hoạt động.
- Thứ tư: Nội dung gần gũi trẻ, phù hợp với kinh nghiệm và nhận thức của trẻ theo yêu cầu độ tuổi, mang tính giáo dục cao.
Sau khi đưa ra ngân hàng nội dung, tôi tiến hành tự phân nhóm nôi dung theo từng thể loại tạo hình theo khả năng của trẻ. Trong quá trình phân nhóm đề tài, ngoài việc quan tâm mức độ khó dễ, tôi đặc biệt chú ý đến kỹ năng mà trẻ sẽ sử dụng để hoàn thành đề tài đó. Tiếp đến, tôi tiến hành sắp xếp, phân đề hành vào từng tháng đảm bảo đan xen các thể loại, phù hợp với sự kiện, đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Nhờ có kế hoạch cụ thể, tôi dễ dàng trong việc xây dựng, thết kế hoạch động cụ thể, thuận lợi hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng nguyên vật liệu, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ hứng thú nhất, có kế hoạch tận dụng cơ hội cho trẻ tiếp cận đối tượng, củng cố kiến thức và và kỹ năng cho trẻ. Từ đó, trẻ tự tin, hứng thú khi tham gia hoạt động, sáng tạo khi thể hiện sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tạo hình.
3. Biện pháp 3: Sử dụng nguyên liệu tạo hình phong phú hiệu quả.
          Thông thường, khi sử dụng nguyên liệu cho trẻ hoạt động tạo hình, nhìn chung  chỉ dừng lại ở các đồ dùng vật liệu chủ yếu như bút sáp, bút màu, giấy, màu nướcĐể trẻ có nhiều cơ hội rèn luyện và củng cố kỹ năng tạo hình, tôi tăng cường bổ sung nguyên liệu phù hợp đa dạng, phong phú. Nhưng nguyên liệu tôi sử dụng phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi sử dụng.
+ Đảm bảo các yêu yêu cho hoạt động tạo hình: vẽ/nặn/xé –dán/ gấp/in đồ
+  Dễ kiếm, kích thước hợp lý, dễ sử dụng
          Khi tổ chức hoạt động, việc bố trí sắp xếp đồ dùng một cách kho học, hợp lý tạo cho hứng thú cũng như thuận lợi cho trẻ rất nhiều. Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm lưu ý, phân loại, bố trí sắp xếp đồ dùng nguyên liệu một cách cẩn thận, la,f sao để trẻ dễ nhìn thấy nhất, làm sao để vừa tàm tay cho trẻ dễ lấy nhất, làm sao để khi trẻ lấy không bị lộn xộn ảnh hưởng đến trẻ khác khi cần đến, đồng thời cũng làm sao để tạo cho trẻ thấy sự đẹp mắt. Điều đó thật không đơn giản chút nào. Tôi đã phải bố trí sắp xếp vị trí từng khu vực, cùng trẻ tạo ra nơi để đồ dùng mà trẻ nào cũng biết, cùng thảo luận voiws trẻ về cách sắp xếp đó. Từ đó trẻ thấy được kinh nghiệm sắp xếp, có thể tự sắp xếp khi cần, quan trọng giáo dục trẻ tạo ra cái đẹp trong nơi hoạt động.
          Bên canh việc sưu tầm, chuẩn bị, sắp xếp, thì việc sử dụng đồ dunhg hiệu quả cũng là một vấn đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động. Trong quá trình sử dụng các nguyên liệu để đạt được kết quả tốt nhất, tôi thường cho trẻ quan sát, tự sử dụng kết hợp với những nguyên liệu khác, sau đó đưa ra nhận xét. Cuối cùng, tôi cùng trẻ thống nhất cách lựa chọn sự kết hợp, hoặc cách sử dụng nguyên liệu hiệu quả nhất. 
          Những nguyên liệu tôi thường cho trẻ sử dụng thường là: Màu nước, hột hạt lá cây, bìa màu, giấy vụn, sỏi, mo cau, tranh sư, vải, quạt giát, quạt nan. Tùy vào mỗi đề tài mà tôi lựa chọn nguyên liệu phù hợp( Hình ảnh 1)
          Từ các nguyên liệu đó trẻ thả sức lựa chọn để tọa ra sản phẩm mà mình thích. Nhờ đó, trẻ từ việc chỉ biết tô màu sáp trên giấy, hoặc dán bằng hồ thì giờ đây trẻ đã có thể sử dụng màu vẽ trên các chất liệu khác. Ngoài sử dụng hồ dán trẻ còn sửa dụng băng dính 2 mặt, xốp dính, ghim..để dán , chắp ghép sản phẩm lại với nhau tùy theo chất liệu vật liệu sử dụng. Làm các phương tiện giao thông, Bình thường muốn gắn các hình ảnh lại với nhau trẻ chỉ sử dụng hồ để dán lại, nhưng với những vật liệu như nắp chai, bìa cứng hay các hộp thì dùng hồ không thì dính lại được do đó trẻ lại được trải nghiệm thực hành với các loại nguyên liệu khác như băng dính, xốp dính, đây là nguyên liệu rất hữu ích khi cho trẻ làm quen với tạo hình, vừa đảm bảo an toàn, sạch sẽ, dễ sử dụng.Từ đó sản phẩm của trẻ mang tính sáng tạo hơn, kỹ năng của trẻ cũng được nâng cao rõ rệt. 
          Điều khó nhất khi áp dụng biện pháp này chính là sưu tầm các nguyên liệu sao cho phù hợp với đề tài hoạt động. Bản thân tôi luôn tích cực tìm tòi, lựa chọn, cùng trẻ sưu tầm tìm kiếm tạo sự tích lũy nguyên liệu mở cho trẻ hoạt động. Để có được nhiều hơn đa dạng hơn về nguyên liệu, tôi phát động kêu gọi sự chung tay vào cuộc của phụ huynh học sinh, thông qua công tác tuyên truyền đa số phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ, kết hợp với cô giáo nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình.
4. Biện pháp 4:  Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình, linh hoạt 
hiệu quả.
          Tổ chức hoạt động tạo hình chính là dịp để cung cấp kỹ năng tạo hình cho trẻ, vừa là cơ hội để củng cố các kỹ năng đã học. Vì vậy, trước mỗi tiết dạy tôi luôn dành thời gian nghiên cứu kỹ bài soạn để xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ cho trẻ trong mỗi tiết học, tìm ra những phương pháp hay phù hợp với tình hình của lớp. Chuẩn bị kỹ phương tiện truyền thụ đảm bảo yêu cầu đẹp, hấp dẫn, an toàn đối với trẻ. Khi hướng dẫn cho trẻ vẽ tôi luôn chú ý đến phân bố thời gian hợp lý. Phần giới thiệu bài cần ngắn gọn súc tích, nhưng vẫn gây được sự chú ý tập trung của trẻ. Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chổ luôn tạo được sự bất ngờ cho trẻ. Tôi luôn dành thời gian cho trẻ thể hiện bài sản phẩm tạo hình của mình.
          Tuy nhiên, muốn trẻ đạt kết quả tốt nhất qua mỗi hoạt động, đòi hỏi giảo viên thực sự hiểu trẻ muốn gì, trẻ có thể làm được gì, vì sao thích làm như vậy.  
Thay vì tổ chức hoạt động theo các bước trước đây, tôi đã mạnh dạn tổ chức hoạt động xuất phát từ trẻ. Trẻ muốn điều gì, tôi sẽ đáp ứng nhu cầu đó. Chẳng hạn với tiết vẽ mẫu, bước thực hiện mẫu, thay vì cô vẽ mẫu 2 lần, lần 2 vừa vẽ vừa hỏi trẻ cô đã vè như nào... thì tôi đã thực hiện chậm lại bằng 1 lần, vừa vẽ vừa hỏi trẻ cô sẽ vè cái gì trước, trẻ muốn xem cô vẽ gì thì tôi thực hiện vẽ cái đó, cùng trẻ trao đổi vẽ như thế nào thì thuận lợi. Có nghĩa là cách vẽ là của trẻ, tôi chỉ thay trẻ thể hiện. Điều đó không làm mất đi bước vẽ mẫu của hoạt động nhưng trẻ đã được cùng cô thảo luận về quy trình vẽ, thao tác vẽ một cách không thụ động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn, tiếp nhận kỹ năng tốt hơn.
Một đổi mới nữa tôi đã áp dung khi tổ chức hoạt động tạo hình đó là thay đổi thứ tự các bước tổ chức. Trước đây, trẻ cần quan sát xong, mới được nêu ý tưởng tạo sản phẩm. Hay trẻ phải quan sát đồ dùng xong mới đến cô thao tác mẫu ( loại tiết mẫu). Nay tôi đã mạnh dạn thay đổi thứ tự các bước.. Ví dụ: tôi cho trẻ nhớ lại con cá mà trẻ đã thấy, cùng cô vẽ mẫu con cá, sau đó cô cùng trẻ quan sát con cá vừa vẽ được. Cách thay đổi này vừa hấp dẫn trẻ, vừa tạo cho trẻ tự nhiên khi tham gia hoạt động. tôi thấy trẻ hào hứng hơn rất nhiều. 
           Đối với từng loại đề tài và thể loại mà đưa ra những biện pháp, phương pháp phù hợp.  Đặc biệt luôn đẩy cảm xúc cho tể khi tham gia tiết học, luôn lấy trẻ làm trung tâm . Bình thường đối với một tiết học là Quan sát- đàm thoại , hỏi ý thưởng- trẻ tiến hành làm và nhạn xét sản phẩm. Nhưng theo phương pháp đổi mới chúng ta có linh hoạt có thể cho trẻ nên ý tưởng trước sau đó dựa trên ý tưởng của trẻ cô trao đổi đàm thoại để giúp trẻ hiểu rõ hơn. Và đặc biệt nội dung cũng rất phong phú không nhất thiết tranh đàm thoại của cô trẻ phải làm y hệt từ màu đến các chi tiết. Đặc biệt là tăng cường khuyến khích trẻ hoạt động nhóm và hoạt động tập thể được vận dụng và phối hợp nhuần nhuyễn với nhau. Qua đó kích thích được tư duy sáng tạo của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc, hứng thú tìm hiểu cuộc sống gần gũi xung quanh và trẻ biết tạo ra những sản phẩm bằng chính đôi tay của mình. Đây chính là cách linh hoạt trong hình thức tổ chức mà tôi thấy rát phù hợp và trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú
          Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ sẽ trải nghiệm những xúc cảm đặc biệt như tình yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Đó chính là điều kiện để hình thành ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, biết chia sẻ, quan tâm chăm sóc tới người khác và các kỹ năng giao tiếp xã hội. Quá trình hoạt động sáng tạo ra sản phẩm sẽ giúp trẻ được rèn luyện các kỹ năng hoạt động thực tiễn, thói quen làm việc một cách tự giác, tính tích cực.
Hình ảnh 2, 3 : Hình ảnh trẻ tham gia tích cực vào tiết hội giảng.
5.Biện pháp 5:  Nâng cao kỹ năng tạo hình ho trẻ thông qua các trò chơi .
          Hoạt động chơi luôn phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ. Trò chơi học tập, trò chơi âm nhạc, trò chơi vận dộng thì đã rất phổ biến dối với trẻ. Còn trò chơi tạo hình nghe qua có thể thấy rất lạ,  tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản, trò chơi tạo hình là những trò chơi giúp trẻ nâng cao kỹ năng tạo hình.
Tôi đã thiết kế một số trò chơi nhằm giúp trẻ củng cố một số kỹ năng tạo hình cụ thể như sau:
 * Trò chơi 1: Nông trại vui vẻ:
     - Mục đích: Rèn kỹ năng của trẻ trên các chất liệu khác nhau .
- Chuẩn bị: Bút vẽ, giấy, màu nướcmột số đồ dùng nguyên liệu : bóng bay, bóng nhựa, quạt nan, nón lá 
- Cách tiến hành: cho trẻ chọn nguyên liệu và tạo sản phẩm theo ý thích
*Trò chơi 2: Tập làm nghệ nhân:
- Mục đích: Rèn kỹ năng xé dán, sử dụng kéo, giập ghim.
- Chuẩn bị: Giấy màu, kéo, giập ghim và ghim
- Cách tiến hành: Cho trẻ tạo hình mặt nạ => tham gia lễ hộiHalloween
* Trò chơi 3:  Con số bí ẩn:
- Mục đích : Rèn trẻ kỹ năng tạo hình, phát triển kỹ năng sáng tạo, nêu ý tưởng tạo ra sản phẩm
- Chuẩn bị: Chuẩn bị: Khuôn in đồ chữ số, bút, giấy
- Tiến hành: Cho trẻ in đồ chữ số, tạo sản phẩm từ chữ số theo ý thích.
*Trò chơi 4: Bé in hình:
- Mục đích:  Rèn kỹ năng phối hợp màu sắc, củng cố kỹ năng trang trí
- Chuẩn bị: Cuộn giấy, cuộn vải, các màu sắc khác nhau, khuôn in các hình : ngôi sao, hình tròn, hình vuông, máy sấy, màu 3D 
- Cách tiến hành:  Cho trẻ lấy đồ dùng mà mình thích sau đó in các hình vào cuộn giấy hoặc vải theo ý thích. Nêu ý tưởng chọn hình in, màu sắc, cách sắp xếp các chi tiết, in xong dùng máy sấy sấy khô. Tạo mẫu vải làm nguyên liệu tạo sản phẩm tiếp theo.
*Trò chơi 5: Hoa bóng
*Mục đích: Củng cố kỹ năng sử dụng màu sắc, phối hợp nguyên liệu.
* Chuẩn bị: Củng cố kỹ năng sử dụng màu sắc, phối hợp nguyên liệu.
* Cách tiến hành:  Cho trẻ tự pha màu, dùng khuôn thổi tạo bong bóng. In giấy lên bóng, tạo sản phẩm theo ý thích và đặt tên cho sản phẩm
 Các trò chơi có thể tổ chức lồng ghép trong các hoạt động khác, cũng có thể tổ chức độc lập vào các hoạt động chiều, hoạt động góc. Qua các trò chơi nhằm củng cố rèn luyện cho trẻ những kỹ năng phối hợp màu, sắp xếp bố cục tranh, kỹ năng tô, vẽ hay cắt dán được thành thục và nâng cao.
III .Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
1.  Về phía trẻ: 
 - Trẻ có kiến thức, kĩ năng qua các đề tài vẽ, xé dán, năn, làm đồ chơi được tiến hành qua các chủ đề.. 
- Trẻ có một môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn với nhiều sản phẩm đẹp, ngộ nghĩnh, được tiếp xúc nhiều nguyên liệu tạo hình đa dạng
          -  Trẻ hứng thú, tích cực vào hoạt động cô đã tạo ở trong lớp, có kỹ năng tham gia vào các hoạt động, bổ sung kiến thức khá phong phú.
 Kết quả cụ thể như sau: Bảng khảo sát khả năng của trẻ
Chỉ tiêu
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Chưa đạt
Chưa đạt
%
%
Số
trẻ
43
1.Trẻ hứng thú với nội dung hoạt động tạo hình
28
65
41
95
2. Kỹ năng phối hợp màu sắc
30
69
40
93
3.Khả năng sử dụng các nguyên liệu tạo hình
27
62
41
95
4.Thể hiện ý tưởng tạo sản phẩm 
26
60
42
97
5. Kỹ năng tạo hình
23
53
40
93
Quan sát bảng kết quả, có thể nhận thấy sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, khả năng hoạt động tạo hình của trẻ được nâng lên rõ rệt.
- Trẻ tích cực tìm tòi khám phá, có kiến thức về thế giới xung quanh một cách  chính xác và có hệ thống
 - Trẻ có kỹ năng vẽ, cắt, dán... phối kết hợp màu sắc hài hòa,  cân đối.
 -Biết làm việc theo nhóm , trao đổi  theo nhóm,  phục tùng sự phân công trong nhóm chơi.
 - Trẻ yêu thiên nhiên, yêu các con vật và thế giới xung quanh, biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình qua các sản phẩm.Trẻ có thói quen, kĩ năng giao tiếp.
2. Về phía giáo viên:
- Có thêm nhiều kinh nghiệm tạo ra những sản phẩm đẹp, sưu tầm được nhiều nguyên liệu phong phú thêm , có thêm nhiều nghệ thuật phương pháp truyền tải kiến thức đến với  trẻ. 
- Qua quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với tạo hình, cô dễ dàng phân loại trẻ để có cách giáo dục phù hợp hơn cũng như phá hiện ra khả năng nổi trội của 1 số trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng.
3. Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh cũng được kết hợp cùng giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu, đồ dùng để trẻ làm đồ chơi, từ đó có kiến thức về những nội dung trẻ cần có ở trường, kết hợp với giáo viên bổ sung, làm phong phú kiến thức cho trẻ.
- Phụ huynh qua đây cũng thấy được khả năng của con em mình và có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ cũng như tin tưởng vào trẻ có thể làm được nhiều điều mà trước nay ta chưa nghĩ là trẻ có thể làm.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
          Bồi dưỡng khả năng tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo lớn, tạo tiền đề quan trọng cho trẻ phát triển toàn diện. Vai trò của giáo viên quyết định chất lượng học tập của trẻ, vì vậy giáo viên cần tổ chức các hoạt động cho trẻ đồng thời giáo viên cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức những hoạt động đó, giờ học không có nặng nề nhàm chán như trước đây. Từ những việc tôi đó làm và kết quả đạt được trên đây bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
          Giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy bộ môn, thường xuyên đầu tư phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo trong các tiết dạy trẻ. Tự bồi dưỡng chuyên môn, khả năng tạo hình cho bản thân, luôn thay đổi hình thức, tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào các giờ học. Giáo viên phải thực sự là người bạn lớn của trẻ, luôn kịp thời lắng nghe ý kiến, giải thích, động viên giúp đỡ trẻ khi trẻ cũng lung túng, phải luôn luôn tham gia đầy đủ các buổi kiến tập của ngành, của trường tổ chức 
- Thống nhất phương pháp dạy giữa giáo viên trong lơp, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
- Cần nâng cao trình độ tin học để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo
- Cần khảo sát kĩ chất lượng trẻ đầu năm để nắm được khả năng tạo hình của trẻ và có kế hoạch dậy trẻ phù hợp
- Tích cực tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên 
- Đưa môn học tạo hình, lồng ghép vào các môn học khác
- Lên kế hoạc tìm kiếm nguyên vật liệu, phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi
- Từ những việc làm trên bản thân tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nhệm sau: 
Muốn tạo môi trường xung quanh lớp phong phú và có hiệu quả đòi hỏi phải tìm tòi các phương pháp, thích hợp có khoa học, sáng tạo linh hoạt qua các chủ đề.
- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức và kỹ năng hoạt động của trẻ để lựa chọn phương pháp thích hợp.
- Đồ chơi, hình ảnh, cách bố trí trong lớp phải phù hợp với độ tuổi và khả năng phát triển của trẻ.
- Cải tiến đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn, sáng tạo có tác dụng thu hút, lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê, hứng thú học và hoạt động. Đồ dùng nhiều loại, đa dạng và thay đổi thường xuyên.
- Cô hướng dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ phải nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép. Mặt khác có sự phối hợp với phụ huynh cùng nhau dạy trẻ.
II. Kiến nghị.
- Tiếp tục thực hiện áp dụng những biện pháp trên, phát huy những thành tích đã đạt được vào trong hoạt động thực tiễn, khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện.
- Bản thân không ngừng rèn luyện , học tập và bồi dưỡng về đạo đức cũng như nghiệp vụ sư phạm.
- Dự giờ tham quan các lớp, trường bạn để tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân.
- Tổ chức tốt các, hoạt động trong lớp, tạo môi trường học tập trong lớp thân thiện, phù hợp, có khoa học.
- Lên kế hoạch thực hiện đầy đủ, làm đồ dùng, đồ chơi chu đáo.
 - Cố gắng khắc phục những mặt hạn chế.
       Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc rút được trong những năm qua. Song tôi cần nghĩ rằng bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa để góp một phần nhỏ của mình trong công tác giáo 
Tôi xin chân thành cảm ơn !
                                                         Đa Tốn, ngày 14 tháng 2 năm 2020
                                                                             Tác giả
                                                    Nguyễn Thị Mai Anh

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_nang_cao_ky_nang_tao_hinh_cho_tre_mau_giao.docx
Sáng Kiến Liên Quan