Tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Như chúng ta đã biết, thực tế khách quan hiện nay trên thế giới và trong nước đặt ra nhiều vấn đề phải đổi mới giáo dục. Khuynh hướng đổi mới của quan điểm giáo dục nói chung hiện nay là phải hướng mục đích vào xây dựng một xã hội, trong đó, mọi người dân bình thường đều có cơ hội như nhau đối với việc trau dồi sự hiểu biết, phát huy năng lực cá nhân, để có thể tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và linh hoạt giải quyết các vấn đề do thực tế đặt ra. Theo tinh thần đổi mới của quan điểm giáo dục, trong hoạt động dạy và học, vai trò của người dạy và người học phải thay đổi. Thầy phải là người tổ chức những tình huống học tập, có tác dụng tạo ra ở học sinh nhu cầu nhận thức, khuyến khích và đưa các em vào những hoạt động có tính chất tự học, tư tìm tòi, nghiên cứu, để từng bước rèn luyện cho các em các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này, như phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, quan sát, phê phán

 Sự đổi mới quan điểm giáo dục nhất định đưa đến sự đổi mới về kiểu dạy học. Từ kiểu dạy học “truyền thống”, xem thầy là nhân vật trung tâm, “ngồi cho chữ”, đến kiểu dạy “lấy học sinh làm trung tâm”, “hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của học sinh” là cả một bước tiến dài, có tính cách một sự biến đổi về chất.

 Trong tinh thần đổi mới giáo dục nêu trên, việc dạy và học lịch sử cũng cần tự thay đổi. Bởi vì, suy cho cùng, sự đổi mới của giáo dục, nhất định phải thông qua mỗi giờ lên lớp của từng giáo viên bộ môn. Điều chúng ta cần suy nghĩ là phải tránh lối dạy có sẵn. Như vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh (HS) trong dạy học lịch sử? Có rất nhiều biện pháp, ví dụ như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá. Nhưng việc tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh. Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Việc chủ động tìm tòi, khám phá những tri thức cũng góp phần giúp các em chủ động giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống sau này của mình, một cách gián tiếp đó cũng là giáo dục kỹ năng sống cho các em: không trông chờ, ỷ lại.

 Mặt khác nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

Thực trạng dạy và học môn lịch sử ở trường THPT Trần Phú:

 

doc27 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3124 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh khi quan sát thoáng qua và khi tìm hiểu kĩ bức tranh, ảnh.
Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1.
 Khi dạy bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. SGK lớp 11- trang 115. Chúng ta khai thác hình 55- trang 118 : Hình ảnh Nguyễn Tri Phương (1800- 1873).
 Nguyễn Tri Phương (1800-1873)
 - Trước hết chúng ta giới thiệu sơ qua về tiểu sử Nguyễn Tri Phương, sau đó chúng ta cung cấp cho HS tư liệu về Nguyễn Tri Phương rồi chúng ta đặt câu hỏi: Nguyễn Tri Phương ông đại diện cho tầng lớp nào?. Những việc làm của ông từ 1858 đến 1873?.
 - HS dựa vào kiến thưc đã học trả lời: 
 + Nguyễn Tri Phương: Ông đại diện cho tầng lớp quan lại của triều đình. Ông từng được triều đình cử chỉ huy chống Pháp ở mặt trận Đà nẵng, kế sách vườn không nhà trống, xây thành, đắp luỹ của ông lúc đó đã khiến thực dân Pháp sa lầy tại Đà Nẵng.
 + Lần thứ hai, ông được triều đình cử vào Gia Định. Ông đã cho xây dựng đại đồn Chí Hoà để chặn giặc. Nhưng lần này đại đồn của ông không chịu nổi sức công phá bởi vũ khí đại bác của Pháp. Vì vậy đại đồn thất thủ.
 + Lần thứ ba vào năm 1872, ông được triều đình điều đi giữ chức Tuyên sát đổng sứ đại thần, thay mặt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kì, làm tổng đốc thành Hà Nội, lúc này ông đã 73 tuổi. Khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất, ông đã chỉ huy binh sĩ chiến đấu anh dũng, song thành Hà Nội vẫn thất thủ. Nguyễn Tri Phương bị trúng đạn và ông đã hi sinh năm 1873.
- Cảm tưởng của học sinh khi quan sát thoáng qua bức ảnh , và tìm hiểu kĩ về nhân vật: Quân triều đình không thiếu lòng dũng cảm song do vũ khí thô sơ, cách tổ chức đánh giặc nặng về phòng thủ, kém linh hoạt cho nên nhanh chóng thất bại.
Ví dụ 2: Khai thác hình 56- Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII - SGK lớp 10- trang 151.
Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
- Đây là bức tranh biếm hoạ nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản được sử dụng để dạy học bài 31, phần I, mục 1. Tình hình kinh tế - xã hội (chương trình chuẩn), nhằm giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm nổi bật về kinh tế, thể chế chính trị và mâu thuẫn xã hội của nước Pháp trước năm 1789, qua đó rút ra nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp.
- Sau khi cung cấp cho học sinh biết đặc điểm nổi bật vế kinh tế, chính trị và xã hội Pháp trước năm 1789, GV sử dụng bức tranh biếm hoạ tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng để miêu tả kết hợp với phân tích nhằm cụ thể hoá những vấn đề đã trình bày. Để phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động của HS, GV cần hướng dẫn các em quan sát bức tranh (từ khái quát đến chi tiết, tỉ mỉ), kết hợp với đọc SGK để trả lời câu hỏi do GV gợi mở:
 Bức tranh này có mấy người? Họ là đại diện cho những tầng lớp nào trong xã hội Pháp? Tại sao mỗi người trong tranh lại có vẻ mặt và sự thể hiện địa vị khác nhau như vậy? Tại sao người nông dân già nua, ốm yếu phải cõng trên lưng mình hai tên Quý tộc, Tăng lữ béo khoẻ? Các loại giấy tờ trong túi áo, túi quần của Tăng lữ, Quý tộc phản ánh điều gì? Hình ảnh người nông dân chống tay lên cái cuốc đã mòn vẹt nói lên điều gì? Vì sao dưới chân người nông dân lại có hình ảnh các con chim, thỏ, chuột?.
 - Sau khi HS trao đổi, GV miêu tả chốt lại ý và yêu cầu các em nhận xét:
 + Bức tranh này có ba người, miêu tả một người nông dân đã già nua, ốm yếu, nhưng phải cõng trên lưng mình hai người có thân hình béo khoẻ. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp Quý tộc và Tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng.
 + Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, có đeo cây thánh giá, tượng trưng cho Tăng lữ (đẳng cấp một). Người ngồi sau đeo một thanh kiếm dài ở cạnh sườn, có nhiều đồ trang sức và trang phục rất đẹp tượng trưng cho tầng lớp quý tộc (đẳng cấp hai). Cả hai đều béo tốt, mập mạp, ăn mặc diêm dúa và cực kì sang trọng. Trong túi quần và túi áo của Tăng lữ, Quý tộc thò ra các loại văn tự, khế ước cho vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến ngàn đời họ cũng không trả hết được.Người nông dân phải nộp đủ các loại thuế....
 + Vì phải cõng trên lưng hai đẳng cấp Quý tộc và Tăng lữ, nên lưng của người nông dân phải còng xuống, tay chống nhờ trên một chiếc cuốc đã mòn vẹt. Đây chính là biểu hiện cho công cụ canh tác thô sơ, lạc hậu của người nông dân, cũng như nền kinh tế nông nghiệp Pháp trước năm 1789. Sản phẩm nông nghiệp do người nông dân làm ra hết sức ít ỏi, lại phải nộp gần hết cho Quý tộc, Tăng lữ; số còn lại bị thỏ, chim ,chuột... ra sức phá hoại.
 + Chế độ đẳng cấp hà khắc, khắt khe ở Pháp đã đè nặng lên vai người nông dân, Sống trong tình cảnh ấy, nông dân Pháp chỉ có con đường duy nhất là bùng lên hất tung hai đẳng cấp trên ra khỏi lưng mình, nếu không họ cũng khuỵ xuống mà chết. Điều này giải thích vì sao nông dân Pháp là lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng và cũng là những người kiên quyết cách mạng nhất.
d. Tiếp cận với bản đồ lịch sử:
 Chúng ta đều hiểu rất rõ rằng đường biên giới mỗi quốc gia được hình thành dần từng bước trong cả một thời gian dài hàng nhiều thế kỉ. Trong suốt thời kì dựng nước và giữ nước, đến giai đoạn phát triển nào đó, trong những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử nhất định mỗi dân tộc trước hết là một bộ phận thống trị đã tìm mọi cách xác định, gìn giữ và kể cả mở rộng lãnh thổ với mục đích phát triển kinh tế, phân bố lại dân cư, giữ gìn an ninh quốc phòng, mở rộng thế lực...
 Từ những ý kiến nêu trên, chúng tôi muốn đi đến một đề nghị: Hãy cho học sinh tiếp cận với những bản đồ phản ánh lãnh thổ quốc gia trong những thời kì lịch sử khác nhau khi nghiên cứu những nội dung lịch sử có thời gian lịch sử tương ứng. Bởi vì sử dụng bản đồ có đường biên giới hiện đại để phản ánh các sự kiện lịch sử trong quá khứ là không hợp lí, giảm tính khoa học, là mất ý nghĩa lịch sử. Cần cho các em ý thức được rằng biên giới quốc gia không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên, tình cờ, một sớm một chiều, một cách dễ dàng, tự nhiên hoặc theo ý riêng, chủ quan của riêng ai. Trái lại đó là một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, đầy mưu lược pha lẫn với âm mưu và tham vọng, phản ánh sức mạnh và quyền lợi của các bộ tộc, các dân tộc, các tập đoàn thống trị... Tóm lại, cần cho họ hiểu chính đường biên giới quốc gia, khu vực cũng có lịch sử của nó.
 Theo hướng như vậy, chúng ta có thể giúp học sinh tiếp cận theo các góc độ như sau, chẳng hạn:
 - Bản đồ phản ánh phần lãnh thổ nào của thế giới (của quốc gia...), tên gọi là gì?
 - Bản đồ vẽ với mục đích gì? Nội dung lịch sử, địa lí được thể hiện trên bản đồ?.
 - So sánh những bàn đồ phản ánh cùng khu vực, quốc gia trong những khoảng thời gian lịch sử khác nhau để thấy những thay đổi vế biên giới, khu vực, kinh tế, hành chính, địa danh, sự phân bố dân cư, bố trí lực lượng quốc phòng...
 - Giải thích và đánh giá những thay đổi nêu trên...
Cách tiếp cận bản đồ nêu trên, theo tôi là cần thiết, giúp cho học sinh có cái nhìn ( động) biện chứng vế mối tương tác giữa lịch sử và điều kiện địa lí, về sự thay đổi về những nội dung lịch sử có quan hệ với địa lí tự nhiên hay nhân văn.
Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: 
 Khi dạy bài 25: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X)- SGK lớp 10- Trang 139 (nâng cao). GV hướng dẫn HS tìm hiểu lược đồ nước ta thời thuộc Đường (thế kỉ VII - IX).
- Trước hết, GV giới thiệu khái quát lược đồ: năm 618, nhà Đường đặt ách đô hộ lên đất nước ta. Năm 679, nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ để cai trị nước ta. Để củng cố nền thống trị hà khắc của mình, nhà Đường đã chia nhỏ các khu vực hành chính thành các châu, quận, huyện, hương và xã. Bấy giờ An Nam đô hộ phủ cai quản 12 châu. Một lần nữa trong lịch sử dân tộc, bản đồ hành chính nước ta có sự thay đổi:
 + Giao châu, Phong châu, Trường châu (Bắc Bộ ngày nay).
 + Thang châu, Chi châu, Vũ Nga châu, vũ an châu (Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay).
 + Ái châu, Phúc Lộc châu, Diễn châu, Hoan châu (Bắc Trung bộ).
 + Lục châu (thuộc đất Trung Quốc và vùng Quảng Ninh).
Hình Lược đồ nước ta thời thuộc Đường (thế kỉ VII - IX) thể hiện tên những châu Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và miền núi phía Tây Bắc nước ta. Đường biên giới chính là biên giới ngày nay.
- Tiếp theo GV nêu câu hỏi để HS thảo luận: So với các triều đại trước, nhà Đường đã tổ chức bộ máy cai trị đối với nước ta như thế nào? Em hãy nêu nhận xét về bộ máy cai trị của nhà Đường đối với nước ta. Âm mưu của các triều đại phong kiến phương Bắc trong việc tổ chức bộ máy cai trị như trên là gì?.
- Sau khi HS trao đổi, GV chốt ý: So với các triều đại trước, nhà Đường đã thực hiện chia nhỏ các khu vực hành chính, tăng cường kiểm soát và cử quan lại cai trị đến tận cấp huyện. Như vậy, đến thời thuộc Đường, cả nước ta trở thành một đơn vị hành chính có tổ chức cai trị thóng nhất. Âm mưu của các triều đại phong kiến phương Bắc là nhằm xoá bỏ đất nước, dân tộc Việt Nam, sáp nhập nước Âu Lạc vào lãnh thổ của chúng để dễ bề cai trị.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 25- trang 126- mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao ( chương trình chuẩn) và bài 38, mục 2.Tổ chức vương triều ( CT nâng cao).GV huớng dẫn HS quan sát, tìm hiểu : hình 49 lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng.
 - Trước hết, khi trình bày đến cuộc cải cách hành chính ở địa phương của vua Minh Mạng, giáo viên giới thiệu lược đồ, giải thích các kí hiệu và hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ:
 + Sau khi lật đổ vương triều Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là Gia Long lập ra nhà Nguyễn, lấy Phú Xuân (Huế) làm kinh đô của cả nước. Dưới triều Nguyễn, sự nghiệp thống nhất đất nước đã hoàn thành. Lãnh thổ nước ta trải dài từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Dưới thời Gia Long, vẫn duy trì các đơn vị hành chính như cũ.
 + Năm 1831-1832, Minh Mạng vị vua thứ hai của triều Nguyễn- đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phương, xoá bỏ các tổng, trấn, đổi các dinh thành tỉnh. Bấy giờ, cả nước chia thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
 + Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn phía Bắc thành 18 tỉnh: Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng.
 + Năm 1832, Minh Mạng lại cho đổi các dinh, trấn phía Nam thành 12 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Phiên An (Gia Định), Biên Hoà, Định Tường, An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên.
 + Đứng đầu các tỉnh là chức Tổng đốc (phụ trách 2 - 3 tỉnh) và Tuần phủ ( phụ trách 1 tỉnh, dưới quyền Tổng đốc). Giúp việc có hai ti: Bố chính sứ ti và Án sát sứ ti. Hệ thống hành chính Trung ương và địa phương được phân biệt rõ ràng, quyền hành tập trung hơn nữa vào tay vua. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã.
 Lược đồ trong SGK thể hiện tên gọi, địa diểm các đơn vị hành chính thời Minh Mạng. Biên giới trong lược đồ là đường biên giới ngày nay.
- Sau khi giới thiệu lược đồ, giải thích các kí hiệu và hướng dẫn HS quan sát lược đồ, kết hợp với SGK rồi đặt các câu hỏi gợi mở:
 + Dưới thời vua Minh Mạng (triều Nguyễn), nước ta chia thành bao nhiêu tỉnh? Hãy kể tên các tỉnh?.
 + Cuộc cải cách hành chính địa phương của vua Minh Mạng nói lên điều gì?. Ý nghĩa của cuộc cải cách?.
 + Em hãy quan sát lược đồ nước ta thời thuộc Đường (thế kỉ VII - IX), với lược đồ hành chính Việt Nam thời Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX). So sánh đường biên giới qua các giai đoạn lịch sử và phân tích, giải thích sự giống nhau, khác nhau; khuynh hướng bành trướng lãnh thổ của các giai cấp thống trị trong tiến trình lịch sử... 
- GV nghe HS trình bày. Cuối cùng GV khẳng định lại: 
 + Cuộc cải cách hành chính địa phương của vua Minh Mạng thể hiện hệ thống hành chính trung ương và địa phương được phân biệt rõ ràng, quyền hành tập trung hơn nữa vào tay vua. Cuộc cải cách thể hiện một bước tiến trong việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn.
 + Từ chỗ so sánh lược đồ, HS thấy sự thay đổi về lãnh thổ: Đến thời nhà Nguyễn lãnh thổ nước ta mở rộng vào Nam và đường biên giới đó được giữ và bảo vệ nguyên vẹn đến ngày nay. GV cần cho HS ý thức được rằng biên giới quốc gia không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên, tình cờ, một sớm, một chiều, một cách dễ dàng, tự nhiên hoặc theo ý riêng, chủ quan của riêng ai. Trái lại đó là một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khó, đầy mưu lược pha lẫn với âm mưu và tham vọng, phản ánh sức mạnh và quyền lợi của các bộ tộc, các dân tộc, các tập đoàn thống trị... Tóm lại, cần cho HS hiểu chính đường biên giới quốc gia, khu vực cũng có lịch sử của nó.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 Mặc dù thời gian rất hạn chế và để thực hiện được hệ thống các tư liệu lịch sử giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian , nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đã đạt được kết quả khả quan. Trước hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới và với những tiết dạy theo hướng đổi mới. Sử dụng tranh, ảnh chính là giáo cụ trực quan giúp học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, từ đó các em có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng đề tài này học sinh sẽ đạt được kết quả cao trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích môn học này hơn.
* Kết quả cụ thể :
Lớp
SLHS
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11a1
39
10
25.6
18
46.2
10
25.6
1
2.6
0
0
11a2
38
6
15.8
13
34.2
17
44.7
2
5.3
0
0
12a1
34
9
26.5
17
50.0
12
35.3
0
0.0
0
0
12a2
35
3
8.6
11
31.4
18
51.4
3
8.6
0
0
 Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ học sinh học yếu giảm đáng kể, tỷ lệ học sinh trung bình và khá tăng nhiều.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
+ Trong mỗi tiết dạy giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu của tiết, mục của bài học sau đó cung cấp thông tin và phân bổ thời gian hợp lí lí để học sinh tiếp nhận thông tin.
+ Giáo viên đặt và sử dụng linh hoạt các câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy, tuỳ theo khối lớp và đối tượng học sinh mà vận dụng
+ Khi nêu câu hỏi giáo viên cố gắng sử dụng các câu hỏi ngắn gọn, đủ ý, đơn giản, dễ hiểu ,gợi sự suy nghĩ và tư duy của học sinh. Không nên sử dụng câu hỏi “Có” hay “Không”, “Đúng” hay “Sai” mà phải sử dụng câu hỏi phát huy tính độc lập tư duy ở các em (tránh tình trạng học sinh trả lời một cách công thức hoặc chung chung)
+ Khi tổ chức học sinh tiếp nhận thông tin giáo viên chú ý sử dụng câu hỏi gợi mở (chuẩn bị kĩ ở giáo án) để giải quyết câu hỏi đặt ra đầu giờ
+ Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để xây dựng các câu hỏi trong các tiết dạy và vận dụng linh hoạt hơn để giải quyết nhiệm vụ nhận thức ở mỗi bài học.
+ Giáo viên cần kết hợp các phương tiện dạy học như đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp... để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy 
+ Trong quá trình giảng dạy , ngôn ngữ nói phải truyền cảm , không quá nhanh hoặc quá chậm, phải lôi cuốn , hấp dẫn, trình bày phải có điểm nhấn, tránh đều đều .
+ Khi đặt câu hỏi không nên đặt câu hỏi quá dễ làm cho học sinh thoả mãn , đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình, mà phải là cho các em hiểu rằng, sự trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi do giáo viên nêu ra là tốt, song vẫn phải tiếp tục suy nghĩ để trả lời hay hơn, sâu sắc hơn và thông minh hơn.
+ Cần tạo cơ hội cho học sinh trong cả lớp trả lời, thảo luận nhóm, không làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét song vẫn tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng để đạt kết quả tối đa. 
+ Giáo viên dạy môn lịch sử phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy.
+ Người giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử cần tự bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa học và chính xác. Sử dụng triệt để các tranh ảnh, tư liệu, phương tiện thiết bị dạy học. Đổi mới và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học nhằm phát huy tích cực của học sinh trong học tập, với phương châm: “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Bên cạnh đó nên có những buổi học ngoại khoá, tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử. Tham mưu với ban giám hiệu, Đoàn thanh niên cho học sinh nhận chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử địa phương.
* Kết luận:
 Tóm lại “Phương pháp Tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông" được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả học tập cao nhất của học sinh về tất cả các mặt giáo dưỡng , giáo dục và phát triển. Đây là hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm giúp cho học sinh độc lập lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế (học tập và cuộc sống ) . Điều này quan trọng và đòi hỏi nhiều công sức, lao động sáng tạo, ý thức tinh thần trách nhiệm cao của mỗi một giáo viên. Và cần đòi hỏi phát triển năng lực tư duy và hành động của mình trước khi giáo dục cho học sinh, cho nên phải nắm vững lý luận, rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên.
 Vì thời gian có hạn, cùng với kinh nghiệm giảng dạy tôi chỉ mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trong việc tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong giảng dạy lịch sử, để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử THPT góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh THPT Trần Phú nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung thực hiện phương pháp Tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong giảng dạy lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Về phía bản thân, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, đồng thời không ngừng rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
 Hiện nay trong các nhà trường đã được cấp tương đối đầy đủ các thiết bị dạy học, đây chính là sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt đối với bộ môn lịch sử thì các đồ dùng, thiết bị rất thuận lợi cho việc thực hiện đề tài này. Để đạt được kết quả cao trong bộ môn tôi có những kiến nghị sau :
+ Các cấp quản lý cần đôn đốc giáo viên bộ môn sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ một cách hiệu quả nhất, tránh gây lãng phí khi được trang cấp mà không sử dụng hoặc sử dụng chiếu lệ. 
 + Nhà trường cần mua một số tư liệu, tài liệu, tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hoá; chân dung các nhân vật lịch sử có công với cách mạng, đặc biệt các tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến lịch sử địa phương; các tài liệu về bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử. 
+ Tập huấn kỹ năng sử dụng CNTT trong giảng dạy môn lịch sử ở trường phổ thông.
+ Các cấp quản lý giáo dục cần phải xem bộ môn lịch sử như là một bộ môn chính trong nhà trường, không nên xem đây là một môn phụ để từ đó có những biện pháp cũng như có sự quan tâm đúng mức hơn. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử , hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
	NGƯỜI VIẾT
	Đặng Thị Sen
IX.Tài liệu tham khảo :
- Tiếp cận việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển bền vững ( PGS.TS Nguyễn Đức Vũ).
- Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ( Viện nghiên cứu giáo dục trường ĐHSP TP HCM).
- Phát huy tính tích cực nhận thức của người học ( GSTSKH Thái Duy Tiên Viện khoa học giáo dục).
- SGK lịch sử lớp 10, 11, 12 ( Nhà xuất bản giáo dục)

File đính kèm:

  • doctap_cho_hoc_sinh_tiep_can_lich_su_qua_cac_tu_lieu_trong_giang_day_lich_su_o_truong_pho_thong_1133.doc
Sáng Kiến Liên Quan