SKKN Tổ chức hoạt động guinness ở trường Trung học Phổ thông góp phần phát triển các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh

Cơ sở lý luận

2.1.1. Thuyết đa trí tuệ

Nói về trí tuệ, có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Theo nghĩa thông thường,

trí tuệ chính là kết quả của quá trình trao đổi hoạt động tri thức dựa trên nền tảng

của lý trí. Trí tuệ là sự vận dụng tổng hợp của lý luận, khái niệm, ngôn từ và bao

gồm cả những kinh nghiệm, kiến thức và hiểu biết gom góp lại.

2.1.1.1. Khái niệm về thuyết đa trí tuệ

Thuyết Đa trí tuệ (trí thông minh đa dạng) được Giáo sư Tâm lý học

Howard Gardner của đại học Harvard giới thiệu lần đầu trong quyển “Frames of

Mind: The Theory of Multiple Intelligences”. Ông phản bác quan niệm truyền

thống về khái niệm thông minh, vốn được đồng nhất và đánh giá dựa theo các bài

trắc nghiệm IQ. Ông cho rằng khái niệm này chưa phản ánh đầy đủ khả năng tri

thức đa dạng của con người.

Ông đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông

minh trong số 8 loại: ngôn ngữ, lôgic/toán học, âm nhạc, không gian, vận động cơ

thể, giao tiếp (tương tác cá nhân), nội tâm (hướng nội), thiên nhiên (tự nhiên học).

Tuy nhiên, ứng với mỗi cá nhân sẽ có những loại trí thông minh vượt trội hơn các

trí thông minh còn lại.

Thuyết Đa trí tuệ cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ

nào đó ở từng “phạm trù thông minh” khác nhau. Đặc biệt, mức độ này không

phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của mỗi người mà có thể sẽ thay đổi (tăng

hay giảm) tùy vào sự trau dồi của mỗi cá nhân.

2.1.1.2. Vai trò của thuyết đa trí tuệ trong dạy học

Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học, giúp giáo viên đổi mới cách dạy,

cách nhìn nhận, đánh giá HS, tránh việc dán nhãn mác yếu kém cho những học

sinh chưa giỏi toán, giỏi văn, giúp các em tự tin hơn và có cách học phù hợp nhất,

hiệu quả nhất với khả năng nổi trội của mình, qua đó hiệu quả giáo dục được nâng

cao.

Thuyết này cũng giúp GV áp dụng linh hoạt hơn các PPDH và kĩ năng sử

dụng các tài liệu, các thiết bị dạy học đa dạng hơn, phong phú hơn. GV trong lớp

học đa trí tuệ khác với trong lớp học truyền thống ngôn ngữ hoặc lôgic-toán học.

Trong lớp học đa trí tuệ, GV phải linh hoạt thay đổi phương pháp và khéo léo

chuyển từ lối dạy ngôn ngữ sang lối dạy không gian rồi lối dạy âm nhạc hay vận

động, giao tiếp,

Vận dụng đa trí tuệ giúp Hiệu trưởng nhà trường đổi mới toàn diện từ phân

công, đến đánh giá giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên giỏi 9

Vận dụng thuyết đa trí tuệ cũng giúp cha mẹ HS tránh áp lực về điểm số,

chú ý tới giáo dục toàn diện và khích lệ con em mình trong học tập, rèn luyện và

định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với sở trường, khả năng

của mỗi em.

Theo chúng tôi giáo viên cần coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh,

mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo

nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh phải là

nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau

cho các chủ nhân tương lai của xã hội.

pdf39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động guinness ở trường Trung học Phổ thông góp phần phát triển các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thực nghiệm 
Trước và sau khi áp dụng, chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh tại trường 
củ thể như sau: 
Bảng 03: Đối tượng học sinh được khảo sát 
KHỐI 10 KHỐI 11 KHỐI 12 
Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh 
10A1 42 11A1 45 12A2 42 
10A3 43 11C2 46 12A4 42 
10C1 41 11C6 44 12C3 43 
2.6.2. Kết quả thực nghiệm 
Chúng tôi tiến hành khảo sát đối tượng học sinh đã chọn về kết quả học tập, 
Định hướng nghề nghiệp, tham gia các câu lạc bộ yêu thích trước và sau khi áp 
dụng đề tài. Qua thống kê cho thấy, việc áp dụng các hình thức tổ chức xác lập kỷ 
lục Guinness trong trường học đã cho kết quả thay đổi đáng kể. Có sự khác nhau 
rõ rệt giữa trước và sau khi áp dụng. Chất lượng đại trà của học sinh được nâng 
lên, điều đó chứng tỏ các học sinh đã có cố gắng, môi trường học tập tốt, kích 
22 
thích học sinh tham gia học tập; Học sinh đã quan tâm, chú trọng về nghề nghiệp 
bản thân, chọn nghề sát với sở trường, sở thích và năng khiếu học sinh; Các câu 
lạc bộ phát triển sở thích, sở trường được học sinh quan tâm tham gia tích cực. 
Bảng 4: Chất lượng học tập, hướng nghiệp, tham gia các câu lạc bộ sở 
thích ở một số lớp. 
STT Lớp 
Điểm TB các môn 
học cả lớp 
Chọn học đại học 
sau khi tốt nghiệp 
Tham gia các câu 
lạc bộ sở thích 
Đầu năm 
Giữa 
Học kỳ 2 
Đầu năm 
Giữa 
Học kỳ 2 
Đầu năm 
Giữa 
Học kỳ 2 
1 10A1 6,5 7,0 35(83%) 30(71%) 18(43%) 33(79%) 
2 10A3 6,3 6,8 30(70%) 23(53%) 22(51%) 31(72%) 
3 10C1 6,2 6,7 33(80%) 25(61%) 17(41%) 29(71%) 
4 11A1 7,5 8,0 36(80%) 31(69%) 21(47%) 36(80%) 
5 11C2 6,5 6,9 34(74%) 26(56%) 19(41%) 37(80%) 
6 11C6 6,0 6,6 32(72%) 24(55%) 22(50%) 33(75%) 
7 12A2 6,5 7,0 30(71%) 23(52%) 16(36%) 38(86%) 
8 12A4 6,3 6,7 34(81%) 25(60%) 18(43%) 39(93%) 
9 12C3 6,3 6,7 25(58%) 15(35%) 17(40%) 40(93%) 
2.6.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm 
Tất cả các giáo viên áp dụng đề tài đều đánh giá có sự chuyển biến tích cực 
tinh thần học tập khi HS tham gia các hoạt động xác lập kỷ lục Guinness nhà 
trường tổ chức. Các em có chuyển biến tích cực hứng thú học tập, sôi nổi hơn 
trong các tiết học. Nhờ đó thành tích học tập được cải thiện rõ rệt, góp phần nâng 
cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Việc lựa chọn ngành nghề 
cũng hợp lý hơn, đúng với năng lực sở trường của các em. Qua khảo sát cho thấy 
các em đã chuyển chọn hướng từ đại học sang lựa chọn các trường cao đẳng nghề 
phù hợp với năng lực sở trường của bản thân hơn. 
Các em cũng ý thức rõ được các trí thông minh, năng lực của mình và việc 
cần thiết phải bồi dưỡng, phát triển nó. Số lượng học sinh tìm đến các câu lạc bộ 
sở thích tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, việc tổ chức hoạt động xác lập kỷ lục guinness 
tại trường THPT giúp học sinh nâng cao sức khỏe, tạo tâm lý tự tin vào bản thân. 
Đồng thời phương pháp này góp phần giúp giáo viên có thể đánh giá được năng 
lực sở trường các em học sinh một cách đầy đủ nhất. 
2.6.4. Một số kết quả cụ thể 
Tổ chức xác lập kỷ lục guinness cắm trại nhanh nhất 
Ban ngoài giờ lên lớp hướng nghiệp chủ trì tổ chức hoạt động xác lập kỷ lục 
về cắm trại nhanh giúp các em học sinh phát triển trí thông minh không gian. 
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức, phối hợp với đoàn 
23 
trường,giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho các em học sinh tham gia hoạt động. Có 
nhiêu kỹ năng được rèn luyện như: quan sát, phối hợp, làm việc nhóm Kết quả 
có 20 trại tham gia thi xác lập, về hình thức yêu cầu đều đảm bảo. Kỷ lục được 
xác lập là 5 phút 55 giây, thuộc về đội thi 12C5. Kỷ lục được xác lập tạo động lực 
cho các em học sinh phát triển trí thông minh không gian. 
Tổ chức xác lập kỷ lục guinness hò một điệu hò dài nhất 
Sau khi khảo sát các trí thông minh của học sinh, tuyên truyền và đăng ký 
được 46 học sinh tham gia thi xác lập kỷ lục. Thông qua câu lạc bộ âm nhạc, cuộc 
thi giọng hát hay để rèn luyện các kỹ năng, bồi dưỡng trí thông minh âm nhạc cho 
học sinh. Kỷ lục hò một điệu hò dài nhất được xác lập là 29 giây 12’ bởi học sinh 
Nguyễn Thị Thu Hương lớp 10A4. Quá trình rèn luyện, tham gia thi xác lập kỷ 
lục giúp học sinh phát triển được trí thông minh âm nhạc. Tạo hứng thu cho học 
sinh trong học tập, giúp cải thiện kết quả học tập toàn diện cua học sinh. 
Tổ chức xác lập kỷ lục guinness đánh máy nhanh một văn bản hoàn chỉnh: 
Thông qua các tiết thực hành tin học lồng ghép nội dung bồi dưỡng cho các 
em học sinh có năng khiếu đánh máy nhanh. Tổ chức cho 98 học sinh đăng ký thi 
Xác lập kỷ lục cắm trại nhanh Phối hợp nhóm hoàn thành phần thi 
Thi giọng hát hay vào giờ ra chơi Xác lập kỷ lục Hò một điệu hò dài nhất 
24 
sơ khảo và tiếp tục bồi dưỡng để thi vòng chung kết. Kết quả kỷ lục được xác lập 
nội dung đánh nhanh văn bản thành lập trường hoàn chỉnh là 8 phút 23 giây 
39’bởi em Nguyễn Ngọc Thùy Trang lớp 12A2. Hoạt động xác lập giúp các em 
học sinh rèn luyện, phát triển trí thông minh ngôn ngữ 
Tổ chức xác lập các kỷ lục phát triển trí thông minh vận động: 
Ban ngoài giờ lên lớp chủ trì, Đoàn trường, nhóm chuyên môn thể dục quốc 
phòng tổ chức thực hiện. Số lượng học sinh đăng ký xác lập tổng các nội dung là 
346 em. Kết quả kỷ lục chạy 100m nam 12 giây 50’ ( Trần Công Anh 12C6); 
Chạy 100m nữa 14 giây 02’ ( Hoàng Thị Mỹ Tâm 10C1); nhảy cao nam 1mét 
55cm (Nguyễn Trọng Thi 10A5); Nhaỷ cao nữ 1 mét 37 cm ( Hoàng Thị Mỹ Tâm 
10C1) Đi xe đạp chậm 1 phút 29 giây 74’ ( Trần Ngọc Sơn 10C1); Bắn súng tiểu 
liên AK nam 27 điểm (Hoàng Văn Tuân 12A4) - nữ 27 điểm (Nguyễn Thị Trầm 
Ly 12A2); nhảy xa nhất nam 5 mét 05 cm ( Nguyễn Chính Nghĩa 12A4) – Nữ 3 
mét 59 cm (Nguyễn Phan Tú Trinh 12A3); Tháo lắp súng nhanh nhất nam 12 giây 
50’ (Trần Công Anh 12C6) - Nữ 22 giây 50’. Các kỷ lục được xác lập là kết quả 
việc bồi dưỡng rèn luyện trong thời gian dài của học sinh dưới sự hướng dẫn của 
các thầy cô. Hoạt động giúp phát tiển các kỹ năng năng khiếu vận động cho học 
sinh, đặc biệt kích thích hứng thú cho những em thiên về thông minh vận động 
nhưng yếu về các trí thông minh ngôn ngữ, lôgic toán học. 
Xác lập kỷ lục đánh máy nhanh nhất một văn bản 
 Các thí sinh luyện tập kỹ năng đánh máy 
nhanh 
Xác lập kỷ lục nhảy cao 
Xác lập kỷ lục chạy nhanh cự ly 100m 
25 
Xác lập kỷ lục để phát triển trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh 
nội tâm cho học sinh. 
Nhóm chuyên môn tiếng anh, chi đoàn giáo viên tổ chức các cuộc thi thuyết 
trình tiếng anh, MC song ngữ nhằm phát huy các khả năng về ngôn ngữ, làm việc 
độc lập cho học sinh. 
Xác lập kỷ lục video thuyết trình 
 tiếng Anh yêu thích nhất nhất 
Xác lập kỷ lục MC song ngữ 
yêu thích nhất 
Xác lập kỷ lục môn bắn súng 
Xác lập kỷ lục đi xe đạp chậm 
Xác lập kỷ lục tháo lắp súng nhanh 
Xác lập kỷ lục nhảy xa nhất 
26 
Xác lập kỷ lục phát triển các trí thông minh Lô gic toán học: 
Tổ toán tin tổ chức các hoạt động xác lập kỷ lục giải hệ 3 phương trình 3 ẩn số 
bằng máy tính Casio, kỷ lục được xác lập là 23 giây 89’ bởi em Nguyễn Thị 
Quỳnh lưu lớp 12A2. 
Tổ chức xác lập các kỷ lục để phát triển trí thông minh khoa học tự 
nhiên cho học sinh: 
 Trong chuyến đi trải nghiệm sáng tạo của học sinh, ban hoạt động ngoài giờ 
phối hợp với đoàn trường lên kế hoạch tổ chức. Kỷ lục hóa trang hay nhất thuộc 
về em Nguyễn Chính Thịnh 12C5, kỷ lục dựng bếp nấu cơm, chiên trứng nhanh 
nhất thuộc về 12A2. Hoạt động giúp các em rèn luyện các kỹ năng hoạt động 
nhóm, kỹ năng quan sát, phối hợp Giúp học sinh rèn luyện trí thông minh khoa 
học Tự nhiên. 
Thông qua hoạt động xác lập kỷ lục để thúc đẩy phong trào thi đua dạy 
học trong toàn trường 
Hoạt động thu hút sự quan tâm rất lớn của cán bộ, giáo viên, học sinh và 
các cựu học sinh, thay đổi nhận thức của cán bộ giáo viên về công tác giáo dục 
toàn diện của nhà trường, phát hiện và bồi dưỡng các trí thông minh cho học sinh. 
Tạo tâm lý tích cực làm động lực để các em học sinh cải thiện kết quả học tâm của 
mình, đặc biệt là các em học sinh có học sinh kết quả học tập chưa cao có thể 
khẳng định được trí thông minh nổi bật của mình. 
Xác lập kỷ lục giải toán nhanh bằng máy tính casio Các thí sinh đang tham gia thi xác lập kỷ lục 
Xác lập kỷ lục hóa trang hay nhất Xác lập kỷ lục nấu chín trứng nhanh nhất 
27 
Bài viết cập nhật kết quả xác lập kỷ lục hàng tuần đạt 497 lượt like 
286 lượt bình luận và 174 lượt chia sẻ 
28 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
Việc phát hiện, phát triển các trí thông minh, năng khiếu, sở trường, sở 
thích của học sinh là hết sức quan trọng trong tổ chức các hoạt động giáo dục ở 
trường phổ thông. Tạo cho học sinh niềm tin trong học tập, cũng như thể hiện bản 
thân trong môi trường nhà trường; góp phần nâng cao hiệu quả học tập, bồi dưỡng 
năng khiếu, phát triển nhân tài nhằm xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu 
CNH-HĐH đất nước. 
Đề tài “Tổ chức hoạt động Guinness ở trường THPT góp phần phát triển 
các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh” đã được áp dụng tại trường THPT. 
Qua thời gian áp dụng, chúng tôi thấy rằng áp dụng các mô hình xác lập kỷ lục 
guinness đã đem lại cho học sinh một số ưu điểm sau: 
- Đã xác lập được 14 nội dung kỷ lục guinness ở trường THPT góp phần 
phát triển các trí thông minh, năng khiếu cho học sinh. Các kỷ lục được xác lập là 
thành quả của quá trình rèn luyện, bồi dưỡng năng khiếu của các em. Mỗi kỷ lục 
được xác lập là một động lực thúc đẩy các em tiếp tục nỗ lực rèn luyện, đồng thời 
là mục tiêu cua các em vào năm sau để phá kỷ lục đó. Tạo ra hiệu ứng thi đua để 
phát triển năng khiếu sở trường của học sinh trong trường THPT. 
- Hoạt động xác lập kỷ lục guinness trong trường THPT đã góp phần quan 
trọng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh theo hướng toàn diện, tạo điều kiện 
để học sinh giao lưu, học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống, phát triển toàn diện về trí 
tuệ, thẩm mỹ, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, lối sống, tránh xa các tệ nạn xã hội, 
góp phần quan trọng xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”. 
- Thay đổi quan điểm nhận thức của cán bộ giáo viên về giáo dục học sinh 
thông qua thuyết đa trí tuệ. Thay đổi và cải thiện phương pháp học tập cho học 
sinh giúp cải thiện kết quả học tập cho các em HS. 
- Sau khi áp dụng học sinh ý thức được năng lực, sở trường của bản thân 
giúp các em có lựa chọn ngành nghề phù hợp hơn. Góp phần nâng cao hiệu quả 
công tác hướng nghiệp trong trường THPT. Qua hoạt động nhà trường có đánh giá 
chính xác hơn về sở thích, năng lực của học sinh để tư vấn hướng nghiệp cho các 
em. 
- Tạo tự tin, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Khi học sinh được khẳng 
định năng khiếu sở trường của mình, HS sẽ tự tin vào bản thân, sẽ tạo được động 
lực học tập, tạo động lực phấn đấu cho các em. 
- Phát huy được các trí thông minh, năng khiếu sở trường cho học sinh, tăng 
cường sức khỏe, tạo tâm lý tích cực cho HS. Giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ 
học tập của mình. 
Việc triển khai các hoạt động xác lập kỷ lục trên đã có tác động tích cực 
trong việc giáo dục năng khiếu sở trường, phát triển các trí thông minh cho học 
sinh. Đặc biệt tạo được niềm vui, hứng thú, đam mê học tập trong nhà trường; góp 
phần nâng cao chất lượng dạy học, phát huy hiệu quả của phong trào đổi mới 
29 
“giáo dục toàn diện”. Các hình thức tổ chức chúng tôi đưa ra là khả thi có thể áp 
dụng một cách dễ dàng ở các trường học của các cấp khác nhau; tùy vào điều 
kiện, thời điểm khác nhau các trường học có thể lồng ghép đồng bộ hoặc một vài 
giải pháp trong chương chình ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt, chào cờ, 
Qua quá trình triển khai ở trường THPT đã mang lại kết quả, hiệu ứng nhất 
định. Việc học sinh tham gia các hoạt động xác lập kỷ lục đã góp phần vào giáo 
dục toàn diện của nhà trường, học sinh tránh xa các tác động tiêu cực của xã hội; 
sống thân thiện, giúp đỡ chia sẽ với mọi người, yêu thương gia đình bạn bè; hình 
thành một số kỉ năng cơ bản, phát triển các trí thông minh, năng khiếu để các em 
bước vào môi trường mới sau khi tốt nghiệp. 
3.2. Khuyến nghị 
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài trên tại trường mình, chúng tôi nhận thấy 
rằng đề tài mà tôi nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các trí 
thông minh năng khiếu cho học sinh, và phong trào thi đua “Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng 
giáo dục của trường theo hướng toàn diện. Chúng tôi nghĩ rằng, những mô hình 
xác lập kỷ lục guinness có thể áp dụng trong tất cả các trường THPT trong cả 
nước. Kiến nghị với sở Giáo dục và Đào tạo: 
- Cần nhân rộng mô hình xác lập kỷ lục guinness ở các trường học, để các 
trường có thể phát triển các trí thông minh năng khiếu cho học sinh. 
- Cần quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học phục vụ các câu lạc 
bộ sở thích trong trường học. 
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác hoạt động ngoài giờ lên 
lớp, hướng nghiệp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, việc xây dựng các câu lạc 
bộ sở thích trong trường học. 
Đề tài có thể tiếp tục hoàn thiện và phát triển để có thể phục vụ tốt hơn 
trong việc nghiên cứu cũng như ứng dụng hiệu quả hơn trong thực tiễn. 
30 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Quốc Trị, Lịch sử giáo dục thế giới, Nhà xuất bản Đại 
học Sư phạm. 
2. G.S. Altshuler, Trở thành nhà sáng tạo tại sao không, Tập 1-2, Nxb Trẻ thành 
phố Hồ Chí Minh, 2013. 
3. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lí học nhân cách - Một số vấn đề lí luận, Nxb 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
4. Tony Buzan, Bản đồ tư duy (phương pháp tư duy kiểu mới) 10 cách đánh thức 
tư duy sáng tạo, Nxb Từ điển Bách khoa, 2007. 
5. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực một số 
phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm. 
6. Phan Dũng (2010), Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, Nxb Trẻ. 
7. phan Dũng (2012), Các phương pháp sáng tạo, Nxb Đại học Quốc gia thành 
phố Hồ Chí Minh. 
8. Phan Dũng (2008), Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản, Nxb Đại học 
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 
9. Phạm Thanh Nghị (2012), Giáo trình tâm lý học sáng tạo, Nxb Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
10. Scott Thorpe, Tư duy như Einstein - Các phương pháp đơn giải để phá vỡ 
nguyên tắc và khám phá khả năng thiên tài tiềm ẩn trong bạn, Nxb Lao động - 
Xã hội, 2008. 
11. Nguyễn Văn Phương, Các hình thức tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh 
ở trường THPT, Tạp chí giáo dục, kỳ 2 tháng 03/2014. 
31 
PHỤ LỤC 1 
Phát động phong trào lập thành tích kỷ lục Guinness trong Lễ khai giảng năm học 2020-2021 
Khai mạc hội thi xác lập kỷ lục Guinness trong trường THPT sau khi khảo sát, 
bồi dưỡng các trí thông minh cho học sinh 
32 
Triển khai qua Họp ban chuyên môn 
Triển khai về các lớp thông qua GVCN tại tiết giao ban chủ nhiệm 
33 
GVCN và ban cán sự triển khai tại lớp 
Khảo sát giáo viên, học sinh, tổ chức đăng ký xác lập kỷ lục 
34 
Tổng kết trao giấy chứng nhận xác lập kỷ lục cho học sinh 
35 
PHỤ LỤC 2 
(Phiếu điều tra) 
Với mục đích tìm hiểu nhu cầu, hứng thú và phát triển năng lực của học sinh 
trong trường, để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm thu hút đông đảo học sinh 
đăng ký các nội dung hội thi Guinness. Chúng tôi đã tiến hành gửi phiếu thăm dò 
tới học sinh như sau: 
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH 
Các em thân mến! 
Tổ chức các hoạt động để kích thích hứng thú cho học sinh, giúp học sinh thể 
hiện, rèn luyện các trí thông minh, sở trường của bản thân là hết sức cần thiết trong 
công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Các em hãy trả lời trung thực, thẳng thắn những 
suy nghĩ, sở thích, thói quen và cả những mong muốn của mình về phát triển trí thông 
minh, năng khiếu cho học sinh ở trường THPT. Các em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi 
sau tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra đạt kết quả tốt. 
I. Thông tin về bản thân 
1. Học lớp 
 Lớp 10 
 Lớp 11 
 Lớp 12 
2. Giới tính 
 Nam Nữ 
3. Kết quả học tập của em ở trường 
 Giỏi Khá 
 Trung bình Yếu 
4. Bố mẹ làm nghề gì? 
 Công nhân viên chức Nông dân 
 Buôn bán Giáo viên 
 Các nghề khác 
36 
5. Ngoài giờ học, các em tham gia các hoạt động nào? 
 Xem ti vi Chơi điện tử, vào facebook 
 Đến các câu lạc bộ, chơi thể thao Giúp bố mẹ làm việc nhà 
 Đọc sách Tự học 
II. Định hướng nghề nghiệp. 
1. Nhu cầu hướng nghiệp của bản thân em? 
 Đại học Du học học bổng 
 Du học tự túc Xuất khẩu lao động 
 Cao đẳng, trung cấp nghề Kinh doanh 
2. Lựa chọn nghề nghiệp theo? 
 Ước mơ Năng lực 
 Định hướng gia đình Lựa chọn khác 
III. Năng lực sở trường 
1. Em có nhận thấy, mình có ít nhất 1 năng khiếu, sở trường nào đó không ? 
 Có Không 
2. Tích cực tham gia các hoạt động về thể thao, âm nhạc, văn học dân gian, các 
câu lạc bộ do nhà trường, đoàn tổ chức? 
 Có Không 
3. Bản thân em hướng đến sự phát triển Trí thông minh nào? 
 Về thời gian Về âm nhạc 
 Về ngôn ngữ Về giao tiếp 
 Về toán học Về nội tâm 
4. Giáo viên của em đã quan tâm đến năng khiếu, sở trường của em và các bạn ? 
 Rất quan tâm quan tâm 
37 
 Bình thường Không quan tâm 
5. Em yêu thích nội dung nào nhất? 
 Đá bóng Nhảy cao 
 Chạy nhanh 100m Giải toán trên máy tính cầm tay 
 Nhảy xa Đi xe đạp chậm nhất 
 Hò điệu hò dài nhất Tháo, lắp sung nhanh nhất 
 Sở thích khác 
6. Em thường tập luyện các các sở thích trên vào thời gian nào? 
 Thời gian rỗi Mọi lúc mọi nơi 
 Thông qua các cuộc thi Khác 
Xin cảm ơn em đã trả lời 
PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN 
Các thầy cô kính mến! 
Tổ chức các hoạt động để kích thích hứng thú cho học sinh, giúp học sinh 
thể hiện, rèn luyện các trí thông minh, sở trường của bản thân là hết sức cần thiết 
trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Các thầy cô hãy trả lời trung thực, 
thẳng thắn những thông tin thầy cô đã thực hiện ở mức độ nào để phát triển trí 
thông minh, năng khiếu cho học sinh ở trường THPT. Các thầy cô hãy vui lòng trả 
lời các câu hỏi sau tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra đạt kết quả tốt. 
I. Thông tin về thầy cô 
1. Trường đang công tác 
 THPT ( Đang áp dụng) 
 THPT Nguyễn Duy Trinh 
 THPT Cửa lò 2 
2. Tổ chuyên môn đang sinh hoạt 
38 
 Toán Tin KHXH 
 Văn Anh KHXH 
II. Bồi dưỡng năng khiếu, sở trường cho học sinh: 
1. Thầy (cô) đã quan tâm phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, sở trường cho học sinh 
? 
 Có Du không 
2. Vai trò của việc phát triển các trí thông minh, năng khiếu, sở trường trong nhà 
trường ? 
 Quan trọng bình thường 
 Không quan trọng Lựa chọn khác 
3. Nhà trường có triển khai các nội dung về phát triển năng lực sở trường cho học 
sinh không ? 
 Có Không 
4. Học sinh thường biểu hiện các Trí thông minh nào? 
 Về không gian Về âm nhạc 
 Về ngôn ngữ Về giao tiếp 
 Về toán học Về nội tâm5 
5. Thầy cô quan tâm đến năng khiếu, sở trường của em học sinh ở mức độ nào ? 
 Rất quan tâm quan tâm 
 Bình thường Không quan tâm 
6. Chú ý quan tâm, tôn trọng sự khác biệt của học sinh ? 
 Để ý, quan tâm Bình thường 
 Ít quan tâm Không quan tâm 
7. Vận dụng các hình thức, phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực, 
sở trường của học sinh? 
 Có Không 
 Xin cảm ơn em đã trả lời 
39 
PHỤ LỤC 3 
(Về việc tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm) 
TT Nội dung Người thực hiện 
1 Hình thành ý tưởng, chọn đề tài Nhóm tác giả 
2 Viết đề cương chi tiết Nhóm tác giả 
3 Triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm: 
 Phần I: MỞ ĐẦU 
Phần II: NỘI DUNG 
 2.1. Cơ sở lý luận 
 2.2.Thực trạng của việc phát triển trí 
thông minh, năng khiếu cho học sinh ở 
trường THPT 
Lê ThanhVinh 
Lê Trung Thắng 
 Phần II: NỘI DUNG 
 2.3. Các hình thức tổ chức hoạt động xác 
lập kỷ lục guinness trong trường THPT cho 
học sinh. 
Nguyễn Văn Phương 
 Phần II: NỘI DUNG 
 2.4. Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt 
động xác lập kỷ luật guinness 
Nguyễn Văn Phương 
 2.5. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, 
đánh giá 
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Nhóm tác giả 
4 Kiểm tra, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện sáng 
kiến kinh nghiệm. 
Nhóm tác giả 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_hoat_dong_guinness_o_truong_trung_hoc_pho_thong.pdf
Sáng Kiến Liên Quan