Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp tự quản, hoạt động tốt

Công tác chủ nhiệm lớp nghe đơn thuần chỉ là công việc của một giáo viên phụ trách quản lý một tập thể lớp nào đó do nhà trường phân công. Với lớp gồm nhiều học sinh ngoan, học giỏi, tập trung ở trên một địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển “đức”,“trí”, “thể”, “mỹ” và sự quan tâm đúng mức của phụ huynh học sinh, thì công tác quản lý, chỉ đạo của giáo viên phụ trách đỡ phần vất vả. Nhưng với những lớp không có đủ các điều kiện “tốt” như trên mà gồm nhiều học sinh cá biệt, chất lượng học tập thấp, tự quản chưa cao, không chịu “hoạt động” thì đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có những nội dung và giải pháp chỉ đạo phù hợp, hiệu quả. Căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân qua thời gian kiêm nhiệm công tác Đội, thực tiễn của phong trào nhà trường và tình hình lớp đã chủ nhiệm 8A4cũng như lớp 9A2 đang chủ nhiệm, bản thân tôi mạnh dạn nêu lên những nội dung nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác của giáo viên chủ nhiệm và xây dựng tập thể lớp tự quản tốt, tiến bộ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6278 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp tự quản, hoạt động tốt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải Nhất Đố vui để học khối 9.
Giải Nhất hội thi Nghi thức -ca múa hát tập thể khối 9.
Giải Nhất toàn đoàn dịp trại chào mừng 75 năm thành lập Đoàn 26/3.
Đạt nhiều tuần, tháng học tốt và tuần lễ kỉ luật do Liên đội phát động.
Mỗi bạn đóng góp 1000 đồng để xây dựng tủ sách nhà trường.
* Cuối năm Chi đội 9A2 xếp thứ: 1/23 trong Liên đội. Đạt Chi đội xuất sắc.
Lớp 9A6 – Năm học: 2006-2007
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Kha ù
T.Bình
Giỏi
Kha ù
T.Bình
Yếu
Kém
36/17nữ
5
0
1/1 nữ
11/8 nữ
24/12 nữ
0
0
86,1%
13,9%
0%
2,8%
30,6%
66,7%
0%
0%
Sĩ số đầu năm: 36/21nữ . 
Sĩ số cuối năm: 36/21 nữ.
Là lớp có lực lượng cán bộ lớp đầu năm rất yếu (không biết chọn bạn nào để làm lớp trưởng) nhưng các em đã từng bước nêu cao vai trò lãnh đạo để đưa tập thể đi lên.
Giải nhì vở sạch chữ đẹp của khối
Đạt hai tuần đăng kí học tốt tháng 11
Giải Nhì cắm hoa đẹp
Giải nhất Nghi thức – Ca múa hát tập thể
Giải nhì bóng chuyền khối 9
* Cuối năm Chi đội 9A6 xếp thứ: 6/23 trong Liên đội. Đạt Chi đội xuất sắc.
Lớp 9A5 – Năm học: 2007-2008
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Kha ù
T.Bình
Giỏi
Kha ù
T.Bình
Yếu
Kém
21/7nữ
13/9 nữ
2
3/1 nữ
10/8 nữ
23/8 nữ
0
0
58,3%
36,1%
5,55%
8,33%
27,8%
63,9%
0%
0%
Sĩ số đầu năm: 36/17nữ . 
Sĩ số cuối năm: 36/17 nữ.
Giải nhất Hội thi Đố vui để học khối 9
Giải nhất 	‘’ 	Trí tuệ học đường
Giải nhất 	‘’ 	Hóa trang độc đáo
Giải nhất 	‘’ 	Đua thuyền trên cạn
Giải nhất 	‘’ 	Kẹp bóng chạy thi
Giải nhì 	‘’ 	Nhảy dây
* Cuối năm Chi đội 9A5 xếp thứ: 4/23 trong Liên đội. Đạt Chi đội xuất sắc.
Lớp 9A2 – Năm học: 2008-2009
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Kha ù
T.Bình
Giỏi
Kha ù
T.Bình
Yếu
Kém
20/12nữ
18/10 nữ
2
3/1 nữ
11/7 nữ
26/14 nữ
0
0
50%
45%
5%
7,5%
27,5%
65%
0%
0%
Sĩ số đầu năm: 40/22nữ . 
Sĩ số cuối năm: 40/22 nữ.
Giải nhất Hội thi Rung chuông vàng(Toàn)
Giải nhất 	‘’ 	Tập san chào mừng 20/11
Giải nhất	‘’	Thi Vở sạch chữ đẹp
Giải nhất	‘’ 	Thi Kể chuyện Bác Hồ
Giải nhất	‘’ 	Thi chuyên hiệu Đ.Viên
Giải nhất	‘’ 	Nghi thức-Ca múa T.Thểû
Giải nhất	‘’ 	Thi Nhảy bao bố đôi
Giải nhất	‘’ 	Thi xe đạp chậm
Giải nhất	‘’ 	Thi nắm chân đi bộ
Giải nhi	‘’ 	Đưa Bộ Đội qua sông
Giải nhì	‘’	Hóa trang độc đáo
Giải nhì	‘’	Thi vẽ tranh
Giải nhì	‘’	Thi kéo co Nam+nữ
Giải ba	‘’	Ném bóng cấp Huyện (Đặng Thị Mỹ Thoa)
* Cuối năm Chi đội 9A2 xếp thứ: 5/23 trong Liên đội. Đạt Chi đội xuất sắc.
 Mô tả nội dung giải pháp mới:
 a) Đẩy mạnh vai trò, hoạt động của cán bộ lớp:
- Ban chỉ huy chi đội các em đã mạnh dạn hơn trong lãnh đạo và quản lý lớp, biết lo lắng cho phong trào lớp. Một điều hay là các em biết tự nhận khuyết điểm mỗi khi chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc có vi phạm nhỏ sửa sai ngay, không bao che những sai phạm của bạn. Tự giác làm việc theo nhiệm vụ của mình được phân công, các bạn đồng tình ủng hộ ( bạn ấy làm vậy vì lớp mình, vì thầy chủ nhiệm phân công hoặc thầy chủ nhiệm cũng kiểm điểm các bạn ấy khi có lỗi ).
- Mỗi em trong BCH chi đội và ban thi đua đều có sổ sách ghi chép công tác mình làm và hiểu được nội dung của công việc mình phụ trách. Cuối tuần đến tiết sinh hoạt lớp, các em tự giác xếp thi đua theo tổ, số liệu từng mảng công tác để trình bày trước lớp và thầy chủ nhiệm. Tiết sinh hoạt lớp GVCN như người dự buổi sinh hoạt của các em, nghe các em báo cáo; chờ ý kiến chỉ đạo và triển khai công tác mới của thầy “cố vấn”.
- Gắn các em vào các phong trào ( nhất là giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động ngoài giờ lên lớp) để các em cảm thấy tự tin hơn, mình được thầy và các bạn tín nhiệm nên cố gắng làm việc cho thật tốt. 
- Về quyền lợi : GVCN luôn động viên các em cán bộ lớp qua việc tuyên dương, khen thưởng(nếu có) mỗi đợt thi đua để cổ vũ tinh thần các em. 
- Suốt năm học 2004-2005 với lớp 8A4 và cả năm học (2005 – 2006) với lớp 9A2 GVCN chưa nghe một lời chỉ trích nào của các thành viên trong lớp đối với đội ngũ cán bộ lớp. Rất ít những vi phạm của cán bộ lớp trong rèn luyện và học tập (vì GVCN đã động viên các em trước: mình làm cán bộ lớp phải gương mẫu, học và rèn luyện trước hết cho mình và làm gương cho các bạn noi theo).
	- Một điều cần quan tâm là GVCN phải linh động từng nội dung công tác, kết hợp thật hài hòa việc thực hiện, giảm bớt thời gian không đáng có để các em tập trung vào việc học tập là chính.
	b) Xây dựng tổ chức lớp tự quản và tiến bộ:
- Bước đầu phải tập cho các em cách tự quản lớp trong buổi đầu giờ, tiết vắng giáo viên... Có thể buổi đầu chưa quen, kết quả chưa đạt nhưng gắn nội dung sinh hoạt theo chủ đề nào đó thiết thực: cán sự bộ môn lên giải bài tập sau nhiều lần các em sẽ thực hiện được. Từ đó việc tự quản sẽ đi vào nề nếp, trở thành thói quen. Trong những buổi đầu duy trì phong trào này rất cần sự quan tâm, theo dõi nhắc nhở của GVCN.
- Một tập thể đoàn kết, tham gia tốt các phong trào rất hiếm khi tự dưng mà có. Phải là kết quả của quá trình đầu tư làm công tác tư tưởng, “dằn mặt” các phần tử học sinh cá biệt thường “gây rối” và dàn hòa các nhóm, phe đối nghịch trong tập thể. Thường là sự chia rẽ nội bộ xảy ra ở các nhóm bạn khác thôn, khác xóm hoặc giữa các nhóm khác nhau về sở thích, về sức học Điều này GVCN phải nên nắm bắt để có biện pháp dàn xếp, xử lý. 
. Xử lý những học sinh cá biệt: công việc này GVCN nào cũng có những biện pháp riêng và cụ thể. Có giáo viên dùng cách răng đe bằng việc xếp đạo đức, thông báo với phụ huynh hoặc tùy theo mức độ “sở trường” mà phân công vào nhiệm vụ để “lấy độc trị độc” ( có kiểm tra theo dõi của GVCN).
Ví dụ: Lớp 8A4 có 4 em học sinh dạng cá biệt:
- Cặp song sinh: Nguyễn Bá Song- Nguyễn Bá Toàn: hay trêu chọc các bạn nữ trong và ngoài lớp, nói chuyện trong giờ học; thường xuyên không học bài và không chuẩn bị bài trước khi đến lớp bằng động thái GVCN gặp riêng nhắc nhở, mời phụ huynh đến trao đổi- gửi kết quả bảng báo cáo tình hình về gia đình ở tháng 10, thì tháng 11 em Nguyễn Bá Song được khen thưởng về tiến bộ trong việc rèn luyện đạo đức tác phong, đôi lúc có phát biểu ý kiến xây dựng bài. Lấy gương của Song là anh để tiếp tục giáo dục em Toàn. Do vậy đến cuối năm cặp song sinh này đã có những tiến bộ được các giáo viên bộ môn nhìn nhận.
-Nguyễn Văn Phú: không giữ vệ sinh trong lớp (nhổ nước bọt xung quanh chỗ ngồi), hay gây sự bạn bè, nói chuyện trong lớp, phá không cho bạn khác học, thường xuyên không học bài và không chuẩn bị bài trước khi đến lớpqua các lần gặp riêng, GVCN nhắc nhở khuyên răn, mời gặp PHHS trao đổiỞ học kỳ II em Nguyễn Văn Phú đã giảm hẳn các hành vi xấu và có chăm học hơn.
-Lê Thành Hải ( học sinh lưu ban, thường vi phạm đạo đức tác phong, hay trốn học, bỏ tiết, nói chuyện trong giờ học, trêu chọc bạn trong lớp và gây gỗ với các bạn lớp khác ) được phân công làm Sao đỏ. Từ học sinh các biệt em Hải đã trở thành đội viên gương mẫu có nhiều tiến bộ rõ rệt trong rèn luyện, học tập và được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh dịp 26/3/2005.
	. Với các phe nhóm bất hòa trong lớp: GVCN phải tìm hiểu nguyên nhân. Mâu thuẫn này phát sinh trong hoàn cảnh nào và tự bao giờ, bạn nào là thủ lĩnh của mỗi phe 
Ví dụ: Lớp 8A4 giai đoạn cuối học kì I có hai nhóm nữ ở Thanh Mai và Lộc Thuận không hợp nhau, nên thường có “lời qua tiếng lại”, hay sự bất hòa giữa hai nhóm nữ trong lơp trên địa bàn Tịnh Bình – Lộc Thuận- lớp 9A6 (2006- 2007). 
Các trường hợp bất hòa trên đều xảy ra ở các bạn nữ. Khi gặp các tình huống như thế GVCN phải bình tĩnh cho họp mặt hai bên trao đổi cởi mở rồi phân tích, giải quyết các gút mắc, đồng thời thu thập thông tin của học sinh “trung lập” trong lớp để có biện pháp giải quyết. Từ đó các em sẽ cảm thông và xích lại gần nhau hơn.
	. Với các nhóm có sức học khác nhau thường xảy ra việc ganh đua: vấn đề này đôi khi cũng xảy ra. Ví dụ: trường hợp của nhóm nữ Định Thuận – Tịnh Bình – Nhơn Thiện (lớp 9A2 năm học 2008 – 2009). Muốn dàn hòa GVCN phải tế nhị phân tích, vì đây là thành phần thường lắm lời nhiều lẽ.
	Giải quyết công việc nội bộ là vấn đề thường xuyên mà GVCN thường “đau đầu nhức óc” nhất là với những học sinh lớp nhỏ. Nhưng dù gì cũng phải lấy tình thương và trách nhiệm của người anh, người thầy để xử lí các tình huống trên tính khách quan, không thiên vị, hợp tình đạt lý sẽ mang lại hiệu quả.
	Không dừng ở đó, vai trò động viên của GVCN góp phần rất to lớn vào kết quả phong trào thi đua của lớp. Phải biết khích lệ, nêu gương điển hình, so sánh hoặc “khích thì” lòng nhiệt tình của các em (Lớp mình thế này mà làm không được hay dở hơn lớp.hay sao).
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tập thể. 
Muốn phong trào đạt kết quả, điều trước tiên phải : Xây dựng hạt nhân trong phong trào. Tùy theo tình hình, khả năng của lớp mà GVCN lựa chọn lực lượng nòng cốt để xây dựng phong trào học tập, văn thể Đa số học sinh khá giỏi thường ham thích hoạt động và có năng lực trong công tác, nên GVCN dễ chỉ mặt đăït tên và tuyển chọn. Nhưng với những lớp đa số là học sinh yếu, trung bình, chỉ vài học sinh khá thì việc xây dựng phong trào học tập sẽ ra sao ? Chúng ta vẫn thường nói “liệu cơm gắp mắm”, trong cái chưa hoàn thiện hay chưa tốt ấy vẫn có những điển hình. Ta so đũa cột cờ mà chọn những em có thành tích học tập tốt nhất vào ban học tập(cán sự bộ môn)của lớp. Để đẩy mạnh chất lượng học tập của tập thể đòi hỏi GVCN phải xây dựng kế hoạch như thế nào cho hiệu quả.
Ví dụ: Tình hình lớp 8A4 (2004-2005) như Hội đồng sư phạm nhà trường đã biết chất lượng học tập của các em năm học trước cũng như khảo sát đầu năm vào loại yếu nhất khối 8. Khi bắt tay vào xây dựng phong trào học tập của lớp tôi rất lo ngại vì tinh thần, thái độ, mức độ tiếp thu kiến thức của các em quá yếu ! Nên kế hoạch chỉ đạo của GVCN chia làm hai giai đoạn : 
. Học kỳ I : xây dựng nề nếp học tập của lớp, buộc các em phải chịu học, không còn nói chuyện thiếu tập trung trong lớp. Phân hạng từng đối tượng: hỏng kiến thức từ lớp dưới ( thành phần này thường quậy phá, đi học cho vui lòng bố mẹ); chịu học nhưng tiếp thu chậm ; học được nhưng hơi ngỗ nghịch và nhóm học khá. Trên cơ sở phân hạng từng đối tượng, tôi tiến hành phân chia vị trí chỗ ngồi (mặc dù theo tổ nhưng phải xen kẽ các đối tượng). Đưa việc thi đua vào để chấm dứt hẳn việc nói chuyện riêng trong tiết học (không còn “bạn” nói chuyện các em dần sẽ lắng nghe và khỏi quấy rầy các bạn ngồi bên). Bên cạnh ấy GVCN còn khuyến khích các em phát biểu xây dựng bài để được tuyên dương cuối tuần và cộng điểm thi đua cho tổ. Nên tuyên dương, khen các em học yếu những tiết học vừa qua, tuần vừa qua có cố gắng nổ lực và nhất là phát biểu ý kiến xây dựng bài (vào tiết sinh hoạt lớp). Việc làm tuy đơn sơ chỉ là lời khen, tràng pháo tay của các bạn nhưng với các em ấy là cả niềm động viên khích lệ để lần sau mình được khen nữa. Đánh giá phần này chắc nhiều GVCN chúng ta thường xử lí các em không chuẩn bị bài, không thuộc bài thông qua bảng điểm thi đua của lớp và học sinh viết bản kiểm điểm gửi về cha mẹ ký xác nhận (vì các em rất sợ bố mẹ biết mình ở trường không học bài, làm bài). Những biện pháp rắn nêu trên giúp răn đe cho các em chịu học, nhưng chúng ta còn phải mềm mỏng nhỏ to, phân tích cho các em thấy được việc tích cực, tự giác trong học tập sẽ mang lại lợi ích đối với bản thân sau này Nói chung công việc này phải thực hiện và kiểm tra thường xuyên mới mang lại hiệu quả.
. Học kỳ II: tiến hành nâng cao thêm mức phấn đấu của các em. Nếu ở HKI lớp duy trì việc tự quản để ôn bài, cán bộ lớp kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà thì HKII chú trọng hơn nội dung sinh hoạt 15 phút đầu buổi. Phát huy khả năng, vai trò của cán sự bộ môn, phân công học theo nhóm như ta thường làm (cần chú ý các em học nhóm, tổ mà tổ chức đi chơi hoặc ngồi nói chuyện tán gẫu không đạt hiệu quả). Tăng cường gửi giấy mời và trao đổi với PHHS của những em chay lười học tập ( ở HKI ba lần không chuẩn bị bài hoặc không thuộc bài mời phụ huynh, ở HKII chỉ hai lần) và mời cho bằng được PHHS, nếu không gặp được phụ huynh thì tạm thời đình chỉ việc học tập! của học sinh đó, báo cáo với nhà trường hổ trợ giải quyết.
Trường hợp này cũng tương tự như lớp 9A1 (2009 – 2010).
* Với chi đội 9A2 trong năm học (2005-2006) theo nhận xét của giáo viên bộ môn: lớp có nề nếp, học tương đối đều nhất của khối 9. Lớp có nhiều thành tích nhất trong các hoạt động. Được chọn là lớp chỉ đạo điểm.
Tuy được xếp lớp theo thứ tự a, b, c tên học sinh, không phải là lớp chọn, nên không khỏi những học sinh cá biệt, lười họcNhưng với những biện pháp giáo dục gắn chặt với công tác thi đua các em đã có nhiều cố găng trong rèn luyện và học tập. Trong suốt cả năm học, chưa có học sinh 9A2 bị nhà trường nhắc nhở trước trường.
- Các hoạt động rèn luyện khác thì sao ? Phải thực hiện tốt để hổ trợ tích cực cho việc học tập của các em. Như phần mở đầu tôi đề cập là GVCN phải có chút vốn nào đấy am hiểu về công tác Đội hoặc lòng nhiệt tình (chẳng hạn hướng dẫn lớp tập nghi thức mà GVCN không biết tí gì về các đội hình tập họp và động tác cá nhân đội viên thì căng quá). Ở nội dung đề tài này tôi không đi sâu vào công tác Đội mà chỉ đề cập vấn đề công tác Đội hổ trợ rất nhiều cho phong trào lớp và giúp hoạt động các em có màu sắc hơn, khỏi xơ cứng khô khan. Chúng ta đều biết mọi kết quả đạt được của lớp qua các hoạt động đều có phần hướng dẫn chỉ đạo, cố vấn rất lớn của GVCN, trừ rất ít lớp đạt kết quả cao do tự thân vận động mà không có sự chỉ đạo của GVCN. Thế thì vai trò của GVCN trong công tác này là gì ?
. Tổ chức, tạo không khí sôi nổi cho các em chuẩn bị tham gia hoạt động với khí thế thi đua không thua kém các lớp bạn và quyết tâm đạt giải. Ngoài phương pháp khích lệ phần trên GVCN còn ra tay hướng dẫn cụ thể các em, để các em thấy sự quan tâm của thầy(cô), từ đó có quyết tâm cao.
. Nếu cần GVCN kiểm tra việc thực hiện các nội dung của các em tiến hành đến đâu để bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Phải nắm được điểm mạnh và hạn chế của các em trong từng hoạt động để chỉ đạo thiết thực. Chẳng hạn: việc luyện tập Nghi thức Đội các em thường sai ở những nội dung nào, động tác nào, bạn nào chưa thực hiện được. Hay phong trào văn thể của lớp các em có máu văn nghệ không, những cây văn nghệ hoạt động ra sao để tạo điều kiện bồi dưỡng , phát hiện năng khiếu
Quan tâm tình hình thi đua của chi đội mình phụ trách trong Liên đội thông qua việc đánh giá xếp loại thi đua hằng tuần, tháng. Có thế GVCN mới có cái nhìn tổng quát hơn với lớp chủ nhiệm. Từ đó GVCN mới có những định hướng chỉ đạo cụ thể và uốn nắn kịp thời những tồn tại của lớp.
Phần 3: KẾT LUẬN
1) Khái quát các kết luận:
Đẩy mạnh vai trò, hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp là một nhu cầu cấp thiết trong phong trào xây dựng tập thể chi đội mạnh. Thực hiện việc “Trả Đội lại cho các em” như bấy lâu này chúng ta thường làm thay, không tin tưởng ở các em. Muốn tạo cho các em tính tự giác, độc lập và khả năng quản lý lãnh đạo lớp tốt GVCN phải thực hiện quá trình chuyển giao. Bồi dưỡng cho các em lòng tin và khả năng ở chính mình. Biết đoàn kết trong ban chỉ huy qua sự nhiệt tình gương mẫu của mình làm gương cho tập thể. Công việc này đòi hỏi GVCN phải dành nhiều thời gian đầu tư, mềm mỏng trong vai trò cố vấn; luôn là chỗ dựa cho lực lượng các bộ lớp. Chính đội ngũ cán bộ lớp tốt, hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần to lớn trong phong trào thi đua của chi đội. Một vấn đề mang tính quyết định để xây dựng tập thể lớp tốt là gắn chặt các hoạt động vào thi đua. Có thi đua tốt các em mới chịu rèn luyện và học tập, mới tự giác tham gia các hoạt động. Kết quả việc rèn luyện của học sinh luôn là sự quan tâm của các lực lượng giáo dục, trong đó vai trò GVCN rất quan trọng. Định hướng, trực tiếp chỉ đạo một tập thể lớp, cầu nối giữa gia đình học sinh và nhà trường. Đa số phụ huynh học sinh rất hoan nghênh việc trao đổi thông tin qua bản đánh giá, xếp loại mà GVCN gửi về gia đình hằng tháng. Điều đó sẽ giúp GVCN có cơ sở , thấy được sự đồng tình hơn trong việc chỉ đạo lớp. 
Theo chủ quan bản thân tôi, nếu thực hiện đầy đủ các trình tự của việc đánh giá xếp loại học sinh theo các biểu mẫu hằng tháng, sẽ mang lại kết quả rõ rệt cho hoạt động của lớp nhất là ổn định nề nếp lớp và nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Điều này rất tốn công sức của GVCN, nhưng rất dễ dàng theo dõi tình hình lớp. Nói như một số giáo viên: có thể điều khiển từ xa phong trào lớp. 
2) Lợi ích và khả năng vận dụng của đề tài:
Đề tài này áp dụng rôïng rãi cho giáo viên trong việc quản lý, giáo dục học sinh với các cấp học phổ thông. Đặc biệt là giáo viên mới ra trường, vốn thừa lòng nhiệt tình cùng với đề tài sẽ là mảnh đất tốt để ươm trồng bao hoài bão được ấp ủ bấy lâu.
3) Đề xuất, kiến nghị:
Nội dung đề tài có thể nói là bảng tổng hợp các quá trình thử nghiệm của bản thân tôi đối với công tác chủ nhiệm. Cũng có thể nói đây là bảng đúc kết kinh nghiệm của quá trình làm công tác giáo dục học sinh mà bản thân tôi thu lượm và đóng góp của đồng nghiệp. Nhưng tôi thiết nghĩ, có nhiều khi chúng ta đã từng làm, từng trông thấy các hiện tượng sự việc diễn ra rồi nhận xét, nhưng chưa đi sâu thêm tìm hiểu kỹ vì sao như thế ! Đề tài có thể là cái gợi nhớ để thầy cô chúng ta tiếp tục cùng nhau trao đổi và thực hiện tốt vai trò của người giáo viên nhân dân mà xã hội giao cho.
Nhơn Hạnh, ngày 15 tháng 9 năm 2006
Bổ sung thêm ngày 20 tháng 01 năm 2010
	Người viết
 ppvanhuy 

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM.doc
Sáng Kiến Liên Quan