Sáng kiến kinh nghiệm Sự cần thiết của việc sử dụng thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan trong giảng dạy môn Ngoại ngữ ở trường THCS

Từ năm học 2002-2003, cả nước ta đã thực hiện chương trình thay sách giáo khoa các môn học nói chung , và môn Tiếng Anh nói riêng. Sự đổi mới về thay sách lần này là sự đổi mới về cả nội dung và phương pháp dạy học với mục tiêu là đưa nền giáo dục nước ta hòa nhập với các nước trong khu vực trên thế giới. Chính vì thế việc học ngoại ngữ hiện nay đã trở thành nhu cầu và yêu cầu cấp thiết của nước ta. Thực tế cho thấychúng ta cần phảI tăng cường nghiên cứu về vấn đề tiếp thu ngoại ngữ- một vấn đề đã và đang được quan tâm từ vài năm gần đây. Việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngoại ngữ là cần thiết, là cấp bách để đáp ứng được yêu cầu , đòi hỏi của xã hội.

 Dạy học là một nghệ thuật, mỗi người giáo viên đều có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy một cách khác nhau với một mục đích chung là giúp cho học sinh hiểu bài, và có hứng thú học môn học đó. Muốn vậy thì ngoài những vấn đề về lí luận cơ sở , nhất thiết giáo viên phảI làm chủ được một số những thủ thuật, kỹ thuật giảng dạy và khả năng áp dụng chúng vào từng điều kiện, đói tượng cụ thể và đặc biệt là phải sử dụng được các trang thiết bị dạy học trong một số bài học cụ thể.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4450 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sự cần thiết của việc sử dụng thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan trong giảng dạy môn Ngoại ngữ ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hỗ trợ dạy học đối với môn tiếng nước ngoài nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện thể hiện một phần nội dung chính của sách giáo khoa . Trong tất cả 16 đơn vị bài học phần nội dung bài nghe được ghi trong băng cát sét, còn trong sách giáo khoa chỉ in các bài tập luyện nghe . Muốn thực hiện được các bài luyện nghe này thì người học phảI được nghe nội dung bài tong băng cát sét. Hơn thế nữa , thiết bị hỗ trợ dạy học còn là phương tiện ticha cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy động cơ và gây hứng thú trong học tập.
Các thiết bị tối thiểu cần thiết cho môn học :
Máy thu phát băng cát sét .
Băng ghi các bài đọc và nghe theo sách giáo khoa .
Tranh ảnh minh họa nội dung bài học trong sách giáo khoa.
Các tranh ảnh do giáo viên tự tạo để phục vụ bài dạy. 
Đối với những địa phương có điều kiện có thể sử dụng các thiết bị nghe nhìn hiện đại như : đèn chiếu , máy chiếu , băng hình video , các chương trình phần mềm dạy học tiếng Anh trên máy vi tính.
 * Một số hướng dẫn cụ thể :
 - Sử dụng băng cát sét : trong tất cả 16 đơn vị bài học trong sách giáo khoa đều có phần luyện nghe . Trong phần luyện nghe học sinh được nghe các bài đọc qua băng ghi âm. băng ghi âm gồm có hai phần :
 + Băng ghi các bài đọc , bia fhooij thoại trong sách giáo khoa . 
 + Băng ghi các bài luyện nghe để làm các bài tập nghe hiểu .
Phần nghe các bài đọc và bài hội thoại nhằm giúp học sinh đọc đúng từ mới, làm quen với ngữ điệuvà tốc độ nói của người bản ngữ. Phần này thường có các tiêu đè như : Listen and read...
Phần luyện nghe và làm bài tập nghe hiểu giúp học sinh dần hình thành những kỹ năng nghe nói cơ bản ở những lớp trên theo mục tiêu của cả cấp học .phần này thường có các tiêu đề như : Listen ( then do the tasks that follow)
Sử dụng tranh minh họa : 
 + Tranh hình trong sách giáo khoa : Một trong những thế mạnh của bộ sách giáo khoa mới là có nhiều tranh minh họa. Việc tận dụng một cách tối đa các tranh hình trong sách giáo khoa để giúp học sinh hiểu bài học mới và tái tạo ngữ liệu mới học trong các phần củng cố và vận dụng bài mới là việc cần chú trọng trong tất cả các bài học .
 + Sử dụng tranh ảnh minh họa ( tự tạo hoặc mua từ các công ty thiết bị ) để giới thiệu và luyện tập bài mới là yêu cầu bắt buộc.
 + Các đồ vật thật hoặc các tranh hình tự tạo để phục vụ bài dạy : Trong điều kiện dạy học như hiện nay , cần tích cực động viên sự đầu tư của từng giáo viên trong việc sáng tạo sử dụng những đồ vật thật chung quanh môi trường để phục vụ bài dạy như giải thích từ mới , giải thích các tình huống giao tiếp.
Các đồ vật thật hoặc các tranh hình tự tạo để phục vụ bài dạy có thể là tranh vẽ , các tờ rơI, các tấm bìa cứng, các tờ toky to ( sẽ được đề cập đến trong một số thủ thuật dạy học ).
 - Sử dụng đèn chiếu :
 Trong một số bài dạy , chúng ta có thể sử dụng đèn chiếu để minh họa nội dung bài dạy. Đây là một thiết bị dạy học tương đối hiện đại mà không phải trường nào cũng có . Muốn thế chúng ta phải chuẩn bị một số giấy trong ( nylon) và bút dạ. Đèn chiếu rất thuận lợi nhất là đối với những bài dạy kỹ năng đọc, kỹ năng nghe , thậm chí cũng rất thuận lợi khi chữa bài
 - Sử dụng mỏy chiếu : 
Đõy là một thiết bị giỳp cho bài dạy sinh động hơn và cỏc em học sinh hứng thỳ với bài học hơn. 
V. Một số thủ thuật :
 1. Dialogues ( hội thoại )
 Mục đích :
* Phát triển kỹ năng nghe nói của học sinh .
* Tạo điều kiện để học sinh làm quen với tiếng Anh được sử dụng một cách tự nhiên trong giao tiếp sinh hoạt , đặc biệt là giao tiếp hàng ngày . 
 Các bước tiến hành :
Giáo viên giới thiệu các vai , thông thường là hai vai tham gia giao tiếp . 
Ví dụ : Đây là bài hội thoại mô tả Nga và cô thư ký đang trao đổi về ngững sở thích và những công việc của Nga . Giáo viên đóng cả vai Nga và cô thư ký làm mẫu vài lần để học sinh quan sát . Chú ý trong khi đóng vai phải thể hiện được nghĩa khái quát của lời thoại , với phát âm , nhịp điệu, trọng âm và ngữ điệu đúng . Giáo viên cũng có thể sử dụng giáo cụ trực quan nghe nhìn hoặc cho học sinh nghe băng và nhắc lại từng vai.
Bước tiếp theo là giáo viên hướng dẫn HS tập nhắc lại từng lời thoại . Nếu cần thì phải áp dụng từng công đoạn của thủ thuật “Repetion Drills”.
Sau khi HS nhắc lại chính xác mỗi lời thoại , GV đóng một vai ( vai Nga chẳng hạn ) cả lớp đóng vai kia ( vai cô thư ký ) thực tập hội thoại . Sau vài ba lần thì đổi vai.
Tiếp tục , GV phân vai cho hai nửa lớp ( Ví dụ: nửa bên phải vai Nga, nửa bên tráI vai cô thư ký ). Sau vài lần luyện tập đổi lại vai.
Cuối cùng GV phân vai cho từng cặp HS để luyện tập. Ví dụ: số lẻ vai Nga , số chẵn vai cô thư ký. Đến đây GV đóng vai trò phát hiện lỗi , uốn nắn , hướng dẫn cá nhân hay cả nhóm luyện tập.
Để tránh nhàm chán và nâng cao yêu cầu luyện tập có thể nối tiếp hình thức này bằng thủ thuật “Disappearing Dialogues”- tập giao tiếp văn bản đã được GV chủ ý xóa đI một số từ, ngữ ( như mô tả ở mục tiếp sau đây ).
Sử dụng thiết bị :
 Đối với thủ thuật này chúng ta có thể sử dụng một số thiết bị như : băng đài,tranh bìa các tông cứng mà trên đó có chuẩn bị sẵn một số câu có liên quan đến bài học cho HS đoán “ T” or “ F” ( có thể sử dụng đèn chiếu để thực hiện công việc này ) , sau đó cho HS nghe băng hoặc đọc bài để tìm hiểu và kiểm tra lại dự đoán của mình , sau đó HS thực hành đọc và tìm hiểu nội dung bài ..
2. DISAPPEARING DILOGUES. 
 Mục đích:
Phát triển kỹ năng nói- hội thoại.
Các bước tiến hành.
Sau khi tiến hành những thủ thuật đã trình bày ở phần “ Hội thoại” , giáo viên tiếp tục hướng dẫn HS luyện tập bằng cách viết bài hội thoại lên bảng ( nếu dùng đèn chiếu thi càng tốt ).sau đó xóa đi một số từ hoặc ngữ.
Cách xóa : cứ 5 từ xóa 1 từ hoặc 1 ngữ mà GV coi là quan trọng.Áp dụng những thủ thuật đã giới thiệu ở phần hội thoại gồm :
Giáo viên với cả lớp.
Nửa lớp với nửa lớp còn lại.
Học sinh với học sinh.
Vi dụ : Luyện tập về cách nói sở thích.
 S1 : Iyour pardon ,you said you..football, didn’t you ?
 S2 : Yes, II.to play football very much.
Khi thao tác của HS đã đạt yêu cầu thì GV xóa hết lời của bài hội thoại đã viết trên bảng chỉ còn những nét gạch, mỗi nét là một từ. Lời thoại trên sẽ là :
 S1 :. ..   . .?
 S2 :   .. .  .
Cứ như thế hướng dẫn HS hội thoại , không cần nhìn vào văn bản .
Để hoàn thiện quá trình luyện tập này , giáo viên có thể yêu cầu học sinh A hội thoại với học sinh B và học sinh C ghi lại lời thoại của học sinh A, học sinh, học sinh D ghi lời thoại của HS B lên bảng.
3. WRITTEN DIALOGUES.
 Mục đích : 
Phát triển kỹ năng và viết hội thoại.
Các bước tiến hành:
Giáo viên tiến hành thủ thuật này như phần hướng dẫn ở Dialogues. Khi học sinh đã nhớ được phần nào lời thoại rồi thì tiếp tục thực hiện như hướng dẫn ở phần Disappearing Dialogues.
Giáo viên đứng ở bảng, gợi ý cho học sinh (bằng tranh ảnh hay nhắc một vài từ). Học sinh tái tạo lời thoại và đọc to để giáo viên ghi lên bảng. Giáo viên ghi nguyên văn lời đọc của học sinh rồi yêu cầu cả lớp nhận xét, sửa lỗi. Rút kinh nghiệm từ lỗi của học sinh, giáo viên bổ sung cho phần giảng dạy của mình. Để luyện tập nghe, giáo viên có thể đọc lời thoại, học sinh điền vào chỗ trống những từ, ngữ đã xóa ( xem Disappearing Dialogues).
4. REPETITION DRILLS
Mục đích.
Phát triển kỹ năng nghe và nói của học sinh thông qua việc luyện tập ngữ âm, ngữ điệu.
Các bước tiến hành.
Giáo viên làm mẫu để học sinh nhắc lại một từ, một ngữ hay một lời thoại. Đầu tiên cả lớp nhắc lại, sau đó nửa lớp, một tổ và cuối cùng là cá nhân. Nếu có giáo cụ trực quan minh họa ngữ liệu để học sinh luyện tập thì càng có hiệu quả. 
Ví dụ: T: I like listening to music.
	S: I like listening to music.
	T: I love playing soccer.
	S: I love playing soccer.
Nếu lời thoại dài thì thực hiện từng công đoạn luyện tập bao gồm:
Phương án 1: Luyện kỹ nhóm từ đứng đầu của một lời thoại, rồi đọc liền nhóm từ đứng đầu lời thoại vừa luyện tập với nhóm từ còn lại trong lời thoại.
Ví dụ: Ba scored many greaty balls at the end of the game. 
Phương án 2: Luyện kỹ nhóm từ đứng cuối của một lời thoại, rồi nối các nhóm từ đứng trước nó liền một nhịp đến cuối lời thoại. Tiếp tục, luyện nhóm từ đứng đầu lời thoại với các nhóm từ đứng cuối lời thoại.
Ví dụ: Lần 1: .at the end of the game.
	 Lần 2: many greaty balls at the end of the game.
 Lần 3: Ba scored many greaty balls at the end of the game.
Phương án 3 được coi là phù hợp và có hiệu quả hơn cả trong việc xử lý những lời thoại dài.
Chú ý: Thủ thuật này là yêu cầu tiên quyết cho thủ thuật “ Substitution Drills”
Lời nhắc lại của học sinh phải tập cho tự nhiên, đúng ngữ điệu.
5. SUBSTITUTION DRILLS.
Mục đích.
Phát triển kỹ năng nghe và nói của học sinh thông qua việc thay thế lời thoại hay những vấn đề ngữ pháp, từ vựng,đã được học bằng những lời thoại, vấn đề ngữ pháp, từ vựng mới.
Các bước tiến hành.
Giáo viên làm mẫu để học sinh nhắc lại. Đầu tiên là cả lớp rồi một nửa lớp, tổ và cuối cùng là cá nhân. Những bước này ko khác gì hình thức luyện tập nhắc lại (Repetition Drills|).
Ví dụ: I enjoy helping blind people.
	 hate doing my homework.
	 .. .. . 
Tiếp theo giáo viên nhắc học sinh ngữ liệu mới ( từ, ngữ, vấn đề ngữ pháp,) cần thay thế. Có thể dùng tranh ảnh, đồ vật hay kết hợp việc nhắc lại từ, ngữ cần thay thế cùng với tranh ảnh ( để học sinh hiểu nghĩa của từ cần thay thế ). Sau khi được nhắc, học sinh luyện tập thay thế ngữ liệu mới vào mẫu vừa luyện ập. Cứ tiếp tục như vậy, giáo viên nhắc từ ngữ, học sinh ứng đáp.
Để lôi cuốn học sinh vào việc luyện tập, giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt nhắc từ, ngữ để bạn mình luyện tập theo kiểu dây chuyền. Hình thức này cũng phù hợp với việc luyện tập theo cặp hai học sinh một. Giáo viên cũng có thể dùng bảng từ (Flash Cards) - viết sẵn từ ngữ lên một bìa cứng giơ nhanh trước mắt cho học sinh quan sát nhưng dù để học sinh kịp nhận ra đó là từ, ngữ gì, rồi bằng trí nhớ học sinh luyện tập thay thế từ đó vào mẫu đang luyện tập.
6. REJOINDER DRILLS
 	Mục đích.
 Giúp học sinh luyện tập kỹ năng ứng đáp phù hợp trong các tình huống hội thoại sơ đẳng.
Các bước tiến hành.
Giáo viên đưa một tình huống nào đó. Câu trả lời được gợi ý thông qua tranh ảnh, từ, ngữ viết sẵn trên một bìa cứng (Flash Cards) giơ nhanh cho học sinh xem hoặc giáo viên gợi ý bằng miệng. Dựa vào gợi ý, học sinh tập trả lời.
Ví dụ: T: What’s the matter with him?
 ( Giáo viên chỉ vào tranh cậu bé ôm đầu).
	S: He has a headache
	 ( Hoặc gợi ý miệng: headache).
	S: He has a headache.
Chú ý: Thủ thuật này có thể áp dụng giữa giáo viên với cả lớp, hoặc một nhóm học sinh.
Một nhóm học sinh hoặc một cặp học sinh nếu chuần bị tốt gợi ý cũng có thể dùng thủ thuật này để luyện nói.
Nối liền các câu hỏi/ đáp lại với nhau trở thành một tình huống giao tiếp thực sự.
Thủ thuật này phù hợp với buổi học ôn luyện.
7. DICTATION
 Mục đích:
Luyện tập nghe hiểu, đánh vần, đọc và viết.
Các bước tiến hành.
Giáo viên đọc cả bài chính tả một lần. Học sinh lắng nghe và không ghi chép gì cả.
Giáo viên đọc lại bài chính tả để học sinh ghi chép vào vở, chú ý chọn cách đọc cho hợp với trình độ học sinh: ở cấp độ thấp thì chỉ đọc từng nhóm ngữ nghĩa một, để đủ thời gian học sinh chép rồi tiếp tục đọc nhóm ngữ nghĩa tiếp theo. Đọc cả dấu ngắt câu và nhắc lại nhóm ngữ nghĩa ấy một lần nếu học sinh là người mới bắt đầu học. Nếu học sinh ở trình độ cao hơn thì nhóm ngữ nghĩa có thể dài hơn và chỉ đọc một lần .
Sau khi đọc hết bài, giáo viên đọc với tốc độ bình thường như lần đọc đầu tiên để học sinh soát lại. Học sinh đánh dấu những chỗ viết sai sau đó sửa lại.
Sửa lỗi có thể được tiến hành theo một trong những cách sau:
Giáo viên thu bài của học sinh và chấm lỗi, chú ý chỉ khoanh tròn những chỗ học sinh mắc lỗi, quy định trước các ký hiệu để học sinh biết được đó là loại lỗi gì ( ngữ pháp gồm có các thời thái, số ít, số nhiều; chính tả hay từ ngữ) và trả bài, yêu cầu học sinh tự sửa lỗi. Cách sửa bài này rất có lợi cho học sinh nhận được ra lỗi và tự sửa lỗi sẽ nhớ lâu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi; photocopy một bài của học sinh phát cho cả lớp, giáo viên đọc lại từng câu, học sinh rà soát phát hiện và sửa lỗi.
Yêu cầu một học sinh lên bảng để viết lại những lỗi mà các em phát hiện ra, đánh dấu số dòng,số đoạn để tiện cả lớp theo dõi.
Từng cặp, đôi bạn học tập trao đổi và phát hiện lỗi sai của bạn mình, việc phát hiện lỗi cũng làm như hướng dẫn ở mục 1.
Từng cặp, đôi bạn học tập so sánh bài chính tả với nhau, tìm và sửa lỗi cho nhau.
Có thể tiến hành sửa lỗi theo cách khác nhau như:
Giáo viên đọc chính tả 3 lần ( bài chibhs tả nên có dạng một mẩu chuyện vui, một câu chuyện có nhiều tình tiết loogic chặt chẽ).Học sinh lắng nghe và không ghi chép gì trong thời gian giáo viên đọc. Tốc độ đọc có thể chậm rãi nhưng ngữ điệu phải đảm bảo bình thường. Đọc xong, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng ghi lại những từ ngữ mà học sinh nghe được trong khi giáo viên đọc. Cần phải chia thành hai cấp độ.
Cấp độ từ ( danh từ, động từ được sử dụng nhiều lần trong bài giáo viên đọc ) dành cho học sinh trung bình và kém.
Cấp độ dành cho học sinh khá giỏi.
Từ những từ ngữ ghi lại trên bảng, giáo viên yêu cầu học sinh táI tạo bài chính tả ( viết lại, kể lại). Giáo viên gợi ý khi cần thiết.
Chú ý: Bài chính tả không nên quá dài,ở cấp độ thấp không nên có từ mới nhưng ở cấp độ cao hơn có thể có một vài từ mà ngữ nghĩa và cách viết có thể đoán được thông qua ngữ cảnh.
8. MEMORY GAME.
 Mục đích :
Giúp học sinh nhớ từ ngữ nhanh , hiệu quả.
 Các bước tiến hành:
Giáo viên chia số học sinh trong lớp thành hai nhóm bằng nhau, rồi giới thiệu nhanh để học đủ hiểu các bức tranh truyện- thường là xếp nhanh theo đúng thứ tự các tình tiết trong truyện để học sinh quan sát. Học sinh không được ghi chép.
Cất tranh đi, giáo viên yêu cầu học sinh cung cấp những từ, ngữ, câu có liên quan đến các tranh. Nhóm nào nhớ được nhiều hơn, chính xác hơn, nhóm đó được nhiều điểm hơn. Hai thư ký của 2 nhóm ghi chép lại lời của các bạn trong nhóm của mình vào giấy hoặc lên bảng. Giáo viên chấm kết quả mà thư ký ghi được hoặc trao đổi kết quả giữa các tổ để chấm, nhận xét phát hiện lỗitrong bài cho nhau.
Tổng hợp các mục trước khi tính để cho điểm. Có thể giới hạn các mục theo chủ đề ( ví dụ: Những từ, ngữ về mầu sắc, từ ngữ về các hoạt động hàng ngày), hoặc đơn thuần là về chính tả ( ví dụ: những từ bắt đầu bằng M, S).
9. SCRAMBLED WORDS.
Mục đích.
Phát triển kỹ năng nói của học sinh
Các bước tiến hành.
Giáo viên cắt bài đối thoại thành từng từ, ngữ, câu riêng biệt. Chia học sinh thành từng nhóm và phát cho mỗi nhóm một câu hoàn chỉnh đã được cắt rời thành từng từ, đoản ngữ. Nhiệm vụ của học sinh là phải ghép những từ, ngữ này lại theo đúng trật tự ngữ pháp của câu.
Cách thứ 2 là giáo viên có thể chia lớp ra thành nhiều nhóm. Phát cho mỗi nhóm cùng một câu đã được cắt rời thành từng từ ngữ một. Các nhóm thi đua với nhau. Nhóm nào ghép các từ, ngữ lại thành một câu đúng nhanh nhất thì nhóm đó thẵng cuộc.
Với các từ cùng loại giáo viên nên viết chúng trên cùng một màu giấy. Ví dụ, các từ thuộc cùng một loại từ như danh từ chẳng hạn thì được viết trên giấy màu xanh, tất cả từ là động từ thì được viết trên giấy màu vàng, các từ là đại từ thì viết trên giấy màu trắng
 Chú ý: Tùy theo trình độ của học sinh, giáo viên chọn các câu để luyện tập cho thích hợp.
10. SDRAMBKED SENTENCES.
	Mục đích.
Phát triển kỹ năng tư duy loogic thông qua việc sắp xếp một câu truyện hoặc một bài đối thoại theo trình tự hợp lý
Các bước tiến hành:
Giáo viên cắt rời một câu truyện hoặc bài đối thoại thành nhiều mảnh nhỏ. Mỗi mảnh có ít nhất một câu hoàn chỉnh, để các mảnh này lẫn lộn với nhau. Sau đó phát cho mỗi học sinh một mảnh. Nhiệm vụ của học sinh là phảI ghép các mảnh này thành một câu chuyện hoặc một bài đối thoại hoàn chỉnh.
Giáo viên cũng có thể chia lớp ra thành nhóm. Mỗi nhóm được phát cùng một câu chuyện hoặc một bài hội thoại đã được cắt rời. Nhóm nào ghép các mảnh này thành một câu truyện hoàn chỉnh trước tiên là nhóm đó thắng cuộc.
Cách thứ 3: giáo viên phát cho mỗi học sinh một mẩu nhỏ được cắt ra từ một câu truyện. Học sinh thuộc, ghi nhớ các câu viết trên mảnh giấy được phát. Sau đó giáo viên thu lại các mảnh giấy này và yêu cầu học sinh tái tạo các câu đó, ghép chúng thành một câu truyện hợp lý.
Cách thứ 4: giáo viên có thể làm như trên với các câu hỏi và câu trả lời tương ứng, không nhất thiết phải là câu truyện hoặc bài đối thoại. Mỗi học sinh sau khi được phát hoặc là một câu hỏi hoặc một câu trả lời phải đi tìm nhau để ghép các câu được phát thành từng cặp câu hỏi và câu trả lời phù hợp.
 11. T.V INTERVIEWS:
Mục đích:
Giúp học sinh phát triển khẩu ngữ, đặc biệt là kỹ năng thu nhận thông tin qua các cách đặt câu hỏi - trả lời, tìm thông tin chi tiết thiết thực. Đồng thời nhằm rèn luyện,vận dụng các kiến thức ngữ pháp đã học.
Các bước tiến hành:
Học sinh chọn người mà mình định phỏng vấn. Làm quen với người đó trong vòng 5 đến 10 phút bằng việc phỏng vấn xem người đó là ai ( Tên đầy đủ, quê quán), sở trường, nguyện vọng, những thành công, thất bại trong công tác, trong thể thao, vui chơi giải trí.tùy theo trình độ mà đặt yêu cầu phỏng vấn. Mức độ khó dễ của ngôn ngữ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
 -	Vốn hiểu biết của học sinh về vấn đề, chủ đề lựa chọn.
 - Cấp độ từ vựng.
Do vậy giáo viên có thể chuẩn bị trước một dàn ý, dựa vào đó học sinh thực hành phỏng vấn. Sau đây là một ví dụ về dàn ý:
Em hãy phỏng vấn một bạn trong lớp để lấy tin báo cáo điển hình ( trình độ sơ cấp).
Name 
Date of birth.
Place of birth.
Phone numbers.
Interests.
+ Study activities at home and class.
+ Latest success in English.
( When was it ? Were you happy with the result ? )
Có thể yêu cầu các học sinh khác ghi chép tất cả các câu hỏi đã được sử dụng trong cuộc phỏng vấn, sau đó cho học sinh lên bảng viết lại. Mở cuộc thi xem tổ, nhóm nào viết đúng. Mở rộng các câu hỏi phù hợp với các đối tượng khác.
12. THE NAME GAME.
 Mục đích.
Giúp học sinh phát triển khẩu ngữ thông qua việc tự giới thiệu, làm quen và luyện tập thời hiện tại đơn giản.
Tìm hiểu về cách đặt tên của các dân tộc trên thế giới hoặc phát hiện ra những lý thú mà tên người có thể có.
Tăng vốn từ vựng về tính cách cá nhân.
Các bước tiến hành. 
Học sinh hình thành các nhóm nhỏ 2-3 người, lần lượt giới thiệu tên và đặt các câu hỏi tìm hiểu về tên của bạn mình.
Ví dụ:
What’s your full name?
What does your first name mean?
What does your last name mean?
Do you have both your parents’ last names?
Does your family name tell where are you from?
Which name would you like best? Why?
Which name of the opposite sex do you’re having?
 Ngoài ra học sinh còn có thể bàn luận về sự khác nhau giữa tên người ở thành thị và nông thôn, thời nay và thời xưa để có thêm cơ hội trao đổi ý kiến.
Phần ba
	kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học là công việc thường xuyên của ngành giáo dục. Việc phổ cập Tiếng Anh vào các trường đại học và các trường trung học hiện nay đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao, không chỉ về trình độ mà còn về phương pháp giảng dạy của người giáo viên dạy tiếng. Muốn có một phương pháp hay, một phương pháp đạt hiệu quả thì không phải dễ gì có được, không thể chỉ một người làm được mà là công sức trí tuệ của nhiều người, của đội ngũ các thầy cô giáo có năng lực, tận tâm với nghề nghiệp.
Mặt khác mỗi đơn vị giáo dục luôn phải tạo ra một bầu không khí thi đua dạy tốt, học tốt. Một tập thể đoàn kết, thân ái, trên dưới một lòng vì công việc tập thể, nhất là công tác đổi mới phương pháp dạy học.
Trên đây tôi xin mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm mà tôi đã có được thông qua kết quả nghiên cứu đề tài “Bước đầu đổi mới phương pháp giáo dục” và “Bồi dưỡng phương pháp dạy Tiếng Anh” để chúng ta cùng tham khảo. Tuy đã có nhiều cố gắng song song trong bài viết này chắc hẳn không thể không có nhiều khiếm khuyết cả về nội dung lẫn hình thức. Tôi mong nhận được ý kiến phê bình đóng góp của các bạn bè và đồng nghiệp để cho chuyờn đề được hoàn thiện hơn.
Tụi xin chân thành cảm ơn!
 Ngũ kiờn, ngày 15 thỏng 4 năm 2010
 Người viết
 Đỗ Thị Lưu Lan

File đính kèm:

  • docSKKN.doc