Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy đánh dấu trọng âm từ Tiếng Anh

Tiếng Anh là môn học đã và đang được thực hiện đổi mới đi đầu tại các trường THCS và THPT. Bộ GD&ĐT đã xây dựng đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên cả nước.Có thể thấy Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung đang là tiêu điểm được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Để đổi mới và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cần nhiều giải pháp đồng bộ và trước hết phải đổi mới phương pháp dạy và học.

Tiếng Anh ngày nay đang được dạy theo chiều hướng giao tiếp và chiều hướng lấy người học làm trung tâm. Để có thể giao tiếp được bằng Tiếng Anh, học sinh phải sử dụng được hai kỹ năng nghe và nói tốt. Vậy giáo viên và học sinh phài làm gì để đạt được mục tiêu này?Điều này đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó việc giúp học sinh nắm vững được trọng âm các từ trong Tiếng Anh là tương đối quan trọng. Việc phát âm đúng trọng âm từ Tiếng Anh sẽ giúp cho việc giao tiếp thuận lợi hơn, tránh được những hiểu nhầm trong giao tiếp.

Từ thực tế giảng dạy Tiếng Anh trong nhiều năm, tôi nhận thấy rằng các kiến thức ngôn ngữ nói chung và trọng âm từ trong Tiếng Anh nói riêng đang được dạy trong chương trình THCS chỉ ở mức độ thực hành, không giải thích. Học sinh chỉ cần nghe và nhắc lại cho đúng một số từ cho sẵn. Bài tập về trọng âm chủ yếu có trong các đề thi HSG cấp huyện trở lên.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy đánh dấu trọng âm từ Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 3
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
3
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
3
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
PHẦN NỘI DUNG
4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
4
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
4
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
5
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
5
PHẦN KẾT LUẬN
10
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
10
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
11
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT
CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NỘI DUNG
GHI CHÚ
1
THCS
Trung học cơ sở
2
THPT
Trung học phổ thông
4
GD & ĐT
Giáo dục và Đào tạo
5
SGK
Sách giáo khoa
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Sau một thời gian dạy học tại trường này, tôi thấy học sinh ở đây giao tiếp bằng Tiếng Anh còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó rất nhiều học sinh không đọc đúng trọng âm từ và thậm chí một số em không biết trọng âm là gì. 
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếng Anh là môn học đã và đang được thực hiện đổi mới đi đầu tại các trường THCS và THPT. Bộ GD&ĐT đã xây dựng đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên cả nước.Có thể thấy Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung đang là tiêu điểm được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Để đổi mới và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cần nhiều giải pháp đồng bộ và trước hết phải đổi mới phương pháp dạy và học.
Tiếng Anh ngày nay đang được dạy theo chiều hướng giao tiếp và chiều hướng lấy người học làm trung tâm. Để có thể giao tiếp được bằng Tiếng Anh, học sinh phải sử dụng được hai kỹ năng nghe và nói tốt. Vậy giáo viên và học sinh phài làm gì để đạt được mục tiêu này?Điều này đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó việc giúp học sinh nắm vững được trọng âm các từ trong Tiếng Anh là tương đối quan trọng. Việc phát âm đúng trọng âm từ Tiếng Anh sẽ giúp cho việc giao tiếp thuận lợi hơn, tránh được những hiểu nhầm trong giao tiếp.
Từ thực tế giảng dạy Tiếng Anh trong nhiều năm, tôi nhận thấy rằng các kiến thức ngôn ngữ nói chung và trọng âm từ trong Tiếng Anh nói riêng đang được dạy trong chương trình THCS chỉ ở mức độ thực hành, không giải thích. Học sinh chỉ cần nghe và nhắc lại cho đúng một số từ cho sẵn. Bài tập về trọng âm chủ yếu có trong các đề thi HSG cấp huyện trở lên. Và qua khảo sát tôi thấy hầu như học sinh chỉ đoán mò phần trọng âm.Và qua nhiều năm được giao nhiệm vụ bồi dưỡng HSG tôi rút ra được một số kinh nghiệm để dạy học sinh cách đánh trọng âm từ. Vì thế tôi chọn tên sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Một số phương pháp dạy đánh dấu trọng âm từ Tiếng Anh”.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài này được áp dụng cho việc dạy đọc từ vựng đúng trọng âm và làm bài tập về trọng âm đối với môn Tiếng Anh ở trường THCS.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua một thời gian giảng dạy trên lớp và dạy bồi dưỡng HSG, tôi thấy kết quả của học sinh chưa cao. Và phần kiến thức mà cả giáo viên và học sinh đều thấy khó khăn nhất đó là phần về trọng âm. Điều đó làm tôi trăn trở nên tôi nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm về trọng âm để giúp giáo viên trong công tác giảng dạy và giúp học sinh đọc đúng trọng âm và làm bài thi về trọng âm tốt hơn. 
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Trọng âm là gì?
Trọng âm của một từ là âm được phát âm nổi bật hơn so với các âm còn lại. Âm có trọng âm có ít nhất 4 đặc điểm sau:
- Có âm lượng ( loudness) lớn hơn các âm còn lại.
- Có trường độ ( length) dài hơn các âm còn lại.
- Có cao độ ( pitch) cao hơn các âm còn lại.
- Nguyên âm của âm có trọng âm có đặc điểm khác với đặc điểm của nguyên âm còn lại trong cùng một từ.
Thông thường bốn yếu tố trên thường xuất hiện cùng nhau trong một âm có trọng âm. Tuy nhiên , đôi khi chỉ có một hoặc hai yếu tố cũng làm nên trọng âm của một từ. Các yếu tố trên có tầm quan trọng không giống nhau, trong đó cao độ và trường độ là hai yếu tố quan trọng nhất giúp người nghe dễ dàng nhận ra trọng âm của một từ. Âm có trọng âm được đọc nhấn mạnh hơn các âm khác khoảng nửa âm và đọc gần như âm kéo dài.
2. Vì sao cần nắm vững trọng âm?
Trọng âm là một bộ phận cấu thành nên Tiếng Anh. Việc nắm vững trọng âm giúp người học nói Tiếng Anh lưu loát, giúp cho việc giao tiếp tự nhiên hơn, tránh được những sự hiểu nhầm và sai sót trong giao tiếp.
Ngoài ra đối với học sinh THCS, việc nắm vững trọng âm giúp các em làm bài tập về trọng âm trong các bài kiểm tra và các bài thi tốt hơn.
3. Học trọng âm như thế nào?
Giống như các kiến thức ngôn ngữ khác, trọng âm cũng có những quy tắc riêng của nó. Người học có thể tìm mua những quyển sách viết về trọng âm và học theo các quy tắc trong đó. Với những quy tắc cố định người học chỉ cần học thuộc và làm nhiều bài tập về đánh trọng âm.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Qua thăm dò ý kiến của các đồng nghiệp và học sinh, đồng thời qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh đọc sai trọng âm và ít quan tâm đến trọng âm. Một số giáo viên cũng ít chú trọng và giải thích cho học sinh về trọng âm. Bởi lẽ trong các bài kiểm tra thông thường như 15 phút, 1 tiết hay các đề thi khảo sát chất lượng cũng không ra phần trọng âm.
Học sinh có thể biết về trọng âm khi xem phần Glossary ở cuối SGK. Tuy nhiên rất nhiều học sinh không xem đến phần này, hoặc xem thì cũng chỉ chú ý đến nghĩa của từ mà không chú ý đến phần phát âm và trọng âm của từ.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát sự hiểu biết về trọng âm của học sinh lớp 9B năm học 2017- 2018. Tôi đã phát cho mỗi em một phiếu gồm 5 câu hỏi về trọng âm và yêu cầu các em làm trong 5 phút.Các từ trong phiếu được chọn từ unit 1- Tiếng Anh 9 các em vừa học xong. Phiếu câu hỏi có nội dung như sau:
Choose the word whose stress pattern is different from that of the rest.
1. A. climate
B. comprise
C. compulsory
D. religion
2. A. ethnic
B. region 
C. impress 
D. tropical
3. A. depend 
B. official 
C. divide 
D. Islam
4. A. correspond 
B. ringgit 
C. territory 
D. tropical
5. A. federation 
B. mausoleum 
C. correspond 
D. puppet.
* Và kết quả thu được như sau:
Tổng số HS
5 câu đúng
4 câu đúng
3 câu đúng
2 câu đúng
1 câu đúng
5 câu sai
25 (100%)
2 (8%)
2 (8%)
6 (24%)
5 (20%)
5 (20%)
5 (20%)
Kết quả trên cho thấy số học sinh đạt điểm trung bình trở lên chỉ 40% và 20% không làm đúng câu nào về trọng âm. Trong số này chắc chắn có một số em đoán mò và khoanh ngẫu nhiên. Như vậy có thể thấy kiến thức về trọng âm của học sinh về trọng âm tương đối yếu.
Từ thực trạng trên, tôi đã thực hiện một số biện pháp để cải thiện khả năng sử dụng trọng âm Tiếng Ạnh của học sinh ở những lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Các biện pháp thực hiện trong các giờ dạy Tiếng Anh theo phân phối chương trình, dạy thêm buổi chiều và nhiều nhất là trong các buổi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1
Khi dạy từ mới tôi luôn chú trọng đến trọng âm của các từ bằng cách sử dụng dấu nhấn trọng âm cho các từ mới và yêu cầu học sinh phải ghi cả phần đánh trọng âm vào vở. Khi gọi học sinh đọc, tôi thường chú ý sửa cho học sinh nếu các em đọc sai trọng âm rồi yêu cầu các em đọc lại cho đúng.
2. Biện pháp 2:
Trong giao tiếp với các em hằng ngày, tôi cần nói đúng trọng âm. Điều này đòi hỏi tôi phải tự rèn luyện kỹ năng nói của mình.
3. Biện pháp 3:
Đây là biện pháp quan trọng nhất, dựa theo câu thành ngữ “ Practice makes perfect”. Trước mỗi giờ học tôi thường chuẩn bị 2 câu hỏi trắc nghiệm về trọng âm. 
Và để giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ và khắc sâu hơn kiến thức về trọng âm Tiếng Anh, tôi đã đưa ra một số quy tắc đánh trọng âm như sau:
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất: 
Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. 
Ví dụ :
Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAble
Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy
Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết cục không phải những hơn một phụ âm sẽ trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. 
 Ví dụ : ENter, TRAvel, Open
Các động từ có âm tiết cuối chứa ow mãi trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu. 
 Ví dụ : FOllow, BOrrow
Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc những hơn một phụ âm sẽ âm tiết đầu nhận trọng âm. Ví dụ : PAradise, EXercise
2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai
 Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ : to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN
Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết cục với rất nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm. ví dụ : proVIDE, proTEST, aGREE
Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc thì như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết cục không phải những hơn một nguyên âm mãi âm tiết thứ 2 mãi nhận trọng âm. thí dụ : deTERmine, reMEMber, enCOUNter
Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên: 
Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên. Ví dụ :
Các từ có cùng tận bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic
rất nhiều từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion
Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên
Các từ cùng tận bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên:
 ví dụ : deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy
Rất nhiều từ cùng tận bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên. 
 Ví dụ : CRItical, geoLOgical
Từ nhiều vần có đuôi tận cùng như: tion, ssion, xion, ciant, cient, tient. Dấu nhấn nằm ở vần liền trước những đuôi này. 
	Ví dụ: in\vention, re\flexion, elec\trician, e\fficient, trans\mission.
5) Từ ghép (từ có 2 phần)
Đối với rất nhiều danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse
Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned
Đối với những động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW2. 6) Trường hợp trong từ có những luật sau: 
a) Phụ âm + I + nguyên âm: (viết tắt PIN)
b) Phụ âm + E + nguyên âm: (viết tắt PEN)	Þ Dấu nhấn nằm ở vần liền trước
c) Phụ âm + U + nguyên âm: (viết tắt PUN)
V í d ụ: 	I\talian, ex\perience (có luật PIN)
	Advan\tageous (có luật PEN)	
	Discon\tinuous (có luật PUN).
7. Từ nhiều vần có đuôi tận cùng là: 
	ETY, ITY, AROUS, OROUS, OROUS, ULAR, ULOUS, ATIVE.
Hai phụ âm + IVE, ITUDE, ICAL, IC ® dấu nhấn nằm ở vần liền trước những đuôi này. 
	Ta quan sát những ví dụ sau: 
	- So\ciety	- \regular	
	- \gravity	- \fabulous	
	- \Barbarous	- \negative	
	- \dangerous	- co\llective
- \dolorous	- si\militude. 	- \practical.
- a\tomic. (ngoại trừ \politics, \catholic, a\rithmetic, \Arabic).
8. Những từ nhiều vần có hậu tố (tiếp vị ngữ) gốc Hy Lạp bằng đuôi tận cùng như: 
	- Archy, Archist, cracy, graphy, grapher, logy, logist, meter, metry, nomy, nomer, nomist, pathy, phony, phonist ® Dấu nhấn cũng nằm ở vần liền trước những đuôi này.
	Ví dụ: 	- \monarchy: chính thể quân chủ.
	- \monarchist: người theo chính thể quân chủ.
	- de\moracy: chế độ dân chủ.
	- pho\tography: nghề chụp ảnh.
	- pho\tographer: nhà nhiếp ảnh.
	- ge\ology: Địa chất học.
	- ge\ologist: nhà địa chất
* Note: Trong trường hợp đặc biệt một từ bao gồm nhiều luật thì ta ưu tiên luật đàng cuối. 
Ví dụ: electicity: trong từ này có luật “IC” và luật “ITY” luật “ITY” ở cuối có quyền được ưu tiên hơn nên dấu nhấn nằm ở vần liền trước đuôi ITY: ® elec\tricity.
	- Sociology: Trong từ này có luật PIN và LOGY. Ta ưu tiên luật LOGY nằm cuối. (nhấn ở vần liền trước LOGY) ® Soci\ology.
9. Một số tiếp vị ngữ đặc biệt: 
a) Tiếp vị ngữ bao gồm tiếng La tinh và tiếng Pháp (La + Pháp). Đối với trường hợp này dấu nhấn được đặt ngay trên tiếp vị ngữ (Trên âm tiết bao gồm hậu tố đó). Một số tiếp vị ngữ La + Pháp thường gặp như sau: ADE, EE, EER. ESE, ESQUE, ETTE, ENTAL, ENTARY, OO, OON.
	Ví dụ: 	- Lemo\nade (nước chanh)
	- Adop\tee (con nuôi)
	- engi\neer (kĩ sư)
	- Vietna\mese (ngường/ tiếng Việt Nam)
	- pictu\resque (đẹp như tranh)
	- Ciga\rette (thuốc lá)
	- acci\dental (tình cờ, ngẫu nhiên)
	- Supple\mentary (phụ thêm).
	- bam\boo (cây tre).
b) Tiếp vị ngữ có gốc từ tiếng Anglosaxons. 
	Ta thường gặp đó là: Dom, ED, ER, Ful, Hood, less, Ly, ness, ship, Some ® không làm thay đổi dấu nhấn của từ gốc. 
	Ví dụ: 	- \beggar (người ăn xin) ® \beggardom (bọn ăn xin)
	- \flower (bông hoa) ® \flowered (có hoa)
	- \Travel (đi du lịch) ® \traveler (người du lịch)
	- \mother (người mẹ) ® \motherless (không có mẹ).
* Ngoài những hậu tố trên trong khi làm bài ta cần chú ý thêm các tiếp đầu ngữ thường gặp sau cũng không làm thay đổi trọng âm chính của từ: 
Ví dụ: 	- im\portant ® Unim\portant.
	- \patient ® im\patient.
	- ex\pensive ® in\expensive
	- \regular ® ir\regular
	- \honest ® dis\honest
	- \Smoker ® non\smoker
	- \Courage ® en\courage
	- a\rrange ® rea\rrange
	- \crowded ® over\crowded
	- de\veloped ® underde\veloped
Ngoại lệ:
	- \understatement
	- \undergrowth	Þ ghi nhớ.
	- \underground
	- \underpants
10. danh từ chỉ người)/ Từ chỉ số đếm
- Danh từ riêng (có hai âm tiết) thường có dấu trọng âm nằm ở âm tiết thứ nhất. 
Ví dụ:	Peter, \Micheal, \Jackson, \Robert, \Chaplin
- Các từ chỉ số đếm. 
a) Từ chỉ số đếm 2 âm tiết có đuôi “teen” dấu nhấn ở âm tiết thứ 2. 
Ví dụ: 	Thir\teen
	Four\teen
	Fif\teen
	Six\teen
b) Từ chỉ số đếm có 2 âm tiết có đuôi “ty” dấu nhấn ở âm tiết đầu. 
Ví dụ: 	\Thirty
	\forty
	\fifty
	\sixty
PHẦN KẾT LUẬN
I.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Để giúp học sinh biết cách tìm đúng dấu trọng âm, là cả một quá trình tìm tòi nghiên cứu, chắt lọc rút ra từ những kinh nghiệm giảng dạy thực tế hàng ngày, điều quan trọng là những kinh nghiệm đó được phổ biến cho các em đồng thời lấy ý kiến góp ý của đồng nghiệp trong những buổi sinh hoạt, hội ý chuyên môn, để mục đích cuối cùng là giúp các em biết cách phân tích tình huống, làm tốt bài tập trên lớp, bài tập ở nhà và thu được kết quả cao trong các kỳ thi./
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Các nhà trường nên trang bị thêm các bộ đĩa và trang bị luyện nghe và luyện trọng âm.
- Cần trang bị cho các trường đầy đủ về cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học Tiếng Anh như phòng học bộ môn, máy chiếu, máy tính, loa, đài, băng đĩa, máy ghi âm
Tôi rất mong với một số phương pháp mà tôi đã nêu trên được sự góp ý , bổ sung của các đồng nghiệp cùng bộ môn và các lãnh đạo.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “English Phonetics and Phonology” by Peter Roach- Cambridge University Press.
2. Sách giáo khoa Tiếng Anh 9- NXB Giáo dục
3. Pronounce it perfectly in English – NXB Giao thông vận tải
4. Các tài liệu và các trang Web từ Internet.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_danh_dau_trong.doc
Sáng Kiến Liên Quan