Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông qua môn học Giáo dục công dân

Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người. Mục tiêu giáo dục trong mọi thời đại đều hướng tới mục tiêu giáo dục nhân cách. Tuy nhiên qua các thời kỳ với các giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu về nhân cách nói chung và phẩm chất, năng lực nói riêng của con người cũng có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của thời kỳ đó.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW về"đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”, nền Giáo dục và Đào tạo nước ta cần có sự thay đổi. Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, giúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì giáo dục còn cần phải giúp người học hình thành một hệ thống phẩm chất, năng lực đáp ứng được với yêu cầu mới. Hệ thống phẩm chất, năng lực đó được cụ thể hóa phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của người học, phù hợp với đặc điểm môn học và cấp học, lớp học. Theo đó, những phát triển của phẩm chất, năng lực người học trong quá trình giáo dục cũng sẽ là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người.

 Trong dự thảo chương trình giáo dục, đến năm 2018 mới có sách giáo khoa cho chương trình mới theo khung chương trình tổng thể, nhưng hiện nay các trường có thể vận dụng được việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực trên chương trình và sách giáo khoa hiện hành (sách của chương trình sau năm 2000). Điều đó thực hiện được bởi vì trong sách giáo khoa tri thức vẫn là tri thức khoa học, chỉ có sự chiếm lĩnh tri thức và ứng dụng sáng tạo tri thức là điều cần thay đổi và luôn thay đổi. Vì vậy khi tiếp cận, làm quen với việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học, người cán bộ quản lý giáo dục, người day sẽ phát hiện ra nhiều vấn đề có thể đóng góp hữu ích cho dự thảo chương trình tổng thể hiện nay và chương trình cụ thể trong thời gian tới.

 

doc170 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông qua môn học Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác mâu thuẫn cần kịp thời ngăn chặn, tránh gây hậu quả xấu.
Phần 6: Nêu lên ý nghĩa của việc phòng tránh bạo lực học đường.
Từ những hiểu biết về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả rút ra những biện pháp hiệu quả để phòng chống và ngăn ngừa vấn đề bạo lực ở lứa tuổi học sinh.
Điều này không chỉ giúp chúng ta rèn được tính đoàn kết, lòng khoan dung, sự khéo léo khi giao tiếp mà còn trở thành những con người tử tế, những con người có ích cho xã hội.
Chính vì vậy, là một học sinh và cũng là một công dân Việt Nam, chúng ta hãy chung tay ngăn cản phòng chống bạo lực học đường. Bằng cách đơn giản nhất là học tập thật tốt về cả mặt đạo đức và về mặt trí tuệ.
“ Hãy nói không với bạo lực học đường”!
Bài hùng biện: " TÌNH YÊU HỌC TRÒ”
- Lớp 11D - 
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến! Rất vinh dự cho em hôm nay được đứng tại đây thảo luận với về vấn đề YÊU SỚM Ở TUỔI HỌC TRÒ.
	Như mọi người đều biết nếu tuổi thơ là quãng thời gian êm đềm nhất và tuổi già là quãng thời gian bình yên nhất thì tuổi học trò là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, sôi nổi nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nó đã tồn tại trong tâm hồn mỗi chúng ta với những tình cảm đẹp đẽ như tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu ... Tình yêu học trò, dường như, đã và đang trở thành trào lưu của tuổi mới lớn. Tình yêu là rất đẹp nhưng với tuổi học trò có phù hợp hay không? Đó là một vấn đề chúng ta cần nhìn nhận lại.
Trước tiên ta phải hiểu được tình yêu là gì? Khái niệm đó tất cả chúng ta được đã biết qua chương trình GDCD 10. Đó là tình cảm của trái tim mà đôi khi lí trí không thể hiểu nổi. Tuổi học trò là một lứa tuổi đẹp. Tình yêu học trò là những rung động đầu đời, những xao xuyến bâng khuâng, những ánh mắt lạ, những nụ cười e ấp. Nó gắn liền với những hình ảnh của chiếc xe đạp, nhành  hoa phượng, trang giấy trắng, tà áo dài. Bất kỳ ai trong chúng ta ít nhiều cũng đã từng trải qua những mối tình thơ mộng ấy. Nhưng càng về sau, dường như độ tuổi yêu của các cô cậu học trò ngày càng sớm hơn, và cũng bản lĩnh hơn hẳn. Mười bảy tuổi, đã qua rồi cái thời thơ ấu mải miết với những trò vui quên giờ giấc. Mười bảy tuổi, ta hiểu được lí do vì sao có những thứ trong cuộc sống được gọi là bí mật. Ta biết rằng mỗi người đều có một đời sống tâm hồn, dù đơn giản hay phức tạp, không ai giống ai. Mười bảy tuổi, ta không thể không bận tâm đến cái nắm tay vụng về của một người bạn khác giới, dù đó là người bạn thân mà ta nghĩ mình luôn thấu hiểu.Ta biết rằng mình không còn khờ khạo và bạn ta cũng không vô tâm đến mức coi hành động đó như biểu hiện của một tình bạn thông thường.
Nhưng trong thời hiện đại, giới học sinh bị rất nhiều ảnh hưởng từ các phương tiện thông tin đại chúng, văn hoá ngoại lai. Ta bắt gặp không ít hình ảnh phản cảm ở các phương tiện thông tin đại chúng, ở ngoài phố và những hình ảnh ấy cũng tác dộng không nhỏ đối với tâm lí của học trò. Thật buồn và không khỏi đau lòng khi nghe những vụ uống thuốc tự tử, nhảy sông, nạo phá thai, những cuộc tảo hôn để trở thành người cha mẹ bất đắt dĩ.đang diễn ra đâu đó mà trong đó có những bạn bằng tưổi chúng ta.
Nếu như ở tuổi học trò chỉ có tình bạn thì thứ tình cảm ấy sẽ mãi mãi bền bỉ nhưng thời buổi hiện đại đã mang một thứ tình cảm không đáng có ở tuổi học trò đó là tình yêu. Nghĩ đến tình yêu tuổi học trò, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những ảnh hưởng xấu của nó, đặc biệt là những bậc sinh thành. Đã có biết bao nhiêu cô cậu học trò bị bố mẹ cấm không được nảy sinh tình yêu với các bạn khác giới, bị kiểm soát việc kết bạn, đi chơi, đi học. Nhưng các bậc cha mẹ làm như vậy không phải là vô lí. Bất cứ vị phụ huynh nào cũng có thể nhận ra nguyên nhân của những nụ cười tủm tỉm một mình của con khi đang học ở nhà hay cáu giận khi nhận bài điểm kém của con em với lời phê gay gắt của thầy cô về việc học hành sa sút mà nguyên nhân đơn giản là tối qua con đi chơi chưa kịp học bài. Bạn có biết những lúc mình mơ màng, lơ đãng khi nghe giảng là do đâu không? Đó có phải là lúc bạn đang mải nghĩ về cái nhìn của"người ấy” chiều qua? Hiện lên trên trang vở lúc ấy, thay vì những dòng kiến thức bạn nhận được trên lớp, là hình ảnh của người mà bạn đem  lòng  yêu  mến. Một cái nắm tay, vài ánh nhìn để ý trong giờ học, thư tay chuyền bàn đã trở nên xưa như trái đất. Học trò bây giờ yêu là phải khoác vai, ôm eo, hôn nhau trong lớp học. Cảnh tượng phản cảm đó xảy ra không hiếm. Hãy  đặt lên chiếc cân một bên là tình yêu,  một bên là việc học tập, gia đình và tương lai của cuộc đời bạn, bạn sẽ nhận ra, đâu là điều bạn cần hướng tới khi còn là học sinh.
Nói đến tình yêu nơi học đường, mọi người nghĩ đây là thứ tình cảm nông nổi, chưa chín chắn, nhưng đâu đó cũng có những nét tích cực. Nhiều bạn học hành khá lên vì không muốn thua kém đối phương, các bạn biết giúp đỡ nhau trong học tập để cả hai cùng tiến bộ, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, cho những lời khuyên bổ ích để an ủi, động viên nhau. Tình yêu chỉ thực sự cần khi nó đem đến cho nhau niềm tin, động lực, giúp nhau cùng hướng tới tương lai. Tình yêu tuổi học trò nếu giữ được sự trong sáng nhẹ nhàng, sự hồn nhiên thì đó lại là một thứ tuyệt đẹp trong cuộc đời mỗi chúng ta.
Tình yêu vốn dĩ rất nhạy cảm, tình yêu tuổi học trò lại càng nhạy cảm hơn. Nó thường diễn ra ngoài tầm kiểm soát của gia đình và nhà trường. Nhưng cũng không thể vì thế mà cấm đoán một cách thô bạo, áp dụng những biện pháp ràng buộc tự do để khống chế tình cảm hay la bới, chửi rủa, nhục mạ Làm như vậy không những không thể mang lại hiệu quả mà còn gây nên những trạng thái tâm lý tiêu cực, càng cấm đoán tình yêu lại càng không thể chấm dứt hẳn. Trước một vấn đề hết sức tế nhị của tình cảm trong tâm hồn của tuổi mới lớn, thầy cô,cha mẹ cần phải cư xử hết sức khéo léo. Những rung động đầu đời của tuổi học trò không phải là hiếm, nhưng đó đơn thuần chỉ là những rung động thoáng qua chứ không phải là tình yêu như nhiều bạn ngộ nhận. Cũng có khi tình yêu tuổi học trò lại xuất phát từ tình bạn. Đó là một trong những con đường mà không ít bạn học sinh đã chọn khi đến với tình yêu. Nhưng đó thực ra chỉ là một bước phát triển trong tình bạn. Sự bực bội khi thấy người bạn (khác giới) của mình thân mật với một ai đó không phải là sự ghen tuông của tình yêu mà chỉ là sự phản ứng của tính ích kỷ trong bạn.
Tình yêu dường như đã khá quen thuộc với nhiều đối tượng khi nhắc đến nó. Nhưng để hiểu được giá trị đích thực của tình yêu thì không phải ai cũng hiểu được đặc biệt là tình yêu trong học đường. Hãy mang tình yêu của mình cho người khác một cách chân thành để có thể phát triển một cách lành mạnh và trong sáng.
Hãy để tuổi học trò với những kỉ niệm đẹp của mỗi cuộc đời. Tình yêu sẽ chắp cánh cho các bạn nếu yêu đúng người và đúng thời điểm, đừng nên yêu quá sớm nhất là ở tuổi học trò. Không phải là cố nén tình cảm hoặc dễ dãi với tình cảm ấy mà nên biến nó thành một nguồn động  lực cho con đường học tập đầy chông gai của mình. Nếu bạn đã có một tình cảm nào đó thật sâu sắc thì hãy gác nó trong góc nhỏ tâm hồn mình. Và nếu có lúc bạn hụt hẫng vì đã đánh mất tình cảm ấy thì hãy nghĩ đến gia đình, tương lai đang rộng mở phía trước, bạn hãy tìm niềm vui trong học tập và trong thế giới của tình bạn thân yêu
 (Phương Thảo)
Bài hùng biện: TÌNH YÊU TUỔI HỌC TRÒ
 - Lớp 11A - 
Em vẫn là em của ngày xưa
Thoáng buồn mắt ướt đứng dưới mưa
Khi tam trường anh không kịp đón
Ghét anh rồi anh biết hay chưa
Đó là những câu thơ đầu trong bài thơ"Em vẫn là em" của tác giả Nguyễn Đình Huân, viết về tình yêu và có lẽ là tình yêu học trò, cái thứ tình yêu mà dường như ai trong số chúng ta cũng có cho riêng mình, thứ tình yêu đầu đời đầy hồn nhiên, đầy trong sáng, đầy mộng mơ và có chút khờ khạo ấy là kỉ niệm khó phai của tuổi thanh xuân. Tình yêu học trò đơn giản lắm có khi chỉ là cái nhìn thoáng qua, một cái chạm tay vô tình hay 1 câu hỏi quan tâm có phần rụt rè ấy cũng tạo nên thứ tình cảm đơn giản mà thiêng liêng ấy. Thế nhưng còn đâu nữa những cảm xúc trong sáng vô tư ấy, mà thay vào đó là hệ luỵ của việc yêu sớm, yêu quá sớm.
Như chúng ta đã biết, thời đại CNH càng phát triển, lượng truy cập những trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,  của giới trẻ ngày càng tăng và chắc hẳn chúng ta không còn quá xa lạ với những status, bài viết, hình ảnh công khai tình yêu được đăng tải hằng ngày và một điều đáng quan ngại đó lại là tình yêu của những bạn học sinh. Cách đây không lâu cư dân mạng bỗng ồn ào bởi dòng trạng thái của một bạn học sinh lớp 5 dành cho người yêu mình với cách xưng hô Vợ- Chồng. Rồi đâu đó lại rộ lên lời bàn tán về những hình ảnh, video thân mật của những bạn học sinh lớp 8, 9. Và có lẽ không đâu xa trong chính trường học và lớp học, hay nhóm bạn thân của bạn cũng không quá khó đỡ bắt gặp những cặp đôi yêu nhau. Có những người lựa chọn cho mình cách thể hiện tình cảm kín đáo, e dè nhưng 1 số khác lại ngang nhiên trêu đùa ôm ấp, nắm tay trước mặt bạn bè thầy cô.
Vì sao trong xã hội chúng ta ngày hôm nay lại xảy ra hiện tượng yêu sớm và hệ luỵ của nó? Nguyên nhân là từ đâu ? Có lẽ yêu sớm một phần là do các em dậy thì sớm, phát triển tâm sinh lý sớm, một phần là do trong thời buổi CNH-HĐH đất nước cùng với sự phát triển của internet, Facebook, Zalo, từ những phim ảnh sách báo đen . Không những vậy các em còn có thể tiếp xúc với nó rất dễ dàng, mỗi em đã có một chiếc điện thoại riêng để sử dụng thoải mái không bị kiểm tra quản thúc. Cũng có một bộ phận yêu sớm là để thể hiện bản thân, a dua theo bạn bè, tò mò về tình yêu, hay thiếu thốn về tình cảm gia đình. Còn một nguyên nhân khách quan đó là ở nước ta còn ít cho các em kiến thức về tình yêu, sức khoẻ sinh sản. Vì vậy dẫn đến hiện tượng yêu sớm và các hệ luỵ khác.
Bất cứ một vấn đề gì cũng có hai chiều. Vậy yêu sớm thì sẽ dẫn đến các hậu quả như thế nào ? Đầu tiên yêu quá sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, chểnh mảng, sa sút, điểm số của các môn học sẽ bị tình yêu kéo xuống; đầu óc không tập trung; chú tâm vào tình yêu mà quên đi nhiệm vụ chính là học. Đây là những ảnh hưởng khó tránh ở tuổi dễ bị cám dỗ bởi những điều là, chưa ý thức rõ ràng về nghĩa vụ học tập rèn luyện. Chưa dừng lại ở đó yêu sớm chưa chín chắn chưa phân biệt được thế nào là tình yêu đích thực. Yêu sai thời điểm đáng sợ, yêu sai người còn đáng sợ hơn. Người học trò còn quá trẻ để nhận biết và lựa chọn đối tượng phù hợp để tin tưởng, chia sẻ, đồng cảm.
Khi yêu ai mà không có chút ích kỉ, ghen tuông, bồng bột, nông nổi, Lại là một ví dụ về các đoạn phim trên mạng gõ từ khoá" Nữ sinh đánh ghen” tìm kiếm ta sẽ thấy số lượng đáng ngạc nhiên.
Tệ hơn có những bạn trẻ nông nổi bồng bột bỏ nhà ra đi chỉ vì lí do chẳng giống ai”Con đi vì bạn ấy là lý tưởng sống của đời con" dẫn đến hậu quả khôn lường có thai làm mẹ sớm.
Sau cùng mối lo lớn trong lòng người làm cha làm mẹ, làm thầy cô khi thấy con mình yêu không đúng cách là biểu hiện tình cảm quá đà, cảnh nữ sinh ôm ấp nơi tế nhị . Chuyện diễn ra ở nơi công cộng đã đáng ngại, nhưng chuyện diễn ra ở nơi không ai biết đến thì còn đáng ngại hơn bội phần.
Như vậy không thể phủ nhận tình yêu tuổi học trò là những rung cảm đầu đời thật đẹp. Nhưng ở lứa tuổi mới lớn sự phát triển tâm sinh lý đặt ra cho chúng ta thách đố :"Bản năng giới tính và những phản ứng sinh lý khá phức tạp và mạnh mẽ”.
Tình yêu đầu đời xuất phát từ những rung cảm của trái tim là điều không tránh khỏi khi mới lớn. Có một bạn học sinh đã từng nói nếu không yêu ở tuổi học trò thì quả là một thiếu xót . Từ xưa đến nay, tình yêu thời áo trắng với ánh hoa ép trong trang vở vẫn đi vào thơ ca, nhạc hoạ, vì vẻ đẹp hồn nhiên, thánh thiện, là những rung cảm đầu đời trong sáng nhất . Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Vậy làm thế nào để có thể ngăn chặn được?
 Trước tiên bản thân mỗi chúng ta phải tự có ý thức trong hành vi của mình, phải biết kìm nén cảm xúc, chú tâm vào học hành. Tiếp đo nhà trường nên có những buổi học ngoại khoá về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Hơn nữa nhà trường cần tạo điều kiện để chia sẻ những kiến thức về vấn đề Sức khỏe sinh sản hay Sức khỏe giới tính, để học sinh có thể bảo vệ chính bản thân mình. Đặc biệt là các thầy cô cần tích cực quan tâm tới các em học sinh, cần giảng giải cho mỗi em học sinh về vấn đề tình yêu để mỗi em biết làm sao để bảo vệ mình và yêu như nào là đúng.
 (Thùy Dương)
Bài hùng biện: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN VÀ
VẤN ĐỀ LẬP THÂN LẬP NGHIỆP
- Lớp 12B - 
Trong bản Di chúc thiêng liêng để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, khi đề cập đến đoàn viên thanh niên (ĐVTN), Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết"Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”.Qua câu nói của Hồ chủ tịch chúng ta hiểu rõ một điều thanh niên Việt Nam đã và đang à một tương lai tươi sáng của dân tộc.
Như chúng ta đã biết thanh niên là tài sản quý báu của quốc gia, thanh niên là thế hệ kế cận xây dựng bảo vệ đất nước.Thanh niên Việt Nam, nay đang đứng trước một cơ hội rất lớn, tương lai rộng mở sau khi Việt Nam hoà nhập với thế giới. Nhưng mọi điều tốt đẹp đâu có thể đến một cách dễ dàng, phía trước tương lai ấy là hàng ngàn khó khăn, thử thách đang chờ đón ta. Vậy chúng ta những thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải chuẩn bị những gì cho tương lai, cho ngày mai lập nghiệp? Nếu như ai đó nghĩ" lập nghiệp? nói đến điều đó bây giờ có quá sớm hay ko” thì tôi xin trả lời điều bạn nghĩ hoàn toàn không. Bởi lẽ thanh niên cần định hướng tương lai cho mình. Tương lai của thanh niên là tương lai của đất nước." Ngày mai” ko còn xa nữa, thời gian sẽ đi rất nhanh nếu chúng ta ko chú ý, ko có sự chuẩn bị kĩ lưỡng thì chúng ta sẽ ko chiến thắng.
Thanh niên chúng ta đang sống trong thời kì CNH-HĐH đất nước thời kì mà tri thức đang chiếm lĩnh tất cả. Tri thức là chìa khoá mở ra cánh cửa thành công. Chính vì vậy có tri thức là điều rất quan trọng đối với mỗi một thanh niên chúng ta. Nó là chất nhựa đường tốt nhất giúp ta tạo cho riêng mình một con đường sự nghiệp. Điều đáng mừng hiện nay là phần lớn học sinh đều ý thức được tầm quan trọng của việc học. Điều đó thể hiện ở tỉ lệ khá và giỏi ở các trường THPT, thể hiện qua số học sinh đạt giải thành phố, quốc gia hay nó còn thể hiện ở tỉ lệ học sinh đỗ các trường đại học cao đẳng qua mỗi năm. Họ chính là những tấm gương sáng về học tập cho chúng ta noi theo.Bên cạnh đó còn có những tấm gương ko đáng để chúng ta noi theo. Đó là một số ít thanh niên thiếu ý thức, không quan tâm đúng mức tới việc học tập. Hay là những thay niên chỉ biết đua đòi ăn chơi mà bê trễ việc học. Đó là những thanh niên tự lừa dối mình tự trang trí cho mình những thành tích đẹp để được viết lên ko phải bằng tài năng đích thực của mình mà nó được vẽ lên bởi những hành vi gian lận thiếu trung thực. Liệu họ có nghĩ cho cha mẹ họ- những người đang vất vả đang ngày đêm, có nghĩ đến thầy cô- những người đang ngày đêm soạn giáo án hay quan trọng hơn là họ có nghĩ đến tương lai, sự nghiệp nếu mà không có tri thức? 
"Đã từng có người nói rằng lí thuyết thì muôn đời màu xám chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Phải chăng để có sự nghiệp thanh niên chúng ta chỉ cần học tập mà thôi? Liệu để tiến tới thành công chúng ta chỉ cần tiến tới tri thức? sự thật thì ko phải như vậy. Trên thực tế muốn có một thành công chọn vẹn, chúng ta không được dừng lại ở việc học mà còn phải đi đôi với rèn luyện.Nếu bạn chỉ vùi đầu trong sách vở với những kiến thức xa sôi mà ko biết đến những gì đã xảy ra xung quanh, đã và đang thay đổi từng ngày từng giờ. Bạn thành" con mọt sách”. Con người có tài giỏi bao nhiêu mà ko có đức thì thành mối lo cho xã hội. Điều này giúp tôi gợi nhớ đến tên độc tài Hít-le và đội quân phát xít tàn bạo từng làm cho cả thế giới phải khiếp sợ. Từ đó tôi càng khắc sâu lời dạy của Bác Hồ vĩ đại đối với thanh niên học sinh:" có tài mà ko có đức thì là kẻ vô dụng, có đức mà ko có tài làm việc gì cũng khó”. Trước hết đạo đức được thể hiện qua đời sống hàng ngày, qua cách ứng xử với mọi người xung quanh.
Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về sự thành đạt của chúng ta ngày càng cao. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi ngành nghề đòi hỏi sự đáp ứng riêng.Trong lĩnh vực khoa học học nghiên cứu nếu thiếu đi tính kiên trì bền bỉ, tỉ mỉ thì tốt hơn bạn nơi nghĩ tới một sự nghiệp thành công khác. Còn nếu muốn thắng lợi trong kinh doanh hãy đặt những yếu tố năng động, sáng tạo, nhạy bén lên hàng đầu. Nhưng có lẽ dù có ở bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa, chúng ta muốn thành công thì không thể ko có đam mê, hết lòng vì công việc. Tất cả chỉ có thể có sau quá trình rèn luyện gọt giũa trong suốt cuộc đời học sinh. 
Sự nghiệp của chúng ta, tương lai của chúng ta nó đều gắn liền với lợi ích chung của dân tộc.Để xây dựng một lí tưởng sống đẹp" vì lợi ích chung” chúng ta không ngần ngại hi sinh tất cả, kể cả lợi ích riêng của bản thân. Thời đại của chúng ta không còn bom đạn chiến tranh nhưng chúng ta đã trải qua một thời kì LS lâu dài trong máu và nước mắt để đầu tranh giành độc lập vì thế tôi và các bạn trong quá trình lập nghiệp tu dưỡng đạo đức, hết lòng phục vụ cho dân tộc. Sao cho thành công của bản thân góp phần vào thành công của xã hôi, xây dựng đất nước giàu mạnh theo lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại.
Bên cạnh việc rèn luyện đoạ đức học tập con người cần đảm bảo cho cơ thể khỏe khoắn, tràn đầy sinh lực, tinh thần sảng khoái minh mẫn. Tích cực tham gia các hoạt động TDTT, văn hoá là những phương pháp rèn luyện rất hữu ích giúp ta ấy lại thăng bằng sau mỗi giờ học. Để có cảm giác thoải mái tươi tắn hơn để tiếp tục học tập đạt hiệu quả cao.
Thưa các bạn bài thuyết trình của tôi ngày hôm nay, không thể chỉ ra cho cho bạn con đường lập nghiệp phù hợp mà bạn có thể bước đi, mà nó chỉ có thể giúp bạn định hướng đúng đắn về con đường sự nghiệp, một cái nhìn mới về ngày mai LẬP NGHIỆP. Dù nói thế nào đi chăng nữa thì đối với thanh niên học sinh phải luôn học hỏi, tìm tòi, rèn luyện đạo đức, nhân cách ko ngừng và hãy nhớ trước khi quyết định làm gì lập nghiệp như thế nào hãy nghe trái tim mình nói !!!!!!!
 --- Hoa Lư A, tháng 3-2017---
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chín phương pháp giảng dạy học mới năm 2016 (vnexpress.net)
2. Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giao dục phổ thông (https://tusach.thuvienkhoahoc.com)
3. Hấp dẫn các hình thức trải nghiệm sáng tạo (Giaoducthoidai.vn)
4. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học (https://tusach.thuvienkhoahoc.com)
5. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực ( SlideShare)
6. Một số yêu cầu cơ bản trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh trung học (www.htu.edu.vn)
7. Những phẩm chất và năng lực cơ bản cần định hướng (thtongtran.phucu.hungyen.edu.vn)
8. Ba phẩm chất chính và 8 năng lực cốt lõi của học sinh phổ thông (giaoduc.net.vn)
9. Tạp chí khoa học giáo dục (Viện khoa học giáo dục Việt Nam)
10. Vai trò của giáo dục ngoài giờ với học sinh (kynanggiaoduc.edu.vn)
11. Vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học (toc.123doc.org)
12. Bộ Giáo Dục - Đào Tạo,“Tài liệu đổi mới PPDH môn GDCD THPT”.
13. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007),"Sách giáo viên lớp 11”, NXB Giáo dục
14. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007),"Sách GDCD lớp 11”, NXB Giáo dục
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2007),"Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 Trung học Phổ thông môn Giáo dục công dân”, NXB Giáo dục 
16. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Nguyễn Hữu Khải (Chủ biên) tài liệu" Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THPT”, NXBGD Việt Nam
17. Đinh Văn Đức ( Tổng chủ biên – 2010 ),"Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân lớp 11”, NXB Đại học sư phạm Hà Nội 
18. Hồ Thanh Diện - Nguyễn Văn Cát (2007),"Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11”, NXB Hà Nội
************************
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • doc10. HLA Một số giải pháp bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông.doc
Sáng Kiến Liên Quan