Sáng kiến kinh nghiệm Một số đề xuất dạy đọc hiểu bài Sóng theo định hướng phát triển năng lực người học

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học

theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến

thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ

máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để

người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Để thực

hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục cần có nhận thức đúng về

bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

người học.

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình

giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ

quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng

được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ

phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận

dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Phải phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng

lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư

duy. Cần đảm bảo nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức

với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể

hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh

tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được

sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động

học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình

huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.

Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các

tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và

phát hiện kiến thức mới. Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng

hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự, quy lạ về quen để dần dần hình thành

và phát triển tiềm năng sáng tạo.

Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành

môi trường giao tiếp GV-HS và HS-GV nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm

của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ chung

pdf35 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số đề xuất dạy đọc hiểu bài Sóng theo định hướng phát triển năng lực người học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h liệt, sôi nổi, nồng nàn của 
trái tim người phụ nữ. 
+ Khổ 3, 4: Sự trăn trở, suy tư, mong muốn 
truy tìm nguồn gốc của tình yêu 
+ Khổ 5, 6: Nỗi nhớ sâu sắc, mãnh liệt và tình 
yêu thủy chung, son sắt của người phụ nữ. 
+ Khổ 7, 8: Những suy tư, dự cảm lo âu của 
trái tim phụ nữ giàu trắc ẩn, nhạy cảm nhưng vẫn 
chứa đựng một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. 
+ Khổ 9: Khát vọng hóa thân vào tình yêu bất 
diệt. 
2. Đọc hiểu chi tiết 
2.1 Khổ 1, 2 
a. Khổ 1 
- 2 câu đầu: 
+ những trạng thái đối nghịch của sóng -> tâm 
trạng phức tạp của người phụ nữ khi yêu 
+ Từ ngữ: * sử dụng các cặp tính từ trái nghĩa, 
đặt sóng đôi với nhau -> thủ pháp đối lập làm nổi 
bật cảm xúc phong phú, phức tạp trong trái tim 
người phụ nữ 
* liên từ và điệp 2 lần -> đối cực nhưng lại hòa 
quyện như một tất yếu 
 * sắp xếp dữ dội trước dịu êm, ồn ào trước 
lặng lẽ -> con sóng nữ tính, bản năng người phụ nữ 
* ngắt nhịp: đây là 2 câu thơ đặc biệt trong một 
bài thơ hầu như không ngắt nhịp trong mỗi dòng, 
nhịp 2/3 đều đặn diễn tả những con sóng nhịp nhàng 
25 
đồng điệu nào với quan niệm tình 
yêu của phụ nữ hiện đại hôm nay 
không? (cho ví dụ cụ thể) 
=> Các nhóm thảo luận, cử 
đại diện trình bày, lớp nghe, nhận 
xét, bổ sung. GV đánh giá, cô đọng 
ý chính. 
? Cách cảm nhận hình tượng 
sóng ở khổ đầu và khổ 2 có gì khác 
nhau 
- HS phát hiện và trả lời 
? Phân tích ý nghĩa của những 
từ chỉ thời gian trong hai câu đầu 
- HS suy nghĩ và trả lời 
? Trong 2 câu sau, cách bộc lộ 
cảm xúc của nhân vật trữ tình có gì 
đặc biệt 
? Câu thơ gợi liên tưởng đến 
câu ca dao nào cũng diễn tả tâm 
trạng bồi hồi trong tình yêu 
* GV sử dụng kênh hình để 
đưa ra câu hỏi thảo luận liên hệ 
thực tế: GV cho HS xem một đoạn 
video ngắn về tình yêu của thế hệ 
trải qua chiến tranh ác liệt, đến bây 
giờ cô vẫn chăm sóc, yêu thương 
chú dù chú phải nằm một chỗ do 
thương tật (cắt từ chương trình 
Giai điệu tự hào – Trái tim người 
phụ nữ, tháng 3/2019 của VTV1). 
Sau đó, tiếp tục cho HS xem một 
số hình ảnh về những câu chuyện 
cổ tích tình yêu thời hiện đại: 
chuyện tình ôm nhau trên chiếc xe 
lăn; cô gái xinh lấy chồng lùn; tình 
yêu của cặp “người đẹp – quái 
vỗ vào bờ rồi lại trườn ra biển cả như nhịp trái tim 
thổn thức, sôi nổi trong tình yêu. 
- 2 câu sau: 
+ Quan niệm về tình yêu của XQ: tình yêu 
trước hết cần sự thấu hiểu; người phụ nữ sẵn sàng 
rời bỏ tình yêu chật hẹp để tìm đến một tình yêu bao 
dung, rộng lớn hơn; khát khao tự nhận thức bản thể 
-> quan niệm táo bạo, hiện đại 
+ Nàng Kiều của Nguyễn Du: Xăm xăm băng 
lối vườn khuya một mình; Vì hoa nên phải đánh 
đường tìm hoa. 
+ Người phụ nữ hôm nay: độc lập, quyết đoán 
và sẵn sàng chịu trách nhiệm với tình yêu của mình 
(vd: xem làm mẹ đơn thân như một lựa chọn, công 
khai lựa chọn đó mà không cho rằng nó ảnh hưởng 
đến nhân cách hay danh dự) 
b. Khổ 2: 
 - 2 câu đầu: + Nếu ở khổ 1, sóng được miêu 
tả theo không gian thì tới khổ 2, sóng được soi chiếu 
trong thời gian. 
+ Từ chỉ thời gian ngày xưa và ngày sau gợi 
lên một ý niệm vĩnh hằng, muôn thuở -> diễn tả 
khát vọng tình yêu khôn dứt, khôn nguôi, trường 
tồn cùng thời gian, là khát vọng muôn đời của nhân 
loại 
- 2 câu sau: 
+ Nhân vật trữ tình trực tiếp bộc lộ khát vọng 
tình yêu như một lời thú nhận chân thành, giản dị 
mà tha thiết: đó là khát vọng thường trực, mãnh liệt 
nhất của tuổi trẻ 
+ Có thể liên tưởng đến câu ca dao Nhớ ai bổi 
hổi bồi hồi / Như đứng đống lửa, như ngồi đống 
than 
26 
vật”; cô gái suy thận với chàng trai 
kém 3 tuổi (Nguồn báo Dân trí, 
ngày 8/9/2017). 
? Theo các em, quan niệm về 
tình yêu của Xuân Quỳnh có điểm 
gì gần gũi với những câu chuyện 
mà các em vừa xem? 
 - HS phát biểu theo suy nghĩ riêng của mình, 
cần tôn trọng tất cả ý kiến của các em. Có thể cho 
các em tự tranh luận, phản biện 
* Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn 
để tổ chức hoạt động thảo luận cho 
học sinh đọc hiểu khổ 3,4. 
- Hình thức: Trên khổ giấy 
A3, chủ đề thảo luận ghi ở chính 
giữa, chia các phần còn lại thành số 
phần theo số thành viên trong 
nhóm. Mỗi người sẽ cùng ghi câu 
trả lời cuả mình vào các phần đã 
được chia (trong khoảng 3 phút). 
Sau đó, đại diện nhóm dán giấy lên 
bảng, thuyết trình. Các nhóm khác 
nhận xét, bổ sung ý kiến. GV nhận 
xét, bổ sung, nhấn mạnh trọng tâm. 
- Câu hỏi: 
N1: Sự xuất hiện của nhân vật 
trữ tình trong khổ 3,4 có gì đặc 
biệt? 
N2: Tâm trạng nhân vật trữ 
tình thay đổi như thế nào so với 2 
khổ đầu? 
N3: Phân tích các biện pháp 
nghệ thuật đặc sắc trong khổ 3 và 
4. 
N4: Cảm nhận vẻ đẹp nữ tính 
của người con gái trong câu thơ Em 
cũng không biết nữa / Khi nào ta 
yêu nhau. 
(Tiết 2) 
2.2 Khổ 3, 4 
- Nhân vật trữ tình em trực tiếp xuất hiện, đứng 
trước biển, soi mình vào những con sóng để giãi 
bày suy tư, cảm xúc. Từ khổ 3, xuất hiện quan hệ 
tương chiếu em – sóng. 
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình có sự thay 
đổi từ sôi nổi, mãnh liệt sang trăn trở, suy tư. Đứng 
trước biển cả mênh mông, Xuân Quỳnh nghĩ một 
cách cụ thể và giản dị Em nghĩ về anh, em nhưng ý 
thơ không cạn hẹp mà mở ra vừa gần gũi vừa vô tận 
Em nghĩ về biển lớn / Từ nơi nào sóng lên. Đó là 
ước muốn truy tìm đến tận cùng bản thể, đến tận 
cùng tình yêu. Khát khao lý giải về sự huyền diệu 
của tình yêu là tâm lý thường gặp của những người 
đang yêu. Xuân Diệu viết Làm sao cắt nghĩa được 
tình yêu? 
- Các biện pháp nghệ thuật: 
+ Câu hỏi tu từ nối tiếp kết hợp điệp ngữ em 
nghĩ về tạo giọng điệu băn khoăn, trăn trở, đầy suy 
tư 
+ Ngắt nhịp 3/1/1 ở câu thơ Em nghĩ về anh, 
em trong bài thơ chủ yếu không ngắt nhịp tạo 
khoảng lặng giữa sự sôi nổi, tươi trẻ của tâm hồn 
nhiều trắc ẩn. 
- Câu thơ như một cái lắc đầu ý nhị, duyên 
dáng của người phụ nữ, ngầm ẩn một niềm hạnh 
phúc được cảm nhận tình yêu ở thì hiện tại. Câu thơ 
gợi lên vẻ đẹp rất nữ tính, đầy trực cảm chứ không 
ưa cắt nghĩa như nam giới. Xuân Diệu dù khẳng 
27 
- Khổ thơ thứ 5 diễn tả nét tâm 
trạng nào của nhân vật trữ tình? 
Dựa vào những yếu tố nghệ thuật 
nào để em cảm nhận được tâm 
trạng ấy? 
- Sự xuất hiện của nhân vật 
trữ tình em trong hai dòng thơ cuối 
khổ nói lên điều gì? 
- Khổ thơ gợi nhắc cho em 
đến câu ca dao nào đã học? Em 
nhận thấy điểm gặp gỡ và nét riêng 
của Xuân Quỳnh ở đâu so với câu 
ca dao? 
định Làm sao cắt nghĩa được tình yêu nhưng lại tìm 
cách để trả lời ngay sau đó thế là yêu. 
2.3. Khổ 5,6 
- Khổ 5 diễn tả nỗi nhớ cồn cào, da diết, mãnh 
liệt và sâu sắc của nhân vật trữ tình: 
+ Hình ảnh ẩn dụ sóng được đặt trong không 
gian đối nghịch dưới lòng sâu – trên mặt nước diễn 
tả nỗi nhớ dâng trào, miên man, xâm chiếm hết mọi 
không gian. Cũng như sóng, em dù ở đâu cũng khôn 
dứt khôn nguôi nỗi nhớ anh cuộn trào, mãnh liệt. 
+ Hình ảnh sóng được nhân hóa trong nỗi nhớ 
bờ khắc khoải, không kể ngày đêm. Như vậy, nỗi 
nhớ không chỉ trải rộng theo không gian mà còn kéo 
dài theo thời gian. 
+ Điệp từ con sóng kết hợp điệp từ nhớ diễn tả 
nỗi nhớ cồn cào, hồi hoàn, triền miên như những 
lớp sóng vỗ không ngừng nghỉ. 
+ Sự phá vỡ kết cấu đoạn thơ từ 4 dòng lên 
đến 6 dòng thơ diễn tả mạch cảm xúc dâng trào 
mãnh liệt, không thể che giấu nỗi nhớ đang bủa vây, 
réo rắt trong tâm hồn. 
- Mượn sóng vẫn chưa đủ diễn tả hết nỗi nhớ, 
em trực tiếp giãi bày tâm trạng. Con sóng nhớ bờ 
mà không ngủ được, còn em nhớ anh nỗi nhớ đi sâu 
cả vào tiềm thức và vô thức, ngay cả trong giấc mơ 
vẫn không nguôi nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ đã nằm 
trong bản thể, không thể tách rời. Câu thơ diễn tả 
một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt của một người 
phụ nữ sống hết mình cho tình yêu. Xuân Quỳnh 
từng viết Biết yêu anh cả khi chết đi rồi. 
- Khổ thơ gợi nhớ đến bài ca dao Khăn thương 
nhớ ai, trong đó nỗi nhớ của người con gái được 
diễn tả qua nhiều hình ảnh ẩn dụ khăn, đèn, mắt; 
nỗi nhớ quanh quất mọi không gian và nỗi nhớ cũng 
trải dài theo thời gian. Nhưng trong ca dao nhân vật 
trữ tình em không trực tiếp giãi bày nỗi nhớ, sự xuất 
hiện của em gắn liền với nỗi lo phiền. Xuân Quỳnh 
thể hiện rõ nét tình yêu tự do của người phụ nữ hiện 
đại, tự tin bày tỏ tình yêu của mình. 
28 
- Sự phát triển cảm xúc của 
nhân vật trữ tình từ khổ 5 sang khổ 
6? 
- Cách bộc lộ tình yêu của 
Xuân Quỳnh có gì đáng chú ý? 
- Theo em, quan niệm về tình 
yêu thủy chung duy nhất của Xuân 
Quỳnh có còn tồn tại trong cuộc 
sống hôm nay? 
- Sử dụng phiếu học tập để 
đọc hiểu khổ 7,8. Giáo viên phát 
phiếu học tập theo bàn để học sinh 
cùng bàn trao đổi, trả lời. 
Mẫu 1: Khổ thơ 7, 8 thể hiện 
hai cảm xúc, tâm trạng đối nghịch 
nhau trong tâm hồn người phụ nữ. 
Hãy phân tích hai nét tâm trạng ấy. 
Mẫu 2: Nhận xét giọng điệu 
trữ tình trong 2 khổ thơ 
HS trả lời theo vấn đề, nộp lại 
phiếu học tập để giáo viên có thể 
kiểm tra kết quả, đánh giá năng lực 
tự đọc văn bản của các em. 
- Hành trình kiếm tìm tình yêu 
của nhân vật trữ tình được kết thúc 
như thế nào? 
- Khổ 6 thể hiện một tình yêu thủy chung, son 
sắt của người phụ nữ. 
- Lời bộc bạch trực tiếp, tự nhiên, chân thành, 
giản dị như một chân lý, một lẽ hiển nhiên: 
+ Cấu trúc câu nhượng bộ tăng tiến dẫu 
cũng kết hợp điệp cấu trúc câu khẳng định một tình 
cảm đinh ninh, duy nhất, không đổi thay. 
+ Các cặp từ chỉ hướng trái chiều xuôi – 
ngược; bắc – nam đi liền với cụm từ chỉ sự duy nhất 
một phương được cách ra bằng dấu gạch nối giữa 
dòng như một lời khẳng định quả quyết về sức 
mạnh của tình yêu vượt qua mọi thử thách của sự 
xa cách. 
2.4. Khổ 7, 8 
- Những dự cảm âu lo phấp phỏng đi liền với 
niềm tin mãnh liệt trong tình yêu. Đó là hai nét cảm 
xúc đối nghich thường đi liền nhau trong thơ Xuân 
Quỳnh, thể hiện một trái tim yêu đầy trắc ẩn, nhạy 
cảm: 
+ Khổ 7 khái quát một quy luật của tự nhiên, 
của sóng luôn tìm về bờ như tình yêu chắc chắn sẽ 
tìm được hạnh phúc, bình yên. Nhưng trái tim yêu 
không thể ngừng lo sợ trước những bão giông của 
cuộc đời. Dù xuất hiện với ý nghĩa phủ định nhưng 
muôn vời cách trở vẫn là một hiên hữu có thật, ẩn 
chứa một dự cảm không lành. Dự cảm ấy xuất hiện 
nhiều trong thơ Xuân Quỳnh Lời yêu mỏng mảnh 
như màu khói / Ai biết lòng anh có đổi thay; Tôi 
chẳng nói điều chi về vĩnh viễn 
+ Khổ 8 chứa đầy sự suy tư, chiêm nghiệm về 
cuộc đời. Điều khiến Xuân Quỳnh lo âu là cuộc đời 
hữu hạn, ngắn ngủi vô cùng, làm thế nào để đi đến 
tận cùng của tình yêu? 
- Giọng điệu trữ tình chùng xuống, sâu lắng, 
không còn sôi nổi nhưng vẫn đầy tha thiết. 
2.5. Khổ 9 
- Hành trình kiếm tìm tình yêu của nhân vật 
trữ tình được kết thúc bằng khát vọng được hóa 
29 
- Phân tích những dấu hiệu 
nghệ thuật đáng chú ý 
- Khổ thơ thể hiện quan niệm 
về tình yêu và cuộc đời của Xuân 
Quỳnh như thế nào? 
* Sử dụng kĩ thuật Trình bày một 
phút để tổng kết bài học 
Viết nội dung thu hoạch được 
của em vào giấy: 
+ cách đọc hiểu văn bản thơ 
trữ tình 
+ Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn 
người phụ nữ trong tình yêu qua 
bài thơ 
+ Quan niệm của em về tình 
yêu có nét gì gần gũi và nét gì riêng 
so với quan niệm của Xuân Quỳnh 
trong bài thơ? 
- GV có thể yêu cầu trả lời 
theo 3 nhóm, mỗi nhóm 1 câu. Thu 
phiếu trả lời để đánh giá mức độ 
các năng lực của HS 
thân vào tình yêu bất diệt. Tan ra là mong ước được 
hi sinh và dâng hiến, cũng là mong được sống hết 
mình, sống mãnh liệt trong tình yêu. 
- NT: + Cấu trúc câu cầu khiến -> khát vọng, 
mong muốn mãnh liệt 
+ Từ chỉ không gian vô tận biển lớn đi kèm từ 
chỉ thời gian vĩnh hằng ngàn năm -> cái vĩnh hằng, 
trường tồn 
+ Giọng thơ trở lại sôi nổi, thiết tha, dâng trào 
cảm xúc 
- Con người sẽ chiến thắng được sự hữu hạn 
và ngắn ngủi của kiếp người khi sống hết mình cho 
tình yêu, khi hòa tan mình trong cái vô biên, vĩnh 
hằng của tình yêu. Quan niệm cho thấy một trái tim 
nhân hậu, vị tha và yêu hết mình của Xuân Quỳnh. 
III. Tổng kết 
1. Cách đọc thơ trữ tình 
2. Giá trị bài thơ Sóng 
2.1. Nội dung 
2.2. Nghệ thuật 
IV. Hiệu quả của đề tài 
1. Đối tượng áp dụng của đề tài 
 - Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp 12 nói riêng ở các trình độ khác nhau 
(trung bình, khá, giỏi) và học sinh THPT nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 
 - Đề tài được dùng cho giáo viên văn làm tài liệu tham khảo trong dạy học. 
2. Phạm vi áp dụng của đề tài 
 - Đề tài được áp dụng ở các trường THPT chuyên và không chuyên trên địa 
bàn tỉnh Nghệ An. Tính chất của đề tài có thể được ứng dụng ở phạm vi rộng hơn, 
có thể áp dụng được trong việc dạy văn 12 chương trình THPT hiện hành trên toàn 
quốc. 
3. Hiệu quả của đề tài 
 - Đề tài tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh, giúp các 
em có thể tự đọc một văn bản thơ trữ tình mới. 
30 
 - Đề tài tiếp tục phát triển năng lực toàn diện cho học sinh theo tinh thần giáo 
dục phổ thông mới lấy học sinh làm trung tâm, góp phần vào nỗ lực đổi mới phương 
pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. 
 - Đề tài được thực hiện với tinh thần khoa học, giúp giáo viên không chỉ ứng 
dụng cho một văn bản mà có thể ứng dụng cho loạt bài cùng dạng, giúp tiết kiệm 
thời gian. 
- Với học sinh, khi học theo phương pháp này sẽ có thêm hứng thú, hiệu quả 
bài làm kiểm tra được nâng cao, chất lượng môn văn vì vậy cũng mang tính thực 
chất hơn, các em sẽ tự tin hơn khi tham gia các kì thi học sinh giỏi hay thi THPTQG, 
tuyển sinh đại học. Cụ thể, sau khi học, với đề kiểm tra “Cảm nhận về quan niệm 
tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng, từ đó gợi cho anh/chị liên hệ gì với 
quan niệm tình yêu của người phụ nữ hôm nay?” các em hào hứng hơn hẳn, chất 
lượng bài viết cũng tốt hơn. Phần lớn các em đều thể hiện được suy nghĩ riêng của 
mình, nhiều em có những liên hệ, kiến giải, bình luận sâu sắc. Tiến hành cho kiểm 
tra trên 2 lớp 12C2 và 12C6 sau khi học, kết quả thu được rất khả quan: 
+ Học sinh hiểu được quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ: 89% 
+ Học sinh biết sử dụng thao tác so sánh, liên tưởng các tác phẩm khác và biết 
liên hệ vấn đề từ tác phẩm với thực tiễn: 80% 
+ Học sinh thể hiện được kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình: 85% 
Nhờ có thói quen liên hệ bản thân và cuộc sống xung quanh với các vấn đề 
trong văn học, tôi nhận thấy học trò tự tin hơn trong các phát biểu, có những suy 
nghĩ sâu sắc hơn và biết cân nhắc lựa chọn hành vi, thái độ trong ứng xử, giao tiếp. 
Đây là hiệu quả thầm lặng nhưng lại rất có ý nghĩa với quá trình hình thành nhân 
cách và quan niệm sống của các em. Điều mà văn học với chức năng đặc thù tiếp 
nhận có thể làm được một cách hết sức tự nhiên, nhuần nhị. 
- Đề tài còn khuyến khích các em quan tâm đến những vấn đề xã hội, thời đại 
đang diễn ra xung quanh mình, và lắng nghe chính tiếng nói bên trong mình để việc 
đọc văn thực sự mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời, nhờ mối liên hệ gần gũi ấy, 
những giá trị tốt đẹp trong văn chương sẽ hướng các em trở thành những con người 
nhân văn cho dù quan niệm sống có khác nhau. 
31 
C. KẾT LUẬN 
I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 
1. Tính mới 
 - Đề xuất hướng dạy đọc hiểu bài thơ Sóng vừa đi đúng đặc trưng thể loại thơ 
trữ tình vừa phù hợp với bối cảnh xã hội, tâm lý độ tuổi học sinh THPT. Cách làm 
này góp phần khắc phục tình trạng dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về 
kiến thức hàn lâm mà thiếu đi tính ứng dụng thực tiễn. 
 - Sáng kiến đã đưa ra những giải pháp cụ thể, những dẫn liệu và phân tích mới 
mẻ, có tính thực tiễn cao, để dạy đọc hiểu bài Sóng nhằm phát huy vai trò trung tâm 
của người học - yêu cầu then chốt của công cuộc đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện 
ở nước ta hiện nay. 
2. Tính khoa học 
 Sáng kiến đã dựa trên những cơ sở lý thuyết và thực tiễn cụ thể, xác thực, đưa 
ra những giải pháp có tính khoa học. Những giải pháp đề xuất đều bám sát các 
nguyên tắc dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường nói chung, dạy thơ trữ tình 
nói riêng: đọc hiểu theo đặc trưng tiếp nhận văn học; đọc hiểu theo đặc trưng thể 
loại; đặt tác phẩm trong cái nhìn đối sánh với các tác phẩm cùng đề tài; tìm hiểu tác 
phẩm phù hợp với bối cảnh xã hội và tâm lý lứa tuổi tiếp nhận Những khảo sát 
thực tiễn kèm theo củng cố thêm tính khoa học của việc triển khai đề tài. 
3. Tính hiệu quả 
 Đề tài mang lại hiểu quả cao trong việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trong 
nhà trường phổ thông, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo 
định hướng lấy người học làm trung tâm. Những hiệu quả cụ thể về kinh tế, xã hội, 
chúng tôi đã trình bày ở phần trên. 
II. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 
 Đề tài có thể được phát triển ở phạm vi đối tượng nghiên cứu rộng hơn. Hướng 
đi này có thể triển khai được với tất cả văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ 
văn THCS và THPT. Tùy thuộc vào đối tượng học sinh cụ thể, văn bản cụ thể, môi 
trường giáo dục cụ thể, giáo viên có những ứng biến hợp lý dựa trên các giải pháp 
đã đề xuất của đề tài. 
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 
 Khi tiến hành ứng dụng hướng đi này vào dạy đọc hiểu văn bản thì đồng thời 
giáo viên cũng cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Lâu nay, cùng 
với cách dạy truyền thống, việc kiểm tra đánh giá học sinh cũng nặng về nội dung, 
hàm lượng kiến thức thu nhận được mà chưa chú trọng đúng mức đến kĩ năng, thái 
độ và mục tiêu làm người của học sinh. Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH của Bộ 
Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra nhấn mạnh cần tăng 
cường câu hỏi ở mức độ thông hiểu, sáng tạo; khuyến khích đánh giá bằng nhiều 
32 
phương pháp và kĩ thuật mới. Vì vậy, xu hướng ra đề kiểm tra “mở” giúp học sinh 
thể hiện được những suy nghĩ, sáng tạo, kiến giải của riêng mình là một đòi hỏi tất 
yếu của thời đại. Trong bối cảnh đó, khi kiểm tra các văn bản đọc hiểu trong chương 
trình, giáo viên nên tăng cường các câu hỏi gợi mở, liên hệ vấn đề trong tác phẩm 
với thực tiễn để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, từ đó 
đánh giá toàn diện hơn về các năng lực cần có ở người học. 
Trên thực tế, việc học của chúng ta vẫn được tổ chức chủ yếu trong không gian 
lớp học, với khuôn khổ của 1 tiết 45 phút. Vì vậy, nếu có điều kiện thực nghiệm dạy 
học văn bản trong nhà trường ở một không gian rộng hơn, gần gũi hơn với cuộc 
sống, với số lượng học sinh đông hơn của nhiều lớp cùng lúc chẳng hạn thì phương 
pháp dạy đọc hiểu này càng có điều kiện phát huy hiệu quả. Đi liền với việc học, 
việc kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay cũng chủ yếu làm trên giấy với hai hình 
thức tự luận và trắc nghiệm. Với phương pháp kiểm tra này, học sinh chỉ thể hiện 
được năng lực trình bày, lập luận. diễn đạt còn những năng lực cần thiết khác cho 
cuộc sống như trình bày một vấn đề trước đám đông, hợp tác nhóm, giải quyết tình 
huống mâu thuẫn, khả năng độc lập, sáng tạo thì còn hạn chế. Trong điều kiện phù 
hợp, nên tăng cường thời lượng cho các giờ xê-mi-na để việc đánh giá học sinh mang 
tính thực tế hơn. Ngoài ra, trong các giờ học đọc hiểu, việc đưa ra những câu hỏi gợi 
mở liên hệ văn bản với đời sống sinh động chính là cách làm hiệu quả để đánh giá 
năng lực tự chủ, thực tiễn của người học. 
 Nghệ An, ngày 1/4/2019 
 Người thực hiện 
Lê Thanh Huyền 
33 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông – một góc 
nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
2. Lê Hương (2014), Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên, 
https://www.chungta.com. 
3. Phương Lựu (Cb – 2002), Lý luận văn học, tập 1, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 
4. Nguyễn Đăng Mạnh (Cb – 2010), Phân tích bình giảng tác phẩm 12 nâng cao, 
Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
5. Trần Đình Sử (2013), Đọc hiểu văn bản – khâu đột phá trong nội dung và phương 
pháp dạy học văn hiện nay, https://trandinhsu.wordpress.com. 
6. Lê Thị Hồng Xuyên (2014), Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực người học, www.cdcdlaocai.edu.vn. 
34 
PHỤ LỤC: Một số hình ảnh tiết dạy thực nghiệm 
35 

File đính kèm:

  • pdfvideo_77.pdf
Sáng Kiến Liên Quan