Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt Tập làm văn

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nơi các em bước vào ngưỡng cửa tri thức. giai đoạn này các em được cung cấp hai luồng tri thức thông qua hai môn học chính đó là: Tiếng Việt và Toán. Mỗi môn học có nhiệm vụ riêng có hướng giáo dục tri thức riêng, nhưng vẫn tác động qua lại lẫn nhau và cùng với các môn học khác tạo nên một nền tảng vững vàng cho các cấp học sau. Trong đó môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh bốn kĩ năng cơ bản đó là: “Nghe, nói, đọc, viết”, mà trong môn học này lại có các thành viên cấu thành là các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác.

doc26 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 5301 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch hợp lồng ghép phương pháp đặc trưng khi dạy phân môn Tập làm văn lớp 3. 
2. Dạy học theo quan điểm giao tiếp
      Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kĩ năng diễn đạt thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với thầy, cô, cha mẹ, bạn bè, và mọi người xung quanh.
      Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm này, giáo viên tạo cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện tập, không quá nặng về lý thuyết như phương pháp dạy truyền thống. Do vậy học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, tích cực sáng tạo trong làm văn. Việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh thông qua phân môn Tập Làm Văn đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu. Ví dụ: Giảng dạy bài tập nghe, tập nói, và kể lại câu chuyện “ Giấu cày” Tập làm văn tuần 1: Qua việc kể mẫu của giáo viên, quan sát tranh, gợi ý sách giáo khoa... Học sinh kể nội dung câu chuyện như sau: Có một người đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm. Bác ta liền hét to trả lời : 
- Để tôi giấu cái cày vào bụi đã.
Về nhà bác liền bị vợ trách: 
- Ông giấu cái cày mà hét to thế, kẻ gian biết chỗ nó lấy mất cái cày thì sao. Lát sau, cơm nước xong, bác ta ra ruộng, quả nhiên cái cày bị mất. Bác ta liền chạy một mạch về nhà, nói thầm vợ:
- Nó lấy mất cái cày rồi.
Qua giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau (kể cho nhau nghe), việc kể lại nội dung câu chuyện trước lớp giúp các em thấy được sự phê phán hóm hỉnh, hài hước và kể lại nội dung câu chuyện với giọng kể, cử chỉ, điệu bộ gây cười ở ngưòi nghe, nét mặt phù hợp, nâng tính kịch tính câu chuyện lên cao hơn. Song song với việc rèn luyện kĩ năng nghe, nói học sinh rèn kĩ năng viết: Nắm kĩ thuật viết, luật viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh, đúng về ngữ pháp, bố cục văn cảnh hoặc môi trường giao tiếp. Mỗi bài văncủa học sinh không đơn thuần là kể, tả ngắn về con người, sự vật, sự việc thông qua đó thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá, thái độ yêu – ghét, trân trọng hoặc phê phán các em. Thông qua bài viết của các em về một vấn đề nào đó. Bổ trợ cho việc rèn kĩ năng nghe – nói trong tiết tập làm văn, phần kể chuyện của tiết tập đọc kể chuyện cũng chú trọng rèn kĩ năng giao tiếp.
 Ví dụ: Dạy tập đọc kể chuyện tiết 2, bài “Đất quý đất yêu” tuần 11: Nhiệm vụ của học sinh là: Quan sát tranh, sắp xếp tranh theo trình tự nội dung câu chuyện Đất quý đất yêu. Sau đó dựa vào tranh kể lại câu chuyện đúng nội dung, ngắn gọn, từ ngữ xúc tích, dễ hiểu, biết kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ để câu chuyện thêm hấp dẫn sinh động; giúp người nghe thấy được phong tục tập quán của người Ê-ti-ô-pi-a: Họ coi đất đai là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. thông qua kể lại câu chuyện theo tranh, học sinh hình thành và rèn luyện khả năng diễn đạt, phục vụ tốt cho bài tập nói của tiết Tập làm văn.
* Tóm lại: Học sinh rèn kĩ năng quan sát, nói-viết, rút ra những nét điển hình, đặc trưng của từng vùng miền, thấy được vẻ đẹp đáng yêu, đáng tự hào của mỗi vùng miền, từ đó hình thành nuôi dưỡng tình cảm gắn bó, yêu thương, ý thức giữ gìn, xây dựng quê hương đất nước. Ngoài ra, mỗi giáo viên cần chú trọng vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, khơi dậy ở các em những cảm xúc, đánh thức tiềm năng cảm thụ văn học và có nhu cầu thể hiện, bày tỏ cảm thụ đó với người khác. Như vậy, Mỗi bài nói bài viết sẽ chính là tâm hồn tình cảm của các em, các em sẽ thêm yêu văn - yêu cái hay cái đẹp, yêu tiếng Việt - giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
3. Tổ chức tốt việc quan sát, hướng dẫn học sinh cách dùng từ, giọng kể, điệu bộ khi làm văn nghe - nói - viết.
Với đặc điểm vốn từ còn hạn chế, nên học sinh lớp 3 gặp nhiều khó khăn trong việc nghe – nói - viết - kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình. Do vậy, giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động quan sát từng đường nét, màu sắc, hình ảnh, nội dung thể hiện của tranh. học sinh cảm nhận được nét đẹp của cảnh vật, con người và muốn bày tỏ trao đổi với bạn, với thầy cô.
Để làm tốt hoạt động này, trước hết giáo viên chú ý cho học sinh sử dụng gợi ý trong sách giáo khoa, lắng nghe cô kể, bạn kể,để nhớ được các ý chính của nội dung câu chuyện. Giáo viên chú trọng về lời văn kể và nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Giáo viên cần hướng cho các em cách chon lựa, sử dụng từ ngữ, hình ảnh diễn đạt sao cho dễ hiểu, sinh động. Có như vậy người nghe đọc sẽ dễ dàng hình dung, tưởng tượng, nắm bắt được sự việc,nhất là tình cảm của các em muốn thể hiện qua bài nói, bài viết. Người nghe, người đọc tuy không trược tiếp nhìn diện mạo của nhân vật, xem bối cảch của sự việc qua hình ảnh miêu tả, so sánh cùng với những tình cảm, thái độ, sự đánh giá của các em. Đó chính là điểm mạnh của nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
*Ví dụ: Dạy tập làm văn tuần 12. Cụ thể ở bài tập 2: yêu cầu học sinh viết đoạn văn quan sát tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta. 
Thông qua việc quan sát tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta, Giúp học sinh nắm nội dung của tranh (ảnh), thấy vẻ đẹp của tranh (ảnh), từ đó các em lựa chon từ ngữ thích hợp để nói và viết thành đoạn văn, giúp cho người nghe - đọc tuy không quan sát tranh (ảnh) nhưng vẫn thấy được vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh mà học sinh nói đến. Thêm vào đó, những yếu tố phi ngôn ngữ như: Điệu bộ, nét mặt, giọng điệu của các em khi nói sẽ làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục đối với người nghe. Do đó, giáo viên cũng cần khuyến khích các em rèn luyện khả năng sử dụng những yếu tố phi ngôn ngữ này.
4. Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động trong tiết dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới
Việc tổ chức tốt các hình thức dạy học nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động và tích cực. Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như: Học sinh thảo luận nhóm, đàm thoại với nhau hoặc với chính các thầy cô, hoặc hoạt động các nhân (độc thoại) về một vấn đề. Các hình thức tổ chức hoạt động học có thể là: Đóng các hoạt cảnh, vận dụng các trò chơi trong tiết học, các cuộc thi tiếp sức,... Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức, tích cực, tự giác “học mà chơi, chơi mà học”. Không khí học tập thoải mái khiến học sinh mạnh dạng, tự tin khi nói. Các em dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người một cách lưu loát, rành mạch, dễ hiểu.
So sánh với phương pháp dạy tập làm văn lớp 3 truyền thống: Mỗi tiết tập làm văn chú trọng đến mục tiêu là hình thành bài văn theo một đề tài thuộc một thể loại văn nào đó dưới dạng nói hoặc viết. tiết học diễn ra theo tiến trình: Giáo viên hướng dẫn làm bài dựa theo dàn bài thuộc thể loại chung, đưa ra các câu hỏi gợi ý... khiến cho học sinh dễ nhàm chán, có cảm giác bị bắt buộc theo khuôn mẫu không khuyến khích được học sinh nói, viết những cảm xúc, nhận xét, đánh giá, sự miêu tả của chính các em. Trong chương trình sách giáo khoa lớp 3, mỗi tiết Tập làm văn là một hệ thống bài tập có tính định hướng, gợi mở, với nhiều dạng bài: Nghe-nói, nói- viết, nghe-nói-viết... Vì vậy, giáo viên vẫn bám sát mục đích, yêu cầu của tiết dạy, bài dạy nhưng linh hoạt, chủ động hơn trong cách tổ chức hoạt động dạy-học, phân bổ thời gian hợp lý, vừa tránh được những nhược điểm nêu trên vừa tạo được không khí học tập phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Ví dụ: Tiết tập làm văn (tuần 11) với hệ thống bài tập như sau:
Bài 1: Nghe kể lai câu chuyện “Tôi có đọc đâu”. Yêu cầu học sinh nghe và kể lại câu chuyện. Giáo viên sử dụng các hình thức dạy học:
- Giáo viên kể mẫu nội dung câu chuỵên
- Thảo luận theo nhóm, theo cặp, học sinh dựa vào gợi ý sách giáo khoa, tranh và việc nghe giáo viên để kể lại nội dung câu chuyện cho nhau nghe.
- Đại diện từng nhóm kể trước lớp.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Cách tổ chức các hình thức hoạt đông  nêu trên huy động được tất cả học sinh tham gia vào hoạt động học tập, tạo được không khí thi đua học tập giữa từng học sinh với nhau và giữa các nhóm học sinh.
Bài 2: Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở. Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân với vở bài tập. Giáo viên sử dụng các hình thức dạy học sau:
- Cá nhân học sinh làm trong vở bài tập.
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá.
( Học sinh đang tổ chức cho các bạn chia sẻ bài viết về quê hương )
Tóm lại ở hai bài tập này giáo viên nên sử dụng và phối hợp linh hoạt các hình thức dạy tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới, tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh tham gia các hoạt động học một cách hào húng, tích cực, sáng tạo.
Ví dụ: Tiết Tập làm văn (tuần 22) với hệ thống bài tập.
Bài 1: Kể về người lao động trí óc mà em biết.
- Giáo viên cho hoc sinh làm việc cá nhân (làm trong vở bài tập).
- Trao đổi nhóm, kể cho nhau nghe về người lao động trí óc.
- Sau khi thống nhất các em cử đại diện nhóm lên trình bày.
- Học sinh các nhóm khác nghe nhận xét, bổ sung.
( Hoạt động chia sẻ trong nhóm trong tiết Tập làm văn lớp 3b)
Bài 2: Viết những điều mà em vừa kể vào đoạn văn.
- Học sinh phải biết viết những điều em vừa kể thành đoạn văn với câu văn đúng, hay, biết sử dụng hình ảnh, từ ngữ phù hợp.
* Như vậy, trong một tiết học, học sinh vừa luyện kể (luyện nói), vừa luyện viết đoạn văn (văn bản), nên việc giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong dạy tập làm văn và nhiệm vụ cần thiết. 
5. Dạy học hướng vào học sinh và chú trọng các hình thức dạy học cá nhân. 
Dạy Tập làm văn theo hướng tập trung vào học sinh không phải chỉ tìm ra một câu trả lời có sẵn mà học sinh phải đưa ra được câu trả lời trên cơ sở suy nghĩ và hiểu biết của chính các em. Quá trình tư duy đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng những vốn tri thức, hiểu biết phù hợp với vấn đề đặt ra trong câu hỏi; phân tích, sắp xếp những tri thức đó, đưa ra với vấn đề đặt ra trong câu hỏi ; phân tích, sắp xếp những tri thức đó, đưa ra những kết luận, phương án trả lời tốt nhất. Nói ngắn gọn lại: Học sinh tìm câu trả lời qua việc thu thập, sàng lọc thông tin và phân tích dữ kiện.
Ví dụ: Dạy Tập làm văn tuần 5. Có bài tập như sau : Tập tổ chức cuộc họp.
- Học sinh chọn nội dung cuộc họp cho phù hợp.
- Xác định mục đích cuộc họp, nguyên nhân cuộc họp.
- Người điều hành cuộc họp thống nhất ý kiến, thống nhất phương án giải quyết vấn đề, giao việc cho từng thành viên.
* Như vậy, thông qua một số tiết Tập làm văn đã phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng cho học sinh làm bài. 
6. Dạy học phối kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp
6.1. Dạy văn thông qua các hoạt động ngoài khoá: Giúp học sinh có những hiểu biết ngoài kiến thức được học trong chương trình chính khoá. Do đó việc phối kết hợp với các hoạt động ngoài gìơ lên lớp rất cần thiết. Qua các hoạt động ngoài giờ, học sinh được rèn luyện bằng nhiều hình thức khác nhau, có nội dung liên quan đến bài học của các em. Giáo viên giảng dạy cần có sự phối kết hợp chặc chẽ với giáo viên tổng phụ trách, thông qua các buổi chào cờ nói về gương người tốt việc tốt, tổ chức các hoạt động: Thi giai điệu tuổi hồng, tập diễn các tiểu phẩm, thi kể chuyện, đọc thơ, thi các môn năng khiếu,... Hoặc thông qua các buổi lễ khai giảng học sinh có thể viết những cảm xúc, những kỉ niệm đẹp của các em về ngày đầu tiên đi học (bài học tuần 6)... Hay qua các buổi lễ kết nạp đội viên TNTP Hồ Chí Minh, giúp các em viết tốt hơn đơn xin vào Đội, sinh hoạt trong các câu lạc bộ, tổ chức của Đội ... Ví dụ: Tham dự Hội thi tim hiểu về Đội .Từ thực tế đó, học sinh sẽ có thêm hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh, Giúp các em viết tốt hơn đơn xin vào đội (tiết Tập làm văn tuần 2), với yêu cầu: Em hãy viết đơn xin vào đội với mẫu in sẵn.
	( Hoạt động ngoài giờ cho trẻ khám phá mô hình biển đảo nước ta )
( Tổ chức cho học sinh quan sát và trải nghiệm về vẻ đẹp quanh em)
6.2. Dạy tập làm văn thông qua các hoạt động đọc sách báo truyện
Kích thích trí tưởng tượng của trẻ.Trí tưởng tượng của trẻ càng cao thì khả năng ngôn ngữ càng tốt. Bạn có thể khích thích trí tưởng tượng của trẻ bằng cách kể một câu chuyện với nhiều nhân vật và yêu cầu trẻ tưởng tượng ra cái kết của câu chuyện hay hình dáng của các nhận vật. Một quyển tranh tô màu hay những trò chơi liên quan đến trí tưởng tượng chắc chắn sẽ làm trẻ thích thú và phát huy được trí tưởng tượng của mình.
Khuyến khích trẻ đọc sách. Hãy chọn những quyển sách có chủ đề mà trẻ yêu thích và khuyến khích con đọc sách mỗi ngày. Cách này sẽ giúp trẻ yêu thích đọc sách, tăng khả năng từ vựng và tăng khả năng viết lách, giúp trẻ viết câu chuẩn hơn, hay hơn.
 ( Học sinh đang đọc sách báo, truyện trong các hoạt động ngoại khóa )
7. Dạy học tốt tập làm văn bằng cách rèn thói quen cho trẻ.
Dạy trẻ cách ghi chép những câu/đoạn văn hay. Mỗi ngày hãy khuyến khích con viết 1 câu hoặc đoạn văn mà con cảm thấy thích vào sổ tay của mình và thường xuyên mở ra xem. Thói quen này sẽ giúp con bổ sung vốn từ, cấu trúc câu hay một cách tự nhiên. Đồng thời cách viết của con sẽ trở nên hay hơn, thú vị hơn và trẻ cũng thích thú với việc học văn hơn.
8. Dạy tập làm văn theo hướng đổi mới ở tất cả các khối lớp.
Nội dung kiến thức chương trình sách giáo khoa mới biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, nâng cao cao dần về mức độ và lượng kiến thức qua từng lớp học. Do đó để đạt được hiệu quả tốt trong giảng dạy tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới cần thực hiện đồng bộ viẹc đổi mới phương pháp ở tất cảc các khồi lớp trước (lớp 1-2) và đựợc tiếp theo ở lớp 4-5.Cụ thể: Dạy học sinh tập nói thành câu, nói theo chủ đề, nội dung, nhìn tranh nói thành câu. Đối với lớp 2: Dựa trên nền tảng kiến thức mà các em đã học được ở lớp 1, nâng cao mức độ vừa phải: Kể lại câu chuyện đã học, nói - viết thành câu, đưa ra các mẫu câu (ai làm gì? Ai như thế nào? ...), viết đoạn văn từ 2-3 câu. Đối với lớp 3: Luyện nghe, luyện nói, luyên viết: mẫu câu rộng, bao quát hơn; yêu cầu về câu cao hơn, câu đúng ngữ pháp, biết sử dụng biện pháp tu từ, so sánh, nhân hoá, câu văn giàu hình ảnh. Đặc biệt phần luyện viết với số lượng câu văn tăng lên (5-7 câu), đã chú ý đến kết cấu đoạn văn và diễn đạt cảm xúc trong câu văn, đoạn văn. Đối với lớp 4: Học sinh luyện nói câu chuyện đã nghe, đã đọc, xây dựng cốt truyện có nhân vật, kể chuyện dựa trên cốt truyện có sẵn hoặc tưởng tượng; luyện viết: câu thành phần phụ, sử dụng biện pháp tu từ, nhân hoá theo nhiều kiểu khác tiến tới viết thành bài văn. Đối với họ sinh lớp 3: học sinh luyện nói hoàn chỉnh về câu sử dụng nhiều biện pháp tu từ ( so sánh, nhân hóa ) trong bài viết, viết thành bài văn hoàn chỉnh với số lượng câu tuỳ theo bố cục nội dung bài. Học sinh biết bộc lộ cảm xúc khi tả, kể, viết.
* Tóm lại: Kiến thức ở các lớp có một mối liên hệ logic: Kế thừa, mở rộng, nâng cao. Do đó muốn dạy Tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới còn phải đổi mới tất cả các khối lớp. 
C. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Để có nhiều học sinh học tốt phân môn tập làm văn, trước tiên tôi phải quan tâm tới đối tượng học sinh của lớp mình. Từ đó tôi tiến hành xây dựng các kế hoạch cũng như biện pháp cụ thể mà bản thân tôi đã thực hiện theo trình tự : Tiếp cận, gợi ý, khám phá, lĩnh hội kiến thức, thực hành luyện tập. Từ đó sẽ rèn luyện kỹ năng nói, viết và cảm thụ văn học. Từ những biện pháp trên tôi thấy chất lượng đi lên rõ rệt. Bên cạnh những biện pháp là những phương pháp tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh tự pháp vấn, tự chiếm lĩnh. Luôn có những biện pháp kết hợp giữa mới và cũ, thực tiễn, trực tiếp, gián tiếp, để hướng dẫn học sinh nắm bắt nhanh và nhạy bén hơn để gây sự hứng thú trong học tập làm sao có những bài viết lý thú bổ ích.
Với việc áp dụng các biện pháp trình bày ở trên, lớp tôi đã thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Hoàn thành Tốt
Tỉ lệ
Hoàn thành
Tỉ lệ
Hoàn thành ở mức độ vừa cập
Tỉ lệ
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ
23
06
26%
14
61%
03
13%
0
Qua 2 lần khảo sát học sinh tôi thấy kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt Tập làm văn của bản thân tôi đối với học sinh lớp 3 trường Tiểu học số 1 Khánh Yên Thượng đã có hiệu quả. Tôi thấy chất lượng học sinh tăng lên rõ rệt. Học sinh học khá lên ở tất cả các môn học. 
Thông qua thử nghiệm theo hướng trên, tôi đã thu rất nhiều kinh nghiệm và có kết quả: học sinh thích thú hơn, mạnh dạn hơn, vốn từ của học sinh phong phú hơn, câu văn giàu hình ảnh,...
	Từ kết quả trên dẫn đến học sinh học tốt môn Tiếng Việt nói chung và tạo đà học tốt các môn học khác và từ đây học sinh sẽ viết đúng, viết chính xác không còn sai lỗi chính tả, nói và viết đủ câu trong giao tiếp cũng như trong khi làm bài.
	Từ những kinh nghiệm này áp dụng vào các bài học, học sinh có những hứng thú ham học, trong khi làm bài cũng như trong giao tiếp học sinh viết và nói đủ câu không còn tình trạng nói, viết thiếu thành phần trong câu. Các em tự tin hơn trong giao tiếp, vốn ngôn ngữ của các em không còn hạn chế như khi chưa được hướng dẫn. 
	Dưới đây là một số hình ảnh về kết quả học tập của các em học sinh lớp tôi phụ trách 
D. PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của sáng kiến đối với công việc giảng dạy.
 Sáng kiến đã mang lại cho người dạy học kiến thức và phương pháp chuyên sâu trong việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học.
Giúp học sinh lớp 3 có những phương pháp học tập hiệu quả trong quá trình học Tập làm văn.
 Góp phần vào việc Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 
 Phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh đồng thời thúc đẩy phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt trong ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện nhà.
II. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến.
Qua thực tế giảng dạy phân môn Tập làm văn, tôi thấy rằng: Điều cốt yếu của Tập làm văn là phân môn có nhiệm vụ rèn kỹ năng nói và viết cho học sinh. Học sinh nói được văn bản đủ ý, đúng ngữ pháp và theo một trình tự hợp lý. Trên cơ sở văn bản nói, các em rèn kỹ năng viết để tạo thành những văn bản hoàn chỉnh, sinh động. Qua những bài văn của mình, học sinh cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, con người  Từ đó các em càng thêm tự hào về thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài rút ra bài học kinh nghiệm:
1. Dạy Tập làm văn theo phương pháp “ tích hợp - lồng ghép” các phân môn trong môn Tiếng Việt. Biết kết hợp chặc chẽ mối quan hệ về yêu cầu kiến thức phân môn Tập làm văn của các khối lớp.
2. Chú trọng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, rèn kĩ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh.
3. Giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh cách quan sát tranh, cách dùng từ, giọng kể, lời nhân vật, nói viết thành câu.
4. Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi. 
5. Giáo viên tổ chức, phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. 
6. Dạy học hướng tập trung vào học sinh, coi học sinh là chủ thể hoạt động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh tri thức và rút ra kết luận phù hợp với bài học.
7. Giáo viên biết cách phối hợp hoạt đông học tập với các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Muốn các em học tốt hơn nữa phân môn Tập làm văn, người thầy phải đầu tư nghiên cứu các tài liệu và học hỏi nhiều hơn trong thực tế, ở đồng nghiệp giàu kinh nghiệm. Luôn quan tâm sâu sát đến hoàn cảnh, môi trường sống của từng học sinh cũng như khả năng nhận thức của mỗi em để có những biện pháp phù hợp, sự động viên kịp thời giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập.
Với khả năng có hạn, trong quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn nên trong đề tài này tôi chỉ có thể trình bày một số vấn đề ở trên với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt Tập làm văn.
Cùng với một khoảng thời gian nghiên cứu và thực hiện sáng kiến tại đơn vị trường Tiểu học số 1 Khánh Yên Thượng không trách khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp, các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân thành cảm ơn!
 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT 
	 Trần Thị Thơm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3.
2, Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học- Lê Phương Nga.
3, Dạy học Tập đọc ở Tiểu học- NXBGD năm 2001.
4, Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học- Nguyễn Thị Hạnh- NXBĐH Quốc gia Hà Nội, 2002.
5, Phương pháp dạy học Tiếng Việt 3-NXBGD.

File đính kèm:

  • docSKKN_lop_3.doc
Sáng Kiến Liên Quan