Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 3 sử dụng dấu phẩy trong phân môn Luyện từ và câu

Nội dung sáng kiến:

- Theo cách giảng dạy trước đây, giáo viên thường lúng túng khi giảng cho học sinh cách dùng dấu phẩy để làm bài tập Luyện từ và câu, viết câu văn, đoạn văn. Bên cạnh đó, các em học sinh cũng rất e ngại khi làm bài tập hay viết đoạn văn có dùng dấu phẩy. Các em thường dùng sai vị trí hoặc lạm dụng dấu phẩy quá nhiều. Với kinh nghiệm tôi đưa ra sẽ giúp giáo viên dễ dàng giảng giải cho học sinh mà vẫn khiến các em hiểu bài nhanh và dùng dấu phẩy chuẩn xác. Từ đó nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh. Đồng thời cũng giúp nâng cao chất lượng dạy-học các phân môn khác của môn Tiếng Việt như Tập đọc- Kể chuyện, Tập làm văn.

- Có khả năng áp dụng cho tất cả giáo viên tiểu học. Mỗi giáo viên cần:

• Nắm được các chức năng của dấu phẩy trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.

• Biết lựa chọn và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất cho tiết học.

- Hiện nay, giáo viên và học sinh đã hứng thú hơn việc sử dụng dấu phẩy. Các giáo viên không còn lúng túng khi giảng dạy cách dùng dấu phẩy cho học sinh. Bên cạnh đó, các em học sinh cũng hào hứng hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, nắm chắc cách dùng dấu phẩy. Các em còn vận dụng tốt việc sử dụng dấu phẩy vào đọc bài, viết câu văn, đoạn văn.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 3 sử dụng dấu phẩy trong phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể học sinh biết được Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc đang chung sống và hiểu nghĩa từ “đồng bào” đồng thời giúp học sinh biết mặc dù có sự khác nhau về phong tục, tập quán nhưng chúng ta cùng chung sống trên một đất nước thì phải yêu thương nhau.     
  Dân tộc Kinh Dân tộc Gia – rai
                   Dân tộc Ê – đê             Dân tộc Ba - na
  Dân tộc Dao Dân tộc Mường 
	Sau khi học sinh điền được dấu phẩy vào đoạn văn, giáo viên giúp học sinh rút ra tác dụng dấu phẩy: Dấu phẩy được dùng để tách các từ, cụm từ cùng làm bộ phận chính thứ nhất, cùng làm bộ phận chính thứ hai trong câu.
4.3.5. Hướng dẫn học sinh vận dụng, tự học và phát triển dạng bài.
4.3.5.1. Cách vận dụng vào nói, viết.
	Sau khi giải quyết xong bài tập bằng các cách làm như trên đã nêu, giáo viên có thể đưa thêm yêu cầu: Em hãy đọc lại câu văn(đoạn văn) vừa điền dấu phẩy. Nhớ ngắt nghỉ hơi cho đúng. Với yêu cầu này sẽ giúp các em biết cách đọc ngắt nghỉ hơi hợp lí khi gặp dấu câu, biết nghe và nhận xét cách dùng dấu câu của bạn.
	Trong các tiết tăng của buổi hai trong ngày, giáo viên có thể củng cố kiến thức về dấu phẩy qua yêu cầu như: Em hãy viết một câu văn(đoạn văn) trong đó có dùng dấu phẩy. Với yêu cầu này sẽ giúp các em rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy, đồng thời rèn kĩ năng viết đoạn văn cho các em.
4.3.5.2. Cách phát triển dạng bài tập 1:
Giáo viên có thể đưa ra yêu cầu trong các tiết tăng như: Em hãy chép lại một đoạn văn và bỏ đi các dấu phẩy để bạn điền lại các dấu phẩy đó giúp em. Hoặc: Đoạn văn sau đây đã dùng sai vị trí dấu phẩy, em hãy sửa lại cho đúng.
Với hai yêu cầu này sẽ giúp các em phát triển năng lực tự phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác của các em. Các em sẽ phải vận dụng toàn bộ vốn hiểu biết về dấu phẩy để làm bài, đồng thời còn phát hiện và sửa được lỗi dùng sai dấu phẩy.
4.3.5.3. Hướng dẫn học sinh tự học trong giờ truy bài hoặc ở nhà bằng việc:
- Luyện đọc ngắt nghỉ hơi sau dấu câu.
- Tự viết câu văn, đoạn văn có dùng dấu phẩy.
Với các cách tự học trên học sinh sẽ củng cố, vận dụng tốt kiến thức về dấu phẩy, rèn tính tự học cho học sinh.
4.4. Cách dạy dạng bài 2:
	Ở dạng bài này yêu cầu học sinh lựa chọn hai hay ba loại dấu câu để điền vào câu văn trong đó có dấu phẩy. Dạng bài này giúp học sinh phân biệt được cách dùng các loại dấu câu và vận dụng chúng một cách tổng hợp và phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ: Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào chỗ trống?
Tuấn lên bảy tuổi em rất hay hỏi một lần em hỏi bố:
	- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?
	- Đúng đấy con ạ!- Bố Tuấn đáp.
	- Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?
(Tiếng Việt 3- tập 2 trang 135) 
4.4.1. Để giúp học sinh làm bài tập này được tốt giáo viên có thể sử dụng các biện pháp như dạng bài 1 theo các bước: 
Bước 1: Cho học sinh trao đổi theo nhóm nhỏ xem điền dấu chấm hay
 dấu phẩy cho từng ô trống.
Bước 2: Chơi trò chơi:
Giáo viên ghi sẵn bài ở hai bảng và có 4 thẻ ghi dấu chấm, dấu phẩy. Cử đại diện hai nhóm lên chơi. Nhóm nào điền nhanh điền đúng trong 1 phút, nhóm đó sẽ thắng.
Bước 3: Giáo viên gọi học sinh nhận xét. Cô tuyên dương nhóm thắng.
(Ô trống thứ nhất, thứ hai điền dấu chấm. Ô trống thứ ba, thứ tư điền dấu phẩy.)
Bước 4: Giáo viên gợi ý để các em rút ra tác dụng của dấu phẩy.
4.4.2. Hướng dẫn học sinh vận dụng, tự học và phát triển dạng bài.
	Tiến hành như dạng bài 1 nhưng với yêu cầu dùng tổng hợp hai hay ba loại dấu theo yêu cầu bài học. 
Ví dụ: Em hãy chép lại một đoạn văn và bỏ đi các dấu phẩy, dấu chấm để bạn điền lại các dấu câu đó giúp em. 
4.5. Biết lựa chọn và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất cho tiết học. 
Để dạy học về dấu phẩy có hiệu quả cao, giáo viên cần biết phối hợp nhịp nhàng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp như: 
	- Phương pháp hỏi- đáp.
	- Phương pháp dạy học phân hóa đối tượng.
	- Phương pháp trực quan.
	- Hình thức hoạt động nhóm đôi, nhóm 4, cá nhân, cả lớp.
Tóm lại, tùy từng dạng bài mà giáo viên vận dụng từng cách khác nhau để dạy sao cho học sinh dễ hiểu và làm bài tập đạt kết quả cao.
5. Kết quả đạt được
5.1. Đối với học sinh:
Tất cả học sinh rất hồ hởi đón nhận tiết Luyện từ và câu. Các em rất có ý thức học tập, chủ động trong việc tự tìm tòi kiến thức, tích cực, sôi nổi trong học tập. Nhiều em đã biết sử dụng dấu phẩy hoàn toàn chính xác, viết câu văn, đoạn văn sử dụng dấu câu hợp lí và đọc bài ngắt nghỉ chính xác. Tiết học đã diễn ra hoạt động trao đổi theo nhiều chiều khác nhau: Trò Trò, Thầy Trò, Trò Thầy. Học sinh có khả năng tự học, biết cách học.
Sau khi thực hiện giảng dạy theo phương pháp truyền thống đối chiếu với 
tiết dạy theo phương pháp đã nêu, tôi thu được kết quả như sau:	
 Các mức độ
Phương pháp
Hiểu cách dùng dấu phẩy
Vận dụng
 được
Chưa vận
dụng được
Truyền thống
70- 75%
60- 65%
 30- 35%
Phương pháp mới
95- 98%
90- 95%
5- 7%
Qua kết quả thể hiện trong bảng trên, có thể nhận thấy, với cách dạy tôi đã đưa ra số lượng học sinh hiểu, vận dụng được dấu phẩy vào làm bài, viết câu văn, đoạn văn tăng lên rất nhiều so với dạy học theo phương pháp truyền thống.
Qua phương pháp dạy đã nêu, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc cải thiện tình trạng sử dụng sai dấu phẩy của học sinh. Đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học khác ở Tiểu học. 
5.2. Đối với giáo viên:
Giúp giáo viên dễ dàng hơn khi dạy Luyện từ và câu, tự tin, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học, tiết dạy trở nên sôi động khiến học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động. 
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
6.1. Về nhân lực: 
Để áp dụng được sáng kiến đạt hiệu quả cao, ngoài việc giáo viên luôn phải trau dồi kiến thức và có phương pháp dạy học tích cực thì các yếu tố khác như (trường học, các cấp lãnh đạo) có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học của bộ môn này. Để sáng kiến được nhân rộng cần:
- Cán bộ quản lí cần nhận thức được tầm quan trọng của dấu câu nói chung và dấu phẩy nói riêng trong dạy và học Tiếng Việt Tiểu học. Triển khai các hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đọc, viết, sử dụng dấu câu chính xác.
- Tăng cường khuyến khích giáo viên vận dụng, sáng tạo, linh hoạt trong việc giảng dạy hàng ngày.
6.2. Về thiết bị, kĩ thuật:
- Đầu tư cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất trường học.
- Có thêm phương tiện hỗ trợ giảng dạy cho giáo viên: ti vi, máy chiếu,.....
- Có thêm tài liệu tham khảo cho phân môn.
 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến, tôi nhận thấy: Muốn sử dụng tốt dấu câu thì học sinh phải có phương pháp học tập tốt, muốn học sinh có phương pháp học tập tốt thì giáo viên phải có phương pháp giảng dạy tốt. Trò phải học như thế nào để “Học một biết mười”.
Với kết quả đạt được phần nào khẳng định các giải pháp mà tôi thực hiện có tính khả thi, phù hợp đối tượng học sinh. Song, để các giải pháp đó thành công hơn rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp để các tiết dạy dấu phẩy nói riêng và phân môn Luyện từ và câu nói chung đạt kết quả cao. 
2. Khuyến nghị
Để áp dụng sáng kiến đạt hiệu quả cao, ngoài việc giáo viên luôn trau dồi kiến thức và có phương pháp dạy học phù hợp thì các yếu tố khác như trường học, các cấp lãnh đạocó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học của bộ môn này. Vì vậy tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau:
2.1. Với cán bộ quản lí:
- Cán bộ quản lí cần nhận thức được tầm quan trọng của dấu câu nói chung và dấu phẩy nói riêng trong dạy và học Tiếng Việt Tiểu học. Triển khai các hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đọc, viết, sử dụng dấu câu chính xác.
- Tăng cường khuyến khích giáo viên vận dụng, sáng tạo, linh hoạt trong việc giảng dạy hàng ngày.
- Mọi ý kiến tham gia đóng góp cho các tiết dạy cần mang tính chất tham gia xây dựng, tránh áp đặt với giáo viên.
- Nắm được cái vướng mắc mà giáo viên đang cần tháo gỡ, từ đó tác động kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ, giúp đỡ để giáo viên tự tin trong giảng dạy.
- Huy động được sự cộng tác của tập thể sư phạm.
2.2. Với nhà trường:
- Đầu tư cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất trường học.
- Có thêm các phương tiện giảng dạy cho giáo viên như ti vi, máy chiếu,.....
- Có thêm tài liệu tham khảo cho phân môn.
2.3. Với gia đình:
Các bậc cha mẹ quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình như: mua đầy đủ đồ dùng học tập; giáo dục ý thức học tập cho các em, tăng cường việc đọc sách, viết văn cho học sinh.
MINH HỌA TIẾT DẠY VỀ DẤU PHẨY LỚP 3 TUẦN 34
Để đối chiếu giữa phương pháp dạy học truyền thống và cách dạy như kinh nghiệm của tôi đã nêu, tôi đã thực hiện giảng dạy ở hai lớp với cùng một bài học. Sau đây là minh họa cho tiết học tôi đã dạy theo phương pháp truyền thống tại lớp 3A :
TIẾNG VIỆT(TĂNG)
Luyện tập về dấu phẩy
I. Mục tiêu:
- Củng cố về chức năng, cách dùng dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy chính xác trong câu văn, vận dụng cách dùng dấu phẩy vào viết câu văn, đoạn văn ngắn.
- Học sinh có hứng thú học tập, biết yêu quý người thân, yêu gia đình.
II. Đồ dùng dạy học :
- PHT bài 1
- Bảng phụ viết 3 câu văn ở BT 1.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Củng cố kiến thức
- Gọi HS nêu lại các chức năng của dấu phẩy em đã học.
- Đặt 1 câu có dùng dấu phẩy.
- Nhận xét.
- GV chốt: Dấu phẩy có 2 chức năng:
+ Ngăn cách các bộ phận đồng chức
+ Ngăn cách các từ, cụm từ trả lời cho câu hỏi Vì sao? Như thế nào? Để làm gì? Ở đâu? Khi nào? khi chúng đứng ở đầu câu văn.
2. Luyện tập-thực hành
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Bài tập 1: (Bảng phụ- PHT)
- HS nêu.
* HS đặt câu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu văn sau:
a. Bà em mẹ em và cô em đều là giáo viên.
 b. Mùa xuân đàn chim én bay về ríu rít làm tổ trên những ngọn cây.
c. Nhờ sự thông minh khôn khéo của Cóc các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời.
- Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu a? Vì sao?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Giáo viên+ HS nhận xét, sửa, bổ sung.
- Giáo viên chốt đáp án:
a. Bà em, mẹ em và cô em đều là giáo viên.
 b. Mùa xuân, đàn chim én bay về ríu rít làm tổ trên những ngọn cây.
c. Nhờ sự thông minh, khôn khéo của Cóc, các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời.
- Gọi HS đọc lại các câu vừa điền dấu.
- HS nêu nối tiếp yêu cầu của bài.
- HS nêu: Bà em, mẹ em
 * HS giải thích.
- HS làm bài cá nhân vào phiếu.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc, ngắt nghỉ hơi đúng.
- Vậy các em đã biết những chức năng nào của dấu phẩy?
- HS nêu.
- GV chốt: Dấu phẩy có chức năng: 
+ Ngăn cách các bộ phận đồng chức
+ Ngăn cách các từ, cụm từ trả lời cho câu hỏi Vì sao? Như thế nào? Để làm gì? Ở đâu? Khi nào?Bằng gì? khi chúng đứng ở đầu câu văn.
* HS lấy ví dụ về mỗi chức năng của dấu phẩy.
Bài 2: (BP): GV treo bảng phụ 
Em hãy viết 2 câu văn có sử dụng dấu phẩy để:
a. Ngăn cách các bộ phận đồng chức.
b. Ngăn cách phần phụ với nòng cốt câu.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu câu văn mình viết. Lưu ý ngắt nghỉ chính xác khi đọc.
- Gọi HS nêu lí do đặt dấu phẩy ở vị trí đó trong câu văn.
- Chữa bài, nhận xét bài làm của học sinh.
- GV+HS nhận xét bài trên bảng phụ.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
+ 1 HS làm bảng phụ.
- Đổi bài kiểm tra chéo trong nhóm 2.
- Kiểm tra trong nhóm 4.
- HS lần lượt nêu câu mình viết.
- HS khác nghe, nhận xét, phát hiện chỗ dùng dấu phẩy của bạn.
* HS viết câu văn hay, sử dụng dấu câu chính xác.
 * HS giải thích.
- HS nhận xét.
- Dùng dấu phẩy chính xác có tác dụng gì?
* Giúp người đọc, người nghe hiểu đúng ý của người nói, người viết.
=> Giáo viên chốt: Dùng dấu phẩy chính xác sẽ giúp cho người đọc, người nghe hiểu đúng ý cần diễn đạt.
Bài 3: Giáo viên ghi đề bài:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn(3-5 câu) miêu tả bầu trời của một buổi sáng mùa hè trong đó có sử dụng dấu phẩy với 2 tác dụng đã học.
- Xác định yêu cầu chính của bài?
- Nhắc lại các chức năng của dấu phẩy?
- Để tả buổi sáng mùa hè chúng ta cần tả những gì?
- GV nhận xét, chốt gợi ý:
+ Đó là buổi sáng mùa nào?
+ Bầu trời, không khí khi đó thế nào?
+ Cảnh vật xung quanh thế nào?
+ Cảm giác của em lúc đó?
- Yêu cầu HS nói theo từng gợi ý.
- Nhận xét cách nói, cách dùng từ ngữ, dấu câu.
- Yêu cầu HS viết vào vở. Lưu ý sử dụng từ ngữ, dấu câu chính xác, viết câu giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa.
- Gọi một vài HS đọc bài viết.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
- 2HS đọc đề bài.
* Viết đoạn văn tả bầu trời buổi sáng mùa hè, có sử dụng dấu phẩy.
- HS nêu.
- HS thảo luận nhóm 4 nêu ý kiến.
- 1HS đọc lại các gợi ý.
- 4 HS lần lượt nói.
- HS viết bài.
* HS đọc bài.
- HS nhận xét, chỉ ra từng tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn.
3. Củng cố dặn dò :
- Dấu phẩy có tác dụng gì? 
-> Nhắc nhở các em sử dụng dấu phẩy trong viết câu chính xác để người đọc hiểu đúng mục đích của câu văn.
- HS nêu.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS ôn bài.
- HS lắng nghe.
Ta thấy, với cách hướng dẫn học sinh như trên, giáo viên đã làm đúng mục tiêu tiết học. Tuy nhiên về phương pháp, hình thức để giảng dạy cho học sinh còn đơn điệu, khó hiểu, mang tính áp đặt và chưa kích thích được tính tò mò, sáng tạo, tự lập của các em. Mặt khác, các em chưa hiểu sâu về chức năng của dấu phẩy. Do vậy, các em thường không hứng thú với tiết học, còn dùng sai vị trí dấu phẩy nhiều. 
Với những kinh nghiệm của tôi đưa ra sẽ giúp các em hiểu sâu hơn, hứng thú hơn với việc dùng dấu phẩy để làm bài tập, viết câu văn, đoạn văn.
Dưới đây là tiết dạy tại lớp 3C tôi thực hiện theo phương pháp đã nêu:
_______________________________
TIẾNG VIỆT(TĂNG)
Luyện tập về dấu phẩy
I. Mục tiêu:
- Củng cố về chức năng, cách dùng dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy chính xác trong câu văn, vận dụng cách dùng dấu phẩy vào viết câu văn, đoạn văn ngắn.
- Học sinh có hứng thú học tập, biết yêu quý người thân, yêu gia đình.
II. Đồ dùng dạy học :
- Máy chiếu, giáo án powerpoint.
- Bảng phụ + PHT viết 3 câu văn ở BT 1. Bảng nhóm cho bài 2.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Củng cố kiến thức
- Gọi HS nêu lại các chức năng của dấu phẩy em đã học.
- Đặt 1 câu có dùng dấu phẩy.
- Nhận xét.
- GV trình chiếu và chốt: Dấu phẩy có 2 chức năng:
+ Ngăn cách các bộ phận đồng chức
+ Ngăn cách các từ, cụm từ trả lời cho câu hỏi Vì sao? Như thế nào? Để làm gì? Ở đâu? Khi nào? khi chúng đứng ở đầu câu văn.
2. Luyện tập-thực hành
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Bài tập 1: (Bảng phụ- PHT)
- 1HS nêu.
* 2HS đặt câu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV trình chiếu đề bài 1:
Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu văn sau:
a. Bà em mẹ em và cô em đều là giáo viên.
 b. Mùa xuân đàn chim én bay về ríu rít làm tổ trên những ngọn cây.
c. Nhờ sự thông minh khôn khéo của Cóc các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý cho từng phần:
a. Những ai là giáo viên?
Lưu ý có từ ‘và’ không điền dấu phẩy.
b. Khi nào đàn chim én bay về ríu rít làm tổ trên những ngọn cây?
c. Nhờ đâu các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời?
- Nhờ những điều gì?
- Vậy em điền dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu trên? 
- GV trợ giúp các nhóm thảo luận.
- Giáo viên+ HS nhận xét, sửa, bổ sung.
- GV chiếu đáp án:
a. Bà em, mẹ em và cô em đều là giáo viên.
 b. Mùa xuân, đàn chim én bay về ríu rít làm tổ trên những ngọn cây.
c. Nhờ sự thông minh, khôn khéo của Cóc, các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời.
- HS nêu nối tiếp yêu cầu của bài.
a. Bà em mẹ em và cô em/ đều là giáo viên.
b. Mùa xuân/ đàn chim én bay về ríu rít làm tổ trên những ngọn cây.
c. Nhờ sự thông minh khôn khéo của Cóc/ các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời.
Nhờ sự thông minh/ khôn khéo
- HĐ nhóm 4: nhận phiếu thảo luận, gạch phân cách các bộ phận trong câu theo mô hình giáo viên cho để tìm ra chỗ cần đặt dấu phẩy.
* Đại diện các nhóm nêu đáp án, giải thích lí do điền dấu phẩy.
- 3 HS đọc các câu văn ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Vậy các em đã biết những chức năng nào của dấu phẩy?
- HS nêu.
- GV trình chiếu và chốt: Dấu phẩy có chức năng: 
+ Ngăn cách các bộ phận đồng chức
+ Ngăn cách các từ, cụm từ trả lời cho câu hỏi Vì sao? Như thế nào? Để làm gì? Ở đâu? Khi nào? khi đứng đầu câu.
* HS lấy ví dụ về mỗi chức năng của dấu phẩy.
Bài 2: GV trình chiếu yêu cầu bài 2
Em hãy viết 2 câu văn có sử dụng dấu phẩy để:
a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức năng.
b. Ngăn cách phần phụ với nòng cốt câu.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu câu văn mình viết. Lưu ý ngắt nghỉ chính xác khi đọc.
- Gọi HS nêu lí do đặt dấu phẩy ở vị trí đó trong câu văn.
- GV+HS nhận xét bài.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
+ 1 HS làm bảng nhóm.
- HĐ nhóm đôi đổi bài kiểm tra chéo.
- HĐ nhóm 4: 
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm kiểm tra bài.
- HĐ cá nhân: Đọc ngắt, nghỉ hơi đúng.
* HS viết nhiều câu văn hay, giàu hình ảnh, sử dụng dấu câu chính xác.
 * HS giải thích.
- HS nhận xét.
- Dùng dấu phẩy đúng có tác dụng gì?
* Hs trả lời.
=> Giáo viên trình chiếu và chốt: Dùng dấu phẩy chính xác sẽ giúp cho người đọc, người nghe hiểu đúng ý cần diễn đạt.
Bài 3: Giáo viên trình chiếu đề bài:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn(3-5 câu) miêu tả bầu trời của một buổi sáng mùa hè trong đó có sử dụng dấu phẩy.
- Xác định yêu cầu chính của bài?
- Nhắc lại các chức năng của dấu phẩy?
- Để tả buổi sáng mùa hè chúng ta cần tả những gì?
- GV nhận xét, chốt và trình chiếu gợi ý:
+ Đó là buổi sáng mùa nào?
+ Thời tiết lúc đó ra sao?
+ Bầu trời, không khí khi đó thế nào?
+ Cảm giác của em lúc đó?
- Yêu cầu HS nói theo từng gợi ý.
- Nhận xét cách nói, cách dùng từ ngữ, dấu câu.
- Yêu cầu HS luyện nói trong nhóm 4.
- Yêu cầu HS viết vào vở. Lưu ý sử dụng từ ngữ, dấu câu chính xác, câu giàu hình ảnh, dùng các phép so sánh, nhân hóa.
- Gọi một vài HS đọc bài viết.
- Yêu cầu HS nghe và nhận xét cách dùng dấu phẩy của bạn.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
- Đọc bài ngắt, nghỉ hơi chính xác có tác dụng gì?
=> Khi đọc câu văn, đoạn văn cần ngắt, nghỉ hơi đúng để người đọc, người nghe hiểu đúng nội dung và ngữ điệu văn bản.
- 2HS đọc đề bài.
- Viết đoạn văn tả bầu trời buổi sáng mùa hè, có sử dụng dấu phẩy.
* HS nêu.
- HĐ nhóm 4.
- 1HS đọc lại các gợi ý.
- 4 HS lần lượt nói.
- HĐ nhóm 4.
- Một số nhóm nói trước lớp.
- HS viết bài.
- Đổi chéo bài để kiểm tra cho nhau.
- Kiểm tra, nhận xét trong nhóm 4.
* HS đọc bài ngắt, nghỉ hơi chính xác.
- HS nhận xét qua cách đọc ngắt, nghỉ hơi của bạn.
* HS nêu ý kiến.
3. Củng cố dặn dò :
- Dấu phẩy có tác dụng gì? 
- Nhắc các em sử dụng dấu phẩy chính xác để người đọc hiểu đúng ý văn.
- 1HS nêu.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS ôn lại bài, tự viết các câu văn có dùng dấu phẩy.
- HS lắng nghe.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập Một, tập Hai
2. Sách giáo viên Tiếng Việt 3 tập Một, tập Hai.
3. Sách thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3 tập Một, tập Hai- Nguyễn Trại
3. Hỏi- đáp về dạy học Tiếng Việt 3- Nguyễn Minh Thuyết
5. Luyện từ và câu lớp 3.
6. Trò chơi học tập Tiếng Việt 3.
7. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
PHỤ LỤC
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
STT
Nội dung
Trang
1
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
5
2
Cơ sở lí luận của vấn đề
5
3
Thực trang của vấn đề
6
4
Các biện pháp, giải pháp thực hiện
6
KẾT LUẬN
5
Kết luận và khuyến nghị
15
6
Minh họa tiết dạy
16
7
Danh mục tài liệu tham khảo
22

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_3_s.doc
Sáng Kiến Liên Quan